You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU SINH LÝ

Câu 1. Mô tả cấu tạo các xương chi trên của người: xương vai, xương đòn,
xương cánh tay, xương trụ, xương quay và các xương bàn tay.

- Mỗi xương bên chi trên gồm 32 xương


+ Đai vai thuộc phần cố định do xương đòn ở phía trước và xương bả vai tạo
thành, khớp với nhau ở phía trước bởi khớp cùng vai đòn và tiếp khớp với hệ
xương trục bởi khớp ức đòn.
+ Phần tự do gồm 1 xương cánh tay, xương trụ, xương quay, 8 xương nhỏ ở cổ tay,
xếp thành 2 hàng. Mỗi hàng 4 xương, 5 xương bàn tay, 14 xương đốt ngón tay.
1. Đai vai: xương bả vai và xương đòn
- Xương bả vai dẹt, mỏng, hình tam giác gồm 2 mặt trước và sau (mặt sau có gờ
nổi lên gọi là đai vai)
+ 3 bờ (bờ trong, bờ ngoài, bờ trên)
+ 3 góc (góc trên trong, góc trên ngoài, góc dưới)
+ Trong đó góc ngoài có hõm khớp để khớp với chỏm của xương cánh tay,
khớp này nông nên dễ bị trật.
- Xương đòn: là 1 xương dài hình chữ S nằm phía trước trên của lồng ngực, gồm 1
thân và 2 đầu có 2 mặt.
- Thân xương gồm 2 mặt trên và dưới, 2 bờ trước và sau.
- 2 đầu: đầu trong to và dầy tiếp khớp với xương ức đầu ngoài dẹt và rộng tiếp
khớp với mỏm xương vai
2. Xương cánh tay: là một xương dài có 1 thân và 2 đầu
- Đầu trên khớp với ổ chảo của xương bả vai
- Đầu dưới khớp với diện khớp của 2 xương cẳng tay
3. Xương quay: gồm 1 thân và 2 đầu
- Thân có hình trụ tam giác và hơi cong ra ngoài. Có 3 mặt và 3 bờ
(mặt trước, mặt sau, mặt ngoài); 3 bờ (bờ trong, bờ trước, bờ sau)
- 2 đầu, đầu trên nhỏ và gọn gọi là chỏm xương quay đầu dưới
phình to.
4. Xương trụ: là xương dài nằm ở phía trong ổ xương quay gồm có 1 thân và 2
đầu.
- Thân xương hình lăng trụ tam giác gồm có 3 mặt và 3 bờ (mặt
trước, mặt sau và mặt trong); 3 bờ (bờ ngoài, bờ trước và bờ sau)
- 2 đầu: đầu trên to gồm có mỏm khuỷu với khớp dòng dọc tiếp nối
với xương cánh tay. Đầu dưới nhỏ, tròn.
5. Các xương bàn tay
- Gồm 5 xương đánh số từ I -> V, bắt đầu từ ngón cái. Mỗi xương gồm có 1 thân
và 2 đầu. Thân hơi cong ra phía trước gồm 3 mặt (trong, sau, ngoài); 3 bờ (trong,
ngoài, trước).
- 2 đầu: đầu trên tiếp khớp với xương cổ tay và xương lân cận, từ xương đốt bàn 1
không có diện khớp bên đầu dưới tiếp khớp với xương đốt 1 của các xương ngón
tay.
Câu 2. Mô tả cấu tạo các xương chi dưới của người: xương chậu, xương
chậu hông, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác và các xương
bàn chân.

Mỗi bên xương chi dưới gồm 31 xương


1. Xương chậu
- Gồm 2 xương hình dạng phức tạp, tiếp khớp ở sau với xương cùng, ở trước với
xương chậu bên đối diện bởi khớp mu (khớp vệ)
- Gồm 2 mặt:
+ Mặt ngoài ở giữa có ổ cối tiếp khớp với chỏm xương đùi
+ Mặt trong có gờ vô danh chạy chéo từ trên xuống dưới chia mặt trong xương
chậu làm 2 phần: phần trên có hố chậu trong, phần dưới có diêu vuông
- Gồm 4 bờ: bờ trên, bờ dưới, bờ trước, bờ sau.
- Gồm 4 góc: góc trước trên, góc trước dưới, góc sau trên, góc sau dưới.
2. Xương đùi
- Là 1 xương to khỏe và dài nhất cơ thể, nối giữa xương chậu và xương cẳng chân.
Vì vậy khi gãy xương đùi do chấn thương bệnh nhân thường bị sốc nặng dễ tử
vong.
- Gồm có 1 thân và 2 đầu xương
+ Thân hơi cong ra đằng sau, có 3 mặt và 3 bờ. Mặt trước nhẵn và hơi lồi, mặt
ngoài rộng và nhẵn, mặt trong có cơ rộng trong bám. 3 bờ (trong, ngoài, sau)
+ 2 đầu: đầu trên và đầu dưới. Đầu trên có chỏm xương đùi, cổ xương đùi, mấu
chuyển lớn, mấu chuyển bé. Đầu dưới khớp với xương chày bởi 2 lồi cầu trong và
ngoài.
3. Xương bánh chè
Có chức năng giống mỏm khuỷu ở chi trên, là 1 xương vững lớn nhất cơ thể,
nằm trong cân cơ túi đầu đùi có hình tam giác, có tác dụng bảo vệ khớp gối.
4. Xương chày
- Dài và chắc khỏe, có 1 thân và 2 đầu.
- Thân hình lăng trụ có: 3 mặt (trong, ngoài, sau); 3 bờ (trước, trong, gian cốt)
- Đầu xương chày:
+ Đầu trên bè, rộng tạo thành lồi cầu trong và lồi cầu ngoài
+ Đầu dưới nhỏ hơn có mặt cá trong và diện khớp với xương cổ chân.
5. Xương mác
- Là xương dài, nằm ngoài xương chày, đầu dưới nhỏ như hình mũi mác.
- Gồm có thân xương hình lăng trụ có 3 mặt và 3 bờ. Đầu trên có chỏm mác khớp
với xương chày. Đầu dưới tạo nên mắt cá ngoài.
6. Các xương bàn chân
Gồm có 5 xương đánh số từ I -> V kể từ ngón cái.
Câu 3. Mô tả các cơ của thân người: các cơ lưng, các cơ ngực, các cơ thành
bụng, cơ hoành, các cơ hoành chậu hông và cơ đáy chậu.

