You are on page 1of 40

LOGO

BÀI 4: Chuyển
hóa Lipid
TS. BS. HUỲNH THANH LONG
Mục tiêu
1.Liệt kê được các loại lipoprotein : tên, thành phần cấu tạo, vai
trò.
2.Liệt kê được các giai đoạn của quá trình β-oxy hóa và quá trình tổng hợp
acid béo bão hòa có số C chẵn.
3.Tính được năng lượng thu được sau khi β-oxy hóa và năng lượng cần
dùng để tổng hợp một phân tử acid palmitic.
4.Mô tả được vai trò của acid béo và thể ceton trong việc cân bằng năng
lượng.
5.Mô tả được vai trò của các yếu tố tham gia điều hòa tổng hợp cholesterol.
6.Kể tên được các hoạt chất sinh học quan trọng có nguồn gốc từ
cholesterol.
7.Mô tả được vai trò của insulin trong chuyển hóa triacylglycerol.
8.Nêu tên được một số hoạt chất sinh học từ glycerolphospholipid và
sphingolipid
1.QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA VÀ HẤP THU LIPID

1.Vai trò của các enzym tiêu hóa lipid


2.Quá trình hấp thu lipid qua thành ruột
Chu trình gan – ruột của sterol
2.LIPOPROTEIN VÀ SỰ VẬN CHUYỂN LIPID
TRONG MÁU

1.Các loại lipoprotein (LP)


2.Sự vận chuyển lipid trong máu
1.Các loại lipoprotein (LP)

-Phần vỏ / lõi
-Phần lipid / protein
Chuyển hóa của LDL
Thụ thể LDL (LDL receptor)

Tổng hợp cholesterol nội bào

(-) HMG-CoA reductase

Cung cấp
cholesterol

Ức chế tổng hợp


LDL receptor

28/09/2016 TS.BS.Nguyễn Minh Hà 16


LDL nhỏ và đậm đặc dễ chui qua lớp nội mạc mao
mạch và ở lại lâu hơn là yếu tố gây xơ vữa mạnh.
TÓM TẮT LIPOPROTEIN
Các lipid trong thức ăn, gồm triacylglycerol (TG), phospholipid,
cholesterol tự do và cholesterol ester, khi đi qua ống tiêu hóa, được
hỗ trợ nhũ tương hóa bởi muối mật và được phân giải thành các
đơn phân (acid béo tự do, monoacyl glycerol, cholesterol,
lysophospholipid…) nhờ các enzyme tiêu hóa lipid. Các đơn phân
lipid này được hấp thu vào tế bào ruột và vào máu về gan dưới một
dạng lipoprotein là chylomicron.
Lipoprotein có hình cầu, là sự kết hợp giữa thành phần lipid và
thành phần protein (được gọi là apoprotein), giúp vận chuyển lipid
trong máu. Có bốn loại lipoprotein chính là chylomicron, VLDL, LDL
và HDL. Các loại này khác nhau về kích thước, tỷ trọng, thành phần
% lipid, nguồn gốc và chức năng, được hỗ trợ bởi các loại
apoprotein khác nhau. Trong đó, LDL chứa thành phần cholesterol
cao, là yếu tố sinh xơ vữa động mạch; HDL có khả năng vận chuyển
ngược cholesterol từ mô ngoại biên về gan nên được xem là yếu tố
chống xơ vữa.
3.QUÁ TRÌNH OXY HÓA
ACID BÉO
TÓM TẮT OXY HÓA ACID BÉO

Nhằm 2 mục đích: (1) cung cấp năng lượng dưới dạng ATP; và (2)
cung cấp acetyl-CoA để tổng hợp thể ceton.
Xảy ra trong ty thể, khi có tín hiệu thiếu năng lượng trong tế bào,
ở một số mô nhất định.
Quá trình OXH acid béo có đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào cấu
trúc, độ dài mạch C và độ bão hòa của acid béo đó. Một cách tổng
quát, quá trình OXH acid béo bão hòa có số C chẵn trong tế bào
gan gồm 3 bước:
(1)hoạt hóa acid béo thành dạng hoạt động là acyl-CoA
(2)acyl-CoA được vận chuyển từ bào tương vào ty thể nhờ chất
vận chuyển carnitine và enzym CAT (carnitine acyl transferase);
(3)β-oxy hóa acyl-CoA trong ty thể thành các acetyl-CoA, FADH2 và
NADH,H+ thông qua các vòng oxy hóa, mỗi vòng gồm 4 phản ứng.
Các chất này đi qua chu trình acid citric và chuỗi hô hấp tế bào
để tạo thành ATP.
4.CHUYỂN HÓA THỂ CETON
Thể ceton là nguồn năng lượng ở một

số mô đặc biệt.
Gan chỉ có thể tổng hợp nhưng không

thể sử dụng thể ceton.


Một phân tử β-hydroxybutyrat sau khi

oxy hóa hoàn tòan cho 21,5 ATP.


5.TỔNG HỢP ACID BÉO

Gồm các giai đoạn :

◦(1) Chuyển glucose thành acetyl-CoA trong bào tương.


