You are on page 1of 14

Giải phẫu sinh lý người – Th.

S Nguyễn Công Thùy Trâm 47

Chương 3. GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ HÔ HẤP


3.1. Cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp
3.1.1. Lồng ngực
Lồng ngực có cấu tạo như một hộp cứng, kín có khả năng thay đổi thể tích. Được cấu tạo
bởi một khung xương và các cơ bám vào khung xương đó.
- Khung xương của lồng ngực được cấu thành bởi 10 đốt sống ngực ở phía sau và xương
ức ở phía trước, nối giữa cột sống và xương ức là 10 đôi xương xương sườn. Xương sườn là các
cung xương xếp theo hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới, vì vậy khi xương sườn nâng
lên làm tăng thể tích lồng ngực.
- Các cơ bám vào khung xương: cơ quan trọng nhất là cơ hoành bám ở đáy lồng ngực
phân chia khoang ngực và khoang bụng, khi cơ này co lại làm thể tích lồng ngực tăng theo chiều
thẳng đứng (chiều trên - dưới), các cơ bám vào thành ngực gồm cơ liên sườn trong, cơ liên sườn
ngoài, cơ ức đòn chũm… Khi các cơ này co lại, xương sườn nâng lên khiến thể tích lồng ngực
tăng lên theo chiều trước - sau, phải - trái
3.1.2. Đường dẫn khí
3.1.2.1. Mũi.
Mũi là phần đầu tiên của hệ hô hấp, phía ngoài là tháp mũi, phía trong là hai hốc mũi.
- Tháp mũi là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt gồm:
+ Khung xương – sụn được phủ bằng cơ
+ Da ở măt ngoài và được lót bằng niêm mạc ở mặt trong.
- Hốc mũi được vách mũi chi làm hai nữa. Mỗi nữa thông ra mặt tại lỗ mũi trước, liên
tiếp với tỵ hầu qua lỗ mũi sau.
+ Phần trước của hốc mũi là tiền đình mũi nằm ngay sau lỗ mũi trước. Tiền đình được
vây quanh bởi sụn.
+ Phần sau hốc mũi được vây quanh bởi xương. Da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến
tiết nhầy để cản bụi.
Hốc mũi thông với các xoang cạnh mũi. Từ thành ngoài có ba xoăn mũi (xương xoăn)
nhô vào ổ mũi: các xoan mũi trên, giữa và dưới. Các ngách mũi có các lỗ thông với các xoang.
Các xoăn mũi làm tăng diện tích bề mặt thành ổ mũi.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 48

- Niêm mạc mũi: trừ tiền đình mũi được che phủ bằng da, phần còn lại của hốc mũi được
lót bởi niêm mạc. Niêm mạc được chia thành 2 vùng: vùng hô hấp và vùng khứu.
- Các xoang cạnh mũi là các hốc khí ở trong các xương quanh mũi. Chúng mở vào hốc
mũi và được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.
+ Xoang hàm trên
+ Các xoang sang
+ Xoang trán
+ Xoang bướm

Hình 3.1. Xoang mũi thông với xoang sọ mặt


Mũi là cơ quan tiếp nhận và khởi đầu quá trình sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí, là
cơ quan khứu giác và phát âm.
3.1.2.2. Hầu.
Hầu là một ống hình phễu, dài khoảng 13cm đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản ở
ngang mức bờ dưới sụn nhẫn. Hầu nằm trước cột sống cổ, ở sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản.
Thành hầu được cấu tạo bằng cơ bám xương và được lót bằng niêm mạc.
Hầu vừa là đường dẫn khí vừa là đường dẫn thức ăn. Nó còn là một buồng cộng hưởng
âm thanh và chứa các hạnh nhân thành phần của hệ thống miễn dịch. Hầu được chia thành 3
phần: phần mũi, phần miệng và phần thanh quản.
- Phần mũi của hầu (tỵ
hầu): nằm sâu ngay sau lỗ mũi sau trên
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 49

