You are on page 1of 52

MÔ HỌC

I. MÔ HỌC LÀ GÌ?
• Histology
• Thuộc giải phẫu học vi thể
• Nghiên cứu tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan của động
vật và thực vật ở mức độ vi thể, siêu vi thể  giải
thích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng
• Y học: nghiên cứu mô học người
• Liên quan với các môn học khác: giải phẫu đại thể,
sinh học tế bào, sinh lý, sinh hóa, giải phẫu bệnh,
phôi thai học và đặc biệt là giải phẫu bệnh
• Bộ môn Mô Phôi giảng dạy và nghiên cứu:
– Mô học (Histology) người.
– Phôi thai học (Embryology) người.
• Môn học: Mô Phôi  ???
• Mô học: Lý thuyết và thực hành
• Thi???
Các cấp độ tổ chức của cơ thể

• PHÂN TỬ  TẾ BÀO + CHẤT NỀN  MÔ


• NHIỀU MÔ  CƠ QUAN
• NHIỀU CƠ QUAN  HỆ CƠ QUAN
Cơ thể người có 4 loại mô

1. Biểu mô: biểu mô phủ + biểu mô tuyến


2. Mô liên kết:
• MLK chính thức
• Mô sụn
• Mô xương
• Mô máu và bạch huyết
3. Mô cơ.
4. Mô thần kinh.
Loại mô Tế bào Chất Chức năng
gian chính
bào
Biểu mô Đa dạng (lát, Rất ít Phủ, lót bề
vuông, trụ…) mặt và tạo các
loại tuyến chế
tiết
Mô thần Có nhiều nhánh Không Dẫn truyền
kinh bào tương dài xung thần kinh

Mô cơ Dài và có thuộc Vừa Co rút


tính co rút

Mô liên Tế bào cố định và Rất Nâng đỡ và


kết tế bào di động nhiều bảo vệ cơ thể
MỤC TIÊU MÔN HỌC
MÔ HỌC NGƯỜI
1. Hiểu được ý nghĩa của môn học.
2. Kể được đặc điểm chung và mô tả được cấu
tạo vi thể của 4 loại mô.
3. Mô tả được cấu tạo mô học cơ bản của các cơ
quan trong cơ thể.
4. Xác định được hình ảnh vi thể của các loại tế
bào, mô, cơ quan.
BIỂU MÔ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học viên phải
nắm được các vấn đề sau đây:
1. Đặc điểm hình thái của tế bào biểu mô.
2. Đặc điểm cấu tạo của biểu mô.
3. Nhận dạng và phân biệt được các loại biểu
mô phủ, biểu mô tuyến.
4. Mô tả được các kiểu chế tiết của tuyến.
Biểu mô là gì?

Biểu mô (BM) là mô bao phủ mặt ngoài


hay lót trong lòng các ống, các khoang của cơ
thể hoặc tạo nên các tuyến chế tiết.
Đặc điểm tế bào biểu mô (TBBM)
• Có 3 dạng chính: lát, khối vuông, trụ
• Nhân thay đổi tùy theo dạng tế bào  hình
cầu, hình que, hình trứng
• Có những cấu tạo đặc biệt để phù hợp với chức
năng: vi nhung mao, lông chuyển, lông giả,
lông roi, nếp gấp đáy
Sơ đồ cấu tạo TB hấp thu ở ruột non
Vi nhung mao

Màng đáy
Đặc điểm cấu tạo của biểu mô:
1. TBBM thường đứng sát nhau, tạo thành lớp và
tựa lên màng đáy (màng đáy ngăn cách với mô
liên kết)
2. Các TB BM liên kết với nhau rất chặt nhờ các
hình thức liên kết phong phú.
3. Biểu mô có tính phân cực.
4. Trong biểu mô không có mạch máu.
5. Phần lớn có khả năng tái tạo mạnh (đặc biệt
là biểu mô phủ).
Chức năng của biểu mô
Tùy vị trí biểu mô  chức năng khác nhau:
• Bảo vệ
• Vận chuyển vật chất xuyên tế bào có chọn lọc
• Chế tiết: chất nhầy, hormon, enzym…
• Hấp thu
• Tiếp nhận giác quan: nụ vị giác, võng mạc của
mắt, những TB lông đặc biệt trong tai…
Các hình thức liên kết (HTLK) giữa các TBBM

• HTLK dính bản hay điểm


– Thể liên kết
– Thể bán liên kết
• HTLK ngăn chặn sự thâm nhập qua khoảng gian bào
giữa các TBBM
– Liên kết chặt
– Vòng dính
– Vòng bịt
• HTLK cho thông nhau
– Liên kết khe
• Thể mộng
• Chất gắn
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức
năng, BM được chia làm 2 loại chính:
• Biểu mô phủ
• Biểu mô tuyến
I. BIỂU MÔ PHỦ

• BM phủ: phủ mặt ngoài hay lót trong lòng


các ống, các khoang của cơ thể.
PHÂN LOẠI BIỂU MÔ PHỦ

* Dựa vào hình dáng:


- Biểu mô lát.
- Biểu mô vuông.
- Biểu mô trụ.
* Dựa vào số hàng TB:
- Biểu mô đơn.
- Biểu mô tầng.
CÁC LOẠI BIỂU MÔ PHỦ
1. Biểu mô lát đơn.
2. Biểu mô vuông đơn.
3. Biểu mô trụ đơn.
4. Biểu mô lát tầng.
* Sừng hóa
* Không sừng hóa
5. Biểu mô vuông tầng.
6. Biểu mô trụ tầng.

