You are on page 1of 28

ĐỀ CƯƠNG THỰC HÀNH GIẢI PHẪU

Câu 1: MÔ HÌNH TIM


- Vị trí: +Trong trung thất giữa
+Ở giữa hai phổi
+Nằm lên cơ hoành
Trước thực quản.
-Trục của tim: +Sang trái
+Xuống dưới
+Ra trước
-Cấu tạo ngoài và trong của tim:
1.1 Hình thể ngoài:
a) Mặt ức sườn gồm:+ Tiểu nhĩ phải
+ Rãnh gian thất trước
+ Đỉnh tim
b) Mặt hoành gồm: +Đáy tim
+Rãnh gian thất sau
+Cung động mạch chủ
+Tĩnh mạch phổi(tâm nhĩ trái)
+Tĩnh mạch chủ dưới(tâm nhĩ phải)
+Xoang tĩnh mạch vành(Rãnh vành)
c) Hình thể ngoài mặt trước: Cung động mạch chủ
Động mạch phổi
Tiểu nhĩ trái
Tĩnh mạch phổi
Tâm thất trái
Rãnh gian thất trước
Tĩnh mạch chủ dưới
Tâm thất phải
Tiểu nhĩ phải
Tĩnh mạch chủ trên.
d)Hình thể ngoài mặt sau: 1.Cung động mạch chủ
2.tĩnh mạch chủ trên
3.Động mạch phổi
4.Rãnh gian nhĩ
5.Rãnh tận cùng
6.Tĩnh mạch chủ trên
7.Xoang tĩnh mạch vành
8.Tĩnh mạch tim bé
9.Tĩnh mạch tim giữa
10.Tĩnh mạch sau tâm thất trái
11.Tĩnh mạch tim lớn
12.™ chếch của tâm nhĩ T
13.Các TM phổi T
14.động mạch phổi trái.
1.2 Hình thể trong
-tĩnh mạch chủ trên
-Van ĐMC
-Tâm nhĩ pphải
-Van 3 lá
-Tâm thất phải
-ĐM phổi
-Tâm nhĩ trái
-Van 2 lá
-Tâm thất trái
-Vách liên thất.
-Mạch vành tim:
a)Xoang tĩnh mạch vành:có 5 tĩnh mạch đổ vào
-Tĩnh mạch tim lớn: Nằm trong rãnh gian thất trước
-Tĩnh mạch tim giữa: Đi trong rãnh gian thất sau
-Tĩnh mạch sau của tâm thất trái
-Tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái:Hai tĩnh mạch trên đổ vào phần đầu xoang vành.
-Tĩnh mạch tim bé: Đi cùng động mạch bờ phải
Ra sau rồi xuống rãnh vành,
Đổ vào phần cuối xoang vành.
b)Các tĩnh mạch tim trước: -Gồm nhiều nhánh nhỏ ở mặt trước tâm thất phải,
-Đổ trực tiếp vào tâm nhĩ phải.
c)Các TM tim cực nhỏ: từ các thành tim đổ trực tiếp vào các buồng tim.
-Liên quan:-Phổi
-Thực quản
-Cơ hoành….

Câu 2:MÔ HÌNH MẠCH MÁU:


2.1 ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI
-Nguyên ủy: tách ra từ xoang cảnh của động mạch cảnh chung, ngang mức bờ trên
sụn giáp.
-Đường đi và tận cùng: từ nguyên uỷ động mạch đi chếch lên trên và ra ngoài. Lúc đầu đi ở
phần trên vùng cổ. Sau đó bắt chéo mặt sau cơ 2 bụng, đi vào vùng mang tai. Trong vùng mang
tai, động mạch lúc đầu đi ở mặt trong rồi đi vào trong mô tuyến. Tới sau cổ lồi cầu xương hàm
dưới, động mạch cảnh ngoài chia 2 nhánh tận : động mạch hàm trên, và động mạch thái dương
nông.
-Nhánh bên:

a, Tách ở mặt trước :– Động mạch giáp trên.

– Động mạch lưỡi.


– Động mạch mặt.

b, Tách ở mặt sau :– Động mạch chẩm.

– Động mạch tai sau.

c, Tách ở mặt trong : Đông mạch hầu lên.

-Nhánh tận: Đến sau cổ xương hàm dưới,tận cùng chia thành 2 nhánh:+Động mạch hàm
+ĐM thái dương nông

2.2 ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG


-Nguyên ủy: : ở ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng với đốt sống C4.
-Đường đi và tận cùng: tiếp tục hướng đi lên của động mạch cảnh chung, chui qua
ống cảnh của phần đá xương thái dương để vào trong hộp sọ, sau đó xuyên qua
xoang tĩnh mạch hang và tận cùng ở mỏm yên bướm trước bằng cách chia thành 4
nhánh tận.
-Nhánh bên: ở ngoài sọ động mạch không có nhánh bên nào, ở trong sọ cho nhánh
lớn là động mạch mắt đi qua lỗ ống thị giác vào ổ mắt để nuôi dưỡng nhãn cầu, ổ
mắt và da đầu vùng trán.
-Nhánh tận: động mạch cảnh trong chia ra bốn nhánh tận là: động mạch não trước,
động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước để tham
gia vào việc tạo nên vòng động mạch não cấp máu cho não.

Câu 3: MÔ HÌNH PHỔI


- Vị trí: trong lồng ngực.
- Liên quan: được bao bọc bởi xương sườn, xương ức, xương đòn và các cơ bám, phía
dưới có cơ hoành ngăn phổi với các cơ quan trong vùng bụng như gan, lách, dạ dày
- Cấu tạo ngoài: gồm 3 mặt, 2 bờ:
+ 3 mặt:
Mặt ngoài: ( mặt sườn): phổi phải ( gồm 3 thùy: thùy trên,
giữa & dưới; khe chếch và khe ngang), phổi trái ( gồm 2 thùy: thùy
trên & dưới, 1 lưỡi phổi trái, khuyết tim)
Mặt dưới: ( mặt đáy) tựa lên cơ hoành.
Mặt trong: ( mặt trung thất): có rốn phổi gồm ĐM và TM
phổi, phế quản chính, bạch huyết; ấn tim ( phổi phải); hố tim (phổi
trái).
+ 2 bờ:
Bờ trước: là ranh giới giữa mặt sườn và trong.
Bờ dưới: quây lấy mặt hoành và gồm 2 đoạn: đoạn thẳng (ngăn
mặt hoành và mặt sườn), đoạn cong ngăn mặt hoành với mặt trong
- ĐỘNG MẠCH PHỔI XUẤT PHÁT TỪ tâm thất phải
- TĨNH MẠCH PHỔI ĐỔ MÁU VỀ tâm nhĩ trái

