You are on page 1of 102

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA DƯỢC- ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO
CHƯƠNG 9: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT

GVBM: ThS.BS HUỲNH HUY CƯỜNG


LỚP : ĐẠI HỌC DƯỢC 13C
DANH SÁCH NHÓM
STT TÊN MỤC TIÊU PHỤ TRÁCH ĐIỂM

-Các Tuyến Nội Tiết Trong Cơ Thể


1 LÊ KIM HUÊ
-Phân Loại Bản Chất Cơ Chế Của Hormon

2 BÙI THỊ KIM NGỌC -Điều Hòa Bài Tiết Hormon Và Vùng Dưới Đồi

-Cấu Tạo Giải Phẫu Và Mối Liên Hệ Của Tuyến Yên


3 LÝ NGỌC HIẾU
-Các Hormon Thùy Trước Tuyến Yên
-Các Hormon Thùy Sau Tuyến Yên
4 HUỲNH NGỌC ANH
- Cấu Tạo Giải Phẫu Mô Học Của Tuyến Giáp
5 TRẦN HUỲNH NHƯ Ý -Quá Trình Tổng Hợp Và Tác Dụng Hormon Tuyến Giáp
-Trình Bày Sự Điều Hòa Bài Tiết Hormon Giáp
6 LÝ THỊ LỆ -Nguồn Gốc Và Vai Trò Hormon Calcitonin
-Một Số Rối Loạn Hoạt Động Chức Năng Tuyến Giáp
MỤC TIÊU
 Trình bày các tuyến nội tiết trong cơ thể.
Trình bài khái niệm về hormon, mô đích.
Phân loại hormon và nêu được đặc điểm chung trong
quá trình sinh tổng hợp, bài tiết, vận chuyển, tác dụng
hormon.

Sinh viên thực hiện: Lê Kim Huê


MSSV: 187130261
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT:
1.1. Các tuyến nội tiết trong cơ thể:
Trong cơ thể có 2 loại tuyến là tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.
• TUYẾN NGOẠI TIẾT • TUYẾN NỘI TIẾT
 Có ống dẫn đổ chất tiết ra Không có ống dẫn.
ngoài. Chất tiết (hormon) thấm trực
 Chất tiết được bổ vào 1 cơ tiếp vào máu.
quan nhất định. Chất tiết tác động lên nhiều
 Chất tiết tác động ở một nơi cơ quan đó.
nhất định. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp,
Ví dụ: tuyến nhờn, tuyến mồ tuyến trên thận,...
hôi, tuyến nước bọt,...
 Vai trò của các tuyến nội tiết rất quan trọng. Chất do các
tuyến nội tiết sản xuất ra gọi là hormon.
Các tuyến nội tiết trong cơ thể phân bố ở nhiều nơi, chúng
có hình dạng và kích thước khác nhau.
 Hệ nội tiết điều hoà hoạt động của cơ thể:
 Duy trì sự hằng định nội môi, bảo đảm môi trường cho
hoạt động chuyển hóa tại các tế bào.
 Giúp cơ thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp
như: đói, nhiễm trùng, chấn thương, stress tâm lý …
 Tác động trên sự tăng trưởng.
 Đảm bảo hoạt động sinh sản.
1.2. Phân loại hormon:
1.2.1. Hormon của các tuyến nội tiết:
Hormon của các tuyến nội tiết phân thành hai loại khác nhau:
- Hormon có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể như:
hormon GH (tuyến yên), T3,T4 (tuyến giáp), cortisol (tuyến vỏ thượng
thận), insulin (tuyến tụy),…
- Hormon chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ quan nào
đó như: hormon ACTH, TSH, FSH, LH,...
1.2.2. Hormon tại chỗ:
Là những hormon do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi được
máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra các tác
dụng sinh lý.
Ví dụ: Secretin, histamin, prostaglandin
Sơ đồ vị trí các tuyến nội tiết trong cơ thể
1.3. Bản chất hóa học và sự bài tiết hormon:
Các hormon thường có bản chất hoá học thuộc một trong ba
loại sau đây:
- Steroid: có cấu trúc hoá học giống cholesterol và hầu hết được
tổng hợp từ cholesterol như hormon của tuyến vỏ thượng thận
(cortisol, aldosteron), từ tuyến sinh dục (estrogen, progesteron,
testosteron).
- Dẫn xuất acid amin của tyrosin: Hai nhóm hormon được tổng
hợp từ tyrosin đó là hormon của tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin,
noradrenalin) và hormon của tuyến giáp (T3, T4).
- Protein và peptid: tất cả các hormon còn lại là protein, peptid,
hoặc dẫn xuất như các hormon vùng dưới đồi, hormon tuyến yên,
hormon tuyến cận giáp, hormon tuyến tụy nội tiết và hầu hết các
hormon tại chỗ.
1.4. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA HORMON
Tuỳ thuộc vào bản chất hoá học, vị trí gắn của hormon với
receptor sẽ xảy ra trên màng, trong bào tương hoặc trong nhân tế
bào. Do đó chúng cũng có những con đường tác động khác nhau
vào bên trong tế bào (chúng có những cơ chế tác dụng khác nhau
tại tế bào đích).
1.4.1. Cơ chế tác dụng của hormon gắn với receptor trên
màng tế bào
- Hết các hormon có bản chất hoá học là protein, peptid, dẫn
xuất của acid amin khi đến tế bào đích đều gắn với các receptor
nằm ngay trên màng tế bào.
- Phức hợp hormon - receptor này sẽ tác động vào hoạt động
của tế bào đích thông qua một chất trung gian được gọi là chất
truyền tin thứ hai.
*Thông qua AMP vòng ( AMPʋ ): sau khi gắn receptor trên màng tế bào,
phức hợp hormon- receptor sẽ hoạt hóa một enzym nằm trên tế bào là
Adenylcylase. Sau khi hoạt hóa, enzym này lập tức xúc tác phản ứng tạo
ra các phân tử AMP vòng từ các phân tử ATP.

Cơ chế tác dụng của hormon thông qua AMP vòng


*Tác dụng thông qua ion Ca ++ và calmodulin:
• Một số trường hợp khi hormon hoặc chất truyền đạt thần kinh
gắn receptor trên màng tế bào đích nó sẽ làm mở kênh ion calci
và calci được vận chuyển vào trong tế bào.
• Tại bào tương, calci gắn với một loại protein và calmodulin.
Tác dụng thông qua các “mảnh” phospholipid màng:
• Một số hormon khi gắn với receptor trên màng tế bào lại hoạt
hóa enzym phospholipase C trên màng tế bào. Enzym này có
tác dụng cắt các phân tử phospholipid thành các phân tử nhỏ
và hoạt động như những chất truyền tin thứ hai để gây ra các
tác dụng tại các tế bào đích như co cơ trơn, thay đổi sự bài
tiết,...
1.4.2. Cơ chế tác dụng của hormon gắn với recepter trong tế bào
Hormon T3, T4 của tuyến giáp cũng tác động tại tế bào đích
theo cơ chế này chỉ có khác là T3, T4 khuếch tán vào nhân tế bào và
gắn trực tiếp vào receptor nằm trên phân tử DNA chứ không qua
bước trung gian là gắn với receptor của bào tương.

