You are on page 1of 27

HỆ SINH DỤC NAM

THS. BS. NGUYỄN VIẾT SƠN


NỘI DUNG
1. Tổng quan hệ sinh dục nam.
2. Cấu trúc và đặc điểm mô học của tinh hoàn.
3. Cấu trúc và đặc điểm mô học của các ống dẫn bên trong
tinh hoàn.
4. Cấu trúc và đặc điểm mô học của các ống dẫn bên ngoài
tinh hoàn.
5. Cấu trúc và đặc điểm mô học của các tuyến sinh dục phụ.
6. Cấu trúc và đặc điểm mô học của dương vật.
TỔNG QUAN HỆ SINH DỤC NAM
• Gồm: tinh hoàn, ống dẫn tinh,
các tuyến sinh dục phụ và
dương vật.
• Chức năng: sản suất
hormone và tinh trùng
TINH HOÀN (TESTIS)
• Dạng bầu dục, kt dài 4cm, rộng 2-
3cm và dày 3cm.
• Mỗi tinh hoàn được bọc trong
màng trắng (tunica albuginea) dày
lên ở phía sau tạo trung thất tinh
hoàn, tiến vào và chia TH thành
các thùy.
• Tinh mạc (tunica vaginalis) bao
bên ngoài màng trắng, lót mặt
trong bìu (scrotum)
TINH HOÀN (TESTIS)
• Mỗi tiểu thùy có 1-4 ống sinh
tinh (seminiferous tubule)
• Mỗi TH có 250-1000 ÔST, tổng
chiều dài ~250m.
• ÔST -> ống thẳng (straight
tubule) -> lưới tinh (rete testis)
-> ống ra (efferent ductule).
TINH HOÀN (TESTIS)
• ÔST gồm bao mô liên kết , màng
đáy đơn và biểu mô tinh
(seminiferous epithelium).
• Các tế bào kẽ hay tế bào Leydig
nằm trong mô LK xen kẽ các ÔST
TINH HOÀN (TESTIS)
• Tế bào dạng cơ (myoid cell) có đặc điểm
tb cơ trơn.
• Tế bào Leydig có tác dụng tiết androgen
tinh hoàn.
TINH HOÀN (TESTIS)
• Biểu mô tinh gồm hai loại tb: tế
bào Sertoli giúp nâng đỡ và tế
bào dòng tinh.
• Tb dòng tinh xếp từ 4-8 hàng.
• Nguyên tinh bào
(spermatogonium) kt~12 µm,
xếp sát màng đáy đơn biểu mô
tinh, đến khi dậy thì sẽ bắt đầu
nguyên phân.
SỰ TẠO TINH TRÙNG (SPERMATOGENESIS)
• Nguyên tinh bào A (type A
spermatogonia)
• Nguyên tinh bào B (type B
spermatogonia)
• Tinh bào I (primary spermatocytes)
• Tinh bào II (secondary
spermatocytes)
• Tinh tử (spermatids)
SỰ TẠO TINH TRÙNG (SPERMATOGENESIS)
• Các nguyên tinh bào B biệt hóa
thành tinh bào I (46NST- 44+XY)
nhanh chóng nhân đôi lượng DNA
nhưng vẫn giữ thể lưỡng bội 2n ->
giảm phân I tạo ra tinh bào II
(23NST – 22+X hoặc Y) -> giảm
phân II cho ra tinh tử (23NST).
• Sự giảm phân tạo ra bên ngoài
hàng rào máu tinh hoàn.
SỰ BIỆT HÓA TINH TỬ (SPERMIOGENESIS)
• Tinh tử có đk 7-8 µm, nhiễm sắc chất
cô đặc.
• GĐ1: Giai đoạn Golgi: tinh tử có bộ
golgi, ti thể, một cặp trung tử,
ribosome tự do và lưới nội bào hạt.
Các hạt cực đầu (acrosomal
granule) nằm trong túi cực đầu.
Trung tử di chuyển sát màng TB hình
thành tiêm mao -> tiến về nhân làm
dài tiêm mao.
SỰ BIỆT HÓA TINH TỬ (SPERMIOGENESIS)
• GĐ2: Giai đoạn cực đầu: túi cực
đầu dài ra bao lấy ½ nhân tạo cực
đầu (acrosome). Nhân hướng về
mặt đáy Bm sinh tinh, dài ra và cô
đặc, ti thể tập hợp quanh tiêm
mao (flagellum) tạo đoạn giữa tinh
trùng.
• GĐ: Giai đoạn trưởng thành:
bào tương bong ra và được tb
Sertoli thực bào, tinh trùng đi vào
ống dẫn tinh.
TẾ BÀO SERTOLI
• Nâng đỡ, bảo vệ và điều hòa dinh
dưỡng cho việc tạo thành tinh trùng.
• Thực bào
• Chế tiết dịch giúp di chuyển tinh