Câu 4: MÔ THANH QUẢN KHÍ QUẢN PHẾ QUẢN


4.1) THANH QUẢN
- Vị Trí: nằm ở phần trước cổ
- Liên quan: giữa hầu và khí quản, trên thông với hầu, dưới thông với khí quản, sau
đốt sống C4-C6, trước sát da,dưới da cổ( thanh quản nam to và dài hơn nữ)
- Cấu tạo ngoài: các sụn nối với nhau bởi các dây chằng, các màng. khớp giữa các sụn
được vận động bởi các cơ
- Cấu tạo trong:
+) Sụn thanh nhiệt( sụn nắp) : nằm cáo phía trước lỗ trên thanh quản
+) Sụn giáp: gồm 2 mảnh tạo thành 1 góc mở về phía sau, phía trên có sụn nắp
+) Sụn nhẫn: là một vòng tròn nằm dưới thấp mà trên nó là sụn giáp
+) Hai sụn phễu: đứng thẳng, gối lên bờ sau của sụn nhẫn
+) Sụn sừng: sụn nhỏ nằm trên sụn phễu
+) Sụn thóc: rất nhỏ ở 2 bên của thanh quản
+) Màng giáp móng: nối sụn giáp với xương móng
+) Màng giáp nhẫn: nối sụn giáp với sụn nhẫn
+) Dây chằng nhẫn-phễu: nối sụn nhẫn với sụn phễu
4.2) KHÍ QUẢN
- Vị trí: là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ dưới thành quản ngang mức đốt cổ
6, đi vào ngực.
- Liên quan: Từ C6 đến D4 khí quản dài 15cm, rộng 1.2cm. Di động dễ có 2 phần là
phần cổ và phần ngực
+) Phần cổ:
Phía trước: từ nông đến sâu gồm: da, tổ chức dưới da,mạc nông,lá nông mạc cổ, trước
khí quản, eo tuyến giáp
Phía sau liên quan với: thực quản, thần kinh quặt ngược thanh quản
Hai bên: bao cảnh và các thành phần của nó, thùy bên tuyến giáp
+) Phần ngực:nằm trong trung thất trên
● phía sau: thực quản
● phía trước:có cung động mạch chủ
● dưới chỗ phân chia là nhóm hạch bạch huyết
- Cấu tạo ngoài:gồm 16-20 vòng sụn, trước nằm nông sát da, nằm trong trám khí quản,
trên liên quan với giáp eo, sau liên quan với thực quản
- Cấu tạo trong: cấu tạo lớp biểu mô rung,các tuyến tiết nhầy,tác dụng sát khuẩn và
đẩy các chất từ dưới lên ra ngoài
4.3) PHẾ QUẢN
- Phân nhánh: PQ chính -> PQ thùy( phải (3) trên,giữa,dưới; Trái(2) trên,dưới) -> PQ
phân thùy(10) -> Tiểu PQ( tiểu PQ Tận, hô hấp)-> Tiếu PQ tận cùng
- Đơn vị chức năng hô hấp: phế nang (ống phế nang, túi phế nang)
Câu 5: MÔ HÌNH Ổ MIỆNG
5.1) RĂNG
- Số lượng các loại răng: người lớn có 32 răng
+) Răng sữa: 20
+) Răng vĩnh viễn:8
+) Răng khôn: 4
5.2) TUYẾN NƯỚC BỌT
- Các tuyến nước bọt:
+) Tuyến mang tai
+) Tuyến dưới hàm
+) Tuyến dưới lưỡi
- Các chức năng tuyến nước bọt:
+) tiết nước bọt làm ẩm miệng
+)làm mềm, bôi trơn thức ăn, dễ nuốt
+)tiêu hóa thức ăn, nhờ men Amynasa
+) làm sạch răng miệng
5.3) LƯỠI
- Cấu tạo của lưỡi: gồm 2 phần chính là khung lưỡi và các cơ
+) Khung lưỡi:
● Xương móng: cắm vào các cân, cắm vào vách lưỡi
● Cân lưỡi nằm theo: mặt phẳng đứng ngang, đi từ thân xương móng tới lưỡi
● Vách lưỡi theo: mặt phẳng đứng dọc, đi từ giữ mặt trước cân lưỡi đến đỉnh
lưỡi
● Chia 2 nhóm cơ của lưỡi bên phải và trái
+) Các cơ trong lưỡi: gồm 15 cơ
● Cơ ngoại lai: gồm 8 cơ: Nguyên ủy ngoài lưỡi, bám tận lưỡi gồm 4 đôi: đôi
móng lưỡi, đôi cằm lưỡi, đôi trâm lưỡi, đối khấu cái lưỡi
● Cơ nội tại: gồm 7 cơ: Bám vào khung lưỡi: cơ dọc lưỡi trên(1), cơ thẳng
lưỡi(2), cơ ngang lưỡi(2), cơ dọc dưới lưỡi(2).
- Mạch máu của lưỡi: động mạch lưỡi( nguyên ủy từ động mạch cảnh ngoài) -> cho
nhánh bên( ĐM lưỡi) -> chia 4 nhánh( ĐM trên móng, ĐM lưng dưới, ĐM dưới lưỡi,
ĐM Lưỡi sâu) -> chia các nhánh nhỏ nuôi dưỡng
- Thần kinh của lưỡi: gồm sợi vận động và sợi cảm giác
+) Vận động:từ dây thần kinh XII, được bao bởi dây thần kinh phế vị X
+) ⅔ trước lưỡi: vị giác: dây tk số VII
+)⅓ sau lưỡi: vị giác và cảm giác: dây tk IX
- Chức năng của lưỡi: nói, nhai, nếm, nuốt

Câu 6: MÔ HÌNH DẠ DÀY:


- Vị trí: đoạn phình to của ống tiêu hóa, trong khoang bụng, lệch bên trái, dưới cơ
hoành
- Liên quan: mặt trước lq với thùy T của gan, phía sau liên quan với là tụy, bên trái lq
với lá lách, nằm trên mạc treo ĐT ngang, trên nối với thực quản, dưới nối với tá tràng
- Hình thể:
+) Hình thể ngoài: hình chữ J, có 2 bờ ( bờ lớn, bờ bé ), có 2 mặt ( mặt trước. mặt
sau), có 5 phần ( tâm vị, đáy vị, thân vị, hang môn vị, ống môn vị và môn vị)
+) Hình thể trong: có 5 lớp( thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm
mạc, niêm mạc)
- Cấu tạo ngoài: hai mặt ( trước, sau), hai bờ cong( lớn, bé), kích thước: rộng 10cm,
dài 25cm, dung tích: 1l-2l, 5 phần:
+) Tâm vị: lỗ tâm vị thông với thực quản, không có cơ thắt
+) Đáy vị: nằm phía trên mặt phẳng ngang, đi qua lỗ tâm vị
+) Thân vị: phần dạ dày dưới đáy vị, đứng
+) Ống môn vị: phân giữa hang vị và môn vị
+) Hang Môn vị: có tuyến tiết Gastrin
Lỗ môn vị: nối với tá tràng cơ cơ thắt môn vị

- Cấu tạo trong:


+) Lớp thanh mạc: ở ngoài cùng là phúc mạc tạng
+) Lớp dưới thanh mạc: tổ chức liên kết mỏng
+) Lớp cơ
● Cơ dọc: ở ngoài liên tục với các thớ cơ dọc của thực quản, ở dưới với tá tràng
● Cơ vòng:ở trong bao kín toàn bộ dạ dày,dày lên ở môn vị tạo thành cơ thắt
môn vị
● Cơ chéo: không hoàn toàn, chạy vòng quanh đáy vị, đi chéo phía dưới về phía
bờ cong lớn
+) Tấm dưới niêm mạc: tổ chức liên kết lỏng lẻo
+) Lớp niêm mạc: lớp lót mặt trong dạ dày
- Vòng nối mạch máu dạ dày: dạ dày được cấp máu từ 2 nguồn chính vòng mạch bờ
cong vị nhỏ và lớn. Hai vòng mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng. ĐM
thân tạng chia làm 3 nhánh: ĐM vị trái, ĐM lách, Đm gan chung. các nhánh này chia
nhánh đến nuôi dạ dày tạo thành 2 vòng mạch theo bờ cong bé và lớn

Câu 7: MÔ HÌNH TÁ TỤY


- Vị trí: nằm sau phúc mạc không hoàn toàn.
- Liên quan:
+ nằm sau dưới dạ dày.
+ sâu trong tá tràng.
+ trước ĐM TM chủ bụng.
+ đuôi liên quan với lách.
- Hình thể: tụy là cơ quan to nhất của cơ thể gồm 3 phần, 3 mặt, 3 bờ
+ 3 phần: đầu tụy ( cố định), thân tụy ( cố định), đuôi tụy ( di động).
+ 3 mặt: mặt trước, mặt sau, mặt dưới.
+ 3 bờ: bờ trước, bờ trên và dưới
- Vòng nối mạch máu của tụy:
+ ĐM tụy:
Thân và đuôi tụy: đc cấp máu bởi các nhánh của ĐM lách.
Đầu tụy và tá tràng: được nuôi bởi ĐM tá tụy trên trước & sau của
ĐM vị tá tràng, ĐM tá tụy dưới trước và sau của ĐM mạc treo tràng trên.
+ TM tụy: đi kèm động mạch và đổ vào TM cửa.