Cơ chế tác dụng của hormon thông qua hoạt hóa gen
MỤC TIÊU
Trình bày điều hòa bày tiết hormon.
Trình bày đặc điểm, cấu tạo và hormon của
vùng dưới đồi.

SVTH: Bùi Thị Kim Ngọc


MSSV: 187130250
1.5 Điều hòa bài tiết hormon:
Có 2 kiểu điều hòa ngược là điều Điều hòa ngược dương tính:
hòa ngược dương tính và điều hòa ngược Khi một yếu tố nào đó hoặc một hoạt
âm tính. động chức năng của một cơ quan nào đó
Điều hòa âm tính: tăng, một loạt các phản ứng xảy ra dẫn tới
Điều hòa âm tính là kiểu điều hòa có kết quả làm tăng yếu tố đó hoặc tăng hoạt
tác dụng làm tăng nồng đọ hormon hoặc động chức năng cơ quan đó, ngược lại khi
tăng hoạt động chức năng của một tuyến đã giảm lại càng làm giảm hơn. Kiểu điều
nội tiết, khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động hòa này gọi là điều hòa ngược dương tính.
của tuyến nội tiết đó đang giảm và ngược
lại.
2. VÙNG DƯỚI ĐỒI (HYPOTHALAMUS):
2.1 Đặc điểm cấu tạo của vùng dưới đồi:
Là cấu trúc thuộc não trung gian, nằm
quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền.
Vùng dưới đồi có liên hệ mật thiết với mạch
máu và đương thần kinh với tuyến yên.
Vùng dưới đồi bài tiết ra các hormon
điều hòa bài tiết các hormon thùy trước tuyến
yên. Ngoài ra còn bài tiết ra hai hormon
oxytocin và ADH dự trữ ở thùy sau tuyến
yên.
2.2 Các hormon của vùng dưới đồi:
2.2.1 Nhóm hormon giải phóng:
GHRH: kích thích giải phóng hormon GH.
CRH: kích thích giải phóng hormon ACTH.
TRH: kích thích giải phóng hormon TSH.
GHIH: ức chế giải phóng hormon GH.
GnRH: kích thích giải phóng hormon FSH và LH.
PRH: kích thích giải phóng hormon Prolactin.
2.2.2 Các hormon ức chế:
GIH có tác dụng ức chế hormon GH.
PIH có tác dụng ức chế hormon prolactin từ tế bào thùy trước tuyến yên.
MIH có tác dụng ức chế hormon melanin ở tuyến yên.
2.2.3 Điều hòa bài tiết các hormon giải phóng và ức chế:
Các hormon giải phóng và ức chế được điều hoà chủ yếu
bằng cơ chế điều hoà ngược mà các tín hiệu điều hoà xuất phát
từ tuyến yên, các tuyến ngoại biên khác, thậm chí ngay tại
vùng dưới đồi.
2.2.4 Các hormon khác của vùng dưới đồi:
Noron nhóm nhân trên thị và cạnh não thất còn tổng hợp
2 hormon là ADH (vasopressin) và Oxytocin. Hai hormon này
được tổng hợp ở thân tế bào rồi theo sợi trục đến tích trữ ở
thuỳ sau tuyến yên.
MỤC TIÊU
Trình bày cấu tạo giải phẩu và mô học của tuyến yên.
Trình bày mối liên hệ của tuyến yên với vùng dưới đồi.
Trình bày các hormon thùy trước.

SVTH: Lý Ngọc Hiếu


MSSV: 187130230
3. TUYẾN YÊN
3.1. cấu tạo giải phẩu và các mô học của tuyến yên:
Tuyến yên là là một tuyến nhỏ nằm ở sàn não thất III trong hố yên
của thân xương bướm, nặng khoảng 0.4 – 1.1g, đường kính khoảng
1cm.
Tuyến yên được cấu tạo bởi ba thùy có nguồn gốc khác nhau gồm:
-Thùy trước: được chia làm ba phần gồm phần phễu, phần trung
gian, và phần xa. Thùy trước tuyến yên có đặc tính là một tuyến nội
tiết, nó có hai loại tế bào ưa axit tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào
ưa kiềm tiết ra, ACTH, TSH, FSH, LS, Lipoprotein.
- Thùy giữa: ở người chỉ có một lớp tế bào mỏng. Thùy
giữa tuyến yên tiết ra MSH. Động mạch cung cấp máu cho
tuyến yên là hai nhánh động mạch tuyến yên trên và động
mạch tuyến yên dưới, cả hai nhánh động mạch đều bắt đầu từ
động mạch cành trong.
- Thùy sau: gồm các tế bào gần như các tế bào mô thần
kinh đệm, các tế bào này không có khả năng tiết hormon.
Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết đó là
Vasopressin và Oxytoxin.
3.2 Mối liên hệ của tuyến yên với vùng dưới đồi:
• Tuyến yên liên quan chặt chẽ với vùng dưới đồi bằng đường
mạch máu qua hệ thống cửa – dưới đồi yên và bằng đường
thần kinh qua bó sợi thần kinh vùng dưới đồi – tuyến yên.
-Hệ vùng dưới đồi-thùy trước tuyến yên: Các nơ-ron vùng
đồi giữa vùng dưới đồi tiết các hormon theo hệ mạch cửa
xuống thùy trước tuyến yên để kích thích hay ức chế tế bào
thùy trước tuyến yên sản xuất hormon, rồi nó lại tác dụng lên
các cơ quan khác trong cơ thể.
-Hệ vùng dưới đồi-thùy sau tuyến yên: các nơ-ron của nhân
trên nhị và nhân cạnh não thất tiết ra các hormon, theo bó sợi
thần kinh xuống thùy sau tuyến yên , rồi đi đến các cơ quan
đích để tác động. Thùy sau tuyến yên không sản xuất hormon
chỉ giúp vận chuyển hormon từ vùng dưới đồi đến một số cơ
quan trong cơ thể.
3.3 Các hormon thùy trước tuyến yên:
3.3.1 hormon phát triển cơ thể GH
( growth hormon):
a) Nguồn gốc và bản chất hóa học:
GH là một phân tử protein chứa 191
acid amin trong một chuỗi đơn và có
trọng lượng phân tử là 22.005.
b) Tác dụng:
GH làm xương phát triển nhờ hai cơ chế chính: cơ chế
làm dài xương và cơ chế làm dày xương.
Ngoài ra GH còn có tác dụng phát triển các cơ quan khác
như: tăng kích thước các tạng, tăng kích thước tuyến thượng
thận cùng với ACTH, tăng khích thước các cơ quan sinh sản
cùng với androgen, tác dụng GH lên các quá trình chuyển
hóa,...
c) Điều hòa bài tiết GH: Được điều hòa chủ yếu bởi GRH và GIH của vùng dưới đồi.
GH còn được điều hòa bỡi Somatostatin.
Nồng độ glucose trong máu giảm, nồng độ acid béo trong máu giảm, thiếu protein nặng và
kéo dài sẽ làm tăng bài tiết GH.
Tình trạng stress, chấn thương, luyện tập gắng sức sẽ làm tăng bài tiết GH.
d) Rối loạn bài tiết GH:
Trước tuổi trưởng thành, nếu thiếu GH, trẻ không lớn được gây bệnh lùn tuyến yên. Nếu
tăng tiết GH sẽ gây bệnh khổng lồ, đái đường.
Người trưởng thành nếu thiếu GH sẽ bị bệnh Simon, nếu tăng tiết sẽ gây bệnh to đầu ngón.