1. Các cơ lưng
Các cơ của lưng bao gồm các cơ đích thực (riêng) của lưng và các cơ không đích
thực của lưng.
a. Các cơ lưng đích thực
- Là các cơ sâu nằm cạnh đốt sống (hay cơ nội tại của cột sống) chúng hợp nên một
khối cơ phức tạp đi từ chậu hông tới xương sọ và bao gồm: cơ dựng sống, các cơ
gai – ngang, các cơ ngang – gai, các cơ gian gai, các cơ gian ngang.
+ Cơ dựng sống bao gồm: cơ chậu sườn (thắt lưng và cổ), cơ dài (ngực và cổ, đầu),
cơ gai (ngực, cổ và đầu)
+ Các cơ gai – ngang gồm: cơ gối đầu, cơ gối cổ.
+ Các cơ ngang – gai gồm: các cơ nhiều thân (thắt lưng, ngực, cổ), cơ bán gai
(ngực, cổ và đầu), các cơ xoay (ngực và cổ)
+ Các cơ gian gai và gian ngang cũng được chia thành các đoạn thắt lưng, ngực và
cổ.
- Tác dụng của các cơ lưng đích thực là duỗi, nghiêng và xoay cột sống. Chúng đều
do các nhánh sau 7 thần kinh chi phối.
b. Các cơ lưng không đích thực
Là các cơ nông bao gồm cơ thang, cơ lưng rộng, cơ nâng vai, cơ trám, cơ răng
sau trên và cơ răng sau dưới.
2. Các cơ ngực
Các cơ ngực bao gồm các cơ hô hấp và các cơ vận động xương chi trên.
- Các cơ hô hấp: làm thay đổi kích thước của lồng ngực (trong lúc thở). Cơ quan
trọng nhất của nhóm cơ này là cơ hoành. Những cơ hô hấp khác chiếm khoảng
nằm giữa các xương sườn và được xếp thành 3 lớp.
+ Lớp nông: có 11 cơ gian sườn ngoài.
+ Lớp giữa:có 11 cơ gian sườn trong.
+ Lớp cơ sâu chỉ có ở phần dưới lồng ngực, bao gồm cơ ngang ngực và các cơ
dưới sườn.
- Các cơ vận động xương chi trên: cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ răng
trước.
3. Các cơ thành bụng
a. Các cơ thành bụng trước bên
- Cơ thành bụng trước bên: từ nông vào sâu, thành bụng trước bên được cấu tạo bởi
da, mạc nông, các cơ, mạc ngang và phứ mạc. Các cơ bao gồm cơ thẳng bụng ở
trước và ba cơ rộng và dẹt ở bên, tính từ nông vào sau là cơ chéo bụng ngoài, cơ
chéo bụng trong và cơ ngang bụng.
- Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên. Với tính chất như một nhóm cơ các
cơ của thành bụng trước bên bảo vệ và giữ cho các tạng bụng không sa ra ngoài,
gấp, nghiêng bên và xoay cột sống. Nén ép các tạng bụng trong lúc thở ra gắng sức
và tạo ra áp lức cần thiết trong ổ bụng trong lúc đại tiện, tiểu tiện và sinh đẻ.
b. Ống bẹn
Thành phần quanh ống là các thành, các đầu ống là các lỗ bẹn. Như vậy thành
trước là cân cơ chéo bụng ngoài, thành sau là mạc ngang thành trên là liềm bẹn và
thành dưới là dây chằng bẹn, ống bẹn là nơi đi qua các thừng tinh ở nam và dây
chằng tròn ở nữ.
c. Các cơ thành bụng sau
Thành bụng sau được tạo nên bởi cột sống cơ thắt lưng lớn cơ chậu và cơ vuông
thắt lưng.
4. Cơ hoành
- Cơ hoành là một phần cơ cong hình vòm ngăn cách khoang ngực với khoang
bụng. Mặt lồi của nó hướng về khoang ngực.
- Cơ hoành gồm phần cơ ở xung quanh và phần gân ở giữa trên cơ hoành có nhiều
lỗ để các tạng, mạch và thần kinh đi qua.
5. Các cơ hoành chậu hông và cơ đáy chậu
a. Các cơ hoành chậu hông
- Lỗ dưới của chậu hông được đạy bằng cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt. Cơ nâng
hậu môn gồm 3 phần: cơ mu cụt, cơ mu trực trang, cơ chậu chụt. Những cơ này
cùng với các mạc phủ ở các mặt trên và dưới của chúng được gọi chung là hoành
chậu hông. Hoành chậu hông bị niệu đạo và ống hậu môn xuyên qua, riêng ở nữ có
thêm âm đạo xuyên qua.
- Hoành chậu hông có tác dụng nâng đỡ và duy trì vị trí của các tang chậu hông:
kháng lại tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng lúc thở ra gắng sức, ho, nô, tiểu tiện,
đại tiện. Kéo xương cùng ra trước sau lúc đại tiện hoặc sinh con co khít các lỗ xuyên
qua hoành chậu hông.
b. Các cơ của đáy chậu
- Các cơ của đáy chậu được xếp thành 2 lớp: lớp nông và lớp sâu.
+ Các cơ của lớp nông là: cơ ngang đáy chậu nông, cơ thành xốp, cơ ngồi hang.
+ Các cơ của lớp sâu là: có ngang đáy chậu sâu, cơ thắt niệu đạo ngoài.
Câu 4: Mô tả các màng não tủy và tủy sống của cơ thể con người, nêu chức
năng của tủy sống?