Câu 8: MÔ HÌNH GAN


- Vị trí: nằm trên bên phải ổ bụng.
- Liên quan: phía trước bên phải giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải,
phía dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.
- Hình thể: có màu đỏ máu, trơn láng, khối lượng khoảng 1,6 kg, dài 25cm.
- Cấu tạo ngoài:
+ Có 2 mặt: Mặt hoành lồi, Mặt tạng phẳng:
+ Có 4 thùy: thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi được chia bởi 2 rãnh
dọc và 1 rãnh ngang hình chữ H.
- Cấu tạo trong: bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật trong gan.

Câu 9: MÔ HÌNH RUỘT NON, RUỘT GIÀ


1.1. RUỘT NON
- Vị trí: Ruột non là phần ống tiêu hóa nằm giữa dạ dày và ruột già từ lỗ môn vị đến
van hồi manh tràng.
- Liên quan:
- Hình thể: chiếm phần lớn trong ổ bụng, kích thước dài 6,5m
- Cấu tạo ngoài: gồm 5 lớp
+ lớp thanh mạc
+ lớp dưới thanh mạc
+ lớp cơ trơn ( lớp cơ dọc mỏng và lớp cơ vòng dày).
+ lớp dưới niêm mạc
+ lớp niêm mạc
- Phân đoạn ruột non:
1. Tá tràng: là phần ngắn nhất của ruột non, cong hình chữ C ( dài 2,5cm),
hướng sang trái và ôm chặt quanh đầu tụy. Tá tràng chia làm 4 khúc
Phần trên: nối với dạ dày.
Phần xuống: có nhú tá lớn và nhú tá bé cách nhau 3cm.
Phần ngang
Phần lên: nối với hỗng tràng.
2. Hỗng tràng: là đoạn giữa ruột non, nằm dọc bên trái ổ bụng, có khả
năng hấp thu tốt nhất của ruột non, có đường kính lớn, dài 2,5m. Đoạn cuối
hỗng tràng nối với hồi tràng
3. Hồi tràng: là đoạn cuối của ruột non, được treo vào thành sau bụng nhờ
mạc treo ruột, đường kính nhỏ hơn và nằm bên phải khoang bụng. Đoạn cuối
hồi tràng nối với manh tràng.

1.2. RUỘT GIÀ


- Vị trí: là đoạn cuối của ống tiêu hóa.
- Liên quan: được nối từ manh tràng đến hậu môn, nằm trong ổ bụng xếp vây quanh
khối ruột non.
- Hình thể: dài khoảng 1,6 m
- Cấu tạo ngoài: gồm 5 lớp
+ lớp thanh mạc
+ lớp dưới thanh mạc
+ lớp cơ trơn ( lớp cơ dọc mỏng và lớp cơ vòng dày).
+ lớp dưới niêm mạc
+ lớp niêm mạc
- Phân đoạn ruột non:
1. Hồi manh tràng: là đoạn đầu của ruột già, di động trong hố chậu phải, nối
với ruột non,có 1 ruột thừa nhỏ 5cm có nhiều nang bạch huyết. Tác dụng ngăn
cách hơi của ruột già, chất bẩn, vi khuẩn từ ruột già vào ruột non.
2. Kết tràng:
+ kết tràng lên
+ Kết tràng ngang
+ Kết tràng xuống
+ Kết tràng Sigma
3. Trực tràng: là đoạn cuối của ruột già, chia làm 3 đoạn ( trên, giữa, dưới), có
3 vale (trên, giữa, dưới).
4. Hậu môn: dài khoảng 3,8cm, 3 loại cơ thắt
+ Cơ thắt trong (cơ trơn).
+ Cơ thắt ngoài (cơ vân).
+ Cơ nâng hậu môn (cơ vân).

Câu 10:MÔ HÌNH THẬN


- Vị trí: nằm dọc 2 bên cột sống, nằm sau phúc mạc, sát với thành sau của bụng, xung
quanh có đám mỡ bọc,phía ngoài có lá cân, lồng ngực che chắn
- Hình thể:
+) có 2 cực trên và dưới
+) có 2 bờ ngoài và trong
+) có 2 mặt trước và sau
+) Kích thước: 3x6x12
+) mỗi thận khoảng 120g
- Liên quan của thận
+) Thận phải:
● Tuyến thượng thận úp lên cực trên bờ trong thận P
● Mạc treo ĐTN nằm ở phần lớn mặt trước thận P
● Phần xuống tá tràng dính với mặt trước bờ trong
● Góc đại tràng phải dính mặt trước cực dưới thận P
● Ruột non liên quan tới phía trong cực dưới thận P
● Mặt trước thận có phúc mạc và gan
+) Thận Trái
● Tuyến thượng thận trái
● Mặt trước thận có rễ mạc treo ĐTN bắt chéo qua
● Phía ngoài dính với góc đại tràng bên trái
● Phía trong dưới liên quan với ruột non
● Dạ dày, Tụy mạc nối vào lách liên quan phân giữa
- Cấu tạo ngoài: Thận có 2 mặt, 2 bờ và 2 cực. Mặt trước lồi, nhìn ra trước, mặt sau
phẳng nhìn ra sau. Bờ ngoài lồi, Bờ trong lồi ở trên trên và dưới, lõm ở giữa gọi là rốn
thận, nơi ĐM, ™, niệu quản và TK đi qua. 2 Cực là cực trên và dưới. Mỗi thận nặng
150gram, cao 12, rộng 6, dài 3. Thận và tuyến thượng thận được bọc trong mạc thận,
thận phải thấp hơn thận trái 2 cm
- Cấu tạo trong: thận được bao trong bao xơ. Xoang thận: mạch máu, TK, đài- bể thận
đi qua, bao quanh xoang thận là khối nhu mô thận
+) Mạch máu, thần kinh: động mạch( Đm thận: nhánh của ĐM chủ bụng), ™( ™ thận
đổ về ™ chủ dưới). thần kinh( TK tự chủ)
+) Xoang thận: thông ra ngoài ở rốn thận
● Nhú thận
● Đài thận nhỏ
● Đài thận lớn
● Bể thận nối tiếp niệu quản
+) Nhu mô thận: tủy thận và vỏ thận. Tủy thận ( tháp thận hình nón, đáy quay về vỏ,
đỉnh hướng về xoang thận), Vỏ thận( gồm cột thận và tiểu thùy vỏ, Cột thận: nằm giữa các
tháp thận, Tiểu thùy thận: nhu mô từ đáy tháp thận đến bao xơ)

Câu 11:
1 MÔ HÌNH NIỆU QUẢN,BÀNG QUANG.
1.1 NIỆU QUẢN
-Vị trí: bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2,L3 nơi
nước tiểu được lọc từ thận tập hợp lại, xuống bàng quang.
-Liên quan:Thận
Bàng quang
Niệu đạo
-Cấu tạo: Có 3 đoạn niệu quản: niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới. Một
số các nhà y học chia niệu quản thành 2 đoạn: niệu quản gần từ chỗ niệu quản bắt chéo
bó mạch chậu lên trên và niệu quản xa từ chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu xuống
dưới bàng quang.
-Kích thước: Niệu quản có đư­ờng kính ngoài 4 - 5 mm, đ­ường kính trong 2 - 3 mm,
nh­ưng đư­ờng kính trong có thể căng rộng 7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào
trong gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.
-Phân đoạn:-Bế thận-niệu quản
-Đoạn bụng 10-12cm
-Niệu quản-Bó mạch chậu
-Đoạn chậu(13-15cm)
Niệu quản-bàng quang(3cm)
-Các chỗ hẹp: chỗ nối bể thận với niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động
mạch chậu và đoạn niệu quản đổ vào bàng quang, cuối cùng là vị trí lỗ
niệu quản.
1.2 BÀNG QUANG
-Vị trí: Nằm dưới phúc mạc,
+Phía trước là xương mu
+Sau là sinh dục và trực tràng
+Phía dưới là hoành chậu.
-Hình thể: Bàng quang 4 mặt,mỗi mặt là 1 tam giác
+Mặt trên:Được phủ bởi PM
+Hai mặt dưới bên:nằm tựa trên hoành chậu,2 mặt này gặp nhau ở
phía trước bởi 1 bờ tròn
+Mặt sau dưới:Khi phẳng lồi,mặt này còn được gọi là đáy BQ được PM
che phủ
+Đỉnh bàng quang:Có dây chằng rốn giưax treo BQ vào rônd
+Cổ BQ:là phần BQ quanh miệng niệu đạo có cơ vòng NĐ trong
-Cấu tạo:Cấu tạo bàng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài, bao
gồm:
– Lớp niêm mạc

