You are on page 1of 18

Giải phẫu sinh lý người – Th.

S Nguyễn Công Thùy Trâm 1

Chương 9. GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ SINH DỤC


9.1. Giải phẫu – Sinh lý sinh dục nam.
9.1.1. Vị trí, cấu tạo hệ sinh dục nam.
Hệ sinh dục nam gồm các cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong.
9.1.1.1. Các cơ quan sinh dục ngoài:
* Dương vật
- Cấu tạo ngoài của dương vật gồm: rễ, thân và quy đầu dương vật
+ Rễ dương vật nằm ở đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật.
+ Thân dương vật hình trụ, gồm 2 mặt: mặt trên hơi dẹt là mu dương vật và mặt dưới là
mặt niệu đạo.
+ Quy đầu dương vật được bao bọc bởi bao quy đầu (là một nếp nửa da, nửa niêm mạc có
thể di động). Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo.
- Dương vật được cấu tạo bởi 3 khối mô cương và các lớp bọc.
+ Hai khối mô cương hình trụ nằm song song ở trên là các vật hang. Phần sau vật hang
dính với xương mu được gọi trụ dương vật
+ Khối mô cương nằm trong rãnh dưới hai vật hang là vật xốp có chứa niệu đạo. Phần
sau vật sốp phình to thành hành dương vật còn đầu trước liên tiếp với mô sốp của quy đầu.
+ Các lớp bọc dương vật bọc quanh ba khối mô cương bao gồm: lớp mạc dương vật và
da.
* Bìu: là một túi da sẫm màu do các lớp của thành bụng trĩu xuống tạo thành. Nó được
chia thành hai ngăn, mỗi ngăn chứa một tinh hoàn và một mào tinh.
9.1.1.2. Các cơ quan sinh dục trong gồm
* Tinh hoàn: có dạng hình hạt đậu là cơ quan sinh tinh trùng và là tuyến nội tiết nằm
ngoài ổ bụng, nằm trong bìu.
- Có hai tinh hoàn nằm ở hai bên. Ở cơ thể người lớn, tinh hoàn có kích thước khoảng
4,5cm x 2,5cm x 1,5cm nặng khoảng 20 gam. Tinh hoàn được bao bọc bởi lớp áo tinh hoàn (là
một lớp vỏ xơ dày, trắng không đàn hồi)
- Tinh hoàn được chia thành 200-300 tiểu thùy ngăn cách với nhau bằng các vách xơ.
Trong mỗi tiểu thùy nhiều ống sinh tinh nhỏ ngoằn ngoèo, tiếp nối ống sinh tinh là ống mào tinh
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 2

hoàn. Xen kẽ ống sinh tinh là các tế bào kẽ (tế bào Leydig) tiết ra hoormon testosterone và tế
bào Sertoli có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ và kiểm soát quá trình sinh sản tinh trùng.
* Mào tinh hoàn:
- Có dạng hình chữ C nằm dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn. Mào tinh hoàn có 3
phần:
+ Phần đầu: úp lên tinh hoàn như một cái mũ
+ Phần thân: ngăn cách với tinh hoàn bằng một túi bịt
+ Phần đuôi dính vào tinh hoàn bởi các thớ sợi.
- Bên trong mào tinh hoàn các ống xuất cuộn lại cuộn lại rồi đổ vào ống mào tinh (dài
6m). Ống mào tinh chạy ngoằn ngoèo trong mào tinh và liên tiếp với ống dẫn tinh tại đuôi mào
tinh.
* Ống dẫn tinh (ductus deferens) nối tiếp với các đuôi mào tinh, đi đến mặt sau của bàng
quang thì kết hợp với ống tiết của các túi tinh để tại thành ống phóng tinh. Ống dẫn tinh dài
khoảng 30cm, đường kính khoảng 2-3mm, đường kính lòng ống khoảng 0,5mm.
* Túi tinh (seminal gland; seminal vesicle) dài khoảng 5cm, nằm ở mặt sau bàng quang,
dọc bờ dưới của ống dẫn tinh. Đầu dưới của túi tinh mở vào một ống bài xuất ngắn gọi ống tiết.
Ống tiết kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên tạo thành ống phóng tinh.
* Ống phóng tinh (ejaculatory duct) dài 2cm, do ống dẫn tinh và ống tiết của túi tinh kết
hợp tạo thành. Hai ống này chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt.
Ống mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp lại thanh đường dẫn
tinh.
* Tuyến tiền liệt: có dạng hình nón đáy ở trên, đỉnh ở dưới, có kích thước khoảng 4cm x
3cm x 2,5cm, ở người có độ tuổi khoảng 30-45 nặng khoảng 15-20g, sau 45 tuổi tuyến thường
phình to ra. Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo tiền liệt. Dịch tiết của
tuyến đổ vào niệu đạo tiền liệt và đóng góp khoảng 25% thể tích dịch.
* Tuyến hành niệu đạo: có hai tuyến nằm ở hai bên niệu đạo màng. Mỗi tuyến to bằng hạt
ngô. Dịch tiết của tuyến được đổ vào niệu đạo hành xốp bằng một ống tiết, dịch tiết có tính chất
kiềm, đóng vai trò trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo nhằm bảo vệ tinh trùng.
Ngoài ra tuyến còn tiết ra niêm dịch có tác dụng bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 3