Hormon phát triển cơ thể GH


3.3.2. Hormon kích thích tuyến giáp TSH ( thyroid
stimulating hormone):
a) Nguồn gốc và bản chất hóa học:
TSH là một glycoprotein, có trọng lượng phân tử 28.000.
b) Tác dụng:
- Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp: Tăng số lượng và kích thước tế bào
tuyến giáp trong mỗi nang giáp.Tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ dạng
khối sang dạng trụ (dạng bài tiết).Tăng phát triển hệ thống mao mạch của
tuyến giáp.
- Tác dụng lên chức năng tuyến giáp: Tăng hoạt động bơm iod do đó làm
tăng khả năng bắt iod của tế bào tuyến giáp.Tăng gắn iod vào tyrosin để
tạo hormon tuyến giáp.Tăng phân giải thyroglobulin được dự trữ trong
lòng nang để giải phóng hormon tuyến giáp vào máu và do đó làm giảm
chất keo trong lòng nang giáp.
c) Điều hòa bài tiết:
- Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều khiển từ trên xuống của TRH
vùng dưới đồi và chịu sự điều hoà ngược của tuyến đích là tuyến giáp.
d) Rối loạn bài tiết:
-Tăng hoặc giảm bài tiết TSH đều gây tình trạng bệnh lý.
- U năng tuyến (tăng tiết) gây bệnh BASEDOW.
- Nhược năng tuyến (suy giáp), biểu hiện khác nhau tùy thuộc mức độ giảm
tiết hormon giáp: đần độn, trí tuệ kém phát triển...

Tuyến Giáp
3.3.3. Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận ACTH(adreno
cortico tropin hormone):
a)Nguồn gốc và bản chất hóa học:
ACTH là một phân tử polypeptid lớn gồm 39 acid amin.
b)Tác dụng:
- Tác dụng lên cấu trúc tuyến vỏ thượng thận.
- Tác dụng lên chức năng vỏ thượng thận.
- Tác dụng lên não.
- Tác dụng lên tế bào sắc tố.
c) Điều hòa bài tiết:
- Do nồng độ CRH của vùng dưới đồi quyết định, khi nồng độ CRH tăng thì ACTH được
bài tiết nhiều và ngược lại
- Do tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của cortisol
- Nồng độ ACTH còn được điều hoà theo nhịp sinh học
d) Rối loạn bài tiết:
- Giảm tiết ACTH, gặp trong bệnh addison thượng thận.
- Tăng tiết ACTH, gặp trong hội chứng Cushing hoặc trường
hợp u các tế bào ưa kiềm ở thùy trước tuyến yên.

Cấu tạo tuyến trên thận và phần vỏ tuyến gồm 3 lớp


3.3.4 Hormon khich thích bài tiết sữa prolactin (PRL)
a) Nguồn gốc và bản chất hóa học: Prolactin là một hormon protein có 198 acid
amin với trọng lượng phân tử 22.500
b) Tác dụng:
Trên cơ thể người nữ Prolactin có tác dụng kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác
dụng của estrogen và progesteron.
Trên cơ thể người nam, tác dụng của prolactin không rõ ràng, người ta cho rằng nó phối
hợp với testosterron để kích thích sự phát triển của tuyến tuyền liệt.
c) Điều hòa bài tiết:
Sự bài tiết prolactin được hoạt hóa bởi PRH và PIH của
vùng dưới đồi.
Một số chất khác cũng có tác dụng đến sự bài tiết prolactin.

Hormon kích thích bài tiết sữa PRL


3.3.5. Hormon kích thích tuyến sinh dục
FSH và LH( Follicle Stimulating Hormon
và Luteinizing Hormon):
a) Nguồn gốc bản chất hóa học: Cả FSH và LH đều là
glycoprotein. FSH được cấu tạo bởi 236 acid amin với trọng lượng
phân tử 32.000, còn LH có 215 acid amin và trọng lượng phân tử là
30.000. FSH
b) Tác dụng:
Tác dụng lên tuyến sinh dục nam (tinh hoàn).
* FSH: Kích thích ống sinh tinh phát triển, Kích thích tế bào Sertoli
nằm ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào
quá trình sản sinh tinh trùng.
* LH: Kích thích tế bào kẽ Leydig phát triển, tổng hợp và bài tiết
testosterron.
Tác dụng trên tuyến sinh dục nữ (buồng trứng).
* FSH: Kích thích các noãn nang phát triển đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp
tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của noãn nang.
* LH: Phối hợp với FSH làm phát triển noãn nang tiến tới chín, phối hợp với
FSH gây hiện tượng phóng noãn, kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại
phát triển thành hoàng thể, kích thích lớp tế bào hạt của noãn nang và hoàng thể
bài tiết estrogen và progesteron.
c) Điều hòa bài tiết:
Hai hormon FSH và LH được bài tiết bắt đầu từ 9- 10 tuổi. Lượng bài tiết
hai hormon này tăng dần và có mức cao nhất vào tuổi dậy thì.
Do tác dụng điều hoà ngược của hormon sinh dục: Testosteron, estrogen,
progesteron. Khi các hormon này tăng thì ức chế tuyến yên và ngược lại nếu
nồng độ các hormon này giảm sẽ kích thích tuyến yên bài tiết nhiều FSH và
LH.
MỤC TIÊU
• Trình bày đặc điểm của tuyến yên thùy sau và các
bệnh rối loạn chức năng của tuyến yên.
• Trình bày cấu tạo giải phẩu và mô học của tuyến
giáp.