1. Các màng não tủy


Tủy sống và bộ não được bảo vệ trong hộp sọ có 3 màng não tủy sau đây:
-Màng cứng: dính sát vào xương sọ, màng cứng bao bọc phía ngoài não bộ và
tủy sống, lách vào tận các khe và rãnh.
-Màng nhện: nằm giữa màng cứng và màng nuôi (màng mềm) gồm nhiều mạch
máu và thần kinh nối và đan chéo nhau như mạng nhện, giữa màng cứng và màng
nhện có các khe hở gọi là khoang dưới cứng. Ở màng nhện và màng nuôi cũng có
các khe hở gọi là khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.
-Màng nuôi (màng mềm): có nhiều mạch máu và thần kinh dính sát vào tủy sống
và não để cung cấp dinh dưỡng nuôi não và tủy sống.
2. Đặc điểm
a. Ở não: màng não tủy dính sát vào xương và bao bọc toàn bộ não, lách vào các
khe và các rãnh. Có những nơi không dính sát vào xương mà dễ bong tróc, dễ tụ
máu, khi chấn thương sọ não. Có những nơi tách thành 2 lá gọi là xoang tĩnh mạch
sọ.
b. Ở tủy sống: màng não tủy liên tiếp từ não bộ đi xuống bao bọc toàn bộ tủy sống,
rễ trước, rễ sau của dây thần kinh tủy sống đến tận lỗ tiếp hợp. Khi xuống đến dây
thần kinh chỉ còn màng cứng bao bọc, không có màng nhện và màng nuôi.
3. Cấu tạo của tủy sống
Tủy sống là 1 phần của hệ thần kinh nằm trong ống sống.
a. Vị trí và giới hạn
Tủy sống nằm ở trong ống sống chiếm 3/5 ống sống. Đi từ ngang đốt sống cổ I
đến hết ngang đốt sống thắt lưng thứ II (L2) từ L2 trở xuống không có tủy sống chỉ
có các rễ của dây thần kinh tủy gọi là đuôi ngựa. Xung quanh tủy sống có màng
não tủy bao bọc, từ dây thần kinh cùng chỉ có màng cứng bao bọc, không có màng
nhện và màng nuôi.
b. Hình thể ngoài
-Tủy sống có hình thân cây hơi dẹt, dài từ 42-45cm, có 2 chỗ phình: phình cổ
tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay, phình lưng tương ứng với đám rối thần
kinh thắt lưng cùng, đoạn cuối thu lại như hình chóp gọi là nón cùng, từ đó thoát ra
các rễ thần kinh gọi là đuôi ngựa, đỉnh chóp thu nhỏ lại tạo thành dây thần kinh
cùng.
-Các rãnh:
+ Rãnh giữa trước sâu và rộng
+ Rãnh giữa sau nông và hẹp
2 rãnh này chia tủy sống thành 2 nửa trái và phải mỗi nửa lại có 2 rãnh bên trước
và sau chia mỗi bên tủy sống thành 3 cột: cột trước, cột bên, cột sau. Từ các rãnh
bên thoát ra các rễ thần kinh tủy sống.
+ Rãnh bên trước thoát ra các rễ thần kinh vận động
+ Rãnh bên sau thoát ra rễ thần kinh cảm giác
c. Hình thể trong
Trên thiết đồ cắt ngang tủy sống gồm có 2 chất
-Chất xám: có hình chữ H chạy dọc phía bên trong suốt tủy sống, ở giữa có ống
tâm tủy, ngang giữa có nhiều thân tế bào thần kinh, sợi nhám không có myelin nên
sẫm màu hơn gọi là mép xám có các sừng ở hai bên.
+ 2 sừng trước to gọi là sừng vận động
+ 2 sừng sau nhỏ gọi là sừng cảm giác
+ 2 sừng bên là sừng thực vật
-Chất trắng: do các đường dẫn truyền thần kinh tạo thành quanh chất xám bao
gồm:
+ Cột trước: có bó tháp thẳng, bó cung trước, bó tiền đình gai, bó trán gai.
+ Cột bên: có bó tháp chéo, tiểu não thẳng, bó tiểu não chéo, bó cung trước và bó
cung sau.
+ Cột sau: có bó goll và bó Burdach
4. Chức năng của tủy sống
-Chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động
-Chức năng phản xạ của tủy sống gồm có:
+ Cung phản xạ tủy
+ Cung phản xạ trương lực cơ
+ Phản xạ gân xương
+ Phản xạ da
+ Phản xạ thực vật

Câu 5. Trình bày vị trí hình thể ngoài, liên quan, cấu tạo và hệ thần kinh chi
phối của dạ dày và ruột non.

I. Dạ dày
1. Vị trí và hình thể ngoài
- Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn
trái, ngay dưới vòm hoành trái.
- Dạ dầy rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và bé, và 2
đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới
là tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị.
+ Tâm vị là vùng dạ dày quanh lỗ tâm vị
+ Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu ở bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản
bởi khuyết tâm vị.
+ Thân vị nằm giữa đáy vị và môn vị
+ Phần môn vị nằm ngang gồm: hạng môn vị, ống môn vị, môn vị. Môn vị
thông với tá tràng qua lỗ môn vị.
2. Liên quan
- Bờ cong vị bé được nối với gan bằng mạc nối bé
- Bờ cong vị lớn được nối với cơ hoành, tỳ và đại tràng ngang lần lượt bằng các
dây chằng: vị-hoành, vị-tỳ, vị-đại tràng.
3. Cấu tạo
- Để thích ứng với chức năng nghiền, trộn thức ăn, lớp cơ của dạ dày có 3 tầng: cơ
dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa, cơ chéo ở trong. Tầng cơ vòng dây lên ở quanh lỗ
môn vị tạo nên cơ thắt môn vị.
- Khi dạ dày rỗng, niêm mạc của nó có những nếp dọc gọi là nếp vị.
- Dưới niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị. Bề mặt niêm mạc dạ dày là một lớp
thượng mô trụ đơn. Dưới bề mặt là mô liên kết xốp. Các tế bào thượng mô phát
triển xuống lớp mô liên thành những cột tế bào gọi là các tuyến vị. Chất tiết từ một
số tuyến vị đổ vào một hố nhỏ (hố vị) trước khi đổ vào lòng dạ dày.
- Tuyến vị chứa 3 loại tế bào ngoại tiết
+ Tế bào cổ tiết niêm dịch
+ Tế bào chứa tiết Pepsinogen
+ Tế bào thành tiết hydrochloric acid và yếu tố nội tại.
Ngoài ra tuyến vị vùng hang môn vị còn có loại tế bào gọi là tế bào G tiết
hormon gastrim vào máu.
4.Thần kinh chi phối
Dạ dày nhận được các nhánh tự chủ đến từ đám rối tang và các thần lang thang trước
và sau.
II. Ruột non
1. Vị trí và hình thể
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràn. Nó
gồm 3 phần liên tiếp nhau là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
2. Cấu tạo
- Thành ruột non được cấu tạo bằng các lớp áo giống như ở các đoạn khác của ống
tiêu hóa nhưng lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc có những đặc điểm riêng thích
hợp với quá trình tiêu hóa và hấp thu.
- Niêm mạc ruột non có những nếp vòng không cho dịch ruột dịch chuyển theo
đường thẳng mà theo hình xoắn niêm mạc có nhiều nhung mao cao 0.5-1mm nhô
vào lòng ruột. Số lượng nhung mao (20-40/1mm2) làm cho diện tích bề mặt
thượng mô tăng lên rất nhiều. Mỗi nhung mao có một lõi bằng mô liên kết chứa
một tiểu động mạch, một tiểu tĩnh mạch, một lưới mao mạch và một mao mạch
bạch huyết.
- Thượng mô của niêm mạc là một thượng mô trụ đơn chứa các tế bào hấp thu, các
tế bào hình đài bài tiết niêm dịch, các tế bào nội tiết ruột và các tế bào paneth.
Màng dỉnh của các tế bào hấp thu có các vi nhung mao.
- Tá tràng: là phần đầu và ngắn nhất của ruột non, dài khoảng 25cm, bắt đầu từ
môn vị ở ngang sườn phải đốt sống thắt lưng I và tận cùng tại góc tá – hồng tràng ở
ngang sườn trái đốt thắt lưng II. Tá tràng là nơi ống mật và ống tụy đổ vào, tá tràng
uốn cong hình chữ C hướng sang trái và ôm quanh đầu tụy, nó đi theo một con
đường gấp khúc gồm 4 phần trên, xuống, ngang và lên.
- Hỗng tràng là đoạn giữa của ruột non, hồi tràng là đoạn cuối của ruột non. Hai
đoạn này không có ranh giới rõ ràng và dài khoảng 5m.

Câu 6: Mô tả cấu tạo và chức năng của 12 đôi dây thần kinh sọ não.