9.1.2. Chức năng tinh hoàn.


Tinh hoàn là một tuyến pha vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết.
9.1.2.1. Chức năng ngoại tiết.
* Chức năng sinh sản tinh trùng:
- Tinh trùng được sinh ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống tình dục của nam
giới. Khoảng từ 15 tuổi trở đi, tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng. Chức năng này được duy trì
trong suốt cuộc đời.
- Quá trình sản sinh tinh trùng bắt đầu từ từ tinh nguyên bào A sau 4 lần phân chia tạo
thành tinh nguyên bào B, sau khi chui qua hang rào để vào lớp tế bào lớn được gọi là tinh bào I.
Tinh bào I phân chia giảm nhiễm lần thứ I tạo thành tinh II. Sau 2-3 ngày , mỗi tinh bào II lại
tiếp tục phân chia tọa thành tế bào tiền tinh trùng. Tiền tinh được trùng hoàn thiện (hình thành
đầu, cực đầu, đuôi) và được thành thục trong quá trình di chuyển trong ống mào tinh hoàn và trở
thành tinh trùng. Toàn bộ quá trình sản sinh tinh trùng từ tinh nguyên bào thành tinh trùng kéo
dài khoảng 64 ngày. Mỗi ngày, tinh hoàn có thể sản sinh hơn 100 triệu tinh trùng, phần lớn được
dự trữ trong ống mào tinh hoàn.
- Do có sự phân chia giảm nhiễm nên có hai loại tinh trùng: loại mang NST giới tính X
và loại mang NST giới tính Y. Tùy thuộc vào loại tinh trùng nào được thụ tinh với noãn mà
quyết định nên giới tính của thai nhi.
- Sau khi ở mào tinh hoàn 18-24 giờ, tinh trùng sẽ có khả năng vận động mạnh và có khả
năng thụ tinh. Tinh trùng có khả năng di chuyển được là nhờ sự di động của đuôi. Tinh trùng di
chuyển theo đường thẳng, tốc độ di chuyển khoảng 4mm/phút. Trong tử cung tinh trùng có thể
sống được 24 đến 72 giờ.
* Chức năng điều hòa sinh tinh trùng: được thực hiện nhờ hoormon inhibin do tế bào
Sertoli tiết ra. Inhibin có tác dụng điều hòa ngược âm tính đối với FSH, khi tinh trùng được sản
sinh quá nhiều, tế bào Sertoli tiết ra inhibincó tác dụng làm giảm bài tiết FSH, làm cho số lượng
tinh trùng trở về bình thường và ngược lại.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng.
- Hoormon:
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 4

+ GnRH của vùng dưới đồi tham gia điều hòa sản sinh tinh trùng thông qua quá trình
điều hòa bài tiết LH và FSH.
. LH tuyến yên điều hòa sản sinh tinh trùng do LH kích thích tế bào kẽ Leydig bài
tiết hormone testosterone.
. FSH kích thích phát triển ống sinh tinh, kích thích tế bào Sertoli bài tiết dịch có
chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tinh trùng trưởng thành.
+ GH kiểm soát chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và thúc đẩy sự phân chia của tinh
nguyên bào.
- Nhiệt độ: tinh trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-
2 oC. Cơ Dartos của bìu co giãn tùy thuộc vào môi trường nhằm đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho sự
sản sinh tinh trùng. Khi tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng xuống bìu, các tế bào dòng tinh sẽ
bị phá hủy. Khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ ở bìu (đường sinh dục
nữ), quá trình chuyển hóa và hoạt động của tinh trùng sẽ tăng lên. Ngược lại trong môi trường
có nhiệt độ môi trường thấp hơn ở bìu, quá trình chuyển hóa và hoạt động của tinh trùng giảm,
do đó người ta thường bảo quản tinh trùng ở nhiệt độ rất thấp khoảng -175oC.
- Độ pH: tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường trung tính hoặc hơi kiềm, và hoạt
động giảm trong môi trường acid. Trong môi trường acid mạnh, tinh trùng sẽ bị chết.
- Kháng thể: tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể> Kháng
thể không có thể xâm nhập được vào ống sinh tính là nhờ có hang rào tế bào Sertoli.
- Rượu, ma túy làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng.
- Tia X, tia phóng xạ, virú quai bị ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng do làm tốn
thương tế bào dòng tinh.
- Căng thẳng tế bào thần kinh kéo dài cũng có thể làm giảm sản sinh tinh trùng.
9.1.2.2. Chức năng nội tiết.
Tinh hoàn có khả năng bài tiết một số hoormon sinh dục nam như: testosterone,
dihydrotestosteron, androstenedion, inhibin. Trong đó testosterone là hoormon đóng vai trò quan
trọng nhất của tinh hoàn.
* Testosteron:
- Được bài tiết từ tế bào Leydig
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 5

- Có bản chất là steroid có 19C


- Tác dụng của testosterone:
+ Kích thích phát triển đường sinh dục ngoài của bào như: tạo dương vật, tuyến
tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh, kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu.
+ Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát như: phát triển
dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mọc long mu, long nách, mọc râu, giọng nói
trầm…)
+ Kích thích sản sinh tinh trùng
+ Tăng chuyển hóa protein ở cơ, xương và nhiều mô khác, làm phát triển và
trưởng thành xương, làm dày xương.
+ Tăng chuyển hóa cơ sở lên 5-10%, làm tăng nhẹ sự hấp thu ion Na ở ống lượn
xa.
+ Tăng số lượng hồng cầu khoang 20%
- Điều hòa bài tiết testosteron.
+ Trong thời kỳ bào thai, HCG có tác dụng kích thích bài tiết testosterone.
+ Trong giai đoạn trương thành, LH tham gia điều hòa quá trình bài tiết
testosterone
* Inhibin
- Do tế bào Sertoli bài tiết
- Là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 10.000-30.000 dalton.
- Có tác dụng điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng. Khi ống sinh tinh sán xuất nhiều tinh
trùng, tế bào Sertoli sẽ bài tiết inhibin, chất này có tác dụng ức chế tuyến yên bài tiết FSH, nên
làm giảm sản sinh tinh trùng.
9.1.3. Giao hợp và phóng tinh.
Khi giao hợp, dưới tác dụng của thần kinh tủy, mạch máu ở dương vật co, dương vật
cương cứng. Khi dương vật bị kích thích cao độ, tinh dịch sẽ được phóng ra ngoài từng đợt. Khi
các bó cơ giãn ra, máu thoát ra bằng đường tĩnh mạch, dương vật mềm trở lại.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 6