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh


MSSV: 187130251
3.4 Các tuyến yên thùy sau:
3.4.1 Cấu tạo:
Hai hormon được bày tiết từ thùy sau của tuyến yên có
nguồn gốc từ vùng dưới đồi. Chúng được bày tiết từ các nortron
mà các thân cư trú ở nhân cạnh não thất và nhân trên thị. Sau khi
được tổng hợp chúng được vận chuyển theo sợi trục đến các bộc
nhỏ nằm trong tận cùng thần kinh cư trú ở thùy sau tuyến yên.
Hai hormon đó là: hormon oxytocin và hormon ADH.
3.4.2. Tác dụng:
a)Oxytocin:
Trên cơ tử cung, oxytocin ó tác dụng co trơn tử cung khi đang mang thai, đặc biệt là thời
kì mang thay lúc chuyển dạ đẻ. Vì vậy, những người khó đẻ do cơn tử cung yếu thường tiêm
truyền oxyticon để làm tăng cơn co tử cung. Ngoài ra oxtocin còn có tác dụng co trơn mạch máu,
co trơn ruột, niệu quản, bàng quang, ống mật,...
Trên tuyến vú, oxyticon có tác dụng kích thích bài xuất sữa trên tuyến vú đang bài tiết,
tác dụng này là do oxyticon làm co các tế bào mô.
b) ADH hay vasopressin:
Với một lượng rất nhỏ chỉ 2 ng ADH khi tiêm cho người sẽ làm giảm bài tiết nước tiểu do
ADH có tác dụng làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu không có ADH, ống
góp và ống lượn xa hầu như không tái hấp thu nước làm cho một lượng lớn nước mất đi qua
đường nước tiểu. Ngược lại, với sự có mặt của ADH tính thấm nước của ống lượn xa và ống góp
tăng lên nhiều lần, nước được tái hấp thu trở lại cơ thể làm cho nước tiểu được cô đặc.
Với nồng độ cao, ADH có tác dụng làm co mạnh các tiểu động mạch ở toàn cơ thể do đó
làm tăng huyết áp. Chính vì lý do này mà ADH còn có tên thứ hai là vasopressin.
3.4.3. Điều hòa bài tiết:
• a) Oxytocin:
Bình thường nồng độ oxytocin huyết tương là 1 - 4 pmol/l. Oxytocin được bài tiết
do kích thích cơ học và tâm lý.
Kích thích trực tiếp vào núm vú: Chính động tác mút núm vú của đứa trẻ là những
tín hiệu kích thích được truyền về tuỷ sống rồi vùng dưới đồi làm kích thích các nơron ở
nhân cạnh não thất và nhân trên thị.
Những tín hiệu này được truyền xuống thuỳ sau tuyến yên để gây bài tiết oxytocin.
Kích thích tâm lý hoặc kích thích hệ giao cảm.
Vùng dưới đồi luôn nhận được các tín hiệu từ hệ limbic do vậy tất cả những kích
thích tâm lý hoặc hệ giao cảm có liên quan đến hoạt động cảm xúc đều có ảnh hưởng đến
vùng dưới đồi làm tăng bài tiết oxytocin và do vậy tăng bài xuất sữa. Tuy nhiên nếu những
kích thích này quá mạnh hoặc kéo dài thì có thể ức chế bài tiết oxytocin và làm mất sữa ở
các bà mẹ đang nuôi con.
• b) Vasopr:
Điều hoà bằng áp suất thẩm thấu:
Khi dịch thể đậm đặc (áp suất thẩm thấu tăng), nhân trên thị bị kích
thích, các tín hiệu kích thích sẽ truyền đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết
ADH. ADH được máu đưa đến tế bào làm tăng tính thấm đối với nước của tế
bào ống thận đặc biệt ống góp do vậy hầu hết nước được tái hấp thu trong khi
đó các chất điện giải vẫn được tiếp tục đưa ra nước tiểu do đó nước tiểu được
cô đặc.
Điều hoà bằng thể tích máu:
Thể tích máu giảm là một tác nhân mạnh gây bài tiết ADH
(vasopressin). Tác dụng này đặc biệt mạnh khi thể tích máu giảm từ 15- 25%,
khi đó nồng độ ADH có thể tăng tới 50 lần cao hơn bình thường.essin.
3.5. Các bệnh do rối loạn chức năng tuyến yên:
3.5.1. Bệnh lùn tuyến yên:
Hầu hết các trường hợp lùn đều do thiếu hormon tuyến yên
trong thời kỳ niên thiếu. Nhìn chung cơ thể phát triển cân đối
nhưng mức độ phát triển thì giảm rõ rệt, đứa trẻ 10 tuổi chỉ
bằng đứa trẻ 4-5 tuổi, người 20 tuổi chỉ bằng đứa trẻ 7-10 tuổi.
Người lùn tuyến yên không có dậy thì và hormon hướng
sinh dục không được bài tiết đủ do vậy chức năng sinh dục
không phát triển như người trưởng thành bình thường. Có
khoảng một phần ba những người lùn loại này chỉ giảm bài tiết
GH do vậy chức năng sinh dục vẫn phát triển và vẫn có khả
năng sinh sản.
3.5.2. Bệnh khổng lồ:
Nguyên nhân gây bệnh là do các tế bào bài tiết GH tăng cường
hoạt động hoặc do u của tế bào ưa acid. Kết quả là hormon GH được bài
tiết quá mức. Tuy nhiên bệnh khổng lồ chỉ xuất hiện khi tình trạng này
xảy ra vào lúc còn trẻ (trước tuổi trưởng thành).
Biểu hiện của bệnh là tình trạng phát triển nhanh và quá mức của
tất cả các mô trong cơ thể bao gồm cả xương và các phủ tạng làm cho
người đó to cao quá mức bình thường nên được gọi là người khổng lồ.
Những người khổng lồ thường bị tăng đường huyết và khoảng
10% có thể bị bệnh đái tháo đường.
Hầu hết các bệnh nhân khổng lồ thường chết khi còn trẻ trong
tình trạng suy tuyến yên toàn bộ vì phần lớn nguyên nhân gây khổng lồ
là do u tế bào bài tiết GH, khối u này càng phát triển thì càng chèn ép
vào các tế bào bài tiết các hormon khác của tuyến yên. Tuy nhiên nếu
được chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể được ngăn chặn bằng vi phẫu
thuật bóc tách khối u hoặc tia xạ.
3.5.3. Bệnh to đầu ngón:
Nếu u tế bào ưa acid xảy ra vào sau tuổi
trưởng thành nghĩa là xảy ra khi các sụn ở đầu
xương đã được cốt hoá thì bệnh nhân sẽ không
có biểu hiện khổng lồ nhưng các mô mềm vẫn
phát triển và các xương đặc biệt xương dẹt và
xương nhỏ có thể dày lên.
Bệnh nhân bị bệnh này sẽ có hình ảnh
đầu to, hàm nhô ra, trán nhô ra, mũi to, môi
dày, lưỡi to và dày, bàn tay to, bàn chân to,
phủ tạng to, đôi khi có cả sự biến dạng cột
sống làm lưng gù.
• 3.5.4. Bệnh gầy Simmonds:
Gặp ở ngươi lớn, do có khối u chền ép các tế bào ưa acid,
làm suy giảm chức năng tuyến yên toàn bộ ở người trưởng thành
nên lượng các hormon của tuyến yên đều giảm.
Các biểu hiện: Suy tuyến giáp, giảm bài tiết hormon chuyển
hoá đường của vỏ thượng thận, giảm bài tiết các hormon hướng sinh
dục dẫn tới giảm hoặc mất chức năng sinh dục.
Người bệnh thường gày đét, lông tóc bị rụng, thiểu năng
sinh dục.
• 3.4.5. Bệnh đái tháo nhạt:
Tổn thương vùng dưới đồi hoặc thuỳ sau tuyến yên sẽ làm
giảm lượng bài tiết ADH. Triệu chứng chính của bệnh là đái nhiều
nhưng nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu lại rất thấp nên
bệnh được gọi là bệnh đái tháo nhạt.
4. TUYẾN GIÁP:
4.1. Cấu tạo giải phẫu và mô học của tuyến giáp:
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể. Tuyến
giáp nằm ngay dưới thanh quản và ở trước khí quản, gồm hai
thuỳ trái và phải. Ở người trưởng thành tuyến giáp nặng 20-
50g.
Tuyến giáp gồm những đơn vị cấu tạo được gọi là nang
giáp, có đường kính khoảng 100-300 micromet. Những nang
này chứa đầy các chất bài tiết được gọi là chất keo trong lòng
nang và được lót bằng một lớp tế bào hình khối là những tế bào
bài tiết hormon vào lòng nang, đáy tế bào tiếp xúc với mao
mạch, đỉnh tế bào tiếp xúc với lòng nang.
Ngoài ra cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài
tiết ra hormon calcitonin là hormon tham gia trong chuyển hoá
calci.
MỤC TIÊU
Trình bày quá trình tổng hợp và tác dụng của hormon
tuyến giáp.