1. Đôi dây thần kinh số I (dây thần kinh khứu giác)


-Bắt nguồn từ các tế bào (TB) nhận cảm giác mũi ở tầng trên niêm mạc mũi,
chui qua lỗ sàng tới hành khứu đến dừng ở các nhân xám trên vách trong suốt vào
trung khu phân tích ở thùy thái dương V.
-Chức năng: chi phối khả năng ngửi, khi bị liệt gây mất ngửi, ảo khứu, loạn
khứu.
2. Đôi dây thần kinh số II (dây thần kinh thị giác)
-Bắt nguồn từ lớp tế bào võng mạc thị giác tạo thành 2 dây chui qua lỗ thị giác
vào hộp sọ bắt chéo nhau ở trên giao thoa thị giác. Ở phía trước yên buốm 2 dải thị
giác đi vòng quanh cuống đại não tới thể gối ngoài tỏa ra các tia thị giác, dừng ở vỏ
não.
-Chức năng: chi phối thị lực, thị trường cảm giác và phân liệt ánh sáng.
3. Đôi dây thần kinh số III (dây thần kinh vận nhãn cầu)
-Nhân xám nằm trong trung não, khi thoát ra ngoài bề mặt của não chui qua khe
bướm của nền sọ đi đến ổ mắt, vận động cho các cơ ở nhãn cầu.
-Khi bị liệt dây thần kinh số III gây sụt mi, lác ngoài, gây đồng tử giãn và liệt.
4.Đôi dây thần kinh số IV (dây thần kinh dòng dọc)
-Nhân xám nằm ở trung não, là dây duy nhất thoát ra ở mặt sau trung não, đi
vòng qua cuống đại não ra phía trước, chui qua khe bướm ở nền sọ đi đến ở mắt,
vận động cho cơ chéo to.
-Khi bị liệt bệnh nhân không đưa mắt xuống dưới thấp được.
5. Đôi dây thần kinh số V (dây thần kinh tam thoa)
-Bao gồm:
+ Dây mắt: cảm giác vùng trán và mi trên, da mũi, niêm mạc mũi và tuyến lệ,
chui qua khe bướm ở nền sọ vào trong hộp sọ.
+ Dây hàm trên: cảm giác da vùng má, mi dưới, mũi và môi trên, cung răng lợi
hàm trên và màng não cứng. Dây này chui qua lỗ tròn to của nền sọ đến hạch
gasser.
+ Dây hàm dưới: chui qua lỗ bầu dục đến vận động các cơ nhai, nhận cảm giác
cho da ở vùng thái dương, hàm dưới và cung răng lợi hàm dưới.
+ Dây thần kinh tam thoa còn nhận cảm giác vị giác 1/3 trước lưỡi, vừa làm
nhiệm vụ vận động, vừa làm nhiệm vụ cảm giác.
-Khi liệt mất cảm giác 2/3 trước lưỡi, mất phản xạ giác mạc, giảm và mất cảm
giác da ở vùng tương ứng.
-Về vận động khi liệt dây V bên nào thì cơ nhai và cơ thái dương bên đó nhẽo.
6. Đôi dây thần kinh số VI
-Bắt nguồn từ nhân xám nằm trong cầu não đi ra ngoài chui qua khe bướm ở nền
sọ đến ở mắt vận động cho cơ thẳng ngoài ở nhãn cầu.
-Khi bị liệt mắt không đưa ra ngoài được “lác trong”. Có hiện tượng nhìn đôi khi
nhìn ra ngoài.
7. Đôi dây thần kinh số VII (dây mắt)
-Bắt nguồn từ nhân xám nằm trong cầu não, chui qua lỗ tai trong ở xương đá qua
lỗ châm chũm đến mặt vận động cho các cơ vùng mặt.
-Dây VII có nhánh nối với nhánh bên của dây số IX gây tiết dịch tuyến nước bọt
dưới hàm, dưới lưỡi.
+ Nếu liệt dây VII trung ương sẽ liệt ¼ mặt dưới.
+ Nếu liệt dây VII ngoại vi có thêm dấu hiệu mắt bên liệt nhắm không kín.
+ Dây VII tới lưỡi nhận cảm giác 2/3 trước lưỡi.
8. Đôi dây thần kinh số VIII (dây tiền đình ốc tai)
-Gồm 2 dây ốc tai và tiền đình.
+ Dây ốc tai bắt nguồn từ ốc tai.
+ Dây tiền đình bắt nguồn từ hạch Scapa nằm trong tiền đình màng và các ống
bán khuyên. Hai dây chui qua lỗ tai trong nằm trong xương đá đi đến trung tâm
phân tích ở hồi thái dương V thuộc vỏ đại não.
-Khi bị liệt bệnh nhân sẽ giảm thính lực, khả năng giữ thăng bằng kém.
9. Đôi dây thần kinh số IX (dây thần kinh thiệt hầu)
-Bắt nguồn từ nhân xám nằm trong hành não thoát ra đi qua lỗ rách sau của nền sọ
ra ngoài hộp sọ. Chi phối cảm giác 1/3 sau lưỡi, các nhánh vận động cho các cơ ở hầu
và cảm giác niêm mạc hầu có 1 nhánh nối với dây thần kinh số X làm chức năng phó
giao cảm.
-Nếu bị liệt sẽ mất cảm giác 1/3 sau lưỡi và gây phản xạ hạ hầu thấy bị mất
hoặc giảm.
10.Đôi dây thần kinh số X (dây thần kinh lang thang, dây thần kinh phế vị)
-Bắt nguồn từ nhân xám ở hành não đi ra ngoài, chui qua lỗ rách sau ở nền sọ
xuống vùng cổ nằm trong bao cảnh xuống ngực, đi ở sau cuống phổi chui xuống ổ
bụng qua cơ hoành.
+ Dây X bên trái cho nhánh trên đi vào mặt trước dạ dày 1 nhánh đi vào gan.
+ Dây X bên phải cho 1 nhánh bên đi vào mặt trước dạ dày, 1 nhánh di vào gan.
-Khi liệt dây X bệnh nhân bị nghẹn đặc, sặc lỏng, liệt 2 bên sẽ gây khó thở, gân
ran rít.
11.Đôi dây thần kinh số XI
Bắt nguồn từ nhân xám nằm trong hành não và có tủy sống chui ra ngoài bởi
nhiều rễ sau đó chui qua lỗ rách ở nền sọ đi xuống vận động cho cơ ức đòn chũm,
cơ thang.
12.Đôi dây thần kinh số XII
-Bắt nguồn từ nhân xám trong hành não, có tủy sống chui ra ngoài bởi nhiều rễ
sau đó chui qua lỗ rách của nền sọ, vận động cho cơ ở lưỡi, tách ra một nhánh nối
với đám rối thần kinh ở cổ tạo thành quai thần kinh XII vận động cho các cơ ở
dưới móng.
-Dây XII khi liệt lưỡi bệnh nhân sẽ lệch sang bên liệt, nói khó, nuốt khó.

Câu 7: Mô tả vị trí, hình thể ngoài liên quan và cấu tạo của tim?

