You are on page 1of 27

HỆ MIỄN DỊCH

THS. BS. NGUYỄN VIẾT SƠN


NỘI DUNG
1. Tổng quan về hệ miễn dịch.
2. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch mắc phải
3. Kháng nguyên, kháng thể
4. Các cơ quan trong hệ miễn dịch: tuyến ức, hạch, lách
và mô lympho niêm mạc
TỔNG QUAN VỀ HỆ MIỄN DỊCH
• Hệ miễn dịch tạo ra “hàng rào” thứ hai và thứ ba chống
lại mầm bệnh xâm nhập
• Miễn dịch tự nhiên(The innate immune system)
• Miễn dịch mắc phải (The adaptive immune system)
• Cơ quan miễn dịch gồm tuyến ức, hạch, lách và mô
lympho biểu mô. Trong đó, lympho bào T trưởng thành
ở tuyến ức và lympho B tại tủy xương
HỆ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN
• Hệ thống miễn dịch tự nhiên (innate immune system) đáp ứng
nhanh (trong vòng vài giờ), nhưng không đặc hiệu và không tạo trí
nhớ miễn dịch
• Bao gồm
• Một hệ thống các đại phân tử sinh ra từ máu được gọi là bổ
thể (complement);
• Các nhóm tế bào gồm đại thực bào và bạch cầu trung tính
giúp thực bào các vật lạ; và
• Tế bào diệt tự nhiên (natural killer cells - NK) tiêu diệt tế bào
khối u, tế bào bị nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
HỆ MIỄN DỊCH MẮC PHẢI
• Hệ thống miễn dịch mắc phải (adaptive immune system) phản
ứng chậm hơn hệ thống miễn dịch bẩm sinh, có trí nhớ miễn dịch
và phụ thuộc vào tế bào lympho B và T để tạo ra phản ứng miễn
dịch.
• Bốn tính chất đặc biệt: tính đặc hiệu, tính đa dạng, khả năng
ghi nhớ miễn dịch và nhận biết (phân biệt được tế bào nào
thuộc về cơ thể mình với các vật ngoại lai).
• Các tế bào tham gia: lympho B, lympho T và các tế bào trình diện
kháng nguyên APCs.
HỆ MIỄN DỊCH MẮC PHẢI
• Trong miễn dịch mắc phải có hai loại
phản ứng miễn dịch là miễn dịch thể
dịch (humoral immunity) và miễn dịch
tế bào (cellular immunity).
• Miễn dịch thể dịch được thực hiện bởi
các kháng thể (antibody) tạo ra bởi
tương bào có nguồn gốc từ lympho B.
• Miễn dịch tế bào được thực hiện bởi
lympho T
CHẤT SINH MIỄN DỊCH VÀ
KHÁNG NGUYÊN
• Chất sinh miễn dịch (immunogen) là chất làm cho cơ thể tạo
phản ứng miễn dịch (có thể là miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch
tế bào). Nó có thể là tế bào (vi khuẩn, virus, tế bào u) hoặc phân
tử như protein, polysaccharide,…).
• Kháng nguyên (antigen) là chất sinh miễn dịch tương tác với
kháng thể ngay cả khi có gây đáp ứng miễn dịch hay không, tạo
phức hợp kháng nguyên – kháng thể (antigen – antibody
complex).
KHÁNG THỂ
• Kháng thể (antibody) hay globulin
miễn dịch (immunoglobulin) là các
glycoprotein huyết tương gắn với kháng
thể.
• Cấu tạo gồm chuỗi nặng và chuỗi nhẹ
• Có đoạn gắn kết kháng nguyên (Fab –
Fragment antigen binding) và đoạn tinh
thể hóa (Fc – Fragment crystallizable)
KHÁNG THỂ
CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ MIỄN DỊCH
• Cơ quan miễn dịch nguyên
phát: tuyến ức (trưởng thành
lympho T), tủy xương (trưởng
thành lympho B)
• Cơ quan miễn dịch thứ phát:
lách, hạch bạch huyết, amydan,
mô lympho biểu mô
TUYẾN ỨC (THYMUS)
• Tuyến ức là cơ quan lympho –
biểu mô nằm ở trung thất, phát
triển mạnh ở người trẻ.
• Có nguồn gốc từ cả trung bì (tế
bào tuyến ức) và nội bì túi
mang 3 & 4 (tế bào lưới biểu
mô).
• Có bao xơ và vách xơ chia
tuyến ức thành nhiều tiểu thùy.
TUYẾN ỨC (THYMUS)