khẩu hầu và được ngăn cách bởi với khẩu hầu bằng khẩu cái mềm trong lúc nuốt. Phần trên và
Hình 3.2 Cấu tạo hầu (nhìn từ phía sau)
phần sau của phần mũi là vòm hầu, niêm mạc ở đây có nhiều mô dạng bạch huyết tạo nên hạnh
nhân phần hầu. Ở mỗi thành bên có một lỗ hầu của vòi tai. Mô dạng bạch huyết ở quanh lỗ hầu
của vòi tai tạo nên hạnh nhân vòi.
- Phần miệng của hầu (khẩu hầu) thông ở dưới với thanh hầu và thông ra trước với ổ
miệng qua eo họng. Mô bạch huyết trong niêm mạc phần này được gọi là hạnh nhân lưỡi, Thành
bên khẩu hầu có chứa các nhân khẩu cái. Hai hạnh nhân khẩu cái cùng với hạnh nhân lưỡi, hai
hạnh nhân vòi và hạnh nhân hầu tạo nên vòng bạch huyết quanh hầu.
- Phần thanh quản của hầu (thanh hầu) liên tiếp với khẩu hầu ở trên và thực quản ở dưới,
nằm trước các đốt sống cổ III, IV, V. Ở trước thanh hầu là thanh quản nhưng có thể phân biệt
thành hai phần: phần trên vào lỗ thanh quản, phần dưới ngăn cách với thanh quản bằng sụn
phễu, sụn nhẫn và cơ gian phễu. Khi nuốt, thượng thiệt hạ đậy lỗ vào thanh quản.
3.1.2.3. Thanh quản.
Thanh quản nằm giữa hầu và khí quản và là cơ quan phát âm chính. Nó nằm giữa mặt
trước cổ ngang mức các đốt sống cổ IV-VI
Thành của thanh quản được cấu tạo bởi chin sụn nối với nhau bằng các dây chằng và các
màng, khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ. Chín sụn của thanh quản gồm 3 sụn đơn
(sụn giáp, sụn nhẫn, sụn thường thiệt) và ba sụn đôi (sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm)
Thanh quản thông với lỗ hầu tại lỗ vào thanh quản. Có hai cặp nếp niêm mạc từ thành
thanh quản nhô vào lòng thanh quản: ở trên là hai nếp tiền đình giới hạn nên khe tiền đình, ở
dưới là hai nếp thanh âm nằm ở hai bên phần trước thanh môn. Các nếp và khe chí thanh quản
thành 3 phần: phần trên là tiền đình thanh quản đi từ lỗ vào thanh quản tới các nếp tiền đình,
phần dưới là ổ dưới thanh môn đi từ các nếp thanh âm tới bờ sụn nhẫn và phần giữa là phần thắt
hẹp đi từ khe tiền đình tới khe thanh môn.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 50

Khe thanh môn cùng các cấu trúc vây


quanh là nơi hẹp nhất của thanh quản và được gọi
chung là thanh môn
3.1.2.4. Khí quản.
Khí quản là đoạn nối tiếp từ thanh quản tới
phế quản chính, nằm ở trước và giữa cổ bắt đầu từ
ngang mức đốt sống cố VI, có chức năng dẫn khí.
Khí quản là một ống gồm 16-20 vòng sụn hình
chữ C chồng lên nhau, các sụn mở về phía sau.
Thành sau của khí quản được tạo bởi mô liên kết
và cơ trơn. Hình 3.3. Thiết đồ ngang qua thanh
Khí quản được cấu tạo bởi 3 lớp: quản
- Lớp ngoài cùng gồm các mô xơ chun bọc
quanh các sụn
- Lớp giữa gồm các sụn và các dải cơ trơn
căng giữa các đầu vòng sụn, mô liên kết chứa mạch
máu và thần kinh
- Lớp trong cùng là biểu mô trụ có long
chuyển, có các tế bào hình đài tiết nhầy
Khí quản có chức năng dẫn khí vào phế
quản. Khi đường hô hấp trên bị tắc, ta có thể mở
khí quản bằng cách rạch các vòng sụn đầu tiên và
luồn ống kim loại vào để không khí đi qua ống này
vào phổi. Hình 3.4 Cấu tạo khí quản
3.1.2.5. Phế quản.
Phế quản gồm có hai nhánh phế quản gốc, một đầu nối với khí quản còn đầu kia tiếp giáp
với rốn của hai lá phổi. Vào bên trong mỗi lá phổi, phế quản lại phân nhánh tạo thành các cây
phế quản và cuối cùng nhỏ nhất là các tiểu phế quản dẫn vào khoảng 700 triệu túi khí nhỏ gọi là
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 51

các phế nang. Thành phế quản và tiếu phế quản đều có chứa sụn, phía trong là lớp biểu mô có
lớp lông rung và bài tiết dịch nhầy.

