You are on page 1of 17

ÔN TẬP SHTB

BÀI 1: NHẬP MÔN SINH HỌC TẾ BÀO- PHÂN TỬ:


1. Tế bào trong cùng một cơ thể có các đặc điểm sau TRỪ MỘT: Tất cả các
tế bào giống nhau về số lượng bào quan.
2. Tế bào Eukaryote có tính chất sau, TRỪ MỘT: Được cấu tạo từ sự hợp
nhất của các tế bào Prokaryote. (tế bào có bản chất tương tự
Prokaryote).
- KHV Quang học: sử dụng nguồn ánh sáng thông thường, độ phóng đại thấp.
- KHV Điện tử:
 Quét: quan sát bề mặt
 Xuyên: quan sát bên trong
 Độ phóng đại cao
- Máy siêu ly tâm:
 Phân tách, tách chiết thành phần riêng biệt.
 Nghiên cứu khối lượng, kích thước, thành phần hoá học
 Thực hiện mô hình trộn chúng lại với nhau  xác định sản phẩm (hệ
thống tái lắp ráp)
 Thực hiện đánh dấu: sử dụng các chất đồng vị phóng xạ, phương pháp
phóng xạ tự chụp, phương pháp hoá mô miễn dịch
-ĐN: Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng nhỏ nhất của sự sống.
- 4 học thuyết tế bào:
 Cơ thể sống = tế bào và các thành phần của nó.
 Tế bào giống nhau về mặt cấu trúc hoá học.
 Tế bào mới = tế bào có sẵn phân chia.
 Hoạt động cơ thể sống = hoạt động và tương tác giữa các tế bào.
- 4 thuộc tính của tế bào:
 Vận động: thay đổi không ngừng cấu trúc.
 Sinh sản: copy, tính chất tương tự.
 Cảm ứng: thu nhận thông tin, tương tác với môi trường, tự biến đổi để
đáp ứng với môi trường.
 Phức hợp: cấu tạo từ polyme sinh học.
- Tiến hoá tế bào: eukaryote= tế bào có bản chất tương tự prokaryote.
- Ba kiểu vận động chính: vật chất, thông tin, năng lượng.
 Vật chất: đường, lipid, acid amin và protein, nucleotid và axit nucleic,
nước và chất điện giải vô cơ.
 Năng lượng: ATP, đường và mỡ
 Thông tin: DNA  RNA  Protein
BÀI 2: MÀNG SINH CHẤT:
1. Lipid màng có đặc điểm, TRỪ MỘT: Liposome liên tục tách ra và tái hợp
trong môi trường nước. (tồn tại bền vững).
2. Tính lỏng của màng có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Tỷ lệ cholesterol tăng
làm tính lỏng tăng. (giảm).
3. Màng tế bào có các tính chất, TRỪ MỘT: Mặt trong của màng không có
protein.
- Màng tế bào bao bọc và xác định giới hạn, duy trì sự khác biệt giữ môi trường
bên trong (tế bào chất hay bào tương) với môi trường bên ngoài (môi trường
ngoại bào).
- Mọi màng sinh chất gồm: lipid và protein gắn bằng liên kết phi hoá trị cùng
một ít glucid ở mặt ngoài.
- Lớp lipid kép là cấu trúc cơ bản của màng  hàng rào đối với hầu hết phân tử
tan trong nước.
- Protein: phần lớn chức năng còn lại.
- Lipid:
 Quyết định: tính tự khép kín, tính lỏng và tính bất đối xứng.
 Ba loại: phospholipid, cholesterol và glycolipid.
 Đặc điểm lưỡng tính: đầu ưa nước và đuôi kỵ nước.
 Phospholipid:
 Gốc amin (+), gốc acid phosphoric (gốc phosphat) (-)  đầu ưa
nước. (trừ serin chứa thêm một điện tích âm)
 Hai acid béo, một no và một không no (cis)  đuôi kỵ nước, ảnh
hưởng tính lỏng.
 Gốc glycerin liên kết đầu -đuôi.
 Cholesterol:
 Chỉ có ở Eukaryote.
 Nhỏ hơn phospholipid.