Phóng tinh là hiện tượng túi tinh và ống dẫn tinh co bóp mạnh làm cho tinh trùng và tinh
dịch dồn vào niệu đạo và theo niệu đạo ra ngoài. Mỗi lần giao hợp, có khoảng 2-3ml tinh dịch
được phóng ra và trong có khoảng 200 triệu tinh trùng.
Cương dương vật và phóng tinh được điều hòa bởi có chế phản xạ tủy, trung khu phản xạ
nằm ở đoạn thắt lưng cùng. Cơ chế này được khởi phát bởi các kích thích tâm lý truyền xuống
từ não, hoặc kích thích trực tiếp vào các cơ quan sinh dục hoặc phối hợp cả hai.
9.2. Giải phẫu – Sinh lý sinh dục nữ
9.2.1. Vị trí, cấu tạo hệ sinh dục nữ
Cấu tạo hệ sinh dục nữ gồm: buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, âm hộ và các
tuyến vú.
9.2.1.1. Buồng trứng.
Đây là tuyến sinh dục nữ vừa sản sinh ra noãn vừa tiết ra các nội tiết tố quyết đinh đặc
điểm giới tính nữ. Mỗi người phụ nữ gồm 2 buồng trứng, kích thước mỗi buồng ở người phụ nữ
trưởng thành khoảng 3,0cm x 1,5cm x 1 cm, năng khoảng 4-8 gam và trong lượng này thay đổi
trong chu kỳ kinh nguyệt.
Trong giai đoạn bào thai ở tuần 30, cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 noãn nang
nguyên thủy. Phần lớn các noãn nang nguyên thủy này thoái hóa, đến lúc mới sinh ra chỉ có
khoảng 2.000.000 noãn nang và đến tuổi dậy thì còn 300.000-400.000 noãn nang. Trong suốt
thời kỳ sinh sản khoảng 400 nang phát triển và xuất noãn hàng tháng. Số còn lại bị thoái hóa.
Cấu tạo mô học của buồng trứng: phủ mặt ngoài là lớp biểu mô mầm, bên dưới lớp biểu
mô là tổ chức xơ có những sợi cơ đông đặc tạo thành màng trắng. Tiếp đến là lớp tế bào gồm
nhiều nang trứng, mỗi nang trứng chứa 1 trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, được bao
bọc bởi các tế bào lót thành nang.
9.2.1.2. Vòi trứng (uterine tube)
Có hai vòi trứng chạy sang hai bên ổ bụng. Mỗi vòi trứng được chia làm 4 đoạn: thành,
eo, bóng, phễu vòi.
+ Đoạn thành nằm trong thành tử cung, thông với buồng tử cung qua lỗ tử cung của vòi.
+ Eo vòi là đoạn ngắn, hẹp có thành dày, gắn với sừng tử cung.
+ Bóng vòi là đoạn rộng nhất và dài nhất khoảng 2/3 chiều dài của vòi.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 7

+ Phễu vòi là đoạn hình phễu của vòi nằm sát với buồng trứng. Phễu vòi tận cùng bằng
những mỏm như ngón tay gọi là các tua vòi, một trong những tua này dính vào buống trứng.
Về mô học vòi trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
+ Lớp thanh mạc bọc ngoài
+ Lớp cơ trơn ở giữa gồm: một tầng cơ vòng dày ở trong và tầng cơ dọc mỏng ở ngoài.
Lớp cơ trơn này có khả năng co thắt nhu động.
+ Lớp niêm mạc ở trong cùng, có nhiều nếp dọc chứa các tế bào biểu mô trụ có lông
chuyển và các tế bào tiết đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng.
9.2.1.3. Tử cung (uretus).
Tử cung nằm trong chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo, dưới
quai ruột non, có hình quả lê. Đối với người phụ nữ chưa sinh đẻ, tử cung có kích thước khoảng
7,5cm x 5cm x 2,5cm. Tính từ trên xuống, tử cung gồm 4 phần:
+ Đáy tử cung là phần hình vòm nằm ở trên các sừng tử cung.
+ Thân tử cung hẹp dần từ trên xuống dưới đến eo tử cung. Hai góc bên thân tử cung gọi
là các sừng tử cung, tiếp nối với eo buồng trứng.
+ Eo tử cung là vùng thắt lại, nằm giữa thân và cổ tử cung dài khoảng 0.5cm
+ Cổ tử cung gồm 2 phần: phần trên âm đạo nằm ngay sau đáy bàng quang, phần âm đạo
nhô vào âm đạo được gọi là mõm cá mè.
+ Khoang rỗng bên trong tử cung gọi là buồng tử cung và khoang rỗng bên trong cổ tử
cung gọi là ống cổ tử cung.
Thành tử cung được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm 3 lớp
+ Lớp thanh mạc là lớp phúc mạc phủ các mặt của tử cung, lách xuống tới tận thành bên
chậu hông và tạo nên dây chằng rộng.
+ Lớp cơ gồm 3 lớp: lớp ngoài và trong là cơ dọc hoặc chéo, giữa là cơ vòng. Quá trình
co thắt của cơ tử cung chịu ảnh hưởng bởi sự kích thích của oxytocin từ thùy sau tuyến yên, giúp
đẩy thai ra khỏi tử cung khi chuyển dạ sinh.
+ Lớp niêm mạc phủ mặc trong tử cung bao gồm lớp biểu mô trụ đơn (gồm 2 loại tế bào:
tế bào long và tế bào tiết), lớp mô liên kết dày nằm bên dưới, giàu mạch máu và các tuyến tử
cung. Lớp niêm mạc tử cung được chia làm hai lớp: lớp chức năng và lớp nền trong đó lớp chức
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 8