Hình 3.5. Cấu tạo phế quản

3.1.2.5. Phổi.
Hai lá phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp nằm trong khoang ngực, là nơi trao đổi khí
giữa máu và không khí. Hai lá phổi ngăn nhau bởi một khoang gọi là trung thất và ngăn cách với
các tạng trong bụng bằng cơ hoành.
- Phổi là một tạng xốp và đàn hồi. Dung tích phổi có thể đạt đến 4500-5000ml.
- Mỗi phổi trông gần giống một nữa hình nón nên có một đỉnh và ba mặt (mặt sườn, mặt
hoành, mặt trung thất) ngăn cách nhau bằng các bờ. Phổi được chia thành nhiều thùy bởi các
khe.
- Phổi phải được chia làm 3 thùy nặng khoảng 400g, phổi trái được chia làm 2 thùy, nặng
khoảng 360g. Mỗi thùy được chia thành các phân thùy. Mỗi phân thùy lại được chia thành các
tiểu thùy phổi theo sự phân chia của cây phế quản.
- Mỗi là phổi được bao quanh bởi lớp màng kép gọi là màng phổi, màng này gồm có 2 lá:
lá thành dính vào mặt trong của lồng ngực và lá tạng dính vào mặt ngoài của phổi. Hai lá này áp
sát vào nhau, giữa hai lá có thể có lớp dịch trơn có tác dụng giảm ma sát khi chúng trượt lên
nhau lúc thở.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 52

- Cấu trúc hiển vi của phổi cho thấy, tận cùng của các phế quản nhỏ gọi là tiểu phế quản.
Thành phía trong của các tiểu phế quản được lót bởi lớp các tế bào lông rung và các tế bào hình
đài, những tế bào này tạo chất nhầy. Sự kết hợp giữa các tế bào lông rung và chất nhày đã tạo ra
một lớp nhày thường xuyên ở trên bề mặt các tiểu phế quản. Tận cùng của các tiểu phế quản là
các phế nang, thành phế nang được cấu tạo gồm có một lớp tế bào mô và được bao bọc bởi một
mạng lưới mao mạch.
Nơi tiếp xúc giữa biểu mô phế nang và thành mao mạch luôn diễn ra quá trình trao đổi
khí giữa máu và không khí. Một số tế bào biểu mô phế nang bài tiết ra một loại lipoprotein có
tác dụng như chất bôi trơn có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt trong của phế nang, đồng thời
ngăn cản các phế nang khi bị xẹp dính lại với nhau. Trong phế nang có nhiều tế bào thực bào có
tác dụng diệt khuẩn và ngăn cản bụi.
Cấu trúc siêu hiển vi của phế nang: mỗi phế nang gôm nhiều túi nhỏ hay còn gọi là lỗ tổ
ong, có thành là màng mỏng, dày khoảng 0,7µm. Phía ngoài màng có các mao mạch bao quanh,
đây là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa phổi và không khí. Đường kính của mỗi phế nang khoảng
100-300µm, hai lá phổi có khoảng 700 triệu phế nang, do đó tổng diện tích bề mặt của phổi lên
tới khoảng 140m2.