 Glycolipid:
 Có ở mọi màng tế bào động vật.
 Lipid có chứa đường.
 Chỉ được tìm thấy trên lớp đơn ngược với phía dịch bào tương, tự
liên kết bằng cầu hydro.
 Tính tự khép kín:
 Do lipid quyết định.
 Micelle: đuôi kỵ nước liên kết thành một khối, bao bọc bên ngoài
là đầu ưa nước  cấu trúc của các hạt lipoprotein vận chuyển
trong máu.
 Liposome: tạo ra các nang, bên trong là nước, tồn tại bền vững
trong môi trường nước  mô hình cấu tạo màng lipid kép.
 Ý nghĩa:
o Ranh giới.
o Thực bào và xuất bào
o Tổng hợp trên màng sẵn có. Men phospholipid
translocators.
 Tính lỏng:
 Do thành phần lipid quyết định.
 Tinh thể lỏng.
 Chuyển động đổi chỗ bên cạnh, cùng lớp: tần suất 1/107 giây,
khuếch tán nhanh chóng, hệ số khuếch tán 10-8 cm2/s
 Chuyển chỗ sang lớp đối diện (flip-flop): tần suất rất thấp (1
lần/tháng).
 Chuyển động quay quanh trục: tự chuyển động xoay quanh trục.
 Phụ thuộc
o Nhiệt độ (tỷ lệ thuận).
o Đuôi kỵ nước (tỷ lệ nghịch).
o Cholesterol (tỷ lệ nghịch).
 Ý nghĩa:
o Tính mềm dẻo, đàn hồi, bền vững.
o Chuyển động giả túc.
o Nhập bào, xuất bào
o Quá trình enzyme: diễn ra trên bề mặt với hoạt tính cao
nhưng trật tự nhất định.
- Protein: protein xuyên màng và protein cận màng.
 Protein xuyên màng:
 Kỵ nước và ưa nước.
 1 protein: một hay nhiều đoạn kỵ nước  “xuyên màng” một hay
nhiều lần.
 Protein cận màng: Không có thành phần kỵ nước, gắn với màng thông
qua:
 Liên kết không hoá trị với protein xuyên màng, dễ dàng tách khỏi
màng  protein ngoại màng.
 Liên kết hoá trị với một lipid (proteolipid), giống như protein
xuyên màng.
- Đường:
 Tính chất phân cực, không thể chìm trong lớp lipid
 Chỉ có trên bề mặt và gắn với màng thông qua liên kết hoá trị với lipid.
 Hai loại: Glycoprotein và Proteoglycan: glycoprotein đặc biệt.
 Glycocalyx (lớp áo tế bào) = glycoprotein xuyên màng + glycolipid  bảo
vệ tế bào.
- Các tính chất của màng:
 Tính lỏng: lipid quyết định.
 Tính tự khép kín: lipid quyết định.
 Tính bất đối xứng: lipid, protein và đường liên quan với nhau.
BÀI 3: VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG:
1. Protein tải và protein kênh giống nhau ở các đặc điểm, TRỪ MỘT: Chỉ
vận chuyển khi có tín hiệu điều khiển.
2. Đối vận: Có một chất vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ.
3. Tốc độ khuếch tán qua màng chậm khi: Độ phân cực cao.
4. Vận chuyển phân tử chất tan: Bơm H+-ATPase là protein tải.
5. Protein kênh: mỗi giây có thể cho trên 106 ion đi qua.
- Chênh lệch nồng độ đặc trưng bằng một vecto: gradient nồng độ di chuyển từ
nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp  tạo ra thế năng, xu hướng về
thế năng tối thiểu.
-Vận chuyển chủ động (tích cực): ngược chiều gradient, cần năng lượng.
- Vận chuyển thụ động: xuôi chiều gradient, không cần năng lượng.
- Đơn vận: vận chuyển độc lập.
- Hiệp vận: vận chuyển đồng thời hai phân tử khác nhau qua cùng vị trí.
 Đồng vận: cùng chiều.
 Đối vận: ngược chiều (trao đổi).