– Lớp hạ niêm mạc: Khá lỏng lẻo, có thể khiến lớp cơ và lớp hạ niêm mạc trượt lên
nhau

– Lớp cơ: gồm lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ chéo ở giữa

– Lớp thanh mạc

Lòng bàng quang được một lớp niêm mạc che phủ. Bàng quang nối thông với bể
thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản kết hợp với cổ bàng quang tạo thành hình
tam giác, được gọi là tam giác bàng quang. Gờ liên niệu đạo là đường gờ cao nối 2 lỗ
niệu quản. Phía dưới, bàng quang được mở ra ngoài bằng niệu đạo.

-Liên quan:-Nằm dưới phúc mạc


-Bể thận
-Niệu quản
-Niệu đạo
-Hình thể trong của BQ:
+ có 4 miệng (lỗ), liên quan với 4 góc
Lôx đổ vào NQ trái 1
Lỗ đổ vào NQ phải 1
Lỗ ống niệu rốn 1
Lỗ niệu đạo trong 1
+Tam giác BQ.
Được giới hạn bởi:-Đáy là đường nối của 2 lỗ niệu quản trong cách nhau
2,5 cm
-Đỉnh tam giác là lỗ của niệu đạo trong

Câu 12:
1.MÔ HÌNH NIỆU ĐẠO NAM VÀ NỮ:
1.1 NIỆU ĐẠO NAM.
-Đường đi :Niệu đạo của nam bắt đầu từ cổ bàng quang, ở lỗ niệu đạo trong đi thẳng
xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt. Sau đó, niệu đạo đi qua hoành chậu và hoành
niệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu. Cuối cùng, nó đi vào gốc
và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.
-Phân đoạn:Niệu đạo tiền liệt

Đây là phần giãn to nhất của niệu đạo, kích thước dài khoảng từ 2,5 đến 3cm. Niệu
đạo tiền liệt chạy xuyên qua tuyến tiền liệt, đi từ đáy đến đỉnh nhưng không chạy theo
trục của tuyến. Đoạn này niệu đạo chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm ra trước.
Trong khi đó, trục của tuyến chạy chếch xuống dưới và ra trước. Niệu đạo và trục của
tuyến tiền liệt bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu như niệu đạo ở trước trục
tuyến. Có khi chỉ có một phần nhỏ của tuyến ở trước niệu đạo.

Niệu đạo màng:Tiếp theo chỗ kết thúc của niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng đi từ
đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật, qua cả hoành chậu và hoành niệu dục. Trong
hoành niệu dục, niệu đạo được cơ thắt vân niệu đạo bao quanh.

Đây là đoạn hẹp nhất và ngắn nhất, chỉ dài 1,2 cm. Đoạn màng dễ bị tổn thương khi
ngã kiểu ngồi ngựa. Ngoài ra vì liên quan với mạc đáy chậu giữa nên liên quan với
xương chậu. Do đó, niệu đạo màng có thể đứt khi gãy xương chậu.

Niệu đạo đoạn xốp:Là đoạn dài nhất của niệu đạo, dài khoảng 12 – 15 cm. Niệu đạo
xốp liên quan chủ yếu với hành xốp của dương vật, sau đó ra lỗ niệu đạo ngoài.

Các đoạn phình gồm:-Hố thuyền.

Đoạn niệu đạo ở hành dương vật.


Xoang tiền liệt ở đoạn tiền liệt.

-Các đoạn hẹp gồm:-Đoạn niệu đạo màng.

-Lỗ niệu đạo ngoài.

Đoạn niệu đạo trong vật xốp.

Đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang.

-Vị trí:Niệu đạo nam bắt đầu từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang, đi thẳng
xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt, qua hoành chậu hông, hoành niệu dục, sau
đó cong ra trước, lên trên để đi vào hành xốp, chạy trong vật xốp của dương vật
và mở ra ngoài qua lỗ niệu đạo ngoài ở đỉnh qui đầu.

1.2 NIỆU ĐẠO NỮ:

-Vị trí:Niệu đạo nữ dài 4 cm, rất đàn hồi, có thể dãn đến 1 cm. Ði từ lỗ niệu đạo
trong xuống dưới, hơi ra trước đến lỗ niệu đạo ngoài, nằm giữa hai môi bé, trước
lỗ âm đạo, dưới và sau quy đầu âm vật. Các bờ của lỗ niệu đạo ngoài hơi lộn ra
ngoài. Niệu đạo dính với thành trước âm đạo và dính với xương mu nhờ các sợi
của dây chằng mu bàng quang.

Câu 13:MÔ HÌNH SINH DỤC NAM

1.1. TINH HOÀN:

_ Vị trí của 2 tinh hoàn: nằm trong bìu


_ Cấu tạo ngoài:
● Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp vỏ
trắng
● Có 2 mặt: mặt ngoài lồi
mặt trong tương đối phẳng
● Có 2 bờ: bờ trước, bờ sau
● Có 2 cực: cực trên có mẩu phụ tinh hoàn
cực dưới có dây bìu
_ Cấu tạo trong: tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi
các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh
tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng (số
lượng 20-30 ống), rồi vào lưới tinh hoàn (là những ống thẳng nối với nhau) ở phần
sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất (ống ly tâm) dẫn
tinh trùng vào các ống mào tinh (ống xoắn của đầu mào tinh hoàn). Ở giữa các ống
sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron.
_ Cấu tạo mào tinh:
● Người ta thường chia mào tinh hoàn thành 3 phần:
+ Đầu mào tinh: lấn ra mặt ngoài, có các ống xuất cuộn lại thành các
tiểu thùy
+ Thân mào tinh: đường ống gấp khúc dày hơn đuôi. Thân và đuôi
hình thành một ống duy nhất gọi là ống mào tinh hoàn
+ Đuôi mào tinh: dính vào bờ sau của tinh hoàn, độ dài từ 6-7cm
_ Chức năng chính của tinh hoàn:
● sản xuất ra tinh trùng dự trữ trong mào tinh hoàn và ống dẫn tinh, duy trì
khả năng thụ tinh trong với khoảng thời gian tối thiểu là một tháng
● bài tiết hormon sinh dục nam (chủ yếu là Testosteron), quyết định các đặc
tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục

1.2. ỐNG DẪN TINH:


_ Vị trí: từ đuôi mào tinh đến ụ núi
( một lỗ tại niệu đạo của tuyến tiền liệt được gọi là ụ núi)
_ Đường đi:
+ Đi trong thừng tinh
+ Qua lỗ bẹn nông, đến sâu
+ Đi qua động mạch thượng vị dưới
+ Bắt chéo động mạch chậu ngoài
+ Đi thành bên của chậu hông
+ Ra mặt sau của bàng quang
+ Đi về phía trong túi tinh
_ Kích thước: dài khoảng 30 cm, đường kính 2–3 mm nhưng lòng ống chỉ rộng
khoảng 0,5 mm.
_ Phân đoạn và đặc điểm:
Chia làm 5 đoạn:
+ Đoạn mào tinh:............
+ Đoạn thừng tinh:..........
+ Đoạn chậu hông:...........
+ Đoạn bàng quang:.........
+ Đoạn trong tuyến tiền liệt: ……….
_ Chức năng: dùng để dẫn nước tiểu và vận chuyển tinh trùng đến dương vật

Câu 14: MÔ HÌNH SINH DỤC NỮ

1.1. BUỒNG TRỨNG:


_ Vị trí: nằm giữa động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài
Liên quan: ……………………………………………………..
_ Cấu tạo ngoài:
+ buồng trứng hình hạt đậu, đường kính 2x3x1cm, màu hồng nhạt
+ có 2 mặt: mặt trong liên quan với các tua của phễu vòi và các quai ruột, mặt ngoài liên
quan thành hố chậu
+ có 2 bờ: bờ mạc treo buồng trứng ở trước ( ở đây có mạc treo buồng trứng bám vào) ,
bờ tự do ở sau
+ có 2 đầu: đầu vòi ( nơi bám của dây chằng treo buồng trứng), đầu tử cung ( dây chằng
riêng buồng trứng bám vào)
_ Cấu tạo trong: gồm có rốn buồng trứng, nang trứng, tế bào trứng, thể trắng, thể vàng.