Hình 3.6. Sơ đồ cấu trúc phổi


Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 53

Hình 3.7. Cấu tạo ngoài của phế nang


3.2. Chức năng thông khí của phổi
3.2.1. Các động tác hô hấp bình thường
3.2.1.1. Động tác hít vào
- Hít vào được coi là quá trình tích cực chủ động, tốn năng lượng.
- Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng lên theo ba chiều:
+ Chiều thẳng đứng (chiều trên xuống) tăng do cơ hoành co lại
+ Chiều trước sau, và chiều phải trái tăng lên do cơ liên sườn ngoài co lại
- Khi hít vào bình thường ngoài cơ hoành và cơ liên sườn ngoài còn có các cơ thang, cơ
răng cưa sau và trên tham gia vào động tác hít vào. Các cơ này có điểm tựa là cột sống
- Khi hít vào cố sức các cơ tham gia gồm cơ ức-đòn - chũm năng xương ức, cơ răng cưa
lớn, cơ ngực lớn, cơ ngực bé. Các cơ này có điểm tựa ở đầu và chi trên.
- Lồng ngực là một buồng kín, nên khi nít vào, kích thước lồng ngực tăng lên làm cho
phổi căng ra tạo điều kiện cho luồng không khí đi vào các phế nang.
3.2.1.2. Khi thở ra.
- Thở ra là một động tác thụ động vì nó không đòi hỏi năng lượng co cơ.
- Khi thở ra, các cơ hít vào giãn ra, các cơ quan nội tạng trở lại tạng thái ban đầu, thể tích
lồng ngực giảm xuống, cùng với sự đàn hồi của phổi, kết quả làm cho phổi xẹp xuống, không
khí bị đẩy ra ngoài.
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 54

- Khi thở ra cố sức (cử động theo ý muốn), còn có sự tham gia của các cơ khác như: cơ
liền sườn trong và các cơ thành bụng. Các cơ này co lại, kéo xương sườn xuống thấp hơn đồng
thời ép lên các cơ quan nội tạng ở bụng đầy cơ hoành lên trên, kết quả kích thước lồng ngực bị
thu hẹp lại.

Hình 3. Sơ đồ động tác hít vào thở ra bình thường


3.2.2. Một số động tác hô hấp bất thường
- Rặn
- Ho
- Hắt hơi
- Nói
3.2.3. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở
Để nghiên cứu các thể tích dung tích và lưu lượng thở, người ta ghi biến đổi thể tích thở
theo thời gian, đường ghi được gọi là đường ghi hô hấp. Phân tích đường ghi hô hấp ta có các
thể tích, dung tích và lưu lượng thở.
3.2.3.1. Các thể tích thở
- Khí lưu thông (Tidal Volume = TV = Vt)
- Khí dự trữ hít vào (Inspiratary Reserve Volume = IRV)
- Khí dự trữ thở ra (Expiratory Reserve Volume = ERV)
- Khí cặn (Recidual Volume = RV)
3.2.3.2. Các dung tích hô hấp
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 55

- Dung tích sống hay sinh lượng (Vital Capacity = VC)


- Dung lượng phổi (Total Lung Capacity = TLC)
3.2.3.3. Các lưu lượng thở.
- Thể tích thở ra tối đa giây (FEV1 hoặc VEMS)
- Tỷ lệ VEMS/VC (FEV1/VC) tính bằng % được gọi là chỉ số Tiffeneau
- Thông khí phút (MV)
- Thông khí phế nang (VA)
- Khoảng chết của bộ máy hô hấp bao gồm: khoảng chết giải phẫu khoảng chết sinh lý
3.2.4. Thăm dò chức năng thông khí phổi
Phạm vi thăm dò chức năng hô hấp có hai khu vực lớn là chức năng phổi (đóng vai trò
chủ yếu) và chức năng hô hấp của máu. Phân tích mối quan hệ giữa hai khu vực đó sẽ giúp cho
việc thực hành xét nghiệm được tốt.
* Thông khí:
- Máy đo các thể tích khí là hô hấp kế (spirometer)
- Hai hội chứng về thông khí phổi: Đo thông khí thu được các trị số thể tích và lưu lượng
khí của phổi, thường không giúp xác đinh được bệnh mà góp phần đánh giá hiệu lực bộ máy
thông khí qua đó xác định hai hội chứng chính là hạn chế (restriction) và tắc nghẽn
(obstruction).
+ Hạn chế là giảm sức chứa của phổi thể hiện bằng dung tích sống và dung tích toàn phổi
ở dưới mức giới hạn dưới, thường gặp trong trường hợp mất sức chứa của phổi như: tràn dịch,
tràn khí màng phổi, u phổi, lao phổi…
+ Tắc nghẽn là trở ngại đường thở làm giảm tốc độ thở tối đa thể hiện là FEV 1 và các lưu
lượng tối đa ở mức giới hạn dưới, thường gặp khi có trở ngại đường dẫn khí do cơ trơn phế quản
hoặc do nguyên nhân khác (có vật cản trong ống thở, rối loạn đàn hồi phổi…) như: hen phế
quản, viêm phế quản, u phế quản…
+ Rối loạn thông khí hỗn hợp là cả hạn chế lẫn tắc nghẽn.
- Dung tích sống: có 4 cách thở để đo dung tích sống:
+ Dung tích sống thở chậm (SVC): là số lít khí tối đa thở ra trong một lần thở chậm. Thở
từ từ bắt đầu từ vị trí hít tối đa, thở lien tục không ngừng đến phần cuối cần cố gắng lien tục cho
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 56