1. Vị trí.
-Tim nằm trong lồng ngực, giữa 2 lá phổi, trong trung thất trước, phía sau xương
ức.
-Trục của tim đi từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, từ sau ra trước.
-Tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn làm nhiệm vụ bơm máu vào các động
mạch và hút máu trở về tim qua hệ thống tĩnh mạch.
2. Hình thể ngoài và liên quan
Tim là một khối cơ rỗng có hình tháp, màu hồng, nặng 260-270g, có 3 mặt và 1
đỉnh.
 3 mặt:
-Mặt trước (mặt ức sườn) có 2 rãnh:
+ Rãnh ngang (rãnh liên nhĩ thất trước): trên rãnh có 2 tiểu nhĩ phải và tiểu nhĩ
trái, quai động mạch chủ và động mạch phổi. Dưới rãnh là tâm thất, ở trong rãnh
có mạch vành đi nuôi tim.
+ Rãnh dọc (rãnh liên thất trước): chia mặt trước làm hai nửa tâm thất phải và
tâm thất trái. Ở trong rãnh có động mạch vành trái, thần kinh và bạch huyết →Vì
mặt trước tim nằm ngay sau xương ức và xương sườn nên khi người bệnh bị ngừng
tim tiến hành xoa bóp tim trên lồng ngực bằng cách ấn vào vị trí 1/3 dưới của
xương ức.
-Mặt trái: ấn sau vào phổi trái tạo thành khuyết tim.
-Mặt dưới: ấn lên cơ hoành gồm 2 rãnh:
+ Rãnh liên nhĩ thất sau: ở trong rãnh có động mạch vành phải, động mạch liên
nhĩ thất trái và tĩnh mạch vành lớn đổ vào xoang vành.
+ Rãnh dọc (liên thất sau). Trong rãnh có động mạch vành phải và tĩnh mạch
vành sau.
 Đỉnh tim (mỏm tim): Hướng xuống dưới và ra trước nằm ở khoang liên sườn
4-5, đường giữa đòn liên trái.
 Đáy tim: là mặt sau của 2 tâm nhĩ
-Tâm nhĩ phải hướng lên trên và sang phải gồm có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
mạch chủ dưới đổ vào.
-Tâm nhĩ trái hướng lên trên và ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào. Tâm nhĩ trái
liên quan trực tiếp đến thực quản ở phía sau vì vậy khi tâm nhĩ trái to chèn ép thực
quản và gây khó nuốt.
3. Cấu tạo của tim
Tim được chia thành 3 lớp
 Màng ngoài tim (ngoại tâm mạc) gồm có 2 lá
-Lá tạng mỏng nằm dính sát vào cơ tim
-Lá thành nằm phía ngoài lá tạng được tăng cường bởi một bao xơ ở ngoài, giữa
2 lá là một khoảng xơ liên trong chứa ít dịch khoảng 1.5-5ml để tim co bóp nhịp
nhàng. Nếu lượng dịch này tăng lên hoặc bị thay thế bằng loại dịch khác gọi là tràn
dịch màng ngoài tim.
 Cơ tim
Là một loại cơ đặc biệt vừa có đặc tính của cơ vân là co bóp nhanh và mạnh, vừa
có đặc tính của cơ trơn là co bóp tự động. Cơ tim gồm 2 loại sợi
-Sợi co bóp
-Sợi mang tính chất thần kinh có nhiệm vụ điều hòa co bóp tự động của tim bằng
hệ thống nút.
Từ nút nhĩ nằm ở cạnh nơi đổ vào tâm nhĩ phải của tĩnh mạch chủ trên tới nút
nhĩ thất nằm ở vách liên nhĩ theo thân của bó hít. Chia ra 2 nhánh bó hít phải và bó
hít trái nằm ở 2 bên vách liên thất rồi phân ra các sợi và nhánh đi vào cơ tim gọi là
mạng purkinje.
 Màng trong tim (nội tâm mạc): Là một màng mỏng và nhẵn lát mặt trong các
buồng tim, phủ lên các lá van tim và liên tiếp với các màng trong của các mạch
máu lớn.
Câu 8. Trình bày hình thể ngoài, cấu tạo của phổi và sự cấp máu cho phổi?

1. Hình thể ngoài


Phổi có màu hồng ở trẻ em, màu xám ở người già, gồm có 2 lá phổi hình nón, bổ
đôi theo chiều dọc mỗi bên phổi gồm 3 phần: đỉnh phổi, rốn phổi, đáy phổi.
- Đỉnh phổi: Nhô lên khỏi mặt trong xương sườn 1 khoảng 2-3 cm liên quan với
động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
- Mặt: gồm 3 mặt.
+ Mặt ngoài: uốn theo hình lồng ngực có các lằn xương sườn -> vì vậy khi chấn
thương lồng ngực, gẫy xương sườn dễ đâm rách màng phổi -> gây tràn dịch, tràn
máu vào phổi, màng phổi.
 Phổi phải: to hơn phổi trái có 2 rãnh chia phổi làm 3 thùy: trên, giữa, dưới.
 Phổi trái: có 1 rãnh chia làm 2 thùy: trên và dưới.
+ Mặt dưới: (mặt hoành) uốn cong theo vòng hoành
+ Mặt trong: tạo nên trung thất.
 Phổi phải có hố tim, vó vết lõm tĩnh mạch chủ trên và rốn phổi.
 Phổi trái có khuyết tim, vết lõm của động mạch dưới đòn, động mạch chủ và
rốn phổi.
-3 bờ:
+ Bờ trước: ngăn giữa mặt sườn và mặt trung thất
+ Bờ sau: ngăn cách giữa mặt sườn và mặt trung thất ở phía sau.
+ Bờ dưới: gồm 2 đoạn:
 Đoạn trong ngăn cách mặt hoành với mặt trung thất
 Đoạn ngoài ngăn cách mặt hoành với mặt sườn.
2. Cấu tạo của phổi
- Mỗi phổi được chia ra thành các thùy, mỗi thùy được chia ra thành các phân thùy.
Mỗi phổi gồm có 10 phân thùy.
+ Phổi phải: thùy trên có 3 phân thùy; thùy giữa có 2 phân thùy; thùy dưới có 5 phân
thùy.
+ Phổi trái: mỗi thùy có 5 phân thùy
- Các phân thùy và các phế nang
+ Mỗi phân thùy chia ra thành nhiều tiểu phân thùy. Ở mỗi tiểu phân thùy có phế
quản đi qua chia thành nhiều nhánh gồm tiểu phế quản thùy -> tiểu phế quản phân
thùy => tiểu phế quản chính thức -> rồi đến tiểu phế quản tận -> cuối cùng phình
ra tạo thành phế nang.
+ Các phế nang: có thành rất mỏng, sát phế nang có 1 mạng lưới mao mạch bao
quanh làm nhiệm vụ trao đổi khí. Thành của phế nang dày 0,1-0,5μm. Khí oxy từ
phế nang vào máu còn CO2 từ máu vào phế nang để thải ra ngoài. Ở người có 300-
400 triệu phế nang, diện tích khoảng 100m2.
3. Sự cấp máu cho phổi
- Có 2 loại động mạch đưa máu tới phổi: động mạch phế quản và động mạch phổi.
+ Động mạch phế quản, nhánh của động mạch chủ ngực đưa máu giàu oxy tới nuôi
dưỡng cho thành phế quản và mô phổi. Máu tĩnh mạch chủ yếu trở về, qua đường
tĩnh mạch phổi, một phần về tĩnh mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản đổ về hệ tĩnh
mạch đơn.
+ Máu ít oxy được tống ra từ thân động mạch phổi. Thân động mạch phổi này chia
thành các động mạch phổi phải và trái đi vào hai phổi. Ở trong phổi động mạch
chia nhỏ dần như cây phế quản cho tới mạng mao mạch quanh phế nang. Máu giàu
oxy từ mạng mao mạch này được các tiểu tĩnh mạch dẫn ra khỏi các tiểu thùy phổi
và đổ vào mạng lưới tĩnh mạch quanh tiểu thùy. Mạng lưới này gộp thành các tĩnh
mạch lớn hơn và cuối cùng thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên đổ vào tâm nhĩ trái.
ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ

Câu 1. Trình bày tác dụng của hormon tuyến tụy và điều hòa bài tiết hormon
tuyến tụy?

