You are on page 1of 5

1

ĐÁY CHẬU
Mục tiêu bài giảng:
1. Xác định vị trí, giới hạn, sự phân chia của đáy chậu.
2. Mô tả các lớp mạc, cơ của đáy chậu trước và thần kinh chi phối các cơ đáy chậu
trước.
3. Mô tả hoành chậu hông, hố ngồi trực tràng và ứng dụng trong lâm sàng.

I. Đáy chậu
Là thành dưới của ổ bụng, nếu nhìn từ dưới lên thấy có hình tứ giác: phía trước là khớp mu, phía
sau là xương cụt, hai bên là ụ ngồi. Giới hạn hai bên, ở trước là ngành ngồi mu, ở sau là dây chằng
cùng ụ ngồi. Một đường thẳng nối liền hai ụ ngồi chia hình tứ giác trên làm hai phần: Phần trước
gọi là tam giác niệu dục, phần sau gọi là tam giác hậu môn. Đáy châu chia hai phần : tam giác niệu
dục ở trước và tam giác hậu môn ở sau.

Hình 1. Phân vùng đáy chậu


1. Tam giác niệu dục 2. Tam giác hậu môn 3. Ụ ngồi

1. Tam giác niệu dục


Ở nam giới, từ nông đến sâu có các cấu trúc:
Mạc đáy chậu nông nằm ở mặt nông của các tạng cương, bờ sau dính liền với mạc hoành niệu dục
dưới.
Mạc hoành niệu dục dưới nằm ở mặt nông của hoành niệu dục. Hai mạc trên bờ sau dính với nhau
mở ra phía trước giới hạn một khoảng gọi là khoang đáy chậu nông chứa phần sau của tạng cương,
cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang đáy chậu nông, mạch máu, thần kinh bìu.
2
1.1. Cơ ngồi hang
Nguyên uỷ ở mặt trong ngành ngồi, bám tận xung quanh vật hang, khi co thì ép tĩnh mạch mu
dương vật sâu gây nên hiện tượng cương.
1.2. Cơ hành xốp
Nguyên uỷ trung tâm gân đáy chậu, bám tận ở hành xốp, một số sợi vòng ở mặt lưng vật xốp nối
bên đối diện tạo thành một đai ở mu vật xốp tác dụng là cương dương vật, tống các giọt nước tiểu
hay tinh dịch cuối cùng.
1.3. Cơ ngang đáy chậu nông
Nguyên uỷ ngành ngồi, bám tận trung tâm gan đáy chậu, có nhiệm vụ cố định gân này.
1.4. Khoang đáy chậu sâu
Cấu tạo chủ yếu bởi hành niệu dục mà mặt trên và dưới dược che phủ bởi mạc hoành niệu dục trên
và dưới gồm có hai cơ:
- Cơ thắt niệu đạo: Nguyên uỷ ở mặt trong ngành dưới xương mu, bám tận ở đường giữa.
- Cơ ngang đáy chậu: Nguyên uỷ từ ngành xương ngồi, bám tận trung gán đáy chậu, trong cơ này có
tuyến hành niệu đạo.
Hầu hết các cơ này được chi phối bởi các sợi của thần kinh thẹn.

Hình 2. Đáy chậu ở nam giới


1. Vật xốp 2. Cơ ngồi hang 3. Cơ hành xốp 4. Mạc hoành niệu dục dưới
5. Cơ ngang đáy chậu nông 6. Cơ thắt ngoài hậu môn 7. Cơ nâng hậu môn
8. Cơ mông lớn 9. Cơ ngang đáy chậu sâu 10. Tuyến hánh niệu đạo 11. Trung tâm gân đáy chậu

Ở nữ giới tương tự như nam giới, tuy nhiên có âm đạo đi qua, tách cơ hành xốp và cơ này trở thành
cơ khít âm đạo, đồng thời làm yếu đi khá nhiều cơ ngang sâu đáy chậu. Hành xốp trở thành tiền
3
đình nằm ở phía dưới của thành âm đạo là một tạng cương và tuyến hành niệu đạo trở thành tuyến
tiền đình lớn.
2. Trung tâm gân đáy chậu
Nằm ở trung điểm đường nối hậu môn âm đạo, hầu hết các cơ đều bám ở đây được xem là chìa khoá
để mở toang đáy chậu, đặc biệt quan trọng ở nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ gián tiếp tử cung, hay bị
tổn thương khi sinh.