- Vận chuyển khối lớn:
 Nhập bào: ẩm bào, nhập bào qua thụ thể (trường hợp đặc biệt là thực
bào: đại thực bào và bạch cầu trung tính).
 Xuất bào: chế tiết liên tục và chế tiết có điều khiển.
 Cơ chế hợp màng: dính màng + hoà nhập màng.
 Là vận chuyển tích cực.
- Khuếch tán:
 Phụ thuộc: độ dốc gradient, nhiệt độ, diện tích bề mặt, loại phân tử (kích
thước phân tử), đoạn đường đi.
 Phân tử nhỏ, dễ tan trong dầu mỡ (kỵ nước, ít phân cực): khuếch tán
nhanh và ngược lại.
- Protein trung gian vận chuyển qua màng:
PROTEIN TẢI PROTEIN KÊNH
Chất được vận chuyển Phân tử + Ion Ion
Chiều gradient Xuôi hoặc ngược Luôn xuôi
Tốc độ vận chuyển Chậm Rất nhanh
Điều kiện hoạt động Liên tục Chỉ hoạt động trong
thời gian ngắn khi có tác
nhân điều khiển
BÀI 4: LƯỚI NỘI SINH CHẤT – BỘ MÁY GOLGI:
1. Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về cấu trúc: Túi dẹt  thể Golgi
 bộ máy Golgi.
2. Mức độ nhỏ nhất của bộ máy Golgi: Túi màng chứa dịch.
3. Bào quan này có vai trò trong quá trình phân loại các protein và gửi
chúng đến các điểm khác nhau trong tế bào, hay cải tạo protein để tái
sử dụng: Bộ máy Golgi.
4. Bào quan này là hệ thống các khoang chứa biệt lập với dịch bào
tương nhờ một lớp màng bao bọc kín, chúng thông lẫn nhau và đan
khắp tế bào chất: Lưới nội sinh chất.
5. Nếu dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu acid amin và theo dõi sự di
chuyển của protein do tế bào tuyến tuỵ sản xuất, ta sẽ thấy con
đường di chuyển của protein này là các protein chế tiết sẽ theo
hướng: Lưới nội sinh chất hạt  thể Golgi  màng tế bào.
6. Thể Golgi có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Không liên hệ với lưới nội sinh
chất hạt.
7. Bộ máy Golgi có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Nhờ có bào quan này mà tế
bào tổng hợp các cấu trúc màng mới và các chất cần được bao gói
trong màng để vận chuyển đến vị trí sử dụng.
8. Các tế bào của tinh hoàn và buồng trứng (nơi tổng hợp và chế tiết
hormone steroid) thì có rất nhiều bào quan: Lưới nội sinh chất trơn.
9. Hai bào quan này có liên hệ trực tiếp về mặt cấu trúc: Lưới nội sinh
chất hạt – Lưới nội sinh chất trơn.
10. Bào quan nối liền với màng ngoài của màng nhân: Lưới nội sinh chất.
11. Lưới nội sinh chất hạt có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Gồm nhiều túi
hình ống nối với nhau. (túi dẹt).
12. Lưới nội sinh chất hạt: Lớp lipid bên trong khoang tương ứng với mặt
ngoại bào của màng bào tương.
13. Lưới nội sinh chất trơn có nhiệm vụ tổng hợp: Các lipid của màng.
14. Các nang vận chuyển sản phẩm vào bộ máy Golgi: Sản phẩm được cải
dạng hoá học qua các tầng túi dẹt.
- 3 vị trí có màng đôi:
 Nhân
 Ty thể
 Lục lạp
- 3 vị trí không có màng:
 Ribosome
 Bộ xương tế bào
 Trung thể
- Lưới nội sinh chất: hệ thống túi nhỏ, phân nhánh và thông với nhau.