năng hằng tháng sẽ bị bong ra dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, lớp nền phát triển thay
lớp chức năng sau mỗi lần hành kinh.
Mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc gồm hai loại động mạch nằm trong lớp mô liên kết:
động mạch nền: không có sợi đàn hồi, có tác dụng nuôi dưỡng lớp nền; động mạch xoắn có
nhiều sợi đàn hồi, có khả năng co thắt gây thiếu máu cục bộ niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh
nguyệt.
9.2.1.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là một ống dài khoảng 8cm từ cổ tử cung chạy chếch xuống dưới và ra trước tới
tiền âm đạo. Âm đạo gồm hai thành: thành trước nằm sau bàng quang và niệu đạo; thành sau
nằm trước trực tràng . Đầu trên âm đạo bám vào cổ tử cung và cùng với phần âm đạo của cổ tử
cung tạo nên vòm âm đạo, đầu dưới mở vào tiền đình âm đạo. Lỗ âm đạo được che phủ bởi một
nếp niêm mạc gọi là màng trinh. Lỗ âm đạo ở phía sau lô niệu đạo ngoài.
Niêm mạc âm đạo là biểu mô lát tầng không sừng hóa, liên tiếp với niêm mạc tử cung. Bề
mặt niêm mạc có nhiều nếp ngang. Các tế bào niêm mạc dự trữ một lượng lớn glycogen và sản
phẩm thoái hóa của chất này sinh ra các acid hữu cơ. Môi trường acid âm đạo có tác dụng kiềm
chế sự phát triển của vi khuẩn nhưng cũng có hại cho tinh trùng. Lớp cơ trơn của âm đạo có thể
giãn ra đáng kể để thích ứng với dương vật. Áo ngoài của âm đạo là lớp mô liên kết xốp kết nối
âm đạo với các cơ quang xung quanh như niệu đạo, bàng quang ở trước, trực tràng và ống hậu
môn ở sau. Âm đạo là bộ phận giao hợp, cũng là đường ra của máu kinh nguyệt và thai nhi.
9.2.1.5. Âm hộ (Pudendum; vulva)
Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Âm hộ gồm có: gò mu ở phía trước, hai nếp da
lớn gọi là môi lớn (ở ngoài) và môi bé (ở trong), khoảng lõm nằm giữa môi lớn và môi bé là tiền
đình âm đạo. Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài ở trước, lỗ âm đạo ở sau và những
ống tiết của tiền đình lớn. Phía trước tiền đình âm đạo gọi là âm vật nằm ở chỗ nối phía trước
các môi bé và do các mô cương tạo nên.
Tuyến tiền đình lớn là hai tuyến lớn tiết ra chất nhầy nằm ở hai bê lỗ âm đạo, mỗi tuyến
có ống dẫn đổ vào tiền đình âm đạo. Chất tiết của tuyến tiền đình có tác dụng bôi trơn tiền đình
lúc giao hợp.
9.2.1.6. Tuyến vú
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 9

Tuyến vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn III đến
xương sườn IV. Ở giữa mặt trước của vú có một lồi tròn gọi là núm vú hay nhú vú, nơi đây có
nhiều lỗ của các ống tiết sữa, Xung quanh núm vú là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú.
Trên bề mặt quầng vú nỗi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên.
Mỗi tuyến vú có từ 15-20 thùy mô tuyến sữa, mối thùy do một số tiểu thùy tạo nên, các
ống tiết sữa chạy theo hình nang hoa từ chu vi hướng vào núm vú.
9.2.2. Chức năng của buồng trứng.
9.2.2.1. Chức năng ngoại tiết
Buồng trứng có nhiều nang trứng, mỗi nang trứng có một trứng chưa chín. Ở một em bé
gái ra đời có khoảng 30.000 - 300.000 nang trứng. Lúc dậy thì chỉ còn vài trăm nang trứng có
thể chín và phát triển thành trứng và hàng tháng có một trứng chín được phóng ra khi rụng
trứng. Một số trường hợp đặc biệt có thể có hai hoặc nhiều trứng cùng chín và rụng. Từ tháng
thứ 3 trong dạ con, đã xuất hiện các noãn bào cấp 1. Đang ở giai đoạn 1 của lần giảm phân thứ
nhất. Noãn bào cấp 1 không tiếp tục quá trình phân chia mà cứ ở nguyên như thế cho tới tuổi
chín sinh dục. Sau tuổi chín sinh dục, mỗi tháng cũng chỉ 1 noãn bào chuyển mình và tiếp tục
quá trình giảm phân để chín thành trứng. Như vậy, lần giảm phân thứ nhất bị bỏ dở chỉ được
khôi phục sớm nhất sau 13 - 14 năm, chậm nhất sau 45 - 48 năm và cũng chỉ đối với khoảng 450
trứng. Trong lần giảm phân thứ nhất ấy, do sự phân phối bào chất không đồng đều nên toàn bộ
chất dự trữ của noãn bào I được dồn hết cho 1 trong 2 tế bào con, về sau được gọi là noãn bào II.
Tế bào con còn lại chỉ chứa nhân và gọi là thể cực 1. Trong lần giảm phân thứ hai, noãn bào II
cũng lại phân chia không đồng đều và thành noãn tử với thể cực II, thể cực đầu cũng phân chia
và cho 2 thể cực nữa. Như vậy từ noãn bào I, chỉ cho 1 trứng hoạt động và 3 thể cực không thụ
tinh được, về sau sẽ thoái hoá. Ở người rụng trứng vào ngày thứ 14. Trứng rụng rơi vào loa vòi,
rồi di chuyển vào vòi Fallope, sau đó đến tử cung. Nếu không thụ thai thì trứng sẽ bị tiêu đi.
Nang vỡ khi rụng trứng sẽ tạo thành hoàng thể (thể vàng). Tế bào hoàng thể bài tiết
progesterone và estrogen. Nếu thụ thai, hoàng thể sẽ tồn tại cho đến lúc đẻ. Nếu không thụ thai
hoàng thể tồn tại đến 2 -3 ngày trước kinh nguyệt mới. Chu kỳ buồng trứng hoạt động như vậy
trong suốt quãng đời hoạt động sinh dục nữ. Từ dậy thì trở đi, các nang trứng chịu tác dụng của
những kích tố hướng sinh dục của tiền yên lần lượt phát triển ở nhiều giai đoạn khác nhau trong
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 10