đến thật hết. Đồ thị ghi được phản đều không răng cưa, đến cuối mang tính chất tiệm cận chứ
không nhọn.
+ Dung tích sống thở mạnh (FVC) là VC đo bằng động tác thở mạnh. Thở ra mạnh phải
đủ 3 điểm: mạnh hết sức, nhanh hết sức và hoàn toàn.
+ Dung tích sống hít vào (IVC): đo hoàn toàn như bằng cách thở SVC chỉ khác là ngược
chiều bắt đầu từ vị trí thở ra tối đa kết thúc bằng vị trí hít vào tối đa.
+ Dung tích sống thở hai kỳ (VC2): đây là cách thở cho bệnh nhân quá yếu mệt. Bắt đầu
từ vị trí thở ra bình thường, hít vào đến tối đa rồi thở ra đến vị trí thở ra bình thường; thở ra bình
thường vài chu kỳ cho đỡ mệt, rồi thở ra cho đến vị trí tối đa. Cách thở giống như SVC tức là từ
từ, liên tục, đồ thị tiệm cận… chỉ khác là chi hai kỳ có nghỉ ở giữa.
Ở 4 cách thở trên, trước khi đo chính thức, nên thở trong máy vài chu kỳ bình thường.
Mỗi lần đo, thở 3 lần đúng cách, kết quả gần như nhau, lấy trị số cao nhất.
Kết quả đánh giá bằng phần trăm số đo được chia cho số đối chiếu (số lý thuyết ở các
máy thường ghi là PRED). Từ 80% trở lên là bình thướng, từ 79% trở xuống là thông khí hạn
chế. Trên 100% là khỏe, không rối loạn.
- Thể tích thở ra giây và chỉ số Tiffeneau.
+ Thể tích thở ra giây (FEV 1) là số lít khí trong 1 giây đầu của thở FVC. Tiêu chuẩn thở
và tiêu chuẩn đồ thị cũng như FVC. Nếu FEV 1 từ 80% trở lên là bình thường, từ 79% trở xuống
là thông khí tắc nghẽn.
+ Chỉ số Tiffeneau là tỉ lệ phần trăm của FEV1/VC.
3.3. Chức năng vận chuyển khí của máu.
3.3.1. Nguyên lý chung của khuếch tán khí qua màng
Khuếch tán khí là sự vận động của các chất khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp. Cường độ khuếch tán của một chất khí trong một chất dịch được tính theo công thức
∆ PxAxS
D=
dx √ M
Trong đó D: cường độ khuếch tán
ΔP: chênh lệch phân áp khí
A: diện tích khuếch tán
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 57