1. Insulin
Insulin do tế bào lecta của tụy sản xuất, Insulin được bài tiết và được vận chuyển
trong máu dưới dạng tự do đến mô gây ra tác dụng phụ.
- Tác dụng:
+ Lên chuyển hóa glucid: làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào và
tăng thoái hóa glucose ở tế bào cơ, tăng tổng hợp glycogen. Kết quả Insulin làm hạ
glucose huyết. Đây là hormon duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết nên
được ứng dụng trong điều trị đái tháo đường tuyp I.
+ Lên chuyển hóa lipid: tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo tới các
mô mỡ.
+ Lên chuyển hóa protein: làm tăng tổng hợp protein, ức chế sự thoái hóa
protein.
- Điều hòa bài tiết.
+ Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: nồng độ glucose trong máu làm tăng bài tiết
Insulin để đưa đường huyết về mức bình thường.
+ Điều hòa bằng cơ chế thần kinh: kích thích thần kinh giao cảm và phó giao
cảm làm tăng bài tiết Insulin.
- Rối loạn bài tiết
+ Tăng tiết gây ra hạ đường huyết
+ Giảm tiết gây ra tăng đường huyết dẫn đến đái đường
2. Glucagon
Glucagon do tế bào alpha của tụy sản xuất.
- Tác dụng:
+ Lên chuyển hóa glucid: làm tăng phân giải glycogen ở gan, tăng tạo đường
mới ở gan. Kết quả làm tăng đường huyết.
+ Các tác dụng khác: (khi nồng độ glucagon trong máu cao) tăng phân giải
lipid ở mô dự trữ, ức chế tổng hợp Triglycerid ở gan, ức chế vận chuyển acid béo
từ máu vào gan, làm tăng bài tiết acid ở dịch vị.
- Điều hòa bài tiết: nồng độ glucose huyết giảm kích thích bài tiết nhiều
glucagon. Nồng độ glucose huyết tăng ức chế bài tiết glucagon. Vận động, luyện
tập nặng kích thích bài tiết nhiều glucagon.
Câu 2. Trình bày tác dụng của hoocmo tuyến giáp (T3,T4 calcitonin) và
điều hòa bài tiết hormon tuyến giáp.

1. Tác dụng của T3, T4


 Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
- Làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể
- Tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn và tiêu thụ năng lượng
- Tăng số lượng và kích thước các ty thể do đó làm tăng tổng hợp ATP cung
cấp năng lượng
- Tăng vận chuyển ion qua mang tế bào vì vậy tăng hoạt hóa các enzym
ATPase dẫn đến tăng chuyển hóa cơ sở.
 Tác dụng lên sự phát triển của cơ thể
- Tuyến giáp làm tăng tốc độ phát triển, trẻ bị ưu năng tuyến giáp sự phát
triển của xương nhanh hơn nên cao sớm hơn những trẻ khác đồng thời xương cốt
hóa sớm làm cho chu kỳ trưởng thành ngắn lại. Những trẻ bị nhược năng tuyến
giáp mức phát triển sẽ chậm lại nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ bị lùn.
- Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của não trong thời kỳ bào thai và
những năm đầu sau khi sinh nếu hoormon tuyến giáp không bài tiết đủ thì não của
trẻ sẽ phát triển chậm hơn bình thường, trí tuệ giảm sút.
 Tác dụng lên sự chuyển hóa glucid
- Tăng thoái hóa glucose ở tế bào
- Tăng phân giải glycogen
- Tăng tạo đường mới
- Tăng hấp thu glucose ở ruột
- Tăng bài tiết Insulin
=> Hormon tuyến giáp làm tăng nhẹ glucose trong máu.
 Tác dụng lên sự chuyển hóa lipit
- Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ tự do ->dẫn đến làm tăng nồng độ acid
béo tự do trong máu
- Tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô
- Làm giảm lượng cholestoron, photpho lipid, triglycerid ở huyết tương do
vậy người bị nhược năng tuyến giáp kéo dài có tình trạng xơ vữa động mạch.
 Tác dụng lên chuyển hóa protein: Làm tăng tổng hợp protein đồng thời làm
tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin
 Tác dụng lên chuyển hóa vitamin: Hormon tuyến giáp khi tăng làm tăng nhu
cầu tiêu thụ vitamin
 Tác dụng lên hệ thống mạch
- Tăng mức tiêu thụ oxy và giải phóng các sản phẩm chuyển hóa, có tác
dụng giãn mạch do vậy tăng lượng máu đến da.
- Tác dụng lên nhịp tim làm tăng nhịp tim
- Tác dụng lên HA làm tim đập nhanh và mạnh hơn nên HA tâm thu có thể
tăng, nhưng HA tâm trương lại giảm do giãn mạch ở những người ưu năng tuyến
giáp
 Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ
- Kích thích sự phát triển về kích thước và chức năng của não
+ Khi nhược năng giáp gây suy nghĩ chậm chạp, ngủ nhiều, chậm phát triển trí
tuệ
+ Khi ưu năng giáp gây căng thẳng, rối loạn tâm thần, lo lắng quá mức, hoảng
hốt, mệt mỏi, mất ngủ
- Tác dụng lên cơ: nếu thiếu hoormon tuyến giáp cơ trở nên chậm chạp. Ưu
năng giáp gây run cơ.
 Tác dụng lên cơ quan sinh dục
- Ở nam giới thiếu hoormon tuyến giáp gây mất dục tính hoàn toàn nhưng
nếu bài tiết quá nhiều lại gây bất lực.
- Ở nữ giới thiếu hoormon tuyến giáp gây băng kinh, đa kinh, thừa hoormon
tuyến giáp gây thiếu kinh, vô kinh.
2. Điều hòa bài tiết
- Do nồng độ TSH của tuyến yên, khi TSH bài tiết nhiều sẽ kích thích tuyến
giáp bài tiết T3, T4. Do vậy nếu TSH tăng thì T3, T4 tăng và ngược lại.
- Khi bị lạnh hoặc stress T3, T4 tăng
- Cơ chế tự điều hòa: Nếu nồng độ iod vo cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế
bài tiết T3, T4 ngược lại nồng độ iod hữu cơ cao cũng dẫn đến giảm thu nhận iod
làm giảm tổng hợp T3, T4.
3.Calcitonin
 Nguồn gốc và tác dụng
- Do các tế bào cận giáp (cạnh nang của tuyến giáp) bài tiết
- Tác dụng
+ Giảm hoạt động các tế bào hủy xương do đó chuyển dịch sự cân bằng theo
hướng lắng đọng các muối calci ở xương.
+ Đặc biệt quan trọng ở trẻ em tuổi dậy thì
+ Làm giảm hình thành các tế bào hủy xương mới
+ Điều hòa tái hấp thu ion calci ở ống thận và ở ruột
-> Tóm lại calcitonin có thành phần làm giảm nồng độ ion calci trong huyết
tương.
 Điều hòa bài tiết
Bởi nồng độ calci trong huyết tương khi nồng độ calci tăng khoảng 10% thì
calcitonin được tăng bài tiết gấp 2-3 lần duy trì trong 1 thời gian ngắn.
Câu 3. Trình bày kháng nguyên và kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO
và ứng dụng trong truyền máu?