buồng trứng. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có một nang trứng vỡ, giải thoát trứng. Từ dậy thì
đến tuyệt kinh, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có một nang trứng vỡ.
9.2.2.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng
Buồng trứng bài tiết hai hormone: estrogen và progesterone
a. Estrogen
- Bản chất: estrogen là một steroid loại C18 đặc biệt vòng A là một nhân thơm, nhân
phenol. Những estrogen đã tìm thấy là estradiol, estron, estriol. Trong đó estradiol là chất tác
dụng mạnh nhất, estriol yếu nhất.
Estrogen do những tế bào lớp áo trong (theca interna cells) của noãn nang bài tiết tế bào
hoàng thể, rau thai cũng bài tiết estrogen và một lượng nhỏ do vỏ thượng thận và tinh hoàn bài
tiết.
- Tác dụng
+ Đối với nữ:
Estrogen làm noãn nang phát triển và có vai trò quan trọng trong những biến đổi
có chu kỳ của tử cung (làm dày niêm mạc tử cung), cổ tử cung cũng biến đổi tế
bào âm đạo gây sừng hoá, những tế bào đa giác không có nhân.
Tạo đặc tính sinh dục thứ kỳ ở nữ.
Chuyển hoá: Tăng tổng hợp ARN thông tin, giữ muối và nước vừa phải. Phụ nữ
lên cân, giữ muối và nước trước kinh nguyệt.
+ Đối với nam: tác dụng tăng sinh làm cho tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh phát
triển. Điều hoà bài tiết: estrogen được bài tiết do LH của tiền yên theo cơ chế điều hoà ngược.
b. Progesterone
- Bản chất : Progesterone là một steroid loại C21 do tế bào hoàng thể, rau thai bài tiết chủ
yếu, một lượng nhỏ do thượng thận, tinh hoàn. Progesterone là chất trung gian trong quá trình
sinh tổng hợp hormone steroid.
-Tác dụng:
+ Progesterone là hormone trợ thai quan trọng nhất, chuẩn bị cho trứng làm tổ, tạo điều
kiện cho phôi và thai phát triển và cần thiết để mang thai trong một giai đoạn nhất định. Lúc
mang thai thiếu Progesterone thai không phát triển được. Progesterone có tác dụng làm cơ tử
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 11

cung phát triển, mềm, không co bóp; niêm mạc tử cung phát triển mạnh, các tuyến dài ra ngoằn
ngoèo như hình ren thêu. Như vậy là Progesterone có vai trò quan trọng trong những biến đổi
niêm mạc tử cung trong giai đoạn phát triển hoàng thể và những biến đổi có chu kỳ ở cổ tử
cung, âm đạo.
+Tử cung đã có tác dụng của Progesterone có một phản ứng đặc biệt, mỗi khi có kích
thích tác động đến niêm mạc, gọi là phản ứng màng rụng. Chỗ bị kích thích xuất hiện quá trình
tăng sinh các tế bào liên kết và xung huyết, phản ứng này thuận lợi cho trứng đã thụ tính chạm
vào làm tổ trong niêm mạc tử cung.
+ Gây hiện tượng có mang giả trên động vật. Trên vật thí nghiệm có rụng trứng, sau
trứng rụng hoàng thể được thành lập và bài tiết Progesterone Chu kỳ động dục lần sau chậm lại
(nghĩa là ức chế hiện tượng động dục, ức chế rụng trứng, ức chế kinh nguyệt). Thời gian này là
thời gian có mang giả.
+ Ức chế bài tiết LH (cơ chế tác dụng thuốc tránh thụ thai) và tăng cường tác dụng bài
tiết prolactin.
+ Đối với tuyến vú: Làm phát triển những thuỳ, nang.
c. Điều hoà bài tiết: Progesterone được bài tiết do LH của tiền yên, theo cơ chế điều hoà
ngược.
9.2.3. Chu kỳ kinh nguyệt.
9.2.3.1. Định nghĩa:
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự cháy máu có chu kỳ
ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu
tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau. Ở phụ nữ Việt Nam, độ dài chu kỳ là 28-30 ngày.
9.2.3.2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
* Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)
- Sự bài tiết hormon và biến đổi buồng trứng: Cuối kỳ trước hoàng thể vàng thoái hóa,
progesterone và estrogen giảm đột ngột gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi gây tiết
GnRH và GnRH đi đến kích thích thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH.
+ FSH và LH có tác dụng phát triển một số nang trứng nguyên thủy phát triển.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 12