Hình 3. Đáy chậu ở nữ giới


1. Cơ hành xốp 2. Mạc hoành niệu dục dưới 3. Cơ ngang đáy chậu nông 4. Cơ thắt ngoài hậu
môn
5. Cơ nâng hậu môn 6. Cơ hành xốp 7. Cơ ngang đáy chậu sâu 8. Trung tâm gân đáy chậu

3. Tam giác hậu môn


Có một cơ là cơ thắt ngoài hậu môn gồm có ba phần:
- Phần sâu bọc xung quanh phần trên ống hậu môn.
- Phần giữa đi từ xương cụt, bọc hai bên ống hậu môn để bám tận vào trung tâm gân đáy chậu.
- Phần dưới đi vòng quanh lổ hậu môn.
Cơ này có nhiệm vụ là co thắt hậu môn tạo sự đi cầu chủ động.
Hố ngồi trực tràng: Trên một thiết đồ đứng dọc có hình tam giác. Đáy là da, thành trong là cơ nâng
hậu môn, thành ngoài là cơ bịt trong và mạc cơ bịt trong, phía sau thông với hố bên kia ở sau hậu
môn, phía trước có một ngách chen giữa hoành niệu dục và cơ nâng hậu môn. Trong hố có chứa
mạch máu và thần kinh, mỡ nên rất bị nhiễm trùng.
4
II. Hoành chậu hông
Là lớp sâu nhất, gồm hai cơ:
- Cơ nâng hậu môn.
- Cơ cụt.

Hình 4. Hoành chậu ở nữ (nhìn từ dưới)


1. Cơ ngang đáy chậu sâu 2. Phần mu cụt và mu trực tràng của cơ nâng hậu môn
3. Cơ thắt ngoài hậu môn 4. Phần chậu cụt 5. Cơ cụt 6. Dây chằng cùng - ụ ngồi
7. Mạc cơ bịt trong 8. Cơ ngang đáy chậu nông

1. Cơ nâng hậu môn


Tạo nên một sàn cơ ở đáy chậu, qua đó có các lổ để cho niệu đạo, hậu môn, âm đạo ở nữ giới đi
qua. Người ta chia cơ này thành 3 phần:
- Cơ mu cụt: đi từ mặt sau thân xương mu và cung gân của cơ nâng hậu môn các sợi cơ đến bám tận
vào các cấu trúc đi qua hoành chậu ( niệu đạo, âm đạo...) hay vào dây chằng hậu môn cụt.
- Cơ mu trực tràng: đi từ khớp mu các sợi cơ chạy ra sau vòng lấy hậu môn để nối tiếp với cơ bên
đối diện, tạo nên một đai ở phía sau ống hậu môn có nhiệm vụ duy trì góc bình thường của ống hậu
môn - trực trang.
- Cơ chậu cụt: có nguyên uỷ ở cung gân và gai ngồi, bám tận ở dây chăng hậu môn cụt và xương
cụt.
2. Cơ cụt
Có thể là một tấm cân, hình nan quạt đi từ gai ngồi đến xương cụt.
Thần kinh vận động cho hai cơ này phát sinh từ nhánh trước S3 và S4. Phần trước cơ nâng hậu môn
được chi phối bởi dây nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn.
Chức năng của hoành chậu là nâng đỡ các tạng ở trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong ổ bụng trong
các hoạt động đi tiểu, đi cầu,..., kiểm soát sự đi tiểu và đi cầu.
5

Hình 5. Hoành chậu ở nữ (nhìn từ trên)


1. Phần mu cụt và mu trực tràng của cơ nâng hậu môn 2. Phần chậu cụt
3. Cơ cụt 4. Xương cụt 7. Cơ và mạc cơ bịt trong

You might also like