SVTH: Trần Huỳnh Như Ý


MSSV: 187130264
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp:

- Bơm iod (Bẫy Iod).

- Oxi hóa ion iodua thành dạng oxi hóa của iod nguyên tử.

- Gắn iod nguyên tử dạng oxi hóa vào tyrosin.

 hormone dạng gắn thyroglobulin.

- Giải phóng hormone tuyến giáp vào máu.

- Vận chuyển T3 và T4 đến các mô.


Tế bào nang tuyến giáp

Keo

1 Thyroglobulin được tổng hợp


và thải vào lòng nang Tyrosines (một phần của
Mao mạch phân tử thyroglobulin)
4 Iod được gắn vào tyrosine
trong chất keo tạo thành DIT và MIT.
Bộ máy
Mạng lưới Golgi
Chất keo
nội chất Iodine
3 Iodide DIT (T2)MIT (T1) Thyro-globulin
bị oxi hóa thành
iodine.
Iodide (I–) 2 Iodide (I–) bị mắc kẹt
T4 5 Tyrosines iod được liên kết
(tích cực vận chuyển trong).
T3 với nhau để tạo thành
Lysosome
T3 và T4.

T4
6 Chất keo thyroglobulin được nội tiết
và kết hợp với một lysosome.
T3 nội tiết
T4 7 Enzym lysosomal tách T4 và T3 Chất keo trong
từ chất keo thyroglobulin lòng nang
T3
và hormone khuếch tán vào máu.

Mô ngoại vi

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP TUYẾN GIÁP


Cấu Tạo Mô Học Của Tuyến Giáp
- Tuyến giáp gồm số lượng lớn nang kín (đường kính khoảng 100-300
micromet) chứa đầy chất bài tiết (cất keo) và được lót bằng lớp tế bào biểu
mô lát đơn (vuông đơn hoặc trụ đơn) và tiết hormon vào lòng nang. Thành
phần chính của chất keo là lượng lớn glycoprotein Thyroglobulin ( trong đó
chứa hormon tuyến giáp).
- Hormon trong nang trước khi có thể hoạt động trong cơ thể nó phải
được hấp thu qua tế bào biểu mô nang vào máu.
- Khoảng 93% là thyroxine (T4) và 7% là triiodothyronine (T3). Tuy nhiên,
hầu hết tất cả hormon tuyến giáp được chuyển hóa cuối
cùng thành triiodothyronine (T3) ở trong mô.
- Chức năng của 2 hormon này giống nhau, nhưng khác nhau về vận tốc hoạt
động và mức độ hoạt động: Triiodothyronine (T3) mạnh khoảng 4 lần so với
thyroxine (T4), nhưng nó tồn tại trong máu với lượng nhỏ hơn nhiều và thời
gian ngắn hớn nhiều so với thyroxine (T4).
Vai trò của iod trong tổng hơp hormon giáp
- Để duy trì tổng hợp hormon giáp cần thiêt cho cơ thể ,cẩn
khoảng 50 mg/năm iod hấp thu vào dưới dạng idodua, hoặc
khoảng 1 mg/tuần. Để ngăn tình trạng thiếu iod, trong muối ăn
thường được trộn thêm một lượng iod với tỷ lệ NaI/NaCl
là 1/100.000.
- Iod của thức ăn được hấp thu từ đường tiêu hóa vào máu tương
tự như clorua: hầu hết iodua nhanh chóng được đào thải qua thận,
chỉ khoảng 1/5 từ tuần hoàn vào tuyến giáp và được sử dụng để tổng
hợp hormon tuyến giáp.
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp:
1.1 Bơm iod (Bẫy Iod):
- Giai đoạn đầu hình thành hormon tuyến giáp là vận chuyện iod từ máu vào các tế
bào tuyến giáp và các nang giáp. Màng đáy của tế bào tuyến giáp có khả năng đặc biệt
để bơm iod tích cực vào trong tế bào.
- Bơm này đồng vận chuyển 1 ion iod với 2 ion natri qua màng đáy vào trong tế bào.
Năng lượng để vận chuyển iod chống lại gradient nồng độ do bơm Na+/K+ATPase tạo
nên (bơm 3Na+ ra và 2K+ vào).
- Quá trình tập chung iod trong tế bào gọi là bẫy iod. Bình thường, bơm iod duy trì
nồng độ trong tuyến gấp khoảng 30 lần nồng độ trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động
đến mức cực đại, tỷ lệ nồng độ này có thể 250 lần.
- Tỷ lệ bẫy iod của tuyến giáp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất
là nồng độ TSH (kích thích).
- Iod được vận chuyển từ tế bào tuyến giáp vào lòng nang giáp qua màng đỉnh
bởi phân tử vận chuyển clo-iod ngược chiều là pendrin.
- Các tế bào biểu mô tuyến giáp cũng tiết vào lòng ống thyroglobulin chứa các acid
amin tyrosin.
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp:
1.1 Bơm iod (Bẫy Iod):
- Mạng lưới nội chất và tế bào Golgi tổng hợp và chế tiết vào các nang
một lượng lớn phân tử thyroglobulin (Mỗi phân tử thyroglobulin chứa
khoảng 70 acid amin tyrosin ban đầu chưa gắn với iod)
- Acid amin tyrosin sau khi chế tiết ra ngoài tế bào tuyến giáp qua
màng đỉnh sẽ kết hợp với iod để tạo thành hormon giáp
--> Như vậy: các hormon tuyến giáp nằm trong phân tử
thyroglobulin và được lưu trữ trong lòng nang giáp.
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp
1.2. Oxi hóa ion iodua thành dạng oxi hóa của iod nguyên tử
- Bước quan trọng đầu tiên trong sản xuất hormon tuyến giáp là chuyển
ion iodua sang dạng oxy hóa của iod nguyên tử, đó là iod mới sinh (I0)
hoặc I- : những dạng này có khả năng gắn trực tiếp với tyrosin.

- Phản ứng oxy hóa của ion iodua được thúc đẩy nhờ
enzym peroxidase - được phân bố ở phần chóp của màng tế
bào hoặc trong tế bào chất, do vậy cung cấp iod oxy hóa ngay khi các
phân tử thyroglobulin sinh ra từ bộ máy Golgi và đi qua màng tế bào và dự
trữ trong chất keo tuyến giáp.
( Khi hệ thống peroxidase bị ức chế hoặc thiếu perosidase bẩm sinh, thì
tỷ lệ tạo hormon giáp bằng không)
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp
1.3. Gắn iod nguyên tử dạng oxi hóa vào tyrosin hormone dạng gắn thyroglobulin
- Iod oxy hóa ( ở dạng phân tử) sẽ gắn trực tiếp với tyrosin với tốc độ chậm. Tuy nhiên nhờ enzym
peroxidase làm cho quá trình này xảy ra trong vài giây hoặc vài phút.
- Khoảng 1/6 tyrosine trong phân tử thyroglobulin gắn kết với iod:
+ Đầu tiên tyrosine kết hợp với iod hình thành monoiodotyrosine (MIT) và sau đó
là diiodotyrosine (DIT).
+ Hai phân tử diiodotyrosine (DIT) kết hợp với nhau tạo thành thyroxine (T4)
+ Hoặc một phân tử monoiodotyrosine (MIT) kết cặp diiodotyrosine (DIT) khác để tạo
thành triiodothyronine (T3).
- Khi này thyroxine gắn iod vẫn là một phần của phân tử thyroglobulin.
- Ngoài ra còn lượng nhỏ reverse T3 (RT3) hình thành do kết hợp của diiodotyrosine (DIT) với
monoiodotyrosine (MIT), nhưng RT3 không biểu hiện chức năng quan trọng ở người.

