You are on page 1of 6

NÁCH

I. Giới Hạn:
- Vùng nách (region axillaris) là tất cả các phần mềm nằm trong
khoảng được giới hạn bởi :
+ Ngoài : xương cánh tay, khớp vai, cơ delta.
+Trước và trong: thành ngực ( các cơ ngực và 4 xương sườn đầu
tiên ).
+ Sau: vùng vai.
- Hố nách là một hình tháp bốn cạnh với bốn thành (trước, sau,
trong và ngoài) một nền ở dưới và một đỉnh ở trên.
- Trong hố nách có bó mạch thần kinh từ cổ xuống chi trên
II. Cấu Tạo Hố Nách:
- Hố nách có 4 thành, 1 đỉnh và 1 nền.
1.Thành ngoài:
Gồm có: xương cánh tay, cơ delta, cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ
cánh tay. Cơ delta ngăn cách với cơ ngực lớn bởi rãnh delta ngực
( có tĩnh mạch đầu nằm trong đó) , khi sai khớp vai sẽ mất rãnh
delta ngực( dấu hiệu ngù vai)
2.Thành trong:   
Gồm 4 xương sườn , các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của
cơ  răng trước. Bọc ngoài cơ là lá mạc nông, giữa cơ và lá mạc là
động mạch ngực ngoài và dây thần kinh ngực dài.
3. Thành trước :
Là vùng ngực, có 4 cơ xếp thành 2 lớp :
– Lớp cơ nông : có cơ ngực lớn, được bọc trong mạc ngực .
– Lớp sâu: có 3 cơ ( cơ dưới đòn, cơ ngực bé và cơ quạ cánh tay)
đựơc bọc trong 1 bao chung gọi là mạc đòn ngực .
4 Thành sau:
 Là vùng vai, gồm 5 cơ: dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn bé, tròn
lớn.
Chú ý: Tất cả cơ tạo nên các thành của hố nách điều do nhánh
bên của đám rối thần kinh cánh tay chi phối.
5 Đỉnh nách:
Là khe sườn đòn ( nằm giữa xương sườn 1 và xương đòn ).
6.Nền nách:
 Có 4 lớp từ nông vào sâu:
– Da: mềm ,có nhiều  lông và tuyến mồ hôi.
– Tổ chức tế bào dưới da: có nhiều mỡ.
– Mạc nông: căng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng.
– Mạc sâu: là lá sâu của mạc đòn ngực.
II CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐ NÁCH:
Gồm các tổ chức mỡ, đám rối thần kinh cánh tay, động mạch và
tĩnh mạch nách , các hạch bạch huyết.
1.Đám rối thần kinh cánh tay(plexus brachialis):
1.1.Cấu tạo: Bởi các nhánh trước của các dây thần kinh gai
sống cổ 5 đến ngực 1 .
– Dây TKGS  Cổ 5 hợp với cổ 6 tạo thành thân trên.
– Dây TKGS cổ 7 tạo thành thân giữa.
– Dây TKGS cổ 8 và ngực 1 tạo thành thân dưới.
Ba thân nầy lại chia ra ngành trước và sau.
– Ngành trước của thân trên và thân giữa tạo thành bó ngoài(nằm
ngoài động mạch nách).
– Ngành trước của thân dưới tạo thành bó trong( nằm sau động
mạch nách).
– 3 ngành sau của 3 thân tạo thành bó sau.(nằm sau động mạch
nách).
Từ 3 bó cho ra các ngành cùng, giữ nhiệm vụ vận động,cảm giác
cho chi trên và vùng nách.
1.2.Các nhánh cùng:
* Bó ngoài:  tách ra 2 nhánh cùng là:
– Thần kinh cơ bì : Vận động cho các cơ vùng cánh tay trước và
cảm giác da vùng cánh tay trước ngoài.
– Rễ ngoài thần kinh giữa: hợp với rễ trong tạo nên thần kinh giữa.
* Bó trong:  Tách 4 nhánh:
– Rễ trong thần kinh giữa.
– Thần kinh trụ.
– Thần kinh bì cánh tay trong.
– Thần kinh bì cẳng tay trong.
* Bó sau:   tách ra 2 nhánh
– Thần kinh nách .
– Thần kinh quay.
2 Động mạch nách:
2.1.Nguyên ủy, đường đi:
– Động mạch dưới đòn sau khi chui qua khe sườn đòn ,đổi tên
thành động mạch nách.
– Động mạch nách đến bờ dưới cơ ngực lớn , đổi tên thành động
mạch cánh tay.
– Hướng đi của động mạch nách: theo 1 đường nối từ điểm giữa
xương đòn, đến giữa nếp gấp khuỷu( Khi tay dạng 90 o  hợp với
thân mình).
2.2.Liên quan:
– Tĩnh mạch nách luôn luôn đi phía trong động mạch.
– Ngoài  động mạch có thần kinh cơ bì.
– Trước động mạch có thần kinh giữa.
– Trong động mạch có thần kinh trụ, bì cẳng tay trong và TK bì
cánh tay trong.
– Sau động mạch có thần kinh quay và thần kinh nách.
2.3.Ngành bên:  có 6 ngành bên:
– Động mạch ngực trên: đến nuôi các cơ ngực.
– Động mạch cùng vai ngực: chui qua mạc đòn ngực , cho 4
nhánh bên đến dinh dưỡng cho các cơ vùng vai và cơ ngực.
– Động mạch ngực ngoài : cho nhánh vào dinh dưỡng cho các cơ
thành ngực bên.
– Động mạch dưới vai: chui qua lỗ tam giác vai tam đầu,ra vùng
vai sau , chia 2 nhánh : động mạch ngực lưng và động mạch  mũ
vai .
– Động mạch mũ cánh tay trước: đi phía trước cổ phẫu thuật
xương cánh tay.
– Động mạch mũ cánh tay sau:  đi phiá sau cổ phẫu thuật xương
cánh tay, đi cùng với dây thần kinh nách, qua lỗ tứ giác để vào
vùng delta.
2.4 Vòng nối động mạch:
   – Vòng nối quanh vai:  Do sự tiếp nối giữa động mạch dưới vai
với động mạch vai trên và vai sau của động mạch dưới đòn.
   – Vòng nối quanh ngực:  Do động mạch ngực ngoài và động
mạch cùng vai ngực của động mạch nách, nối với động  mạch ngực
trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
– Vòng nối với động mạch cánh tay:  Do động mạch mũ cánh tay
trước và  mũ  cánh tay sau của động mạch nách, nối với động mạch
cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
  Chú ý:  Vòng nối quanh vai và vòng nối quanh ngực không nối
với vòng nối quanh cánh tay, nên thắt động mạch nách ở khoảng
giữa động mạch mũ và động mạch dưới vai rất nguy hiểm.
2.5 Tĩnh mạch nách:  Có 1 tĩnh mạch nách đi phía trong động
mạch nách, nhận máu từ 2 tĩnh mạch nông( tĩnh mạch đầu và tĩnh
mạch nền) và các tĩnh mạch đi kèm theo động mạch.
2.6 Hạch bạch huyết:   Gồm có  3 nhóm:
– Nhóm cánh tay: nhận bạch huyết từ cánh tay.
– Nhóm ngực: nhận bạch huyết ở khu vai và ngực.
– Nhóm vai : nhận bạch huyết ở khu vai.
Bạch huyết của cả 3 nhóm trên đỗ về nhóm trung ương và nhóm
dưới đòn, sau cùng đỗ về tĩnh mạch dưới đòn . Bạch huyết 2 bên
phải và trái có  thể nối với nhau.

