You are on page 1of 3

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUỂ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HKII - NĂM HỌC: 2020 - 2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC Thời gian làm bài: 45 phút

Mã đề thi
896
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Câu 1: Một điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Sóng
điện từ đó có bước sóng là
A. 0,6 m. B. 600 m. C. 6 m. D. 60 m.
Câu 2: Bức xạ có tần số 3.1014 Hz khi truyền trong không khí có tốc độ c = 3.108 m/s. Bức xạ này là
A. tia Rơn-ghen. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 3: Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với
A. Ánh sáng tím. B. Ánh sáng lục. C. Ánh sáng vàng. D. Ánh sáng đỏ.
Câu 4: Một vật phát tia hồng ngoại ra môi trường khi
A. nhiệt độ lớn hơn 0K. B. nhiệt độ lớn hơn 2000C.
C. nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường. D. nhiệt độ lớn hơn 0o C.
Câu 5: Phát biểu đúng khi nói về tia X là
A. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 5000C.
B. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
C. Tia X được phát ra từ đèn điện.
D. Tia X là một loại sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
Câu 6: Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ vàng, tím lần lượt là nđ, nv, nt. Chọn sắp
xếp đúng?
A. nt < nđ < nv. B. nđ < nt < nv. C. nt < nv < nđ. D. nđ < nv < nt.
Câu 7: Đơn vị đo của tần số góc riêng trong một mạch dao động điện từ lí tưởng là
A. Culông (C) B. rad/s. C. Héc (Hz). D. Henry (H).
Câu 8: Trong sơ đồ khối của một máy phát vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng. B. Mạch biến điệu. C. Anten phát. D. Mạch khuếch đại.
Câu 9: Xét một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch
có biểu thức i  5 cos(10 6 t ) (mA). Giá trị lớn nhất của điện tích trên tụ điện là
A. 5 pC. B. 5 µC. C. 5 C. D. 5 nC.
Câu 10: Chất nào sau đây phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng. B. chỉ có chất lỏng ở nhiệt độ thấp.
C. Chất khí nóng sáng ở áp suất thấp. D. Các chất khí, lỏng, rắn ở mọi nhiệt độ.
Câu 11: Một mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động. Tần số dao động riêng của mạch được xác định
bởi công thức nào sau đây?
1 1
A. f  . B. f  2 LC . C. f  2 LC . D. f  .
2 LC 2 LC
Câu 12: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân trên màn quan sát đo được là i .
Khoảng cách từ vân tối thứ 3 bên trái và vân tối thứ 3 bên phải tính từ vân sáng trung tâm là
A. 7i. B. 6i. C. 2,5i. D. 5i.
Câu 13: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường.
B. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
C. Đường sức từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.

Trang 1/3 - Mã đề thi 896


D. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích
không đổi, đứng yên gây ra.
Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ.
Biết d1, d2 là khoảng cách từ các khe S1, S2 đến vị trí các vân sáng trên màn. Khi đó, ta có
 1  1
A. d 2  d1   k   với k  0,1, 2... B. d 2  d1   k   với k = 0,±1,±2…
 2  2
C. d 2  d1  k với k = 0,±1,±2… D. d 2  d1  k với k  0,1, 2...
Câu 15: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm
A. Một tụ điện và một cuộn dây không thuần cảm.
B. Một điện trở và một cuộn dây không thuần cảm.
C. Một tụ điện và một cuộn dây thuần cảm.
D. Một cuộn cảm thuần và một cuộn dây có điện trở.
Câu 16: Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây là tia tử ngoại?
A. 10-10 m. B. 450 nm. C. 300 nm. D. 45 m.
Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của tia hồng ngoại?
A. Có tác dụng gây ra hiện tượng quang điện trong với các chất bán dẫn.
B. Có khả năng đâm xuyên mạnh.
C. Có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần.
Câu 18: Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10-16 s. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang
sóng điện từ?
A. Vùng tử ngoại. B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng hồng ngoại. D. Tia X.
Câu 19: Chọn sai.
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại được ứng dụng chủ yếu để sấy khô và sưởi ấm, chụp ảnh trong đêm tối.
C. Tia hồng ngoại có thể đi qua tấm thuỷ tinh.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 20: Cho các nguồn sáng sau:

1. Bếp than đang cháy sáng.

2. Ống chưa khí hyđrô loãng đang phóng điện.

3. Ngọn lửa đèn cồn có pha muối.

4. Hơi kim loại nóng sáng trong lò luyện kim.

5. Khối kim loại nóng chảy trong lò luyện kim.

6. Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng.

Những nguồn cho quang phổ liên tục là


A. 3 ; 5 ; 6. B. 4 ; 3 ; 6. C. 1 ; 2 ; 4. D. 1 ; 5 ; 6.
Câu 21: Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là
A. làm phát quang một số chất. B. khả năng đâm xuyên.
C. Huỷ diệt tế bào D. làm đen kính ảnh.
Câu 22: Khi một chùm sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì trên màn hứng đặt sau
lăng kính sẽ thu được
A. một dải màu gồm bảy màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
B. một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. hai vạch màu là đỏ và tím.
Trang 2/3 - Mã đề thi 896
D. một dãi màu trắng.
Câu 23: Chọn đúng
A. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
B. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
C. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện.
D. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
Câu 24: Quang phổ vạch phát xạ là
A. hệ thống có đủ bảy vạch màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.
B. hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
D. một dải sáng có một màu duy nhất.
Câu 25: Sóng điện từ
A. truyền được trong mọi môi trường. B. chỉ truyền được trong chân không.
C. không truyền được trong chân không. D. chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
Câu 26: Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố giống nhau về
A. vị trí của các vạch quang phổ. B. màu của các vạch quang phổ.
C. tính chất không phụ thuộc vào nhiệt độ. D. cách tạo ra quang phổ.
Câu 27: Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/ mH và một tụ có điện
dung C = 16/ nF. Sau khi kích thích cho mạch dao động, chu kì dao động của mạch là
A. 8.10-4 s. B. 4.10-4 s. C. 4.10-6 s. D. 8.10-6 s.
Câu 28: Trong chân không, sóng điện từ có bước sóng nào sau đây là một sóng vô tuyến?
A. lớn hơn 760nm. B. từ vài mm đến 760nm.
C. lớn hơn vài mm. D. bé hơn vài mm.

-----------------------------------------------
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: Một mạch dao động điện từ tự do gồm tụ điện có điện dung 0,125 F và cuộn cảm có độ tự cảm
50 H. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 3 V. Tính cường độ
dòng điện cực đại trong mạch.
Câu 2: Trong thí nghịêm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách
0
từ hai khe đến màn giao thoa là 2 m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là 6000 A . Xác
định khoảng vân quan sát được trên màn và khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 tính từ
với vân trung tâm.
Câu 3: Một tụ điện có C = 1 μF được tích điện đến hiệu điện thế cực đại U0. Sau đó cho tụ phóng điện
qua 1 cuộn dây thuần cảm có L = 9 mH. Coi π 2 = 10. Để hiệu điện thế trên tụ điện bằng nửa giá trị cực
đại thì khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm nối tụ với cuộn dây là bao nhiêu?
Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young: khoảng cách giữa hai khe S1S2 là 1,2 mm; khoảng
cách từ hai khe đến màn là 2,4 m. Người ta dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 m đến 0,75 m. Tại
vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng lam có bước sóng 0,5 µm, có các vân sáng bậc bao nhiêu, ứng với bức
xạ đơn sắc có bước sóng nào?

Trang 3/3 - Mã đề thi 896

You might also like