◦(2) Tạo thành malonyl-CoA
◦(3) Kéo dài mạch C nhờ phức hợp acid béo synthase.
Ban đầu sẽ tổng hợp acid palmitic (16C)
TÓM TẮT TỔNG HỢP ACID BÉO

Được tổng hợp chủ yếu từ glucid trong thức ăn khi có sự dư thừa
năng lượng trong cơ thể, xảy ra chủ yếu ở gan, mô mỡ và niêm mạc
ruột non.
Diễn tiến: acetyl-CoA sinh ra từ quá trình đường phân HDP sẽ
được chuyển thành malonyl-CoA, rồi gắn vào phức hợp acid béo
synthase để kéo dài mạch cacbon. Acid palmitic sẽ được tạo thành
đầu tiên, sau đó sẽ được kéo dài chuỗi hoặc khử bão hòa để tạo
thành các loại acid béo khác nhau.
Hai quá trình oxy hóa và tổng hợp acid béo đều được điều hòa bởi
các hormon insulin, glucagon, epinephrine thông qua enzym trung
tâm là ACC (acetyl-CoA carboxylase)
6.CHUYỂN HÓA CHOLESTEROL
Ruột hấp thu 300mg choles. tự do/ngày  55% vào máu.
 Cơ chế phân tử để đào thải choles. dư thừa ra khỏi tế bào
ruột (ABC G5/G8 transporter)
Về gan = chylomicron, từ gan đến mô = VLDL, LDL.

Được thải qua đường mật dưới dạng coprosterol.


4 GĐ trong bào tương tế bào gan :
GĐ1: Tạo mevalonate từ acetate nhờ 2 enzym HMG-CoA

synthase và HMG- CoA reductase.


GĐ2: Biến đổi mevalonate thành 2 phân tử isoprene hoạt

hóa.
GĐ3: Kết hợp 6 isoprene hoạt hóa thành squalen (30C).

GĐ4: đóng vòng squalen tạo cholesterol (27C).


ESTER HÓA CHOLESTEROL
Trong máu Trong gan
Mục đích :

◦Ổn định tỷ lệ cholesterol tự do ở màng bào tương  duy trì độ


mềm mại của màng.
◦Tạo thuận lợi cho sự hấp thu cholesterol từ ngoài vào lipoprotein.

 Khả năng ester hóa choles. thể hiện chức năng của tb gan.

Bình thường tỷ lệ CE/Cho.total = 2/3.


Tỷ lệ này giảm trong các bệnh tổn thương tb gan.
=> HMG-CoA
reductase là
trung tâm của
sự điều hòa
tổng hợp
cholesterol
TÓM TẮT CHUYỂN HÓA CHOLESTEROL

Trong cơ thể, chỉ có 30% cholesterol được hấp thu từ thức ăn, còn lại
là được tổng hợp nội bào.
Sau khi được các lipoprotein vận chuyển đến tế bào hoặc được tổng
hợp mới, cholesterol sẽ được tế bào sử dụng để cấu tạo màng và tạo
các sản phẩm như muối mật, các hormone steroid và vitamin D.
Cholesterol được tổng hợp mới tại các mô các nhu cầu cao về
cholesterol như gan, tuyến thượng thận, các tuyến sinh dục, thông
qua 4 giai đoạn: (1) tổng hợp mevalonate từ acetyl-CoA; (2) biến đổi
mevalonat thành 2 phân tử isopren hoạt hóa; (3) kết hợp 6 phân tử
isopren hoạt hóa thành squalen; và (4) đóng vòng squalen tạo nhân
steroid.
Sự tổng hợp cholesterol được điều hòa bởi chính nồng độ
cholesterol nội bào, thông qua điều hòa tổng hợp thụ thể LDL và
hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase (tham gia tổng hợp
mevalonat từ acetyl- CoA).
7.CHUYỂN HÓA
TRIACYLGLYCEROL
DỰ TRỮ TG TRONG MÔ MỠ
GIẢI PHÓNG ACID BÉO TỪ TG TRONG
MÔ MỠ
TÓM TẮT CHUYỂN HÓA TRIGLYCERID

Trong cơ thể, TG cũng có hai nguồn gốc ngoại sinh từ thức ăn và nội
sinh. Chuyển hóa của TG có hai vấn đề cần chú ý là: (1) sự tổng hợp
TG, khác nhau ở gan và mô mỡ; và (2) sự dự trữ hoặc giải phóng TG ở
mô mỡ theo chu kỳ bữa ăn. Cả hai vấn đề này đều sự chi phối chặt
chẽ của các hormon, mà trong đó quan trọng nhất là insulin.
Sự tổng hợp TG từ glycerol và acid béo tự do, có sự khác biệt về
nguồn gốc glycerol ở mô gan và mô mỡ.
Dự trữ TG ở mô mỡ sẽ tăng lên sau bữa ăn do: (1) sự dồi dào nguồn
TG trong thức ăn; và (2) sự dồi dào nguồn glycerol-3-phosphate từ
quá trình đường phân HDP. Khi đói, nồng độ glucagon tăng lên gây
kích thích ly giải lipid.
Chu trình TG ở gan-mô mỡ thể hiện chu trình tuần tự của việc ly giải –
tổng hợp TG giữa gan và mô mỡ để tái tạo TG ngay cả khi nhịn đói.
Chu trình này được điều hòa bởi hormon glucocorticoid, thông qua
hoạt động của enzym phosphoenolpyruvat carboxykinase (PEPCK).
8. PHOSPHOLIPID VÀ
SPHINGOLIPID

You might also like