Dự trữ Thyroglobulin
- Tuyến giáp khác với tuyến nội tiết khác, nó có khả năng chứa một lượng lớn hormon. Sau khi tổng
hợp hormon tuyến giáp , mỗi phân tử thyroglobulin chứa tới 30 phân tử thyrosine và một ít
triiodothyronine được chứa trong các nang có khả năng duy trì tình trạng hormon bình thường từ 2-3
tháng. Do đó, khi dừng tổng hợp hormon tuyến giáp, ta vẫn chưa quan sát được các triệu chứng trong
vài tháng.
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp
1.4. Giải phóng hormone tuyến giáp vào máu
- Hầu hết thyroglobulin không được bài tiết vào tuần hoàn máu, thay vào đó
là thyroxine và triiodothyronine tách ra từ phân tử thyroglobulin .
- Quá trình này xảy ra như sau:
+ Phần màng đỉnh tế bào tuyến giáp đưa ra chân giả bọc lấy dịch keo trong túi
tuyến hình thành bọng kiểu ẩm bào để đưa vào tế bào tuyến giáp.
+ Sau đó lysosomes trong tế bào chất ngay lập tức hợp với các bọng này hình
thành bọng tiêu hóa (chứa enzym tiêu hóa từ lysosome trộn với chất).
+ Các enzuym làm biến đổi phân tử thyroglobulin và giải phóng thyroxine và
triiodothyronine dưới dạng tự do, sau đó nó khuếch tán qua màng đáy tế bào vào các
mao mạch xung quanh và vào máu.
- Khoảng 3/4 tyrosine được iod hóa trong thyroglobulin không bao giờ biến đổi
thành hormon tuyến giáp nhưng vẫn còn monoiodotyrosine và diiodotyrosine và
chúng cũng được giải thoát từ phân tử thyroglobulin. Tuy nhiên chúng không được bài
tiết vào máu. Thay vào đó, chúng được phân tách bởi enzym deiodinase để giải phóng
iod và gần như tất cả iod này có thể được tái sử dụng trong tuyến giáp.
( Trong trường hợp thiếu enzym deiodinae bẩm sinh, nhiều người rơi vào tình
trạng thiếu hụt iod do không xảy ra chu trình tái sử dụng ido này).
- Khoảng 93% hormon tuyến giáp được bài tiết từ tuyến giáp thường
là thyroxine (T4)và chỉ 7% là triiodothyronine (T3). Tuy nhiên trong vài ngày sau
đó, khoảng một nửa thyrosine dần chuyển sang dạng không kết hợp với
iod (deiodinated) để tạo thành triiodothyronine. Do đó, hormon cuối
cùng được giải phóng và sử dụng trong mô chủ yếu là triiodothyronine (T3).
1. Quá trình tổng hợp của Hormon tuyến giáp
1.5. Vận chuyển T3 và T4 đến các mô
- Khi vào máu, hơn 99% thyroxine và triiodothyronine ngay lập tức kết hợp với protein huyết tương- chủ yếu
với globulin (tổng hợp từ gan).
- Do ái lực cao với protein huyết tương:
+ Thyrosie được giải phóng vào tế vào chậm: một nửa được giải phóng vào các mô tế bào khoảng 6
ngày
+ Trong khi đó một nửa triiodothyronine - do ái lực thấp hơn - được giải phóng vào tế bào khoảng 1
ngày
- Khi vào các tế bào mô: chúng lại gắn với các protein trong tế bào ( sự gắn kết với thyroxine mạnh hơn so
vớitriiodothyronine) --> trong các tế bào đích lại được dự trữ lần nữa và dùng từ từ trong vài ngày hoặc vài
tuần.
- Hormones tuyến giáp có khởi phát chậm và hoạt động kéo dài :
+ Thyroxine có một giai đoạn tiềm tàng 2-3 ngày trước khi bắt đầu tác dụng và nó tăng dần và đạt tối đa
trong vòng 10-12 ngày. Sau đó giảm một nửa khoảng 15 ngày. Một số ảnh hưởng kéo dài 6 tuần tới 12 tháng.
+ Triiodothyronine xảy ra nhanh gấp khoảng 4 lần: với chu kỳ tiềm tàng ngắn 6 -12 giờ và hoạt động tế
bào cực đại trong khoảng 2-3 ngày.
--> Hầu hết chu kỳ tiềm tàng và phát huy tác dụng của hormon có thể do gắn với protein cả trong huyết tương
và trong tế bào mô,và bởi bài tiết chậm sau đó.
Tế bào nang tuyến giáp

Keo

1 Thyroglobulin được tổng hợp


và thải vào lòng nang Tyrosines (một phần của
Mao mạch phân tử thyroglobulin)
4 Iod được gắn vào tyrosine
trong chất keo tạo thành DIT và MIT.
Bộ máy
Mạng lưới Golgi
Chất keo
nội chất Iodine
3 Iodide DIT (T2)MIT (T1) Thyro-globulin
bị oxi hóa thành
iodine.
Iodide (I–) 2 Iodide (I–) bị mắc kẹt
T4 5 Tyrosines iod được liên kết
(tích cực vận chuyển trong).
T3 với nhau để tạo thành
Lysosome
T3 và T4.

T4
6 Chất keo thyroglobulin được nội tiết
và kết hợp với một lysosome.
T3 nội tiết
T4 7 Enzym lysosomal tách T4 và T3 Chất keo trong
từ chất keo thyroglobulin lòng nang
T3
và hormone khuếch tán vào máu.

Mô ngoại vi
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
 Tác dụng sinh lý
- Hầu hết Thyroxine (T4) được bài tiết tách một iod biến đổi thành
Triiodothyronine (T3) trước khi quyết định các gen tăng phiên mã.

- Các recepter hormon tuyến giáp trong tế bào có ái lực cao với T3 -->
hơn 90% các phân tử hormon tuyến giáp gắn với các recepter là T3.
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
 Tác dụng sinh lý
(1)Trong nhân: hormon tuyến giáp hoạt hóa reecepter trong nhân và bắt đầu
quá trình phiên mã. Tạo ra một lượng lớn các enzym protein, protein cấu
trúc, protein vận chuyển và chất khác được tổng hợp --> kết quả đều làm
tăng hoạt động chức năng trong cơ thể.
(2)Ngoài nhân: (tác dụng độc lập với phiên mã gen trong nhân) Vị trí tác dụng
có thể ở màng tế bào, tế bào chất, và có thể ở một số bào quan như ty thể.
Hoạt động ngoài nhân của hormon tuyến giáp bao gồm: Điều chỉnh của kênh
ion, Oxy hóa phosphoryl, Xuất hiện liên quan tới hoạt động vận chuyển thứ
phát trong tế bào như là cyclic adenosine monophosphate (cAMP), Dòng thác
tín hiệu protein kinase,..
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể

+ Tăng nhanh cốt hóa xương, phát triển tổ chức thần kinh và tổ chức cơ

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kì bào thai và trong những năm

đầu sau khi sinh


Cụ thể hơn thì Hormone tuyến giáp sẽ có
Tác dụng lên sự phát triển ở cơ thể
- Hormon tuyến giáp có cả tác động chung và riêng lên sự phát triển.