+ LH tác dụng kích thích nang trứng tiết dịch nang trong đó có estrogen, tăng kích thước
nang, noãn cũng lớn lên 3-4 lần.
- Biến đổi niêm mạc tử cung: lớp nền tử cung tăng sinhh nhanh dưới tác dụng của
estrogen. Bề mặt miêm mạc tử cung được biểu mô hóa trở lại trong vòng 4-7 ngày sau khi hành
kinh. Niêm mạc dày dần lên, các tuyến dài ra, mạch máu phát triển theo. Đến cuối giai đoạn
tăng sinh, niêm mạc tử cung dày khoảng 3-4mm. Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch
nhày kéo thành sợi dọc theo tử cung có tác dụng tạo điều kiện để tinh trùng di chuyển dễ dàng
vào cổ tử cung.
- Hiện tượng phóng noãn:
+ Sau 7-8 ngày phát triển, có một nang bắt đầu phát triển nhanh, số nang còn lại thoái hóa
(nguyên nhân thoái hóa chưa rõ). Tại nang trứng phát triển nhanh, kích thước tăng lên, lượng
estrogen được bài tiết nhiều hơn hẳn các nang khác.
+ Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao đã gây ra tác dụng điều hòa ngược
dương tính đối với tuyến yên và làm tăng bài tiết FSH và LH.
+ Dưới tác dụng của FHS và LH, các tế bào hạt và tế bào lớp áo tăng sinh mạnh đồng
thời bài tiết estrogen do đó kích thích nang trứng càng phát triển về kích thước cho đến thời
điểm phóng noãn, nang trứng có đường kính đạt 1-1,5cm (nang trứng chin).
+ Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột
ngột gấp 6-10 lần bình thường và đạt tới mức cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước khi phóng
noãn. Nồng độ FSH cũng tăng từ 2-3 lần. Hai hormon này kết hợp làm cho năng trứng phồng
lên, đồng thời LH kích thích các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng bài tiết progesteron. Quá
trình bài tiết estrogen bắt đầu giảm trước khi phóng noãn một ngày và mức bài tiết progesteron
lại bắt đầu tăng dần.
+ Hiện tượng phóng noãn thường xảy ra vào thời điểm 13-14 ngày trước khi có kinh lần
sau. Thông thường mỗi chu kỳ ở cả hai buồng trứng chỉ có một noãn nang vỡ ra và xuất noãn.
* Giai đoạn bài tiết (giai đoạn progesteron).
- Bài tiết hormon và biến đổi buồng trứng: tuyến yên tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới
tác dụng của LH một ít tế bào hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến thành hoàng thể. Các tế
bào hoàng thể dưới tác dụng của LH bài tiết một lượng lớn progesteron và estrogen, đồng thời
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 13

mạch máu phát triển mạnh trong hoàng thể. Sau đó hoàng thể bắt đầu thoái hóa và giảm dần
chức năng bài tiết.
- Biến đổi ở niêm mạc tử cung: dưới tác dụng của estrogen, lớp niêm mạc tử cung được
tăng sinh. Dưới tác dụng của progesteron, niêm mạc tử cung dày nhanh và bài tiết dịch. Các
tuyến càng dài ra cong queo, chứa đầy các chất tiết. Bào tương của các tế bào đệm tăng lên, lắng
đọng nhiều lipid và glycogen. Các mạch máu phát triển trở nên xoắn lại và cung cấp máu cho tử
cung tăng lên. Một tuần sau phóng noãn, niêm mạc tử cung dày khoảng 5-6mm. Những thay đổi
trên tạo ra niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho việc đón trứng đã thụ tinh
vào buồng tử cung.
- Hiện tượng kinh nguyệt: Sau khi phóng noãn khoảng 2 ngày nếu không xảy ra hiện
tượng thụ tinh, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone đột ngột
giảm xuống đến mức thấp nhất và gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi nồng độ estrogen và
progesteron giảm, niêm mạc tử cung bị thoái hóa đến 65% chiều dày, các động mạch xoắn và co
thắt lại kết quả các mạch máu vỡ ra, máu chảy, đông lại rồi tan ra ở dưới lớp niêm mạc chức
năng, lớp niêm mạc chức năng bị hoại tử rồi bong ra và ra khỏi tử cung theo đường âm đạo.
Máu kinh nguyệt là máu không đông, thời gian chảy máu khoảng 3-5 ngày. Sauk hi ngừng chảy
máu niêm mạc tử cung được tái tạo trở lại dưới tác dụng của estrogen được bài tiết từ các nang
phát triển ở buồng trứng trong chu kỳ mới.
9.2.4. Dậy thì và mãn kinh
9.2.4.1. Dậy thì
Quá trình tăng trưởng và phát triển có một giai đoạn phát triển mạnh về hình dáng người
và những biến đổi sâu sắc về hoạt động chức năng nội tiết và cơ quan sinh dục cũng như tuyến
vú. Đồng thời kèm theo những thay đổi về tâm lý, từ tâm lý thiếu nhi sang thiếu niên hay thiếu
nữ, tính tình trầm lặng và mơ mộng hơn.
Ở trẻ trai, mốc để đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu đó là thể tích tinh hoàn tăng trên 4ml, còn
mốc để đánh dấu thời điểm dậy thì hoàn toàn đó là lần xuất tinh đầu tiên. Tuổi dậy thì hoàn toàn
của nam vào khoảng từ14-16 tuổi (trẻ em Việt Nam). Ở nữ bắt đầu dậy thì được đánh dấu bằng
biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển. Thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có
kinh đầu tiên. Ở Việt Nam vào khoảng 13 - 14 tuổi.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 14