S: độ tan của khí


d: khoảng cách khuếch tán (bề dày màng hô hấp)
M: phân tử lượng
S
: Hệ số khuếch tán (cường độ khuếch tán đặc trưng cho một chất khí)
√M
3.3.2. Máu vận chuyển O2 và từ phổi đến mô
4.3.2.1. Các dạng O2 vận chuyển trong máu.
O2 được vận chuyển trong máu theo 2 dạng: dạng hòa tan và dạng kết hợp.
- Dạng hòa tan: O2 hòa tan trong máu với một lượng nhỏ phụ thuộc vào áp suất riêng
phần của O2
Lượng khí hòa tan trong máu chiếm khoảng chiếm khoảng 2-3% tống lượng O 2 trong
máu.
- Dạng kết hợp là kết quả của một loạt các phản ứng thuận nghịch xảy ra giữa O 2 và CO2
để tạo thành oxyhemoglobin. Mỗi phân tử Hb kết hợp với 4 phần tử O 2 tạo thành 4 dạng
oxyhemoglobin.
Hb4 + O2 = Hb4O2 oxyhemoglobin 1
Hb4O2 + O2 = Hb4O4 oxyhemoglobin 2
Hb4O4 + O2 = Hb4O6 oxyhemoglobin 3
Hb4O6 + O2 = Hb4O8 oxyhemoglobin 4
+ O2 liên kết lỏng lẻo với nguyên tử sắt ở phế nang nhưng khi đến mô thì phản ứng xảy ra
theo chiều ngược lại nhằm giải phóng O2 cung cấp cho cơ thể.
+ Phản ứng gắn tách O2 xảy ra trong khoảng 0,01s.
4.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxy.
- Phân áp O2 giảm, sự phân ly HbO2 tăng lên
- Nồng độ CO2 tăng, gây tăng phân ly HbO2 và ngược lại (hiệu ứng Bohr)
- Nhiệt độ của máu tăng, sự phân ly HbO2 tăng lên
- pH máu giảm, HbO2 tự động nhường thêm O2 cho mô
- Tác dụng của DPG (2,3 diphosphoglycerat) tăng, gây tăng phân ly HbO2
- Vận cơ
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 58

4.3.2.3. Trao đổi khí oxy ở phổi và ở mô.


- Ở phổi: Áp suất riêng phần của O2 ở phế nang cao hơn so với ở máu đi đến phổi, khí O 2
hòa tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao
mạch để vào trực tiếp máu.
- Ở mô bào: Áp suất riêng phần O2 ở máu trong động mạch đi đến mô cao hơn áp suất
riêng phần O2 ở mô, O2 khuếch tán từ máu động mạch qua thành mạch vào dịch gian bào vào
bên trong tế bào.
4.3.3. Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi
3.3.3.1. Các dạng CO2 vận chuyển trong máu.
CO2 được vận chuyển trong máu theo 2 dạng: dạng hòa tan và dạng kết hợp
- Dạng hòa tan: khoảng 4% (0,2ml/10ml máu) CO 2 sinh ra trong quá trình trao đổi chất ở
tế bào và mô được khuếch tán vào mao mạch thông quá sự trao đổi khí ở mô được giữ lại trong
huyết tương dưới dạng hòa tan và vận chuyển đến phổi.
- Dạng kết hợp:
+ Trong hồng cầu: CO2 khi vào máu phần lớn thấm qua màng hồng cầu. Ở đây xảy ra 2
phản ứng: CO2 kết hợp với H2O và với Hb.
.CO2 tác dụng với nước xảy ra các phản ứng sau:
CO2 + H2O  H2CO3  H+ + HCO3-
Tổng số khí CO2 vận chuyển theo dạng này khoảng 3ml/100ml máu (70%)
. CO2 kết hợp lỏng lẻo với nhóm NH 2 của globin của hồng cầu theo phản ứng
carbamit cho ra carbaminohemoglobin (carbohemoglobin).
HbNH2 + CO2  HbNH -COOH
Tổng số khí CO2 vận chuyển theo dạng này khoảng 1,5ml/100ml máu (23%).
+ Trong huyết tương: khi vào máu một lượng khí CO 2 kết hợp với H2O trong huyết tương
tạo thanh H2CO3, H2CO3 phân li ngay để tạo thành H+ và HCO3-. Phản ứng như sau:
CO2 + H2O  H2CO3  H+ + HCO3-
Tổng số khí CO2 vận chuyển theo dạng này chiếm khoảng 0,1-0,2ml (3-4%)
3.3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển CO2
- Phân áp CO2
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 59