1. Kháng nguyên và kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO


Hệ thống nhóm máu ABO gồm các kháng nguyên A, B nằm trên màng hồng cầu
và các kháng thể có trong huyết thanh là antiA, antiB.
Cơ sở để phân loại nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO là dựa vào sự có
mặt hay không có mặt của kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu và sự có hay
không có mặt của kháng thể chống A, B (antiA, antiB) trong huyết thanh mà phân
loại nhóm máu này. Tên của nhóm máu chính là tên của kháng nguyên có mặt trên
màng hồng cầu. Vì vậy trong hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu.

Kháng thể trong


Tên nhóm máu Kháng nguyên trên màng hồng cầu
huyết thanh
Nhóm A A AntiB
Nhóm B B AntiA
Không có antiA
Nhóm AB A và B
và antiB
Nhóm O Không có kháng nguyên A và B AntiA và anti B

2. Ứng dụng trong truyền máu


Từ các hiểu biết về kháng nguyên và kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO
người ta ứng dụng trong lâm sàng để tránh các tai biến do truyền máu gây ra.
- Không được để các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau
trong máu người nhận. Như vậy đảm bảo nguyên tắc trên phải truyền cùng nhóm
máu.
- Tuy nhiên trong những trường hợp tối cần thiết mà không có máu
cùng nhóm có thể truyền máu khác nhóm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: không
để kháng nguyên ở hồng cầu của người cho bị ngưng kết bởi kháng thể trong máu
người nhận. Như vậy nhóm máu O không có kháng nguyên A, B trên màng hồng
cầu nên có thể cho các nhóm máu khác, trong đó nhóm máu AB có kháng nguyên
A, B trên màng hồng cầu nhưng không có kháng thể antiA, antiB trong huyết thanh
nên khong cho được các nhóm máu khác.
Trong trường hợp truyền khác nhóm, lượng máu truyền vào không vượt quá
250ml, phải truyền chậm và phải theo dõi chặt.
Ta có sơ đồ truyền máu sau:

O AB
B

Để truyền máu người ta phải xác định nhóm máu để xác định nhóm máu người
ta dùng phương pháp huyết thanh mẫu và phương pháp hồng cầu mầu. Khi tìm
được nhóm máu phù hợp trước khi truyền người ta phải làm phản ứng chéo để tìm
sự hòa hợp giữa máu người cho và máu người nhận, chỉ khi có sự hòa hợp giữa
máu người cho và máu người nhận mới được phép truyền máu.
Câu 4. Trình bày các loại HA động mạch và các yếu tố ảnh hưởng đến HA.

1. Các loại huyết áp (HA) động mạch (ĐM)


 HA tâm thu (HA tối đa)
-Là trị số HA ĐM lúc cao nhất trong chu kỳ tim ứng với lúc tâm thu do lực co
bóp của cơ tim tạo nên do đó phụ thuộc vào lực co bóp của cơ tim và lượng máu về
tim.
-HA tâm thu có trị số từ 90-140mmHg.
-Khi HA tâm thu < 90 mmHg gọi là HA thấp; >140 mmHg gọi là HA cao
 HA tâm trương (HA tối thiểu)
-Là trị số lúc thấp nhất trong chu kỳ tim ứng với thì tâm trương do ĐM đàn hồi
đẩy máu đi với một áp lực nhỏ để thắng áp lực ngoại biên do vậy HA tâm thu phụ
thuộc vào trương lực của mạch.
-Chỉ số bình thường là 70mmHg.
-Giới hạn từ 50-90mmHg
>90mmHg là HA cao
<50mmHg là HA thấp
 Trong bệnh tăng HA nếu chỉ tăng HA tâm thu thì chưa nặng, nếu tăng cả HA
tâm thu và tâm trương thì là gánh nặng đối với tim.
-HA tâm thu tăng ít nguy hiểm hơn HA tâm trương
-Ở trẻ em >1 tuổi ta có công thức tính HA sau
HA tâm thu = 80 + 2n (n là số tuổi)
HA tâm trương = HA tâm thu/2 + 10
 HA hiệu số là mức chênh lệch giữa HA tâm thu và HA tâm trương là điều
kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường mức chênh lệch này từ 30-40mmHg.
Nếu <20mmHg gọi là HA kẹt, tuần hoàn bị ứ trệ, tim ít có hiệu lực bơm máu.
 HA trung bình
Trong thực hành do HA, số trung bình là lúc tiếng đập nghe rõ nhất hoặc kim
nảy rõ nhất, không phải là trung bình cộng của 2 loại HA mà tính theo công thức
sau:
HA tâm trương + HA hiệu số/3
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến HA
-Công thức tính HA

P=K.Q P: là HA
K: là hằng số
Q: lưu lượng máu
r: bán kính mạch máu
η: là độ nhớt của máu

-HA sẽ tỷ lệ thuận với lưu lượng máu Q, mà Q lại phụ thuộc vào thể tích tâm thu
và nhịp tim. Khi tim đập nhanh và mạch máu được tống vào động mạch nhiều Q
tăng -> P -> tăng. Ngược lại khi tim đập chậm lưu lượng giảm, HA giảm. Khi tim
đập quá nhanh 140l/phút giai đoạn tâm trương quá ngắn không đủ cho máu kịp về
tim thể tích tâm thu giảm -> Q giảm -> HA giảm.
-HA tỷ lệ thuận với độ nhớt của máu, khi độ nhớt của máu tăng -> HA tăng và
ngược lại. Độ nhớt của máu tăng khi máu bị cô đặc gặp trong các bệnh đa hồng
cầu, hồng cầu khổng lồ gặp trong những bệnh nhân mất nước, mất điện giải có thể
do nôn nhiều, có thể do sốt.
-HA tỷ lệ nghịch với bán kính mạch máu r nên khi mạch máu co r giảm -> HA
tăng và ngược lại. Khi mạch máu kém đàn hồi sức cản ngoại vi tăng và gây cao
HA, thường gặp ở người già.