Về cơ chế dậy thì được giải thích: Tuyến yên, tuyến sinh dục của trẻ con vốn có khả năng bài
tiết hormon của chúng nhưng do chưa có kích thích nên chưa bài tiết. Vì một lý do nào đó vùng
dưới đồi của trẻ con không bài tiết đủ lượng GnRH để kích thích tuyến yên bài tiết hormon FSH
và LH. Thực nghiệm cho thấy vùng dưới đồi tự nó có khả năng bài tiết hormon nhưng có lẽ do
thiếu một tín hiệu từ một vùng não nào đó để kích thích bài tiết hormon vùng dưới đồi. Vì vậy
người ta cho rằng dậy thì chính là quá trình trưởng thành xảy ra ở một vùng não nào đó mà có lẽ
đó là vùng limbic. Chính vùng này khi trưởng thành sẽ kích thích vùng dưới đồi hoạt động dẫn
tới hoạt động của tuyến yên (bài tiết FSH và LH) và của các tuyến sinh dục.
9.2.4.2. Mãn kinh.
Ở người phụ nữ vào khoảng 40 - 50 tuổi buồng trứng trở nên không đáp ứng với kích
thích của tuyến yên, quá trình này xảy ra từ từ dẫn đến tình trạng chức năng buồng trứng giảm,
dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng dần trở nên không đều. Sau vài tháng đến vài
năm các chu kỳ sinh dục ngừng, người phụ nữ hết kinh, không có hiện tượng phóng noãn, nồng
độ hormone sinh dục giảm đến mức hầu như bằng không. Hiện tượng này gọi là mãn kinh.
Nguyên nhân của mãn kinh là sự “kiệt quệ” của buồng trứng. Ở vào khoảng tuổi 45, ở
buồng trứng số nang trứng còn đáp ứng với kích thích FSH và LH còn rất ít vì vậy lượng
estrogen giảm dần đến mức thấp nhất. Với lượng estrogen này nó không đủ để ức chế bài tiết
FSH và LH, nhưng cũng không đủ để tạo cơ chế Feedback dương tính kích thích bài tiết đủ
lượng FSH và LH gây rụng trứng.
Ở nam giới tuy không có những thay đổi lớn về bài tiết hormone dẫn tới một thời kỳ
tương tự như thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ nhưng theo thời gian lượng hormone testosteron cũng
có giảm dần. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cường dương nhưng ít ảnh hưởng đến
hoạt động tình dục. Khả năng sản xuất tinh trùng chỉ ngưng ở tuổi trên 75, nhưng ngoài 65 tuổi
thường có biểu hiện phì đại tuyến tiền liệt.
9.2.5. Thai nghén và sinh đẻ.
9.2.5.1. Sự thụ tinh
Sau khi giao hợp, nhờ sự di động của tinh trùng cùng với sự co bóp của tử cung và vòi
trứng, tinh trùng di chuyển ngược từ âm đạo đến tử cung và vòi trứng. Sauk hi phóng noãn, noãn
được giải phóng rơi vào vòi trứng, nhờ những tế bào lông rung ở niêm mạc vòi trứng mà noãn
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 15

được đẩy dần về phía tử cung. Thời gian trứng tồn tại là khoảng 24-48 giờ. Trứng và tinh trùng
gặp nhau ở 1/3 ngoài vòi trứng, tại đây xảy ra hiện tượng thụ tinh, đây là hiện tượng phá vỡ vỏ
noãn và tinh trùng chui sâu vào noãn bào. Khi tinh trùng lọt vào bào tương của noãn, bào tương
tinh trùng sẽ hòa lẫn với bào tương của noãn, nhân của noãn hòa với nhân của tinh trùng.
Sau khi thụ tinh, trứng phải mất từ 3-4 ngày để di chuyển đến buồng tử cung. Trong quá
trình đó trứng phân chia và được nuôi dưỡng bằng dịch vòi trứng, khi tới tử cung, trúng trở
thành phôi bào. Nếu trứng đã thụ tinh mà không di chuyển vào buồng tử cung vì một lí do nào
đó được gọi là hiện tượng chửa ngoài tử cung. Nếu không phát hiện kịp thời, phôi phát triển sẽ
ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
9.2.5.2. Trứng làm tổ và phát triển trong buồng tử cung.
Sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào buồng tử cung, lúc này niêm mạc tử cung
đã được chuẩn bị sẵn sang để đón trứng làm tổ.
Hiện tượng làm tổ của phôi bắt đầu bằng sự phát triển của tế bào lá nuôi trên bề mặt phôi.
Các tế bào lá nuôi phát triển ăn sâu vào niêm mạc tử cung, làm cho túi phôi vùi sâu vào niêm
mạc tử cung. Các tế bào lá nuôi của phôi và các tế bào nội mạc tử cung tại chỗ đều tăng sinh
nhanh, tạo thành nhau thai và các màng thai.
Trong hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ dịch niêm mạc tử cung.
Sau đó hệ thống mạch máu của bào thai phát triển và nguồn dinh dưỡng nuôi bào thai được lấy
từ máu mẹ qua nhau thai.
9.2.5.3. Chức năng của nhau thai.
Nhau thai được cấu tạo bởi màng đệm, lá nuôi của phôi thai và nội mạc thân tử cung của
mẹ. Nhau nối với thai bởi dây rốn. Khi đẻ, nhau bong ra và bị tống ra ngoài cùng với dây rốn.
Tổng diện tích bề mặt của các tua nhau dài khoảng vài m 2. Khoảng cách giữa máu mẹ và máu
thai khoảng 3,5m.
Nhau thai có 3 chức năng quan trọng:
- Chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai bằng cơ chế khuếch tán oxy, glucose,
acid amin. Sự khuếch tán phụ thuộc vào diện tích bề mặt của nhau và tính thấm của màng
- Chức năng bài tiết các sản phẩm chuyển hóa của thai như CO 2, các nitơ và phi protein
(urê, acid uric, creatinin) thông qua quá trình khuếch tán từ máu con sang máu mẹ qua nhau thai.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 16

