You are on page 1of 21

Tóm tắt hệ sinh sản

Qui định do nhiễm sắc thể giới tính


Chức năng chung của hệ sinh sản nam và hệ sinh sản nữ là sinh ra giao tử và tiết ra
hormon sinh dục
1. SỰ BIỆT HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ QUAN SINH SẢN VÀ BÀO THAI
Ở thời kì bào, vào tuần thứ 7, thứ 8, cơ quan sinh dục vẫn là lưỡng tính, sau đó mới
biệt hoá thành cơ quan sinh dục nam nữ.
Ơ bào thai có hai luống sinh dục ở hai bên nằm gần vị trí tuyến thượng thận, nó
phát triển ra cơ quan sinh dục lưỡng tính ( tuyến sinh sản nguyên thuỷ) gồm vùng
tuỷ và vùng vỏ

Vùng hình
thànhvùng
tinh tuỷ phát triển thành tinh hoàn
hoàn
Vùng vỏ sẽ thoái biến
Nam

Ống wolf phát triển thành mào tinh, ống dẫn tinh

tuyến sinh sản


nguyên thuỷ Hormon nhau thai kích thích tinh hoàn tiết ra hormon sinh dục nam
(testosterol ) hết tiết kkhoảng 10 tuần sau sinh

Ở bào thai nam sertoli ức chế hình thành cơ quán sinh dục nữ

Ống cơ quan sinh dục nguyên thuỷ (ống Muller) phát triển thành ống dẫn
Nữ
trứng và tử cung
2. DẬY THÌ
Trước thời điểm dậy thì, tinh hoàn và buồng trứng ko tiết ra hormon sinh dục
Quá trình dậy thì diễn ra do tác động của từ Vùng hạ đồi => Gonadotropin
=>Tuyến yên => tiết ra các hormon làm cho cơ quan sinh sản nam và nữ phát triển
hoàn chỉnh để bước vào thời kỳ sinh sản
Khi dậy thì có những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài
Bên trong ( phát triển tinh hoàn, buồng trứng ,…… )
Bên ngoài ( Phát triển lông nách, lông mu, thay đổi giọng nói )

3. MÃN KINH
Chức năng sinh sản giảm khi con người càng lớn tuổi
Ở phụ nữ, hormon sinh dục tiết ra không đủ dẫn đến tình trạng tử cung
và âm đạo teo lại. Khi mãn kinh, phụ nữ sẽ thấy các hiện tượng như: nóng bừng
trong người, vú teo, cơ quan sinh dục trong và ngoài teo, loãng xương,…..
SINH LÝ SINH SẢN NỮ
Cơ quan sinh dục bên trong của nữ gồm
Buồng trứng
Vòi tử cung
Tử cung
Âm đạo
Thông thường phụ nữ có chu kì kinh 28 ngày, vào giữa mỗi chu kì hằng tháng sẽ
có 1 trứng được phóng thích từ nang trứng, người ta gọi đó là noãn
Noãn => Ống dẫn trứng => Tử cung
 Được thu tinh ( được thụ tinh ở đoạn bóng vòi ) => bám vào tử cung =>
phát triển thành thai nhi
 Không được thụ tinh =>thoái biến theo chu kỳ kinh nguyệt

Các hoạt động sinh lý nữ diễn ra do tác động của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng
trứng
1.CHỨC NĂNG BUỒNG TRỨNG
1.1 Chu kì buồng
trứng