_ Các dây treo buồng trứng:


+ dây chằng tử cung-buồng trứng
+ mạc treo buồng trứng
+ dây chằng treo buồng trứng
+ dây chằng vòi- buồng trứng
_ Chức năng chính của buồng trứng:
+ Ngoại tiết: tiết ra các hoocmon sinh dục nữ quan trọng quyết định giới tính như
estrogen và progesteron
+ Nội tiết: tạo sự rụng trứng ở tuổi dậy thì

1.2. ỐNG DẪN TRỨNG:


_ Vị trí: nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng, đi từ buồng trứng đến tử cung
_ Phân đoạn ống dẫn trứng: 4 đoạn: đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng, đoạn loa vòi
_ Phân đoạn và đặc điểm từng đoạn: 4 đoạn:
+ đoạn kẽ: nằm trong thành tử cung thông với buồng tử cung bởi lỗ tử cung
+ đoạn eo: nối tiếp phần tử cung, là đoạn hẹp nhất của vòi trứng
+ đoạn bóng: nối tiếp của eo vòi, đoạn này phình to và dài, nơi xảy ra sự thụ tinh
+ đoạn loa vòi ( phễu vòi): loe ra như cái phễu có lỗ thông với ổ phúc mạc (lỗ
bụng). Xung quanh lỗ bụng phễu vòi có lỗ tua như ngón tay gọi là tua vòi,
trong đó có tua dài nhất là tua buồng trứng dính vào. Nhờ các tua này khi rụng
trứng, trứng được hứng vào phễu vòi.

_ Chức năng chính:


+ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển tinh trùng đến trứng.
+ tạo điều kiện cho trứng được thụ tinh vào trong tử cung nhờ vào khả năng
chuyển động nhu động và đường mật

Câu 15: MÔ HÌNH SINH DỤC NỮ

1.1. TỬ CUNG
_ Vị trí: nằm trong tiểu khung
Liên quan: sau bàng quang
trước trực tràng
dưới ruột non
trên âm đạo
_ Cấu tạo ngoài:
+ Đáy tử cung: nằm ở phần trên cùng của tử cung. Đây là phần rộng nhất với
đỉnh hơi nhô và nối với các ống dẫn trứng
+ Thân tử cung: là phần nằm bên dưới đáy tử cung

● Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang. Ở
đây có phúc mạc phủ đến tận eo tử cung rồi quặt ngược ra trước che phủ mặt
.trên bàng quang, tạo nên túi cùng bàng quang tử cung.

● Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vi liên quan với ruột non và đại tràng
sigma, ở đây phúc mạc che phủ đến tận phần trên âm đạo, rồi quật ngược ra sau
che phủ trực tràng, tạo nên túi cùng tử cung trực trăng.

● Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và
tạo nên bờ phải và bờ trái, Đây là chỗ bám của dây chằng rộng. Động mạch tử
cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng. Bờ và đáy
tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám
của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng.
+ Eo tử cung: là phần nằm giữa thân tử cung và cổ tử cung. Đây là nơi thành tử
cung bắt đầu thu hẹp về phía cổ tử cung.
+ Cổ tử cung: là phần dưới cùng của tử cung.
_ Cấu tạo trong:

+ Tử cung là 1 xoang rỗng, thân hình tam giác gọi là buồng tử cung, thông thương với
kênh cổ tử cung qua lỗ trong cổ tử cung, kênh này thông thương với âm đạo qua lỗ
ngoài cổ tử cung
+ Bên trong tử cung được bao phủ bởi 1 lớp màng gọi là nội mạc tử cung.
+ Thân tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
_ Các dây chằng tử cung: dây chằng tử cung cùng
dây chằng rộng
dây chằng tròn
dây chằng treo
dây chằng rốn
_ Chức năng chính của Tử Cung:
+ hỗ trợ việc lưu thông máu
+ thực hiện chức năng nuôi dưỡng trứng phát triển thành thai nhi cho đến khi đủ
trưởng thành để ra ngoài
+

1.2. ÂM ĐẠO
_ Vị trí: ngay dưới cổ tử cung
Kích thước: dài 10cm tùy theo từng người
Liên quan:
+ phía trước âm đạo liên quan đến bàng quang ở trên và niệu đạo ở dưới
+ phía sau âm đạo liên quan với trực tràng và ống hậu môn
_ Cấu tạo trong của âm đạo:
+ từ trên xuống gồm: nếp gấp âm đạo, niêm mạc âm đạo, phần ngoài âm đạo,
cửa âm đạo
+ cơ âm đạo gồm 2 lớp cơ trơn: một lớp chạy vòng ở phía ngoài, một lớp chạy
dọc ở phía trong tạo cho âm đạo có khả năng co giãn rất lớn

_ Các thành của âm đạo: gồm 3 lớp:


● Lớp thành âm đạo có hình lưới, trơn, bao gồm niêm mạc và các mô cơ
sinh học chứa rất nhiều dây thần kinh.
● Lớp thứ hai gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc
bên ngoài mạnh mẽ hơn. Hệ thống lớp cơ này thường co bóp mạnh
trong sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh nở.
● Lớp thứ ba gồm một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô có
chứa mạch máu liên kết yếu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Sau này trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu

_ Chức năng chính:


+ Là nơi giải phóng kinh nguyệt thoát ra định kỳ theo chu kỳ nguyệt san của
phụ nữ
+ Là một bộ phận quan trọng cho phép con người quan hệ tình dục và
sinh sản.
+ hỗ trợ cho việc đón nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên, mang thai và
sinh nở
+ thành niêm mạc giúp tiết ra chất nhờn tự nhiên để bôi trơn giảm ma sát
và cho phép dương vật thâm nhập dễ dàng hoạt động tình dục. Đây
cũng là chất có khả năng làm sạch âm đạo, ngăn chặn vi khuẩn xâm
nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.
+ Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh
dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa,
xác định cụ thể ngày rụng trứng.