Quá trình khuếch tán các sản phẩm bài tiết này phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ của các sản
phẩm này giữa máu thai và máu mẹ cũng như phụ thuộc vào khả năng khuếch tán của từng chất.
- Chức năng bài tiết hormon:
+ Bài tiết estrogen và progesterone làm phát triển tử cung và giảm co bóp, phát triển
tuyến vú.
+ HCG là hormon do lá nuôi của nhau thai bài tiết vào máu mẹ có tác dụng giống HL.
Hormon này có trong máu hoặc nước tiểu của mẹ 8-9 ngày sau khi giải phóng noãn, sau khi
phôi cấy vào niêm mạc tử cung. Nồng độ HCG tăng trong máu mẹ và cao nhất vào 10-12 tuần
sau khi phóng noãn, sau đó giảm dần. Đến tuần thứ 16-20, nồng độ còn rất thấp và duy trì ở
mức này trong suốt thời gian còn lại của thời kỳ có thai. Định lượng HCG trong nước tiểu hoặc
trong máu giúp cho việc chuẩn đoán thai sớm và một số bệnh trong sản - phụ khoa. HCG có tác
dụng ức chế nang trứng phát triển; duy trì sự tồn tại của hoàng thể do đó duy sự tiết hormone
progesteron và estrogen trong 2-3 tháng đầu và bài tiết progesteron và estrogen trong những
tháng tiếp theo; kích thích tế bào thai Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosterone có tác
dụng chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.
Nhau thai còn cho một số kháng thể từ mẹ sang thai, giúp cho trẻ sơ sinh có khả năng
miễn dịch tốt đối với một vài bệnh trong những thánng đầu. Ngoài ra nhau thai cũng cho một số
thuốc đi qua nên cần thận trọng khi dung thuốc ở phụ nữ mang thai.
9.5.2.3. Sổ thai.
Thai phát triển trong tử cung từ 270-290 ngày rồi ra ngoài, trở thành trẻ sơ sinh. Sổ thai là
quá trình sinh đứa bé. Vào cuối thời kỳ có thai, tử cung bắt đầu có những cơn co, các cơn co này
ngày càng mạnh và tần suất ngày càng cao. Cơn co suất hiện ở đáy tử cung và truyền xuống thân
tử cung. Chính nhờ những cơn co này mà thai và nhau thai được sổ ra ngoài.
9.2.6. Bài tiết sữa.
Tuyến vú được chuẩn bị bởi estrogen và progesterone. Trong thời kỳ có thai prolactin
được bài tiết nhiều gấp 10 lần so với bình thường. Prolactin và HCS do nhau thai bài tiết kích
thích nang tuyến sữa đã phát triển bài tiết sữa. Trong quá trình có thai, do tác dụng ức chế của
estrogen và progesterone nên mỗi ngày tuyến sữa chỉ bài tiết một lượng sữa nhỏ cho tới lúc đẻ.
Sữa được bài tiết vài ngày đến vài tuần trước khi đẻ được gọi là sữa non. Thành phần sữa non
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 17

giống như sữa sau khi sinh nhưng chứa ít lipid hơn. Ngay sau khi đẻ, estrogen giảm nên tác
dụng bài tiết sữa của prolactin không bị ức chế, sữa được tiết nhiều.
Sữa được bài tiết được nằm trong bọc tuyến. Dưới tác dụng của oxytocin, sữa được đẩy
vào ông tuyến. Khi trẻ bú, sữa từ ống tuyến sẽ chảy vào miệng trẻ. Chính động tác bú mút của
đứa trẻ sẽ tạo ra xung động thần kinh truyền về vùng dưới đồi và thùy sau tuyến yên gây bài tiết
oxytocin, do đó, người mẹ cần cho con bú ngay sau khi sinh. Sự bú sớm làm tăng bài tiết
oxytocin để kích thích bài xuất sữa và giúp co hồi tử cung sau khi đẻ nhanh hơn.
Sự bài tiết oxytocin còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc. Vuốt ve, âu yếm con,
nghe tiếng khóc của con đều gây những tín hiệu cảm xúc truyền về vùng dưới đồi tăng bài xuất
sữa. Trái lại những kích thích giao cảm mạnh, căng thẳng kéo dài sẽ ức chế bài xuất sữa.
9.2.7. Các biện pháp tránh thai.
9.2.7.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời.
- Dùng thuốc tránh thai:
+ Loại thuốc kết hợp hai thành phần là estrogen và progestin (chủ yếu).
+ Viên progestin liều thấp
+ Viên thuốc khẩn cấp.
Thuốc tránh thai thường dung theo đường uống, ngoài ra có một số loại dung theo đường
đặt âm đạo, tiêm bắp hoặc cấy dưới da. Tùy từng loại ó chỉ định và liều dung thích hợp.
- Phương pháp Ogino-Knaus (tránh giao hợp ngày phóng noãn): Kyusaku Ogino và
Hermann Knaus đã đưa ra phương pháp tính vòng kinh để xác định thời gian “an toàn” là
khoảng thời gian chắc chắn không có hiện tượng phóng noãn. Với cách tính này, thời gian giao
hợp an toàn là khoảng 1tuần trước ngày có kinh lần sau. Phương pháp này đơn giản, dễ làm
nhưng chỉ an toàn đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và cặp vợ chồng luôn sống
gần nhau.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Kinh An toàn Bấp bênh Không an toàn An toàn

nguyệt tương đối (phóng noãn)

- Các biện pháp cơ học.


Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 18

+ Dùng bao cao su cho nam giới hay màng ngăn đạo hay mũ tử cung cho nữ giới.

+ Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)

9.2.7.2. Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn.


- Thắt ống dẫn tinh ở nam
- Thắt ống dẫn trứng ở nữ.

You might also like