1.2 Chức năng của hormon buồng trứng


Các hormon ảnh hưởng đến hoạt động buồng trứng:
- GnRH
- FSH, LH
- Estrogen, Progesteron
1.2.1 Estrogen
Tiết chủ yếu ở buồng trứng và một ít ở tuyến thượng thận
Trong giai đoạn bào thai, Một lượng lớn Estrogen được tiết ra bơi nhau thai
Gồm 3 loại: estradiol, estrone, estriol
Chức năng
Suốt thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với số lượng nhỏ, nhưng ở tuổi dậy thì, số
lượng tiết ra tăng gấp 20 lần hoặc hơn.
Tại thời điểm này, các cơ quan sinh dục nữ thay đổi các buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung, âm đạo tăng kích thước, cơ quan sinh dục ngoài phát triển, mỡ lắng
đọng ở vùng xương mu và môi lớn.Trong vài năm đầu sau tuổi dậy thì, tử cung
tăng kích thước hơn gấp đôi
- Estrogen thay đổi biểu mô âm đạo thành một loại phân tầng sừng hóa,
tăng khả năng kháng chấn thương và nhiễm trùng. . . .
- Estrogen làm nội mạc tử cung tăng sinh và chế tiết.
- Estrogen tác động trên lớp lót niêm mạc của ống dẫn trứng tương tự như
trên nội mạc tử cung, các mô tuyến của ống dẫn trứng sinh sôi nảy nở. Ngoài
ra, hoạt động của các lông mao ống dẫn trùng được nâng cao đáng kể.
Những lông mao luôn hướng về phía tử cung, giúp đẩy trứng đã thụ tinh về
hướng lòng từ cung
- Estrogen phát triển các mô đệm của các mô của vú, lắng đọng mỡ ở
ngực, làm vú phát triển, tăng kích thước
- Estrogen phát triển xương tuổi dậy thì, bé gái tăng trưởng về chiều cao
nhanh chóng trong vài năm
- Estrogen gây tăng nhẹ tổng hợp protein của cơ thể nhưng không cao như
testosteron ở nam giới, làm tăng tỷ lệ trao đổi chất toàn thân
- Estrogen cũng gây lắng đọng mỡ trong các mô dưới da, lắng đọng mỡ
trong ngực, mông và đùi, giúp mọc lông nách và mu tạo ra hình dáng nữ
tính của phái nữ. Dưới tác dụng của estrogen, da nữ giới có tinh mềm mại.
- Ngoài ra, do bản chất tương tự hormon vỏ thượng thận nên nó gây giữ
muối, nước.
1.2.2. Progesteron
Đối với phụ nữ không có thai, vào thời gian nửa sau của chu kỳ buồng trứng hoàng
thể tiết ra một lượng lớn progesteron.
Khi có thai, nhau thai sẽ làm nhiệm vụ tiết progesteron đặc biệt là sau tháng thứ tư
của thai kỳ
Chúc năng
-Ảnh hưởng của progesteron với tử cung thúc đẩy thay đổi, chế tiết nội mạc tử
cung trong thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị tử cung cho hợp tử
bám vào, giảm tần số và cường độ các cơn co tử cung, từ đó giúp ngăn ngừa sảy
thai, làm chất nhầy cổ tử cung đặc hơn làm cổ tử cung đóng kín lại
- Ảnh hưởng của progesteron với ống dẫn trứng, progesteron cũng thúc đẩy
tăng bài tiết ở niêm mạc ống dẫn trứng.
- Ảnh hưởng của progesteron trên và thúc đẩy sự phát triển của các tiểu thùy
vú, làm các nang vú nảy nở, to lên. Tuy nhiên, progesteron không gây tiết sữa,
sữa chỉ được tiết bởi hormon prolactin từ thủy trước tuyến yên
- Gây tăng thân nhiệt khoảng 0,5C sau khi rụng trứng
CHU KỲ TỬ CUNG
Gồm 3 giai đoạn
✓Giai đoạn hành kinh (ngày 1- ngày 5)

✓Giai đoạn tăng sinh (ngày 6 đến ngày 14)

✓Giai đoạn xuất tiết (ngày 15 đến ngày 28)


1. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen) của chu kì nội mạc, xảy ra trước
khi rụng trứng ( từ ngày thứ 5 tới ngày 14 )
Hai ngày trước khi rụng trứng ( ngày 12), LH tăng đột ngột gấp sau lần
Trước rụng trứng 1 ngày (ngày 13 ) Estrogen bắt đầu giảm
Rụng trứng xảy ra khi tỷ lệ FSH và LH bằng 1/3
Hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc
mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại .
Dưới ảnh hưởng của estrogen, được tiết ra ở buồng trứng với một lượng ngày
càng nhiều trong giai đoạn đầu tiên của chu kì buồng trứng, các tế bào đệm và tế
bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng.
Bề mặt nội mạc tử cung được hồi phục trong vòng 4-7 kể từ ngày hành kinh
cuối cùng.
Các tuyến nội mạc, đặc biệt là các tuyến ở vùng cổ tử cung, chế tiết chất nhầy
loãng.
Khi sự rụng trứng diễn ra, nội mạc tử cung dày khoảng 3-5mm.
2. Giai đoạn chế tiết (giai đoạn progesterone) của chu kì nội mạc, xảy ra sau
khi rụng trứng
Sau khi sự rụng trứng diễn ra, progesterone và estrogen cùng được tiết ra với
lượng rất lớn từ hoàng thể.
Estrogen tăng độ dày nội mạc tử cung
Progesterone gây xuất tiết của lớp nội mạc tử cung
Các tuyến ngày càng xoắn lại, và chất tiết thừa ra tích lũy lại trong các tế bào
niêm mạc.
Thêm vào đó, lượng tế bào chất của các tế bào đệm cũng tăng lên, chất béo và
glycogen lắng đọng nhiều vào các tế bào đệm, và các mạch máu cấp máu cho nội
mạc cũng tăng sinh hơn nữa.
Vào mức đỉnh điểm của giai đoạn chế tiết, khoảng 1 tuần sau khi trứng rụng, nội
mạc tử cung dày khoảng 5-6mm.
Toàn bộ mục đích của những sự biến đổi là để tạo ra lớp nội mạc chế tiết mạnh mẽ
chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng để cung cấp trong điều kiện phù hợp cho sự
làm tổ của trứng sau khi thụ tinh trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.
Từ lúc hợp tử đi vào buồng tử cung từ ống Fallope (xảy ra 3-4 ngày sau khi trứng
rụng) đến lúc hợp tử làm tổ (7-9 ngày sau khi rụng trứng), sự chế tiết của nộ mạc
tử cung, hay còn gọi là “sữa tử cung”, cung cấp dinh dưỡng cho giai đoạn đầu của
sự phân bào của hợp tử.
Nếu không có thai trước khi có kinh khoảng 4 ngày hoàn thể thoái hoá ( Ngày 24)

3. Hành kinh

Nếu trứng không được thụ tinh, khoảng 2 ngày trước khi kết thúc chu kỳ kinh
nguyệt (ngày 26_27), thể vàng ở buồng trứng thoái hóa và các hormone buồng
trứng (estrogen và progesterone) giảm xuống mức thấp nhất. Sau đó hành kinh xảy
ra.

Hành kinh là do sự suy giảm của estrogen và progesterone, đặc biệt là


progesterone =>Giảm kích thích của 2 hormone này lên lớp nội mạc => nội mạc tử
cung co hồi, mạch máu co thắt mạch, giảm chất dinh dưỡng cho nội mạc tử cung
=> nội mạc tử cung hoại tử và xuất huyết => tử cung co thắt đẩy lớp niêm mạc
hoại tử ra ngoài âm đạo

Bình thường trong giai đoạn hành kinh, có khoảng 40ml máu và 35ml huyết
tương bị mất. Máu kinh bình thường là máu không đông bởi vì sự phân hủy fibrin
đã xảy ra trong quá trình hoại tử lớp nội mạc. Nếu máu chảy nhiều từ nội mạc tử
cung, sự phân hủy fibrin không đủ nên vẫn còn cục máu đông thoát ra ngoài. Sự
xuất hiện của cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt thường là một biểu hiện
bệnh lý của tử cung.