Câu 16:MÔ HÌNH THẦN KINH

1.1. HÀNH NÃO:


_Vị trí: nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ, ngay sát trên lỗ chẩm.
Liên quan: Trên là cầu não
Dưới là tủy gai
_ Cấu tạo mặt trước:
● Gồm các rãnh:
+ Khe giữa: ở phía trước, có bắt chéo tháp, tận hết ở trên bởi lỗ tịt
+ Rãnh bên trước: có dây thần kinh XII
+ Rãnh bên sau: xuất phát dây sọ IX, X, XI
+ Rãnh hành cầu: gồm các dây thần kinh VI, VII, VIII
● Các rãnh mặt trước chia hành não làm 2 cột:
+ Cột trước có tháp hành ở hai bên khe giữa
+ Cột bên có trám hành hình bầu dục, đầu trên có dây sọ VIII, đầu dưới có
sợi cung ngoài

_ Cấu tạo mặt sau:


● Vị trí: mặt sau hành não nằm ở giữa rãnh bên-sau và rãnh giữa-sau
● Có rãnh giữa
● Rãnh giữa chia hành não thành cột sau: nửa dưới chia làm 2 củ: củ nhân chêm ở
ngoài và củ nhân thon ở trong, dưới củ nhân chêm là bó chêm, dưới củ nhân
thon là bó thon. Nửa trên toạc rộng tạo thành cuống tiểu não dưới. Giữa rãnh
giữa có chốt não.
_ Chức năng chính: có 3 chức năng: chức năng dẫn truyền, chức năng phản xạ, chức năng
điều hòa trương lực cơ. Trong đó chức năng phản xạ đóng vai trò rất quan trọng.
● Chức năng dẫn truyền: Hành não có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động tương
tự tủy sống vì tất cả các đường dẫn truyền của tủy sống đều đi qua hành não.
Ngoài ra, hành não còn dẫn truyền một số đường vận động và cảm giác khác
+ Vận động các cơ vân ở vùng đầu mặt
+ Cảm giác vùng đầu mặt
+ Vận động của ống tiêu hóa

● Chức năng phản xạ: Hành não là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng.
+ Phản xạ điều hòa hô hấp: Hành não chứa trung tâm hô hấp nên đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình điều hòa hô hấp. Khi hành não bị tổn thương, hô hấp
bị rối loạn dẫn đến tử vong.
+ Phản xạ tim mạch: Hành não chứa trung tâm vận mạch và nhân của dây X nên
nó là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng đối với hoạt động tim mạch:
+ Phản xạ giảm áp: khi huyết áp tăng, các thụ thể (receptor) nhận cảm áp suất
(baroreceptor) ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh sẽ bị kích thích,
từ đây có các xung động đi theo dây Cyon và Hering đến hành não kích thích
dây X làm tim đập chậm, yếu, đưa huyết áp trở lại bình thường.
+ Phản xạ mắt-tim: khi ấn mạnh vào nhãn cầu sẽ kích thích vào dây V, xung động
đi vào hành não kích thích dây X làm tim đập chậm lại. Phản xạ này được dùng
để chẩn đoán và cấp cứu bệnh nhân bị nhịp nhanh kịch phát trên thất.
+ Phản xạ Goltz: đấm mạnh vào vùng thượng vị hoặc khi mổ co kéo các tạng trong
ổ bụng nhiều sẽ kích thích mạnh vào phần cảm giác của dây X, xung động
truyền về hành não, kích thích dây X đi xuống ức chế tim làm tim ngừng đập và
có thể chết.
+ Các phản xạ tiêu hóa: Phản xạ bài tiết dịch tiêu hóa. Phản xạ nhai, nuốt, nôn
+ Các phản xạ bảo vệ đường hô hấp: Phản xạ ho. Phản xạ hắt hơi
+ Phản xạ giác mạc

● Chức năng điều hòa trương lực cơ: Hành não chứa một nhân xám gọi là nhân tiền đình
có chức năng làm tăng trương lực cơ. Ngược lại, ở não giữa có nhân đỏ làm giảm
trương lực cơ. Cả hai nhân này cùng phối hợp với nhau để điều hòa trương lực cơ cho
cơ thể.

1.2. CẦU NÃO:


_Vị trí: nằm giữa hành não và trung não
nằm tựa lên nền chẩm
Liên quan: Trên là rãnh cầu cuống
Dưới là rãnh hành cầu
_ Cấu tạo mặt trước: có rãnh nền có động mạch nền nằm trong
_ Cấu tạo 2 mặt bên: có dây thần kinh V1.2.3
_ Cấu tạo mặt sau: có cuống tiểu não giữa và cuống tiểu não trên
_ Chức năng chính: cầu não chịu trách nhiệm trong việc phối hợp cử động mắt, mặt, biểu
cảm khuôn mặt, nghe và thăng bằng.

Câu 17: 1.1 TRUNG NÃO


-Vị trí :Nối liền giữa cầu não ở dưới và gian não ở trên
-Liên quan:
+Ở dưới :rãnh cầu cuống
+Ở trên :Bờ trên chất thủng sau và dải thị giác
+Ở sau:Bờ trên của mái trung não
-Cấu tạo mặt sau:(Trang 79)
+Lồi não ở trên
+Lồi não ở dưới
+Dây TK IV
-Cấu tạo mặt trước:
+Tuyến yên
+Cuống đại não
+thể vú
+Dây III
+Chất thủng trước
-Chức năng:
-Trung não có nhiều chức năng
+điều hòa nhiệt độ cơ thể
+kiểm soát hành động chu trình giấc ngủ
ngoài ra Trung não còn ảnh hưởng đến
+ định hướng thính giác
+định hướng thị giác
+ sự kích thích
- trung não chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các phản hồi liên quan đến cảm giác
+điều chỉnh hoạt động theo các phản hồi
Ví dụ nếu tay đang chịu một chỗ nóng bạn cần phải rút tay lại
1.2. GIAN NÃO
vị trí ,liên quan :bị vùi trong 2 bán cầu đại não,bên phải là bán cầu đại não phải,bên trái
là bán cầu đại não trái
cấu tạo đồi thị : một khối chất xám nhỏ dụchình bầu dục, c2ó hai đầu và 2 ụmặt
cấu tạo vùng dưới đồi :
-thể vú
-Cử xám
-Ngách phễu tuyến yên
-giải thị và giao thị
-Mảnh củng(lá tận cùng )
cấu tạo não thất III
thành trước: từ trên xuống dưới có hai cột của vòng não,mép trước , mảnh củng
và giao thoa thị giác giữa mảnh củng và giao thoa là ngách thị giác
thành sau dưới :từ sau ra trước có mép cuống tùng , đáy thể tùng,mép sau ,lỗ
cổng trung não,chất thủng sau ,thể vú và cử xám
Đỉnh ở dưới:Tương ứng là ngách phễu nằm tại cử xám
Não thất 3 thông với các não thất bên bởi các lỗ gian não thất và thông với não thất 4 qua
cổng não .
Câu 18:1.mô hình thần kinh(3 mặt của đoan não )
1.1.Mặt trên ngoài của đoan não
-các thùy mặt trên ngoài của đoan não:thùy trán,thùy đỉnh,thùy chẩm,thùy thái dương,thùy
đảo.
–chỉ ra các rãnh các hồi của các thùy của đoan não:
1)Thùy đảo:-Rãnh trung thất đảo
- hồi ngắn,hồi dài
2)Thùy trán:
các rãnh:rãnh bên ,rãnh trán dưới,rãnh trán bên,rãnh trung tâm,rãnh trước trung tâm
các hồi:hồi trán trên,hồi trán giữa,hồi trán dưới,hồi trước trung tâm
3,Thùy thái dương:
các rãnh :Rãnh trung tâm,rãnh thái dương trên,rãnh thái dương dưới,rãnh bên.
các hồi:Hồi thái dương trên,hồi TD dưới,hồi TD giữa.
4)Thùy đỉnh:
các rãnh:rãnh bên ,rãnh trung tâm,rãnh sau trung tâm,rãnh đỉnh chẩm ngoài
các hồi:hồi sau tt,tiêu thùy đỉnh trên,tiêu thùy đỉnh dưới
5)Thùy chẩm:
các rãnh:rãnh đỉnh chẩm ngoài,rãnh chẩm ngang
các hồi:hồi chẩm trên và hồi chẩm dưới
1.2.Mặt trong của đoan não:
Vị trí ,các rãnh ,các hồi,các thùy của mặt trong đoan não:
Vị trí:
các rãnh:rãnh đai,rãnh thể chai,rãnh trung tâm,rãnh đỉnh chẩm trong,rãnh cựa
các hồi:hồi trán trong,hồi trước chêm
1.3.Mặt dưới của đoan não
chia làm 2 phần:Phần ổ mắt và phần thái dương đỉnh
ở phần ổ mắt gồm:
rảnh ổ mắt,rãnh khứu,dải khứu,hồi ở mắt,hồi tràng
ở phần thái dương đỉnh gồm :rãnh mũi ,móc hải mã,rãnh bên phụ,hồi chẩm-thái dương
ngoài,hồi chẩm-thái dương trong,hồi cạnh hải mã.
Câu 19:
1.mô hình tủy gai
1.1 đại cương về tủy gai
giới hạn:đi từ bờ trên C1 đến bờ dưới L1 hay bờ trên L2
kích thước ,trọng lượng:dài 42-45cm,nặng 26-28 gr
phân đoạn:Tuỷ gai được chia thành các đoạn tuỷ tương ứng với mỗi cặp thần kinh gai
sống
5 đoạn(cổ,ngực,thắt lưng,cùng,cụt)
số lượng đôi tủy gai:31 đôi dây
8 đôi cổ,12 đôi ngực,5 đôi lưng,1 đôi cụt,5 đôi cùng.
1.2.CẤU TẠO MÔ HÌNH TUỶ GAI
-vị trí,đặc điểm,chất xám,chất trắng
vị trí:tủy gai nằm trong ống sống từ C1 đến L1 hoặc L2
đặc điểm:
HÌNH THỂ NGOÀI:

