You are on page 1of 52

BIỂU MÔ

Epithelia
Bộ môn Mô phôi
ĐHYD TPHCM 09/2018

ThS. BS. Bùi Thị Thanh Tâm


Email: buithithanhtamyds@gmail.com
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
I. Phân tích định nghĩa và phân loại của biểu mô.

II. Phân loại các loại biểu mô phủ, biểu mô tuyến.

III. Phân loại các dạng tuyến nội tiết.

IV. Phân biệt các kiểu chế tiết của tuyến ngoại tiết.
I.1. BIỂU MÔ LÀ GÌ?
1. Mô là gì?
Mô là 1 hệ thống các tế bào + chất gian bào có
cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng, hình thành
trong quá trình tiến hóa sinh học và xuất hiện ở
một cơ thể đa bào do quá trình biệt hóa.
 5 loại mô

2. Biểu mô là gì?
Là mô cấu tạo bởi các tế bào liên kết chặt chẽ, và
không có hoặc rất ít chất gian bào.
 Biểu mô phủ
 Biểu mô tuyến

1
Các tế bào liên kết chặt chẽ, không có hoặc rất ít chất gian bào.
Liên kết với nhau bằng nhiều loại liên kết tế bào
Không chứa mạch máu, khả năng tái tạo mạnh
Gắn với mô liên kết qua trung gian màng đáy
2
Bào tương chứa siêu sợi keratine
 Nhuộm hóa mô miễn dịch (+) CK

3
Biểu mô có tính phân cực
 Mất tính phân cực nghịch sản

4
ĐẶC ĐIỂM BIỂU MÔ?

1. Các tế bào liên kết chặt chẽ bằng nhiều loại liên kết tế bào.
2. Khả năng tái tạo mạnh.
3. Biểu mô có tính phân cực.
4. Không có hoặc rất ít chất gian bào.
5. Không chứa mạch máu.
6. Ngăn cách với mô liên kết qua trung gian màng đáy.
7. Nhuộm HMMD (+) CK

5
NGUỒN GỐC BIỂU MÔ
NGOẠI BÌ da, giác mạc, khoang mũi, miệng...

NỘI BÌ hệ hô hấp, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa...

nội mô mạch máu, mạch bạch huyết, biểu mô


TRUNG BÌ các thanh mạc...

6
CHỨC NĂNG BIỂU MÔ?

1. Bảo vệ: các tế bào thuộc biểu mô lát tầng sừng hóa giúp cơ
thể không bị thấm nước, chống bốc hơi nước bên trong cơ thể
2. Hấp thu, tái hấp thu: các biểu mô vuông đơn ở ống thận có
chức năng hấp thu-tái hấp thu rất mạnh để tạo nước tiểu.
3. Chế tiết: các tuyến bã ở da tiết chất nhờn giúp da giữ ẩm,
tuyến mồ hôi giúp cơ thể thải nhiệt, …
4. Vận chuyển: các lông chuyển ở bề mặt của biểu mô hô hấp
giúp vận chuyển bụi từ trong đường hô hấp ra ngoài.
5. Thu nhận cảm giác: biểu mô không có mạch máu nhưng có
đầu tận thần kinh giúp biểu mô có thể thu nhận được các cảm
giác nóng, lạnh, đau, …

7
PHÂN LOẠI BIỂU MÔ?

Biểu mô
phủ
Phân loại Tuyến
ngoại tiết
Biểu mô

tuyến Tuyến
nội tiết

8
BIỂU MÔ PHỦ
Số lớp tế bào

Hình dạng tế bào


(lớp bề mặt)
9
ĐƠN TẦNG

ĐA TẦNG

10
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô lát đơn

• Được tạo bởi duy nhất 1 hàng tế bào hình đa diện, dẹt, bờ
không đều, nhân tế bào sẫm màu, hơi lồi lên
• Gặp ở phế nang, lá ngoài khoang Bownman, đoạn lên quai
Henle, màng bụng, màng phổi, màng tim, nội mô mạch máu.

11
Biểu mô lát đơn

12
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô vuông đơn

• Chỉ 1 hàng tế bào đứng trên màng đáy, chiều cao và ngang
bằng nhau, nhân tế bào hình tròn, nằm chính giữa tế bào.
• Thường xuất hiện ờ những nơi có sự vận chuyển ion như ống
thận, tuyến mồ hôi (phần chế tiết), 1 số ống tuyến.

13
Biểu mô vuông đơn

14
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô trụ đơn

• 1 hàng tế bào đứng trên màng đáy.


• Tế bào hình trụ cao, nhân oval nằm lệch về phía đáy.
• 1 cực đáy nằm trên màng đáy, 1 cực đỉnh hướng vào lòng ống.
• Cực đỉnh biến đổi: giọt nhầy (dạ dày), viền bàn chải (ống thận),
mâm khía (ruột non), lông giả (mào tinh)…
15
Biểu mô trụ đơn

Chứa 1 giọt chất nhầy


lớn và sáng, nhân bị ép
dẹp về phía đáy

16
Vi nhung mao Lông giả
17
Biểu mô vuông đơn

Biểu mô trụ đơn

18
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển

• Là biểu mô phủ đơn tầng


• Nhân tế bào nằm ở mức độ cao thấp khác nhau nhưng
cực đáy nằm trên cùng 1 màng đáy
• Có ở xoang mũi, mũi hầu, khí quản, phế quản

19
Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển

TB trụ TB đài
có lông chuyển TB đáy

20
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô lát tầng sừng hóa

• Chỉ gặp ở biểu bì da, đa tầng.