Trong vòng 4-7 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, sự mất máu ngừng lại bởi vì
khi đó, nội mạc tử cung đang được tái tạo trở lại.
MANG THAI
Quá trình thụ tinh và làm tổ
• Trứng và tinh trùng gặp nhau thông qua giao hợp
• Quá trình thụ tinh diễn ra ở 1/3 ống dẫn trứng
• Chỉ có 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng
• Hợp tử phân chia để tạo thành phôi, sau đó di chuyển vào buồng tử cung
• Progesteron là hormon quan trọng trong việc làm tổ của phôi
Hormon thai kỳ
 HCG: duy trì hoàng thể và làm hoàng thể to lên, giúp ổn định thai kỳ, kích
thích bào thai nam tiết testosteron
 HCS: giữ Kali, Canxi, glucose cho bào thai
 Estrogen nhau thai
- Làm tuyến vú tăng kích thước, phát triển ống dẫn sữa
- Giãn các khớp khung chậu
 Progesteron nhau thai
- Là hormon an thai
- Giảm co thắt tử cung,
- Giảm khả năng sẩy thai
 Relaxin: dãn khớp mu và làm mềm cổ tử cung
QUÁ TRÌNH SINH CON
Quá trình chuyển dạ xảy ra nhiều giai đoạn kết quả cuối cùng là thai và nhau ra
ngoài
Tỷ lệ Estrogen tăng gây kích thích sự co bóp
Oxytocin do thùy sau tuyến yên tiết ra có tác dụng quan trọng trong quá trình
chuyển dạ
SỮA MẸ
• Estrogen tăng trưởng tuyến vú, progesteron phát triển các nang sữa
• Prolactin nồng độ tăng dần cho đến khi em bé ra đời nó làm hoàn chỉnh tuyến vú,
tiết sữa
•Estrogen, Progesterol giảm đột ngột =>prolactin không còn bị ức chế
• Oxytocin gây co thắt ống dẫn sữa đẩy sữa ra ngoài
• Sữa mẹ có chứa nhiều chất đạm, béo, kháng thể…

SINH LÝ SINH SẢN NAM


Cơ quan sinh dục nam gồm
 Dương vật
 Bìu
 Tinh hoàn
 Hệ thống ống
- Ống dẫn tinh,ống phóng tinh
- Một số tuyến sinh dục phụ
Hệ sinh sản nam thực hiện các chức năng:
Sản xuất tinh trùng
Sản xuất hormon sinh dục nam
thực hiện hoạt động tình dục
1. TINH HOÀN
1.1 CẤU TẠO TINH HOÀN
Chia thành nhiều thuỳ, mỗi thuỳ có nhiều ống sinh tinh, xen giữa các ống sinh tinh
là các TB Leydig ( chiếm khoảng 20% khối lượng tinh hoàn ) và mạch máu
Lòng ống: chứa các tinh trùng vừa được sinh ra
Thành ống: dày, gồm các tếbào Sertoli liên kết chặt với nhau
TB Sertoli tạo thành hàng rào máu tinh hoàn
1.2 CHỨC NĂNG TINH HOÀN
Ngoại tiết là tiết ra tinh trùng
Nội tiết là tiết ra các hormon sinh dục nam đặc biệt là testosteron
1.2.1 Chức năng tạo tinh trùng
1.2.1.1 Sự sản sinh tình trùng
Khoảng 15 tuổi tinh hoàn bắt đầu sản sinh tình trùng
Mất khoảng 74 ngày

Nằm vùi đầu vào những tế bào


Sertoli (TB giàu glycogen)

Rời TB sertoli vào lòng ống sinh


tinh => Mào tinh

TB Sertoli
Tb giàu glycogen cung cấp dinh dưỡng cho tiền tình trùng
Là nơi chế tiết Estrogen, inhibin
Phần lớn tình trùng được dự trữ trong ống dẫn tinh và duy trì khả năng thu tinh
trong thời gian 1 tháng và được dữ trang thái không hoạt động nhờ chất ức chế
Cấu tạo tinh trùng

1.2.1.2
Điều hoà sản sinh tinh trùng
Yếu tố Nơi tiết Tác dụng
GnRH Vùng hạ Bài tiết LH và FSH
(Gonadotropin- đồi
releasing Điều hoà quá trình sản sinh tình trùng
hormon)
LH ( Sản sinh Tuyến yên Kích thích TB Leydig bài tiết testosteron
tình trùng ) trước
FSH ( Trưởng Tuyến yên Kích thích phát triển ống sinh tinh
thanh tình trước
trùng ) Kích thích TB sertoli bài tiết dịch có nhiều chất
dinh dưỡng giúp tình trùng trưởng thành

Kích thích TB sertoli bài tiết một loại Protein gắn


với androgen ( ABP ) chuyển testosteron vào
dịch lọc ống sinh tinh
GH Tuyến yên Kiểm soát chức năng chuyển hoá của tinh hoàn
trước
Thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào

Inhibin TB Sertoli Điều hoà ngược âm tính đối với FSH

Điều hoà sản sinh tình trùng

Nhiệt độ Tình trùng được tạo ra ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ cơ thể 1-2 độ
Độ pH Tình trùng hoạt động manh ở môi trường trung tính hoặc hơi
kiềm
Kháng thể Nhờ hàng rào của TB Sertoli , kháng thể trong máu và dịch
thể không xâm nhập và tiêu diệt tinh trùng
Rượu, ma tuý Giảm khả năng tạo tình trùng

Tia X, Tia Làm tổn thương TB dòng tinh


phóng xạ ,Virus
quai bị
Căng thẳng kéo Giảm sản sinh tình trùng
dài

1.2.2 CHỨC NĂNG NỘI TIẾT CỦA TINH HOÀN


1.2.2.1 BẢN CHẤT
Tinh hoàn tiết ra nội tiết tố nam là hormon, gồm ba loại: Testosteron,
Dehydroepiandrosteron và Androstenedione.
Hormon testosteron do tế bào Leydig tiết là chủ yếu. Một lượng nhỏ testosteron do
vô thượng thận và buồng trứng tiết.
97% testosteron gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn chặt hơn với bêta
globulin
Lưu hành trong mẫu khoảng 30-60 phút. Sau đó, testosteron đến mô đích hoặc
thoái hóa thành dạng ketosteroid và được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
1.2.2.2 TÁC DỤNG
Giai đoạn Tác dụng
Thời kỳ bào thai Tuần thứ 7 của thai kỳ

Testosteron ức chế sự phát triển đặc tính nữ nguyên


phát, kích thích phát triển cơ quan sinh dục ngoài

Trong 2-3 tháng cuối của thai kỳ


Testosteron góp phần đưa tỉnh hoàn từ bụng xuống
bìu.

Từ tuổi dậy thì Testosteron tăng cao làm xuất hiện và bảo tồn đặc
tính sinh dục nam thứ phát
Kích thích phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục
ngoài
Phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục trong và
tuyến sinh dục
Thay đổi các biểu hiện bên ngoài mọc lông mu,
lông nách, mọc râu, làm giọng nói nam trầm hơn
nữ, da dãy thỏ, làm tăng tiết nhầy của tiến bã