Nhìn thẳng, tuỷ gai thẳng đứng; nhìn nghiêng, tuỷ gai có hai chỗ uốn cong theo chiều
cong của cột sống. Ở cổ, tuỷ gai cong lõm ra sau; ở lưng, cong lõm ra trước.

Tuỷ gai có hình trụ dẹt, màu xám trắng, dài từ 42- 45cm, có hai chỗ phình, phình cổ và
phình thắt lưng, tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thắt lưng. Nón
tuỷ là tận cùng của tuỷ gai, nối với dây tận cùng chạy xuống xương cụt.

HÌNH THỂ TRONG:

Chất xám: nằm trong, có hình chữ H. Nét ngang là chất trung gian trung tâm. Nét dọc
có 3 sừng: sừng trước là sừng vận động, sau là sừng cảm giác, giữa là sừng bên.

Chất trắng: bao quanh chất xám, gồm hai nửa, mỗi nửa gồm 3 thừng: thừng trước,
thừng bên và thừng sau.

Ống trung tâm: nhỏ, nằm giữa tuỷ gai, ở trên thông với não thất IV.

chất xám:là tập hợp những thân neuron và các sợi không có bao myelin
chất trắng:là tập hợp những sợi trục có bao myelin
-vị trí:rễ trước,rễ sau
Trong mô hình giải phẫu cắt ngang hình thể trong tủy gai,rễ trước và rễ sau nằm
ở 2 mặt bên ngoài của chất trắng,rễ trước năm trên ,rễ sau nằm dưới.
-các lớp từ ngoài vào trong:
màng não tủy gồm 4 lớp từ ngoài vào trong:
1.Màng cứng
2.Màng nhện
3.Khoang dưới nhện
4.Màng mềm.
-Nêu chức năng chính của dịch não tủy:
1.chức năng dinh dưỡng và đào thải
Dịch não tủy trao đổi vật chất hai chiều với tổ chức thần kinh trung ương bằng
cách cung cấp các chất dinh dưỡng và lấy đi các chất thải sinh ra
2.chức năng bảo vệ
-Dịch não tủy bảo vệ tổ chức thần kinh chế qua hai cơ chế:
+ ngăn cản không cho chất độc lọt vào tổ chức thần kinh
+Đóng vai trò như một hệ thống đệm để Jbảo vệ não và tủy gai khỏi bị chấn
thương
-Ý nghĩa của việc xét nghiệm dịch não tủy:
+dịch não tủy liên hệ mật thiết với não ,màng não
+Vì vậy được xem như một tấm gương phản ánh tình trạng vật lý của não và
màng não

Câu 20:

1.Mô hình sọ não


1.2. 12 Đôi thần kinh sọ não
+ Chỉ ra vị trí của 12 đôi dây thần kinh sọ não

Dây thần kinh số 1 là các sợi dây bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sáng
xương bướm vào hành khứu và đi vào não.
Dây thần kinh số 2 xuất phát từ nguồn từ tế bào võng mạc, tập trung thành dây
thần kinh thị giác, chui vào 2 lỗ thị giác vào trong sọ, điểm tận cùng là trung
tâm thị giác ở vỏ não.
Dây thần kinh số 3 xuất phát từ trung não (cuống đại não), chạy ra phía trước và
chạy vào ổ mắt
Dây thần kinh số 4 bắt nguồn từ cuống đại não (trung não), chạy vào trong ổ
mắt,
Dây thần kinh số 5 xuất phát từ cầu não và chia thành 3 nhánh gồm nhánh hàm
trên, hàm dưới và nhánh mắt
Dây thần kinh số 6 xuất phát từ rãnh hành – cầu ra trước, đi vào trong ổ mắt,
phân nhánh vào cơ thẳng, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài.
Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, xuất phát từ rãnh hành
cầu, đi qua lỗ ức – chũm, xương đá và bám vào cơ ở mặt
Dây thần kinh số 8 chui vào trong hộp sọ và đi tới tận cùng vỏ não
Dây thần kinh số 9 xuất phát từ rãnh phía bên hành não, đi vào trong khoang
hầu
Dây thần kinh số 10 thoát qua hộp sọ xuống cổ, ngực, bụng
Dây thần kinh số 11 đi từ phía rãnh bên trong của hành não, chui qua hộp sọ và
đi xuống phân nhánh
Dây thần kinh số 12 xuất phát từ rãnh trước hành vào và chui qua nền sọ đi vào
vùng hàm hầu
+ Đọc tên và số của 12 đôi dây thần kinh sọ não
Tên 12 đôi dây thần kinh sọ não gồm:
● Dây thần kinh khứu giác (I)
● Dây thần kinh thị giác (II)
● Dây thần kinh vận nhãn (III)
● Dây thần kinh ròng rọc (IV)
● Dây thần kinh sinh ba (V)
● Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
● Dây thần kinh mặt (VII)
● Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII)
● Dây thần kinh thiệt hầu (IX)
● Dây thần kinh lang thang (X)
● Dây thần kinh phụ (XI)
● Dây thần kinh hạ thiệt (XII)

+ Chức năng chính của từng đôi dây thần kinh sọ não
● Dây thần kinh khứu giác (I): nhận nhiệm vụ về các mùi khi ngửi
● Dây thần kinh thị giác (II) có nhiệm vụ dẫn truyền hình ảnh, cảm giác đồ vật,
ánh sáng về não.
● Dây thần kinh vận nhãn (III) vận động một số cơ mặt đưa nhãn cầu vào trong
và lên xuống tạo cử động mắt, mở mí mắt.
● Dây thần kinh ròng rọc (IV) chi phối cử động mắt xuống dưới, ra ngoài.
● Dây thần kinh sinh ba (V) dẫn truyền xúc giác- cảm giác sờ, cảm giác đau ở
vùng mặt, răng, quanh miệng đến não. Điều khiển cơ nhai, chi phối việc tạo
nước bọt nước mắt.
● Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI) đưa nhãn cầu liếc ra ngoài.
● Dây thần kinh mặt (VII) chi phối vận động khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn
mặt, cảm giác mùi vị, nhận cảm giác cho tuyến nước mắt, nước bọt.
● Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII): phần tiền đình có nhiệm vụ giữ thăng
bằng, giữ vững tư thế. Phần ốc tai phụ trách khả năng nghe.
● Dây thần kinh thiệt hầu (IX) có nhiệm vụ vận động cơ vùng hầu, vận động
cảm giác 1/3 sau lưỡi.
● Dây thần kinh lang thang (X) chi phối cảm giác, vận động phủ tạng ở ổ bụng
và ngực (tim, phổi, cơ quan hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục).
● Dây thần kinh phụ (XI) giúp vận động thanh quản, cơ than, cơ ức đòn chũm.
Dây thần kinh hạ thiệt (XII) chi phối vận động cơ lưỡi.