- Phân áp O2
- Hiện tượng di chuyển ion clorua (hiện tượng Hamburger)
- Sự thay đổi của pH.
3.3.3.3. Trao đổi khí CO2 ở phổi và ở mô.
- Ở phổi: áp suất riêng phần của CO2 ở máu đi đến phổi cao hơn trong phế nang, khí CO 2
được khuếch tán từ máu qua phế nang.
- Ở mô bào: áp suất riêng phần của CO 2 trong máu động mạch tấp hơn áp suất riêng phần
của CO2 trong mô, vì vậy CO2 khuếch tán từ các tế bào qua gian bào rồi qua thành mạch vào máu.
Sự khuếch tán xảy ra cho đến khi đạt được sự cân bằng áp suất giữa máu và dịch gian
bào.
3.4. Điều hòa hô hấp
3.4.1. Cấu tạo và hoạt động của trung tâm hô hấp
- Các trung tâm hô hấp ở tủy sống gồm:
+ Trung tâm diều khiển cơ hoành
+ Trung tâm điều khiển cơ liên sườn
- Các trung tâm hô hấp ở hành tủy và cầu não gồm:
+ Trung tâm điều khiển hô hấp
+ Trung tâm hít vào
+ Trung tâm thở ra nằm gần trung khu hít vào.
- Phản xạ hô hấp bình thường bao gồm động tác hít vào, thở ra kế tiếp nhau tạo thành một
nhịp thở có tính chu kỳ.
- Có thể tóm tắt phản xạ hô hấp theo sơ đồ sau:

Trung khu điều khiển hô hấp


Neuron trung Tủy sốngcác cơ hít vào gây động tác hít vào Phổi căng lên
khu hít vào
hưng phấn tự dây số X các thụ quan áp lực bị kích thích tạo xung
động tạo
xung Trung khu thở ratrạng thái hưng phấn Tạo xung động
ức chếĐộng tác thở ra
Giải phẫu sinh lý người – Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm 60

Khi động tác thở ra chấm dứt, trung khu thở ra ngưng hưng phấn và ngừng ức chế trung
khu hít vào. Trung khu hít vào lại tự động hưng phấn tạo ra một chu kỳ mới.
- Chu kỳ hô hấp diễn ra một cách nhịp nhàng, đều đặn gọi là nhịp hô hấp cơ bản
- Vỏ não có tác dụng gây ra các phản xạ hô hấp tùy ý như: nín thở trong một thời gian
hay thở ra liên tiếp trong một thời gian theo chủ ý.
3.4.2. Các yếu tố tham gia điều hòa hô hấp
- CO2: nồng độ khí CO2 bình thường trong máu có tác dụng duy trì nhịp hô hấp, nồng độ
CO2 tăng làm tăng hô hấp. Ở trẻ sơ sinh CO 2 có tác dụng gây nhịp thở đầu tiên khi mới được
sinh ra.
- O2: Khi phân áp oxy trong máu động mạch giảm (khoảng 30-60mmHg) làm tăng hô
hấp.
- Huyết áp tăng tác động vào các nội thụ cảm áp suất ở các nơi này làm giảm phản xạ hô
hấp
- Khi hít vào gắng sức, các phế nang căng ra, kích thích vào dây X nằm trên thành các
phế quản và tiểu phế quản. Xung động theo dây X truyền đến trung tâm hít vào ức chế trung tâm
này. Khi thở ra phế nang co lại không kích thích vào dây X, trung tâm dây hít vào được giải
phóng và hoạt động trở lại
- Khi kích thích vào các dây thần kinh cảm giác nông nhát là dây V sẽ làm thay đổi hô
hấp. Kích thích nhẹ gây thở sâu, kích thích mạnh gây ngừng thở.
- Nhiệt độ máu tăng gây tăng thông khí
- Một số trung khu thần kinh cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp: trung tâm nuốt hưng
phấn gây ức chế trung khu nuốt do đó, khi nuốt thì ngừng thở; nhiệt độ môi trường xung quanh
thay đổi thông qua vùng dưới đồi làm thay đổi hoạt động hô hấp nhằm điều hòa thân nhiệt; hệ
thần kinh thực vật có tác dụng điều hòa lượng không khí ra vào phổi do có tác dụng làm co hoặc
giãn đường dẫn khí; vỏ não có vai trò quan trọng chi phối hoạt động tự động của trung khu hô
hấp

You might also like