Kích thích tinh hoàn sản sinh tinh trùng

Kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch tử tế


bào Sertoli

-Tác dụng lên các cơ quan khác


+Tác dụng lên chuyển hoá protein và cơ:
Tăng đồng hoá protein => Làm cơ phát triển
+ Tác dụng lên xương :
-Tác dụng lên xương tăng tổng hợp khung protein của xương, phát
triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài
-Làm dày xương
-Tăng lắng đọng muối calci phosphat
=> tăng sức mạnh xương
-Tăng chuyển hóa cơ sở từ 5-10%,
-Tăng sinh hồng cầu
-Tác động lên thần kinh:
-Làm thay đổi tính cách, chú ý đến người khác phái, gây tính hiếu chiến,
tính năng động ở người nam.
-Tác động lên nước và điện giải
1.2.2.3 ĐIỀU HOÀ BÀI TIẾT
- Thời kỳ bào thai:
Nhau thai => HCG (Human Chorionic Gonadotropin) => Testosteron
-Thời kỳ trưởng thành:
Testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của LH do tuyến yên bài tiết.
Testosteron tăng cao ức chế LH do đó tác động trực tiếp lên tuyến yên và tác động
vùng hạ đòi làm giảm GnRH.
Hạ đồi => GnRH => Tuyến yên trước => LH => Testosteron ( TB Leydig )
2.TUYẾN SINH DỤC PHỤ Ở NAM
Mào tinh => Ống dẫn tinh(phần lớn) => Bóng ống dẫn tinh (sau bàng quang và
cạnh túi tinh) => ống phóng tinh=> niêu đạo
Hệ thống tuyến sinh dục phụ ở Nam
Túi tinh tiết ra tinh dịch
Tuyến tiền liệt tinh dịch
Tuyến hành niệu đạo tiết ra 1 phần chất nhầy
2.1 CHỨC NĂNG TÚI TINH
Túi tinh là một ống khúc khuỷu chia ngăn, bên trong lót bởi một lớp tế bào biểu
mô.
Túi tinh tiết một chất dịch có tính kiếm chứa nhiều fructose, fibrinogen,
prostaglandin, nhiều chất dinh dưỡng khác.
Trong giai đoạn phóng tỉnh, túi tinh đổ dịch vào ống phóng tinh ngay sau khi tỉnh
trùng được đổ vào từ ống dẫn tinh.
Dịch của túi tinh chiếm 60% thể tích tinh dịch và có những chức năng như sau:
Đầy tinh trùng ra khỏi ống phóng tỉnh
Cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng trong thời gian di chuyển ở đường sinh
dục nữ cho đến khi thụ tỉnh.
Prostaglandin trong tủi tính phản ứng với dịch cổ tử cung để làm tăng tiếp nhận
tinh trùng, đồng thời làm tăng co bóp tử cung và nhu động vòi tử cung để đẩy tinh
trùng về phía loa vòi tử cung
2.2. Chức năng của tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt tiết dịch trắng, đục với pH kiềm.
Dịch tuyến tiền liệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tinh trùng cho đến
khi thụ tinh.
Lượng dịch do tuyến tiền liệt bài tiết chiếm khoảng 30% thể tích dịch phóng ra
trong mỗi lần giao hợp.
Dịch tuyến tiền liệt chứa nhiều ion canxi, nhiều loại enzym đông đặc và tiền
fibrinolysin, prostaglandin.
Các enzym đông đặc của dịch tuyến tiền liệt sẽ tác dụng vào fibrinogen làm đông
nhẹ tỉnh dịch ở đường sinh dục nữ, do vậy có thể giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.
Sau 15-30 phút, tinh dịch lại được làm loãng trở lại nhờ enzym fibrinolysin có
trong dịch tuyến tiền liệt và tinh trùng hoạt động trở lại.
Prostaglandin của dịch tuyến tiền liệt cũng như của dịch túi tính sẽ làm có cơ tử
cung, tăng nhu động với tử cung giúp tỉnh trùng di chuyển trong đường sinh dục
nữ.
2.3. Chức năng tuyến hành niệu đạo
Tuyến hành niệu đạo là cặp tuyến nhỏ nằm gần tuyến tiền liệt ở niệu đạo màng
Tuyến hành niệu đạo tiết ra dịch nhầy đổ vào niệu đạo trước khi phóng tinh
Dịch nhầy này vừa có tác dụng rửa niệu đạo trước khi tỉnh trùng phòng qua, vừa
làm giảm tính acid của dịch âm đạo, giúp đảm bảo khả năng sống sót của tỉnh
trùng
2.4. Tinh dịch
Tinh dịch là dịch được phóng ra khi giao hợp. Tỉnh dịch là một hỗn hợp dịch bao
gồm:
Dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể tích)
Dịch túi tỉnh (60%)
Dịch tuyến tiền liệt (30%)
Một lượng nhỏ từ các tuyến niêm mạc, đặc biệt là tuyến hành niệu đạo
Trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống rất lâu nhưng khi đã được phóng ra
ngoài, tinh trùng sống tối đa chỉ từ 24-48 giờ.
Để thăm dò chức năng bài tiết dịch, sản sinh tỉnh trùng người ta thường làm một
xét nghiệm được gọi là tinh dịch đồ. Trong đó, một số thông số thường được kiểm
tra là thể tích tinh dịch được phóng ra một lần, số lượng tỉnh trùng, độ di động của
tỉnh trùng tỷ lệ tinh trùng còn sống, hình thái tinh trùng.
3.HIỆN TƯỢNG PHÓNG TINH
3.1 DƯƠNG VẬT
Là cơ quan sinh dục ngoài có chức năng
Dẫn nước tiểu
Cương phóng tinh
Dương vật có cấu trúc đặc biệt bao gồm
Hai vật hang và một vật xốp
3.2 SỰ CƯƠNG
Xảy ra khi có kích thích về cơ học hay thần kinh
Máu đổ vào các mô xốp làm cho dương vật cứng to, dài ra
Sau khi xuất tinh, các bó cơ giãn ra, máu thoát đi bằng đường tĩnh mạch làm dương
vật mềm trở lại
3.3 SỰ PHÓNG TINH
✓ Giai đoạn hưng phấn: dương vật cương cứng, tuyến hành niệu đạo bài tiết dịch.