• Gồm 5 lớp (đáy, gai, hạt, bóng, sừng)

21
DA
BM LÁT TẦNG CÓ SỪNG

TB hạt

TB gai

TB đáy

22
DA – TẾ BÀO GAI

23
DA – TẾ BÀO HẠT CHỨA KERATOHYALINE

24
DA – LỚP BÓNG VÀ LỚP SỪNG

25
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô lát tầng không sừng

• Gồm: lớp đáy, lớp trung gian, lớp bề mặt.


• Lớp bề mặt vẫn còn nhân và không hóa sừng
• Lót khoang miệng, thực quản, âm đạo, 1 phần niệu
đạo nam (phần cuối cùng)
26
THỰC QUẢN
BM LÁT TẦNG KHÔNG SỪNG
Lớp bề mặt

Lớp trung gian

Lớp đáy

27
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô vuông tầng

• Gồm 2 lớp tế bào hình khối vuông, giới hạn 1 lòng


hẹp ở giữa
• Thường gặp ở ống bài xuất 1 số tuyến như ống tuyến
nước bọt, tuyến mồ hôi (phần dẫn xuất), tuyến vú.

26
Biểu mô vuông tầng

27
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô trụ tầng

• Được tạo bởi 1 hoặc 2 lớp tế bào hình khối vuông


ở dưới và 1 lớp tế bào hình trụ trên bề mặt
• Gặp ở ống bài xuất có đường kính lớn, hoặc ở niệu
đạo nam (niệu đạo màng, niệu đạo dương vật)
28
Biểu mô trụ tầng

29
BIỂU MÔ PHỦ
Biểu mô niệu

• Còn được gọi là biểu mô chuyển tiếp.


• Biểu mô loại này là hình thái trung gian giữa biểu mô
lát tầng và biểu mô trụ tầng, tế bào to cao, bè rộng
trùm lên tế bào thấp bé bên dưới.
30
31
32
BIỂU MÔ TUYẾN
1. Dựa theo số lượng tế bào tham gia vào sự tạo ra chất
tiết gồm:
- Tuyến đơn bào: chỉ có một tế bào chế tiết
- Tuyến đa bào: tập hợp nhiều tế bào
2. Dựa vào vị trí nhận sản phẩm chế tiết đầu tiên gồm:
- Tuyến ngoại tiết: chất tiết đổ vào các khoang hoặc đổ lên
bề mặt của da. Cấu tạo gồm tế bào chế tiết và bài xuất.
- Tuyến nội tiết
3. Dựa theo cách mà sản phẩm chế tiết đi ra khỏi tế bào

tuyến gồm:
- Tuyến toàn vẹn
- Tuyến bán hủy
- Tuyến toàn hủy
Kiểu chế tiết
Kiểu chế tiết toàn vẹn

• Là chế tiết liên tục, gặp trong các nang


tuyến tụy
• Chất chế tiết được sản xuất và tiết từ từ ra
ngoài nên không làm thay đổi cấu
trúc tế bào.
Kiểu chế tiết bán hủy
• Kiểu chế tiết không liên tục, gặp trong các tuyến
vú.
• Chất chế tiết được tập trung tại cực đỉnh và được
tiết ra ngoài thành từng khối lớn, cùng với 1 phần
bào tương của cực đỉnh tế bào.
Kiểu chế tiết toàn hủy
• Là kiểu chế tiết mà toàn bộ tế bào bị biến thành
chất chế tiết và được thải ra ngoài (tuyến bã)
Thẳng
(tuyến Lieberkuhn)
Đơn

Cong queo
Tuyến ống (tuyến mồ hôi)

Thẳng
Chia nhánh (tuyến đáy vị)

Tuyến Tuyến Cong queo


ngoại tiết ống túi (TTL) (tuyến môn vị)
Đơn
(tuyến bã)

Tuyến túi Phức tạp


(tuyến vú, TNB)
Tuyến túi đơn

Tuyến túi

Tuyến túi phức tạp


Tuyến nội tiết
- Tuyến nội tiết BM phủ lõm xuống nhưng mất liên hệ với BM phủ
trong quá trình phát triển phôi thai, nên không có ống bài xuất, tiếp
xúc chặt chẽ với mạch máu nên đưa thẳng vòa tuần hoàn máu

- TB không phân cực rõ rệt, nhân nằm giữa TB, sp chế tiết rải rác
đều trong bào tương
- 3 loại tuyến nội tiết

+ Tuyến nội tiết biệt lập hiện diện nhiều trong ống tiêu hóa

+ Đám TB tuyến: liên kết thành từng đám nhỏ, nằm trong 1 mô
khác: như tuyến tụy nội tiết

+ Cơ quan nội tiết: TB liên kết thành từng lá biểu mô, bề mặt tự do
tiếp xúc chặt chẽ với các mao mạch
PHÂN LOẠI TUYẾN NỘI TIẾT:
1. Tuyến túi:
- Có cấu tạo từ những túi kín: tuyến giáp.
2. Tuyến lưới:
-TB chế tiết tạo thành dãy đan thành lưới
và m/mạch (tuyến thượng thận và cận giáp).
3. Tuyến tản mác:
-TB chế tiết đứng rãi rác hoặc thành nhóm nhỏ
(tuyến kẻ và TB nội tiết đường ruột).
Tuyến túi - Tuyến lưới –
Tuyến tản
LIÊN KẾT GIỮA CÁC TB
BIỂU MÔ
• Chất gắn: CAM – Cell Adhesion Molecule
• Khớp mộng
• LK vòng bịt (liên kết chặt) không cho các đại
phân tử và ion đi qua
• LK vòng: dài liên kết bao quanh cực đỉnh
• Thể liên kết (liên kết điểm): có các sợi keratine
xuyên qua màng tb
• LK khe: cho các ion giữa các tb biểu mô qua lại

You might also like