Ngoài ra còn có:


- BM trụ giả tầng có lông chuyển.
- BM trung gian (đa dạng giả tầng)
1. Biểu mô lát đơn:

• Lá thành, lá tạng/ PMạc.


• Mặt trong m/máu.
• Tiểu cầu thận…
Biểu mô lát đơn ở tiểu cầu thận
Biểu mô lát đơn lợp mặt trong mạch máu
2. Biểu mô lát tầng:
• Sừng hoá (có ở da, nướu, khẩu cái cứng), có 5
lớp tế bào:
– Lớp đáy.
– Lớp gai.
– Lớp hạt.
– Lớp bóng.
– Lớp sừng.
• Không sừng hoá (có ở khoang miệng, thực
quản, thành âm đạo). Có 3 lớp tế bào:
– Lớp đáy.
– Lớp trung gian.
– Lớp bề mặt.
Biểu mô lát tầng sừng hoá (da)
Biểu mô lát tầng không sừng hoá (thực quản)
Biểu mô lát tầng không sừng hoá (thực quản)
3. Biểu mô vuông đơn: Buồng trứng, ống thẳng,
góp/thận. . .

4. Biểu mô vuông tầng: nang trứng sơ cấp nhiều


hàng TB, ống bài xuất của tuyến mồ hôi…
Biểu mô vuông đơn (ống góp/ thận)
Biểu mô vuông đơn và vuông tầng ở buồng trứng
5. Biểu mô trụ đơn:
Ống thẳng, ống góp, dạ dày,
ruột.

6. Biểu mô trụ tầng:


Ống tuyến nước bọt, kết mạc mắt
Biểu mô trụ đơn/ ống thẳng, ống góp/ thận.
Biểu mô trụ tầng (ống tuyến nước bọt)
8. BM trụ giả tầng có lông chuyển:
* TB Đài.
* TB Trụ có lông chuyển.
* TB đáy
9. BM chuyển dạng:
Bàng quang, niệu quản
Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
Biểu mô chuyển dạng
II. BIỂU MÔ TUYẾN

• Gồm các TB có nhiệm vụ tổng hợp và bài


xuất các sản phẩm đặc hiệu, chất tiết.
• Có 2 loại tuyến
– Tuyến ngoại tiết
– Tuyến nội tiết
TUYẾN NGOẠI TIẾT
+ Chất tiết đổ vào các khoang tự nhiên hoặc đổ
lên bề mặt của da.
+ Cấu tạo: TB chế tiết + bài xuất.
+ VD: tuyến mồ hôi, tuyến tiêu hóa, tuyến vú,
tuyến bả…
Các kiểu cấu tạo của tuyến ngoại tiết
1. Tuyến ống:
Phần chế tiết và phần bài xuất tạo thành ống:
- Ống đơn thẳng: (tuyến Lieberkuhn).
- Ống đơn cong queo: (tuyến mồ hôi).
- Ống chia nhánh thẳng: (tuyến đáy vị).
- Ống chia nhánh cong queo: (môn vị).
2. Tuyến túi: Phần chế tiết phình ra tạo
thành nang tuyến, phần bài xuất tạo
thành ống.
- Tuyến túi đơn: (tuyến bã).
- Tuyến túi phức tạp = chùm nho: phân
kiểu cành cây. (tuyến vú, tuyến nước bọt).
3. Tuyến ống túi: Là tuyến ống nhưng thành
ống có nhiều túi phình (tuyến tiền liệt).
TUYẾN NỘI TIẾT
+ Tiết ra các chất đặc hiệu (Hormon) và ngấm
vào máu hoặc các tế bào, mô lân cận (cận
tiết, tự tiết).
+ Cấu tạo: TB chế tiết + mao mạch
+ VD: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng
thận…
Các dạng cấu tạo tuyến nội tiết

1. Tuyến túi:
- Có cấu tạo từ những túi kín: tuyến giáp.
2. Tuyến lưới:
-TB chế tiết tạo thành dãy đan thành lưới và
m/mạch (tuyến thượng thận và cận giáp).
3. Tuyến tản mác:
-TB chế tiết đứng rãi rác hoặc thành nhóm
nhỏ (tuyến kẻ và TB nội tiết đường ruột).
Tuyến túi - Tuyến lưới - Tuyến tản
Sơ đồ cho thấy sự khác nhau của tuyến
ngoại tiết và tuyến nội tiết.
Các kiểu chế tiết: (3 kiểu)

- Kiểu Toàn vẹn: (xuất bào)


+ Chất tiết là khối phân tử nhỏ.
+ TB không thay đổi cấu trúc.
- Kiểu bán hủy:
+ Chất tiết thành từng khối lớn.
+ Sau khi tiết 1 phần cực ngọn TB bị mất.
- Kiểu toàn hủy:
+ Cả TB thành chất tiết ra ngoài.
Tuyến nội tiết chỉ tiết: kiểu toàn vẹn.

Tuyến ngoại tiết có thể chế tiết 03 kiểu:


- Toàn vẹn: Tuyến tụy và TNBọt.
- Bán huỷ: Tuyến vú.
- Toàn hủy: Tuyến bã.
Toàn vẹn Bán huỷ Toàn huỷ
HẾT

You might also like