• Mỗi tiểu thùy có vùng vỏ sậm
màu (cortex) và vùng tủy
(medulla) nhạt màu hơn.
TUYẾN ỨC (THYMUS)
• Vùng vỏ: có nhiều lympho T, các tế
bào lưới biểu mô và ít đại thực bào.
• Có 3 loại tế bào lưới biểu mô
(epithelial reticular cell)
• Tế bào lympho T chưa có khả năng
miễn dịch sinh ra từ tủy xương, di
chuyển về tuyến ức và trưởng thành,
theo máu ngoại vi đi vào các cơ quan
khác.
TUYẾN ỨC (THYMUS)
• Vùng tủy: có các tiểu thể Hassall (Hassall`s
corpuscle) tạo bởi nhiều tế bào lưới biểu mô xếp
đồng tâm và có siêu sợi keratin thoái hóa
HẠCH BẠCH HUYẾT (LYMPH NODE)
• Là cơ quan lympho có vỏ xơ, hình cầu
hay hình thận, phân bố khắp cơ thể theo
đường bạch huyết.
• Tất cả các dịch bạch huyết đều được lọc
ít nhất một lần qua hạch bạch huyết
trước khi về lại hệ tim mạch.
• Có cấu trúc giúp sàng lọc, phòng vệ
trước sự xâm nhập của vi khuẩn và lan
rộng tế bào u.
• Được phân chia thành: vùng vỏ, vùng
cận vỏ và vùng tủy
HẠCH BẠCH HUYẾT (LYMPH NODE)
• Được phân chia thành:
• Vùng vỏ (cortex)
• Vùng cận vỏ (paracortex)
hay vỏ trong (inner)
• Vùng tủy (medulla)
HẠCH BẠCH HUYẾT (LYMPH NODE)
• Vùng vỏ (cortex)
• Có xoang dưới vỏ có giới hạn
ngoài là vỏ xơ, trong là vùng vỏ; có
đại thực bào, tế bào lưới và sợi
lưới.
• Xoang dưới vỏ thông với xoang tủy
qua xoang trung gian.
• Mô lympho vùng vỏ có các cấu trúc
hình cầu gọi là nang lympho chứa
nhiều lympho B, nang lympho thứ
phát phát triển vùng trung tâm
mầm (germinal center)
HẠCH BẠCH HUYẾT (LYMPH NODE)
• Vùng cận vỏ (paracortex)
• Là vùng chuyển tiếp của
vùng vỏ, có ít nang
lympho song có nhiều
lympho T (vùng lệ thuộc
tuyến ức)
HẠCH BẠCH HUYẾT (LYMPH NODE)
• Vùng tủy (medulla)
• Có các dây tủy (medullary
cord) chứa các lympho B
và tương bào.
• Xoang tủy (medullary
lymphoid sinus) tạo bởi tế
bào lưới và đại thực bào,
có cấu trúc khoang không
đều, chứa nhiều bạch
huyết.
LÁCH (SPLEEN)
• Là cơ quan lympho lớn nhất trong cơ
thể, do đó có vai trò miễn dịch quan
trọng.
• Là nơi tiêu hủy hồng cầu
• Gồm:
• Vỏ xơ: mô liên kết đặc, cho ra các
vách xơ đi vào trong nhu mô lách
(còn gọi là tủy lách); có thêm thành
phần tế bào lưới, đại thực bào như
mô miễn dịch khác.
• Tủy đỏ
• Tủy trắng.
LÁCH (SPLEEN)
• Tuần hoàn máu trong mô
lách
LÁCH (SPLEEN)
• Tủy trắng (white pulp)
• Bao lympho quanh động mạch –
PALS (Periarterial Limphatic
Sheath) bao quanh các động mạch
trung tâm.
• Nang lympho với trung tâm mầm
• Vùng rìa (marginal zone) là vùng
chuyển tiếp giữa tủy đỏ và tủy
trắng, gồm nhiều xoang, mô liên
kết thưa, ít lympho bào, nhiều đại
thực bào.
LÁCH (SPLEEN)
LÁCH (SPLEEN)
• Tủy đỏ (red pulp)
• Gồm các dây tủy (dây Billroth) xen
kẽ các xoang tủy.
• Dây tủy tạo bởi mô nền bao gồm
các tế bào lưới thưa thớt và các sợi
lưới (collagen III), các đại thực bào,
lympho B, lympho T, tương bào.
• Xoang tủy (sinusoid) được lót bởi tế
bào nội mô mạch máu
• Thuyết tuần hoàn hở (máu chảy
vào các khoảng hở trong dây tủy) và
thuyết tuần hoàn kín (máu đổ trực
tiếp vào xoang tủy).
MÔ LYMPHO NIÊM MẠC
• Hình thành các nang lympho nằm
trong vùng niêm mạc và dưới niêm
mạc của ống tiêu hóa, đường hô
hấp, ống niệu dục.

Mô lympho tại amydan


MÔ LYMPHO NIÊM MẠC

Mảng Peyer tại ruột non


MÔ LYMPHO NIÊM MẠC

Mô lympho tại phế quản

You might also like