Câu 5. Trình bày chức năng của gan?

1. Chức năng sản xuất và bài xuất mật


Mật được tạo ra ở tế bào gan và được bài tiết vào ống dẫn mật và chứa trong túi
mật. Tại đây mật được cô đặc và bơm vào ruột có tác dụng tiêu hóa.
2. Chức năng chuyển hóa
Làm nơi diễn ra quá trình chuyển hóa các chất
-Glucid, glucose được hấp thu ở ruột đưa đến gan, tại đây glucose được tổng hợp
thành glycogen để dự trữ. Khi đường huyết giảm glycogen phân giải thành glucose
để đưa vào máu, duy trì đường huyết. Glucose tại gan còn dùng cung cấp năng
lượng, tổng hợp lipid, ngoài ra gan còn tổng hợp đường mới từ các nguyên liệu
khác.
-Lipid: phần lớn lipid đến gan từ ống tiêu hóa và từ các kho dự trữ của cơ thể, tại
đây được tổng hợp thành triglycerid phospholipid. Lipid tại gan cũng được oxy hóa
cho năng lượng.
-Protid: gan tổng hợp phần lớn protein huyết tương albumin fibrinoten, globulin
và nhiều yếu tố đông máu. Tại gan cũng diễn ra quá trình khử và chuyển amin và
oxy hóa cho năng lượng.
3. Chức năng khử độc
Tại gan nhiều chất độc là sản phẩm của quá trình chuyển hóa được khử độc tại
đây như: NH3 là sản phẩm chuyển hóa acid amin rất độc được chuyển thành ure và
thải ra ngoài. Các chất độc đến gan còn được khử độc và thải vào ống tiêu hóa ra
ngoài.
4. Chức năng đông máu
Gan tổng hợp nên nhiều yếu tố đông máu, khi chức năng gan bị rối loạn gây ra
rối loạn đông máu.
5. Chức năng dự trữ và tạo máu
Hệ thống mạch máu phong phú tại gan có khả năng chứa đựng một lượng máu
của cơ thể, thời kỳ bào thai tham gia tạo máu.
Ngoài ra còn là nơi dự trữ một lượng lớn vitamin đặc biệt là vitamin B12.
Câu 6. Trình bày sự trao đối khi ở phổi (sự vận chuyển O 2 và CO2) và
các yếu tố tham gia điều hòa hô hấp?

1. Sự trao đổi khí ở phổi


a. Sự trao đổi khí giữa máu và phổi
Khi tới phế nang máu tĩnh mạch nhờ nhận thêm nhiều oxy và thải đi nhiều CO2 -
> máu có màu đỏ tươi -> tim trái và được tim trái co bóp đi tới các cơ quan trong
cơ thể.

Khí hô
Phổi Máu
hấp
O2 100mmHg 40mmHg
CO2 40mmHg 45mmHg
b. Sự trao đổi khí giữa máu và tổ chức

Khí hô hấp Máu Tổ chức


O2 95mmHg 40mmHg
CO2 40mmHg 45mmHg
Máu động mạch tới tổ chức, oxy từ máu khuyếch tán vào tổ chức, còn CO 2 từ tổ
chức quay trở về máu, máu nhận thêm nhiều CO 2 và bị giảm oxy trở thành máu
tĩnh mạch màu đỏ thẫm, theo hệ thống tĩnh mạch phổi trở về tim phải và được tim
phải đẩy lên phổi sau đó bắt đầu một chu trình mới.
2. Các yếu tố tham gia điều hòa hô hấp
a. Vai trò của O2
Khi phân áp O2 trong khí thở giảm xuống < 60mmHg thì sẽ tác động lên trung
tâm hô hấp và làm tăng thông khí dẫn đến thở nhanh và sâu.
b. Vai trò của CO2
Khi nồng độ CO2 tăng trong máu sẽ kích thích trung tâm hô hấp làm tăng thông
khí để tăng đào thải CO2 ra khỏi cơ thể. Với nồng độ CO2 bình thường có tác dụng
kích thích và duy trì hô hấp nhưng nếu nồng độ CO 2 quá thấp sẽ gây ngừng thở. Vì
vậy, khi cấp cứu bệnh nhân ngừng thở người ta dùng hỗn hợp khí carbozen có 95%
O2 5% CO2 tốt hơn dùng 100% O2. Ở trẻ mới sinh do tuần hoàn rau thai bị cắt đứt
cơ thể không thải được CO2 đồng thời do trẻ cử động CO 2 trong máu tăng lên kích
thích trung tâm hít vào gây động tác hô hấp đầu tiên của trẻ .
c. Vai trò của vỏ não
Vỏ não có tác động quan trọng chi phối đến hoạt động tự động của trung tâm hô
hấp, nếu cắt bỏ vỏ não thì hô hấp chậm lại, trong các biểu hiện xúc cảm hô hấp đều
có sự biến động rõ rệt.
d. Vai trò của dây thần kinh cảm giác nông
-Khi kích thích vào dây thần kinh cảm giác nông với cường độ nhẹ sẽ làm tăng
ho hấp với cường độ mạnh sẽ làm ngừng hô hấp.
-Các kích thích đau, nóng, lạnh ở cường độ nhẹ làm tăng hô hấp. Với cường độ
mạnh các kích thích đau, nóng, lạnh kích thích nhịp thở đầu tiên của trẻ sơ sinh.
e. Vai trò của các trung tâm thân kinh khác
-Trung tâm nuốt: khi hưng phấn sẽ kích thích làm tăng hô hấp vì vậy khi ta nuốt
thì ngừng thở để thức ăn không lọt vào đường hô hấp.
-Vùng dưới đồi: thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ thông qua vùng dưới đồi gây
biến đổi hô hấp, góp phần điều hòa thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng, hô hấp sẽ tăng
để thải nhiệt ra ngoài.
g. Vai trò của các nội phủ tạng
Các bộ phận nhận cảm hóa học và áp suất ở quai động mạch chủ, xoang động
mạch cảnh có tác dụng điều hòa hô hấp khi HA tăng ở quai động mạch chủ và
xoang động mạch cảnh có tác dụng làm giảm hô hấp.
h. Vai trò điều hòa của trung tâm hô hấp
Nằm ở hành não, trong chất xám, dưới nhân dây X phía trong nhân dây số XII.
Mỗi trung tâm gồm hai phần trung tâm hít vào và trung tâm thở ra. Không bao giờ
phát xung động cùng một lúc.
Trung tâm hít vào hưng phấn trước, sau khi hít vào không khí làm tăng các phế
nang, kích thích đầu tận cùng dây thần kinh số X gây hưng phấn trung tâm thở ra
đồng thời ức chế trung tâm hít vào.
Sau khi thở ra phế nang xẹp không kích thích đầu tận cùng của dây thần kinh số
X nữa, trung tâm thở ra lại bị ức chế, trung tâm hít vào lại hưng phấn.

You might also like