Đặc biệt là ở não bộ và chủ yếu trong thời kì trẻ đang lớn
Hormon tuyến giáp sẽ:
- Tăng tốc độ phát triển, kích thích sụn liên hợp hoạt động, sinh xương và làm xương
phát triển nhanh theo chiều dài, tăng nhanh cốt hóa xương, tăng phát triển tổ chức thần
kinh và tổ chức cơ
Ở những trẻ nhược năng tuyến giáp, phát triển cơ thể sẽ chậm lại. Ở những trẻ ưu
năng tuyến giáp thường xảy ra phát triển xương quá mức, làm cho trẻ có chiều cao hơn
so với tuổi. Tuy nhiên, do trưởng thành nhanh hơn và cốt hóa sớm hơn nên thời kỳ
trưởng thành của trẻ ngắn lại và nó có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.
THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ Ở TRẺ
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kì bào thai và trong những
năm đầu sau khi sinh
Ảnh hưởng quan trọng của hormon tuyến giáp là thúc đẩy trưởng thành và phát
triển của não trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh. Nếu lượng
hormon tuyến giáp không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển
và trưởng thành của não trước và sau sinh sẽ chậm lại, não sẽ nhỏ hơn bình
thường. (ảnh)
Nếu không được điều trị bằng liệu pháp hormon thích hợp sẽ có thể phải sống trong
tình trạng thiểu năng trí tuệ suốt cuộc đời.
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể

+ Tăng nhanh cốt hóa xương, phát triển tổ chức thần kinh và tổ chức cơ

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kì bào thai và trong những năm

đầu sau khi sinh

+ Phối hợp GH tuyến yên điều hòa sự phát triển cân đối và hài hòa của các cơ quan và

cơ thể.
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
- Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
+ Tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong cơ thể  Tăng chuyển hóa cơ sở

- Tác dụng lên chuyển hóa:


+ Glucid
+ Lipid
+ Protid
Tác dụng lên chuyển hóa tế bào và năng lượng
T4, T3 làm tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong cơ thể nên làm tăng chuyển
hóa cơ sở, ngoại trừ não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết và tuyến yên. Chuyển hóa
cơ sở có thể tăng từ 60-100% trên mức bình thường khi một lượng lớn hormon được bài
tiết.
Tăng kích thước và số lượng ty lạp thể, do đó tăng ATP để cung cấp năng lượng
cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
Khi T3, T4 tăng quá cao (cường giáp), các ty lạp thể càng tăng hoạt động, năng lượng
không tích lũy hết dưới dạng ATP mà thải ra dưới dạng nhiệt.
Hormon giáp có tác dụng hoạt hoá men Na+ -K+ -ATPase do đó làm tăng vận
chuyển ion Na+ và K+ qua màng tế bào một số mô, quá trình này cần sử dụng năng
lượng và tăng sinh nhiệt nên được coi đây là cơ chế làm tăng chuyển hoá của cơ thể.
Tác dụng trên chuyển hóa
Glucid: hormon giáp tác dụng hầu hết các giai đoạn của quá trình chuyển hoá glucid, bao gồm tăng thu nhận glucose ở
ruột, tăng tạo đường mới, tăng phân hủy glycogen thành glucose ở gan, do đó gây tăng glucose máu nhưng chỉ tăng nhẹ.
Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ, gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương và tăng oxy hóa acid béo tự do ở
mô để cho năng lượng. Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid huyết tương, do đó người nhược năng tuyến giáp
có thể có tình trạng xơ vữa động mạch.
- Chất béo được huy động nhanh chóng từ các mô mỡ, làm giảm chất béo dự trữ trong cơ thể tới mức lớn hơn bất kỳ mô
khác.
- Huy động lipid từ mô mỡ cũng tăng acid béo tự do trong huyết tương và cũng tăng cường oxy hóa acid béo trong tế
bào.
- Tác dụng lên mỡ trong máu và trong gan:
+ Tăng hormon tuyến giáp làm giảm nồng độ cholesterol, phospholipids, và triglycerides trong huyết tương,
mặc dù nó làm tăng acid béo tự do. Một trong những cơ chế là tăng bài tiết cholesterol qua đường mật và kết quả mất
theo phân. Một cơ chế khác là tăng số lượng recepter gắn đặc hiệu với protein tỷ trọng thấp trên tế bào gan, làm loại
bỏ nhanh chóng cholesterol vào trong lipoprotein .
+ Ngược lại giảm tiết hormon tuyến giáp nhiều làm tăng nồng độ cholesterol, phosholipid và triglycerid trong
huyết tương và lắng động quá mức chất béo trong gan. Tăng nồng độ cholesterol máu kéo dài do nhược năng tuyến giáp
thường liên quan với xơ vữa động mạch nặng.

Protid: ở liều sinh lý, T3,T4 làm tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và tăng trưởng cơ thể, nhưng ở liều cao, tác
dụng dị hóa nổi bật, gây mất protein ở mô, vì vậy người bệnh cường giáp thường gầy.
Tác dụng trên chuyển hóa vitamin
T3,T4 cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột và chuyển caroten thành vitamin A.
2. Tác dụng của Hormon tuyến giáp
- Tác dụng lên hệ thần kinh cơ

- Tác dụng lên hệ tim mạch

- Tác dụng lên cơ quan sinh dục


Tác dụng trên hệ thần kinh cơ
Hormon giáp thúc đẩy phát triển trí tuệ, liều cao gây hoạt bát, bồn chồn, kích thích; nhược
năng ở trẻ gây chậm phát triển về trí tuệ.
Hoạt hóa synap, làm ngắn thời gian dẫn truyền qua synap, do đó ở bệnh nhân cường giáp,
thời gian phản xạ gân xương ngắn, đồng thời, tăng hoạt động các synap thần kinh ở vùng
tủy chi phối trương lực cơ gây dấu hiệu run cơ.
Tác dụng lên tim mạch
Trên tim làm tăng số lượng (-receptor ở tim, do đó tim nhạy cảm với catecholamin nhiều
hơn, làm nhịp tim nhanh.
Trên mạch máu: tăng chuyển hóa và tăng các sản phẩm chuyển hóa ở mô gây dãn mạch,
làm tăng lưu lượng tim, có khi tăng trên 60% trong cường giáp và giảm chỉ còn 50% so
với bình thường trong nhược năng giáp.
Tác dụng lên cơ quan sinh dục
Sự hoạt động bình thường của tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển bình thường của bộ
máy sinh dục. Ở nam giới, thiếu hormon giáp gây mất dục tính nhưng bài tiết nhiều có thể
gây bất lực. Ở nữ giới, thiếu hormon giáp gây rong kinh, đa kinh nhưng thừa hormon gây
ít kinh, vô kinh hoặc giảm dục tính.
MỤC TIÊU
 Trình bày sự điều hòa bài tiết hormon giáp.
 Nguồn gốc và vai trò Hormon Calcitonin.
 Một số rối loạn hoạt động chức năng tuyến giáp.