LƯỚI NỘI SINH CHẤT HẠT LƯỚI NỘI SINH CHẤT TRƠN
CẤU TẠO Hệ thống túi dẹt Hệ thống ống chia nhánh
VỊ TRÍ Gần nhân, nối với màng Xa nhân
nhân
RIBOSOM Có Không
E
 Tổng hợp protein  Tổng hợp phospholipid,
 Tái tạo màng nhân khi cholesterol
phân bào  Giải độc ở gan
CHỨC  Phần không hạt   Tổng hợp hormone steroid
NĂNG đoạn chuyển tiếp  ở tinh hoàn, buồng trứng
túi tiết  Chuyển hoá thuốc: gắn
nhóm OH- vào thuốc: phân
tử kỵ nước  ưa nước
 điểm xuất phát của sự tổng hợp protein tiết, đồng thời là chỗ hình thành
chất nền ngoại bào.
- Ribosome tổng hợp xong  bám trên lưới hạt (gần nhân).
- Protein: tổng hợp trong nhân + lưới hạt.
- 4 vật liệu sinh học:
 Acid nucleic: nhân
 Carbohydrat: bộ máy Golgi
 Protein: nhân + lưới hạt
 Lipid lưới trơn
- Ứng dụng lâm sàng:
 Protein tổng hợp trong lưới nội chất hạt: hiệu suất cao  Golgi 
protein phức tạp.
 Protein tổng hợp trong bào tương: hiệu suất thấp  protein các bào
quan.
 Gan có nhiều lưới trơn  chuyển hoá thuốc  để bài tiết.
- Bộ máy Golgi:
 Túi màng hoạt dịch  thể Golgi (ở thực vật: dictiosome)  bộ máy
Golgi  bưu điện thành phố.
 Túi gần trung tâm tế bào  mặt cis (mặt nhập): cong cùng chiều với
nhân.
 Túi gần màng tế bào  mặt trans (mặt ra, mặt xuất): cong ngược chiều
với nhân.
 Chức năng:
 Mặt cis: cải dạng hoá học qua các tầng túi dẹt (đóng gói sản
phẩm).
 Mặt trans: phân phối sản phẩm đúng địa điểm sử dụng  3 con
đường: xuất bào, tiêu thể và hoà nhập màng tế bào.
 Ở thực vật: tổng hợp vách tế bào.
 Ứng dụng lâm sàng:
 Bệnh Parkinson: thiếu hụt Dopamin, acid amin ở lưới hạt đến
Golgi để chuyển thành Dopamin bị hư  Uống tiền chất dopamin
hoặc nhái dopamin.
 Sự kiện thụ tinh:
o Tinh trùng có mũ trùm đầu là Golgi, đầu là nhân.
o Đi qua 3 hàng rào của trứng.
o Tinh trùng nào  noãn đó do: protein egg- sperm, chìa
khoá trên màng noãn.
BÀI 5: TIÊU THỂ- PEROXISOME:
1. Tiêu thể có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Phân huỷ acid béo để cung cấp
năng lượng.
2. Peroxisomes có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Dung hợp với túi thực bào để
tạo ra không bào tiêu hoá.
3. Tiêu thể có các đặc điểm, TRỪ MỘT: Có hai loại tiêu thể sơ cấp: không
bào tiêu hoá và không bào tự thực.
4. Bệnh Tay-Sachs có đặc điểm: Thiếu gen tổng hợp hexozaminidaza A.
- Tiêu thể (lysosome):
 Bào quan “phân huỷ” và đổi mới.
 Dấu hiệu đặc trưng: pH thấp 4.5-5.5.
 Chức năng:
 Phân huỷ vật chất qua nhập bào.
 Túi “tự tử” tự đổi mới bào quan hư cũ.
 Cân bằng nội bào.
 Tiêu thể thứ cấp = tiêu thể sơ cấp + túi thực bào (hay túi tự thực)
 Túi thực bào: “bắt lấy” các vật thể lạ từ bên ngoài tế bào.
 Túi tự thực: do mạng lưới nội chất bao lấy các bào quan hư cũ.
 Bệnh do tiêu thể:
 Cơ chế bệnh sinh nhiều bệnh khác nhau.
 Do thiếu hụt một enzyme nào đó.
 Đặc trưng: kết tựu cơ chất trong tế bào/ mô.
 Bệnh Gaucher: Tiêu thể không nhận được các enzym
glucocerebrosidas nên bị mất chức năng  Không thể phân huỷ và
xử lý glucosylceramide cho tế bào  Tế bào tích tụ
glucosylceramide ngày càng nhiều sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể
thông qua các triệu chứng.