1.2. chỉ ra các dây cảm giác


+ Số lượng 3 dây:- số I tên dây thần kinh khứu giác
-- số II tên dây thần kinh Thi giác
- số VIII tên dây thần kinh Tiền đình ốc tai
1.3. chỉ ra các dây vận động
+ Số lượng….. dây số.. …. tên dây thần kinh
5 dây vận động
Dây 5 Vận nhãn
dây 4 ròng rọc
dây 6 vận nhãn ngoài
dây 6 Dây phụ
dây 7 vận động lưỡi
1.4. Chỉ ra các dây vừa vận động vừa cảm giác
+ Số lượng….. dây số.. …. tên dây thần kinh
4 dây
Dây 5 tâm thoa
Dây 7 mặt
Dây 4 Thiệt hầu
dây 10 lang thang

Câu 21:
1.MÔ HÌNH TAI
1.1 GIẢI PHẪU TAI NGOÀI.
-Vị trí của tai ngoài:Ống tai ngoài là phần nằm ở vị trí phía ngoài, giữa vành tai và
màng nhĩ. Ống tai ngoài thường không thẳng, mà cong giống như hình chữ S.
-Vành tai:Là một tấm sụn lồi lõm,uốn lượn tạo thành nhiều giờ,có da bọc để thu tiếng
động từ nhiều hướng.
-Ống tai ngoài:Là ống xương,sụn,sợi,đi từ xoắn nhĩ đến màng nhĩ dài 24-25mm,
+Phần sụn sợi chiếm ⅓ ở ngoài
+Phần xương chiếm ⅔ ở trong trước
+Liên quan khớp thái dương hàm nên khi viêm ống tai ngoài há miệng
khó và đau.
-Màng nhĩ:là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, hình elip, bán trong suốt
và hơi lõm vào trong, được cấu tạo bởi mô tương tự như da.
Màng nhĩ cao khoảng 9mm, rộng khoảng 8mm và dày khoảng 0.1mm. Phần trước
dưới hơi nghiêng vào trong tạo với trục ống tai ngoài một góc khoảng 45-500.
-Cơ chế dẫn truyền:Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có
nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.
1.2 GIẢI PHẪU TAI GIỮA
a) hòm nhĩ:Là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương, có
dạng hình hộp chữ nhật với 6 thành:
+Thành ngoài: Là màng nhĩ: chếch từ trên xuống dưới và ra ngoài,
Mặt ngoài: Phủ bởi lớp da mỏng liên tiếp từ ống tai ngoài,
Mặt trong:Phủ bởi lớp niêm mạc
Tác dụng:Thu tiếng động từ tai ngoài,tiếp thu tiếng động từ xương sọ
tới.
+Thành trong:Giữa có ụ nhô( do ốc tai lồi vào)
Cửa sổ bầu dục:Có xương bàn đạp lắp vào
Cửa sổ tròn:Có màng nhĩ phụ bịt
Giữa hai cửa sổ:Có tháp tai
+Thành trên: Ngăn cách hố sọ giữa,
Liên quan tới não:qua khớp trai đá
Trẻ em viêm tai giữa:Để lâu ngày gây viêm não,màng não..
+Thành dưới: Liên quan đến:Vịnh tĩnh mạch cảnh trong qua một vách xương mỏng.
Thành dưới hòm tai:Thấp hơn đáy ống tai ngoài,Khi viêm mũ hay bị
đọng lại.
+Thành trước: Liên quan đến:Động mạch cảnh trong qua vách xương rất mỏng
Có lỗ vòi nhĩ: Thông với họng mũi
+Thành sau: Liên quan xương chũm,
Thông vào hang chũm qua ống thông hang
+Chuỗi xương con: Xương búa
Xương đe
Xương bàn đạp
Các xương được:+Treo lơ lửng bởi các dây chằng và liên kết
lỏng
+Cán xương búa nối vào màng nhĩ.
+Đầu xương búa khớp đầu xương đe
+Đáy xương đe và đầu của xương bàn đạp tạo
thành một khớp gọi là khớp đe đạp.
b)Các bộ phận nằm trong tai giữa:-Hòm nhĩ
-Vòi nhĩ
-Màng nhĩ
c)Cơ chế dẫn truyền của tai giữa:
1.3 GIẢI PHẪU TAI TRONG
-Tai trong gồm có tai trong màng và tai trong xương. Tai trong màng là những túi
và ống chứa dịch (dịch nội bạch huyết) nằm tự do trong những hốc xương tương
ứng trong phần xương đá của xương thái dương. Các hốc xương đó gọi là tai
trong xương cũng chứa đầy dịch (dịch ngoại bạch huyết).
-Các thành phần: Tai trong có thể chia thành 3 phần chính:
+Ốc tai có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa đầy dịch, gọi là
nội dịch và ngoại dịch. Ốc tai có các cấu trúc vi thể gọi là cơ quan Corti với cấu trúc
quan trọng nhất là các tế bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động giống như một
microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện.
+Ba ống bán khuyên trước, sau, ngoài nằm vuông góc từng đôi một. Các ống bán
khuyên cũng chứa dịch và các tế bào lông giống như trong ốc tai. Khác biệt là những
tế bào này cảm nhận sự chuyển động của cơ thể chứ không phải là âm thanh.
+Tiền đình là phần nằm giữa ốc tai và các ống bán khuyên, chứa các cấu trúc nối với
các ống bán khuyên gọi là soan nang và cầu nang. Cấu trúc này tương tự ở ống bán
khuyên, chứa dịch và các tế bào lông để cảm nhận các chuyển động lên xuống hoặc
tiến lùi.

Câu 22:
1.MÔ HÌNH MẮT
1.1. GIẢI PHẪU NHÃN CẦU
Chỉ ra vị trí và các thành phần của 3 màng xung quanh nhãn cầu
1.màng xơ bọc ngoài:Giác mạc-Kết mạc-Củng mạc
2.màng bồ đào:Mống mắt-Thể mi-Hắc mạc
3.Võng mạc:
Chỉ ra các bộ phận khúc xạ của mắt
thủy dịch,thủy tinh thể,pha lê thể

1.2.MẠCH MÁU NUÔI NHÃN CẦU


Nguyên ủy, đường đi, nhánh chi phối

Động mạch: màng bồ đào gồm có 2 hệ thống là các động mạch mi ngắn sau các
động mạch mi dài sau. Các động mạch mi ngắn sau gồm khoảng 20 động mạch bắt
nguồn từ động mạch mắt đi xuyên qua củng mạc ở xung quanh thị thần kinh rồi chia
nhánh chằng chịt trong hắc mạc. Các động mạch mi dài sau có 2 động mạch, sau
khi đi vào nhãn cầu bằng cách xuyên qua củng mạc ở hai bên của thị thần kinh, 2
động mạch này đi qua khoang thượng hắc mạc, không phân nhánh cho hắc mạc mà
đi thẳng đến bờ ngoài mống mắt chia nhánh tạo nên vòng động mạch lớn của mống
mắt chi phối cho mống mắt và thể mi.

Tĩnh mạch: máu từ màng bồ đào theo các tĩnh mạch nhỏ rồi dồn về 4 tĩnh mạch lớn
gọi là tĩnh mạch trích trùng ra ngoài nhãn cầu đi theo tĩnh mạch mắt chảy vào xoang
tĩnh mạch hang.
1.3. THẦN KINH THỊ GIÁC
Nguyên ủy, đường đi,nơi cảm nhận hình ảnh

Thần kinh: có 2 loại sợi là thần kinh mi dài và thần kinh mi ngắn xuyên qua củng mạc
ở cực sau nhãn cầu xung quanh thị thần kinh để vào hắc mạc. Thần kinh mi dài gồm
2 sợi nguồn gốc từ nhánh mũi của dây V1 (nhánh mắt của thần kinh tam thoa). Thần
kinh mi ngắn gồm nhiều sợi xuất phát từ hạch mi (hạch mắt).

You might also like