CÁC CƠ BÀN TAY VÀ NGÓN TAY


- Bàn Tay chia làm hai phần: Gan tay và Mu Tay
I. Cơ gan tay:
1. Nhóm cơ mô cái ở ngoài cùng:
+ cơ dạng ngón cái ngắn
+ cơ đối ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn
+ cơ khép ngón cái.
2. Nhóm cơ mô út ở trong cùng:
+ cơ dạng ngón út
+ cơ gấp ngón út ngắn và cơ đối ngón út
+ cơ gan tay ngắn

3. Nhóm cơ giun và nhóm gân gấp ở giữa:


Các gân cơ gấp các ngón nông và gấp các ngón sâu sau khi đi qua
ống cổ tay thì xếp thành hai hớp. 4 gân gấp các ngón nông ở lớp
trước và 4 gân gấp các ngón sâu ở lớp sau.

Có 4 cơ giun đánh số thứ tự từ ngón cái là 1, 2, 3, 4. Vai trò của


các cơ giun là gấp các khớp bàn – ngón tay, duỗi các khớp gian đốt
gần, xa.

II. Cơ mu tay:
1.Lớp nông:
- Gồm các gân cơ từ khu cẳng tay sau đi xuống như:
+ gân cơ dạng ngón cái dài
+ gân cơ duỗi ngón cái ngắn
+ gân duỗi ngón cái dài
+ gân duỗi ngón trỏ
+ gân duỗi các ngón tay
+ gân duỗi ngón út
+ gân duỗi cổ tay trụ
2.Lớp sâu:
- Có 8 cơ gian cốt nằm giữa các xương đốt bàn tay.
+Bốn cơ gian cốt mu tay, đi từ các bờ của xương bàn tay lân
cận.
+Bốn cơ gian cốt gan tay, đi từ mặt trước các xương bàn tay
I, II, IV, V.
+Cả tám cơ gian cốt điều bám vào xương đốt gần và gân duỗi
các ngón II,III,IV,V.
+ Cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng: gấp khớp bàn đốt và
duỗi khớp gian đốt gần và khớp gian đốt xa.Cơ gian cốt mu tay
làm dạng các ngón, cơ gian cốt gan tay làm khép các ngón.

HÕM LÀO
- Hõm lào giải phẫu (Anatomical snuffbox) hay hố động mạch
quaylà vùng tam giác trũng xuống ở phía xương quay (phía ngoài)
và mặt mu bàn tay, ở ngang mức các xương cổ tay .Cái tên "hõm
lào" có nguồn gốc từ việc có nhiều người sử dụng bề mặt hõm này
để đựng bột thuốc lá và "hít" thuốc. Bờ trong (phía xương trụ) là gân cơ
duỗi dài ngón tay cái. Bờ người (phía xương quay) là gân cơ duỗi ngắn ngón
tay cái và gân cơ giạng dài ngón tay cái. Đầu gần là mỏm trâm quay. Đầu xa
[1]

là đỉnh của tam giác cân (ước lượng). Nền hõm lào gồm xương tháp và xương
thang.

You might also like