trùng, protein gắn kết androgen (ABP)
cô đặc testosterone, chế tiết inhibin
ức chế tổng hợp FSH, sx hormone
kháng Muller (phôi thai).
• Tạo hàng rào máu tinh hoàn.
TẾ BÀO SERTOLI
• Vùng dưới đồi tiết FSH/LH- RH
• Tuyến yên tiết LH -> tb Leydig,
FSH -> tb Sertoli.
MÔ KẼ (INTERSTITIAL TISSUE)
• Có mô liên kết, dây TK, mạch
máu và mạch BH.
• Tế bào Leydig dạng hình cầu
hay đa diện, có nhân nằm giữa,
bào tương ưa eosin, lưới nội
bào trơn và ti thể chế men giúp
tạo testosterone (ở trạng thái
nghỉ cho đến khi dậy thì)
MÔ KẼ (INTERSTITIAL TISSUE)
ỐNG DẪN TINH BÊN TRONG
(INTRATESTICULAR GENITAL DUCTS)
• Gồm ống thẳng, lưới tinh và ống ra
mang tinh trùng và dịch đến ống
mào tinh (duct of epididymis).
ỐNG DẪN TINH BÊN TRONG TINH HOÀN
(INTRATESTICULAR GENITAL DUCTS)
• Ống thẳng đoạn đầu chỉ có tb
Sertoli, về sau chỉ có bm vuông
đơn.
• Lưới tinh là một hệ thống mạng
lưới biểu mô vuông đơn đa dạng.
• Ống ra (sl từ 10-20) có bm vuông
đơn kết hợp bm trụ có lông
chuyển.
ỐNG DẪN TINH BÊN NGOÀI TINH HOÀN
• Gồm ống mào tinh (dustus
epididymidis), ống tinh (dustus
deferens) và niệu đạo (urethra)
chuyên chở tinh trùng từ tinh hoàn
đến lỗ sáo của dương vật.
ỐNG DẪN TINH BÊN NGOÀI TINH HOÀN
• Ống mào tinh là ống duy nhất,
cuộn nhiều lần, dài 4-6m, tạo
nên thân và đuôi mào tinh; có
bm trụ giả tầng có lông
chuyển.
• Ống tinh là ống thẳng lòng
hẹp, thành dày do có nhiều cơ
trơn.
• Đoạn cuối ống tinh tạo bóng
ống tinh có túi tinh đổ vào ->
niệu đạo tiền liệt.
CÁC TUYẾN SINH DỤC PHỤ
• Sản xuất các chất tiết có vai trò
quan trọng trong hoạt động sinh
dục của nam giới.
• Gồm túi tinh, tuyến tiền liệt và
tuyến hành niệu đạo.
TÚI TINH (SEMINAL VESICLE)
• Gồm hai ống uốn lượn rất nhiều,
dài 15cm, có bm vuông đơn hoặc
trụ giả tầng chứa nhiều hạt tiết.
• Chế tiết fructose, citrate, inositol,
prostaglandin và một số loại
protein cung cấp năng lượng cho
tinh trùng.
TUYẾN TIỀN LIỆT (PROSTATE GLAND)
• Là loại tuyến ống phức tạp, có
từ 30-50 nhánh.
• Cấu trúc 3 lớp: lớp trung tâm
(chiếm 25% số nang tuyến,
lớp ngoại vi (chiếm 70%), lớp
chuyển tiếp
TUYẾN TIỀN LIỆT (PROSTATE GLAND)
• Các ống bài xuất của tuyến TL
đổ vào niệu đạo tiền liệt.
TUYẾN TIỀN LIỆT (PROSTATE GLAND)
• Biểu mô TTL dạng vuông đơn hoặc
trụ giả tầng.
• Dịch tiết của TTL tiết ra là một phần
của tinh dịch. Nó là một chất lỏng
màu trắng trong, giàu lipid, enzym
phân giải protein, fibrinolysin và
citric acid.
• Sự hình thành, tổng hợp và giải
phóng các chất tiết của tuyến tiền
liệt được điều chỉnh bởi
dihydrotestosterone, dạng hoạt
động của testosterone.
TUYẾN HÀNH NIỆU ĐẠO (TUYẾN COWPER)
• Có đk 3-5mm, ở sát niệu đạo màng.
• Là tuyến ống nang có bm vuông đơn
chế nhầy -> bôi trơn
DƯƠNG VẬT
• Là mô cương gồm 3 khối mô hình
trụ, niệu đạo dương vật và da bao
bên ngoài.
• Hai khối hình trụ ở mặt lưng DV là
thể hang, khối còn lại là thể xốp
(phần cuối phình ra tạo qui đầu
dương vật).
• Bm trụ giả tầng kèm tuyến Littre tiết
nhầy.

You might also like