Sinh viên thực hiện: Lý Thị Lệ


MSSV: 187130271
4.5 ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG HORMON GIÁP
• TRH (hạ đồi) kích thích sự bài tiết TSH (tuyến yên).
• TSH đến kích thích tuyến giáp: làm tăng số tế bào giáp, tăng
bài tiết hormon giáp (T3, T4) và ngược lại.
• Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3, T4 khi được tiết ra nhiều sẽ
quay lại ức chế tuyến yên và vùng hạ đồi.
• Cơ chế tự điều hòa:
+ Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3,
T4.
+ Nồng độ iod hữu cơ cao dẫn tới giảm thu nhận iod và do đó
giảm tổng hợp T3, T4.
4.6 HORMON CALCITONIN
• Calcitonin ( còn gọi là thyrocalcitonin) do tế bào cạnh
nang sản xuất, phối hợp với PTH- hormon tuyến cận giáp
để điều hòa lượng calci máu. Điều này rất quan trọng cho
mô cơ, xương hay thần kinh vì hạ calci máu có thể gây co
giật thậm chí tử vong, trong khi tăng calci máu làm suy yếu
cơ hay tạo sỏi ở thận
• Calcitonin là một polypeptid có 32 acid amin, trọng lượng
phân tử là 3400.

Cấu trúc của calcitonin


Tác dụng của caclitonin:
• Calcitonin là hormon có tác dụng làm giảm nồng độ ion Ca++ trong
huyết tương bằng hai cách:
+ Tác dụng nhanh là làm giảm hoạt động hoạt động của tế bào hủy
xương do đó làm tăng lắng đọng các muối calci ở xương. Nó có ý
nghĩa đặc biệt ở trẻ đang lớn để đáp ứng với tốc độ thay đổi ở xương
nhanh trong thời kì đang phát triển của trẻ.
+ Tác dụng thứ phát , kéo dài hơn là giảm hình thành các tế bào hủy
xương mới.
• Calcitonin cũng tác dụng điều hòa tái hấp thu ion Ca2+ ở ống thận
và ruột. Tuy nhiên tác dụng này yếu và ngược với tác dụng của
parahormon tuyến cận giáp.
Tác dụng của calcitonin
4.7 RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Gồm 4 nhóm:
• Ưu năng tuyến giáp ( cường giáp).
• Nhược năng tuyến giáp ( suy giáp).
• Bệnh đần độ.
• Bệnh bướu cổ đơn thuần.
ƯU NĂNG TUYẾN GIÁP ( cường giáp)
Cường giáp: là sự tăng chuyển hóa cơ bản
và làm tăng độ nhảy cảm với catecholamine.
Biểu hiện lâm sàng:
• Da niêm: da ẩm, nóng, rụng tóc, gãy
móng.
• Chuyển hóa: sợ nóng, thân nhiệt tăng, khó
ngủ, sụt cân nhanh, tiêu chảy do tăng thụ
động ruột, rung tay, teo cơ ( tứ đầu đùi)...
• Nhịp tim nhanh (>100 l/ph), huyết áp tâm
thu cao.
• Tâm thần: dễ cáu gắt, tức giận, khó tập
trung, bức rức,...
CƯỜNG GIÁP
Cận lâm sàng:
• Giảm TSH và tăng T4.
• Đôi khi bệnh nhân chỉ tăng T3.
2 bệnh chính của cường giáp:
• Bệnh Basedow
• Phình giáp độc
Bệnh Basedow (Basedo’s disease)
• Còn gọi là phình giáp độc lan tỏa
(diffuse toxic goiter), phình giáp lồi
mắt ( exophthalmic goiter), bệnh
Grave.
• Tỷ lệ nữ/ nam : 7/1
• Tuổi từ 20-30
• Biểu hiện lâm sàng gồm có:
- Tình trạng phình giáp lan tỏa 2 thùy.
- Kèm triệu chứng cường giáp như sụt
cân, sợ nóng, run tay, tim đập nhanh, lồi
mắt.
Bệnh Basedow (Basedow’s disease)
• Sinh bệnh học: do cơ chê miễn dịch
kích thích tăng sản xuất T3, T4
• Tình trạng lồi mắt do:
• Thâm nhập limpo bào, lắng đọng
chất glycosaminoglycans ở mô mềm
sau hốc mắt.
• Sự hóa sợi trong các cơ ngoài nhãn
cầu và trong mô đệm của hốc mắt.
• Phù niêm do lắng đọng
glycosaminoglycans và limpo bào ở
dạ bì.
PHÌNH GIÁP ĐỘC
Định nghĩa: sự khởi phát đột ngột của cường giáp nặng.
Nguyên nhân:
• Sự gia tăng catecholamine thứ phát.
• Phẫu thuật.
• Nhiễm trùng cấp tính.
Biểu hiện:
• Thường có một hoặc nhiều cục.
• Sốt, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi. Kích động, yếu ớt, nhiệt độ cơ
thể tăng, nhịp tim nhanh, rung nhĩ,...
NHƯỢC NĂNG TUYẾN GIÁP (suy giáp)
Định nghĩa:
Suy giáp cũng là quá trình tự miễn
dịch giống cường giáp, nhưng
trong suy giáp thì tuyến giáp bị
phá hủy chứ không bị kích thích.
Nguyên nhân đặc hiệu: thường do
viêm giáp.
SUY GIÁP
Biểu hiện:
• Phù niệm: mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc,
môi dày, lưỡi to, tay chân thô, khàn
tiếng do thâm nhiễm dây thanh, ù tai
do thâm nhiễm vòi Eustache...
• Chuyển hóa: sợ lạnh, thân nhiệt giảm,
mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, táo bón,
tiểu ít, yếu cơ,...
• Nhịp tim chậm (<60l/ph), huyết áp tâm
thu thấp.
• Tâm thần: thờ ơ, chậm chạp, suy giảm
hoạt động trí óc, giảm trí nhớ,...
BỆNH ĐẦN ĐỘN

• Định nghĩa:
- Do suy giáp mạnh trong thời kì
bào thai, sơ sinh và trẻ em. Do
thiếu hormon giáp nên trẻ thường
kém phát triển cả về thể chất lẫn
trí tuệ.
BỆNH ĐẦN ĐỘN
Biểu hiện lâm sàng:
• Chậm phát triển tâm thần do suy
giảm sự phát triển của não bộ.
• Bất thường xương.
• Mặt thô và lưỡi nhô ra.
BỆNH ĐẦN ĐỘN
Nguyên nhân:
• Bà mẹ bị bệnh suy giáp trong giai
đoạn sớm của thai kỳ, trước khi
phát triển tuyến giáp của thai nhi.
• Do bệnh di truyền gây những rối
loạn trong tổng hợp nội tiết tố tuyến
giáp, do thiếu Iode.
• Bất thường trong chuyển hóa
hormon tuyến giáp bào thai.
BỆNH BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN
Nguyên nhân:
• Do thiếu hụt iod trong khẩu phần ăn.
• Do đó tuyến giáp không bắt đủ iod để tạo hormon T3, T4,
nhưng vẫn tạo được thyroglobulin.
• Tuyến giáp tăng hoạt động, vì vậy ngày càng to lên thành
bướu cổ, bên trong các nang giáp chứa đầy chất keo.
• Thường không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Hình ảnh bướu cổ địa phương

You might also like