✓ Giai đoạn cao nguyên: duy trì khoái cảm, cương cứng trong khoảng vài giây đến
vài phút, nhịp tim, huyết áp, hô hấp duy trì ở mức cao.
✓ Giai đoạn cực khoái-phóng tinh: giai đoạn này kéo dài khoảng 15 giây, gồm giai
đoạn tiết tinh và phóng tinh thật sự.
✓ Giai đoạn mềm trở lại: Sau phóng tinh, động mạch và các bó cơ co lại, đẩy máu
ra khỏi mô cương theo đường tĩnh mạch và dương vật mềm trở lại.
4.DẬY THÌ VÀ SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC NAM
4.1 DẬY THÌ
Dây thì là thời kỳ có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt
động chức năng của hệ thống sinh sản. Ở nam, mốc để đánh dấu tuổi dậy thì bắt
đầu là thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml, còn mốc để đánh dấu tuổi dậy thì hoàn
toàn là lần xuất tinh đầu tiên. Tuổi dậy thì hoàn toàn của nam thường vào khoảng
từ 15-16 tuổi.
- Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì
+ Hormon sinh dục nam phối hợp cùng các hormon tăng trưởng khác, cơ thể nam
giới phát triển nhanh, đặc biệt khối lượng cơ tăng nhanh.
+ tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và bài tiết testosteron => xuất hiện các đặc
tính sinh dục nam thủ phát, bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản.
Cơ chế dậy thì
Dậy thì là quá trình trưởng thành hay quá trình "chín" của vùng limbic. Khi vùng
limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic sẽ đủ mạnh để kích
thích vùng hạ đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động chức năng của
trục vùng hạ đồi - tuyến yên - tuyển sinh dục, gây ra hiện tượng dậy thì
4.2 SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC NAM TỪ TUỔI DẬY THÌ
Từ tuổi dậy thì, hormon hướng sinh dục của tuyến yên được bài tiết liên tục trong
suốt cuộc đời còn lại.
Tuổi càng cao hoạt động chức năng của tỉnh hoàn cũng suy giảm dần.
Bắt đầu từ tuổi 40-50, sự bài tiết testosteron bắt đầu giảm, làm ảnh hưởng đến toàn
bộ cơ thể, đặc biệt là hoạt động tinh dục.
Giai đoạn suy giảm hoạt động tình dục thường kèm theo các triệu chứng: nóng
bừng trong cơ thể, cảm giác ngột thở, có thể phát sinh rồi loạn tâm lý...
Trong giai đoạn này, tình trạng phì đại tiền liệt tuyến có thể xảy ra gây rối loạn đi
tiểu
4.3 RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG SINH SẢN
4.3.1. Suy giảm bẩm sinh
Thiếu testosteron trong thời kỳ bào thai hoặc tinh hoàn không hoạt động, không có
các receptor tiếp nhận androgen ở các mô đích do rối loạn di truyền dẫn đến rối
loạn hình thành các cơ quan sinh dục của nam, các cơ quan sinh dục phụ của nữ
tạo thành thay cho các cơ quan sinh dục phụ của nam.
4.3.2. Suy giảm trước tuổi dậy thì
Mất tinh hoàn hoặc tinh hoàn không hoạt động ở thời kỳ trước tuổi dậy thì dẫn tới
tình trạng không xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát hay nói cách khác
các đặc tỉnh giới tính trẻ em sẽ tồn tại suốt đời (xương mỏng, có không phát triển,
cơ quan sinh dục giống của trẻ con, không mọc râu, giọng nói thanh và cao như nữ
4.3.3. Suy giảm sau tuổi dậy thì
Suy giảm sau tuổi dậy thì ít có những biến đổi về hình thể. Các cơ quan sinh dục
có giảm kích thước nhưng không trở về tình trạng trẻ con, ham muốn tình dục
giảm nhưng không mất hoàn toàn. Hiện tượng cương dương vẫn có mặc dù khó
khăn nhưng ít khi có hiện tượng phóng tinh vì các cơ quan tham gia bài tiết tinh
dịch bị thoái hóa.

You might also like