 Bệnh bụi phổi: tích luỹ bụi đá (silicat) không thể bị enzyme tiêu thể
phân huỷ  làm vỡ màng tiêu thể  phóng thích enzyme 
viêm  lâu dài gây xơ hoá mô phổi.
 Bệnh Tay-Sachs: di truyền gen lặn, thiếu gen mã hoá tổng hợp
enzyme hexozaminidaza A- enzyme thuỷ phân glycolipid  ứ
đọng glycolipid  ảnh hưởng thần kinh.
 Bệnh Pompe: GAA: enzyme acid alpha glucosidase (phá vỡ
glycogen trong tế bào).
 Phương pháp điều trị:
o Giảm vật chất lắng đọng: giảm cơ chất, phẫu thuật cắt bỏ.
o Tăng enzyme: liệu pháp gen, liệu pháp thay thế enzyme, liệu
pháp cảm ứng (thuốc).
- Peroxisome:
 Bao bọc bởi màng đơn với lớp lipid kép giống tiêu thể.
 Chứa enzyme oxy hoá: acid oxidase, catalase, ureate oxidase.
 Có thể tự phân chia
 Thường thấy ở gan, hình cầu 0.1-1 µm, cấu tạo đa dạng.
 Chức năng:
 Thực hiện các phản ứng oxy hóa để tạo ra sản phẩm hydrogen
peroxide (H2O2).
 Vì H2O2 gây hại cho tế bào  các enzyme catalase dùng để phân
hủy các H2O2  H2O.
 hoặc sử dụng các H2O2 này để oxy hóa các thành phần hữu cơ khác.
 Peroxisome oxy hóa một loạt các cơ chất đa dạng bao gồm acid
uric, acid amin, purine, methanol hay các acid béo, phenol, acid
formaldehyde và rượu để giải độc cho tế bào.
 Liên quan tổng hợp các lipid, acid amin, lysine, cholesterol và
dolichol.
 Tạo ra các acid mật ở trong mô gan.
 Chứa các enzyme cần cho sự tổng hợp cùa plamalogen là thành
phần quan trọng cấu tạo một số màng ở tim và não.
 Liên quan đến hai nhóm protein:
 Peroxin (Pex3 và Pex19), được cố định trên các bóng chồi trên
màng mạng lưới nội chất.
 Peroxin khác được dịch mã trên các ribosome bào tương và nhập
bào vào bên trong các peroxisome.
 Bệnh do peroxisome:
 Nhóm 1: rối loạn kết quả từ khuyết điểm trong enzyme
peroxisome như X-ALD: tích luỹ acid béo gây phá huỷ vỏ myelin
của tế bào thần kinh.
 Nhóm 2: rối loạn kết quả từ thiếu hụt tổng hợp chất của
peroxisome như hội chứng Zellweger: Đột biến ít nhất 10 gen của
protein nhập bào vào peroxisomeProtein không thể nhập bào
vào peroxisome Số lượng peroxisome giảm hoặc biến mất hoàn
toàn trong tế bào Ảnh hưởng quá trình oxy hóa loại bỏ các chất
độc hại trong tế bào  Gây bệnh.
BÀI 6: TY THỂ VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO:
1. Năng lượng chủ yếu cung cấp cho các phản ứng xảy ra trong tế bào là:
Adenosin triphotphate (ATP).
2. Quá trình chuyển hoá năng lượng xảy ra chủ yếu ở: Màng trong.
3. Cardiolipin được tìm thấy trên ty thể chủ yếu ở: Màng trong.
4. Ty thể có tính chất, TRỪ MỘT: Chứa thông tin di truyền như ở tế bào
Eukaryote. (Prokaryote).
- Đại cương:
 Được phát hiện từ những năm 1800.
 Nhà máy sản xuất năng lượng của tế bào.
 Có trong tất cả các TB eukaryote.
 Là bào quan khá lớn và đa dạng.
 Đường kính trung bình 0,5 – 1µm.
 Hình cầu, bầu dục, hình que, hình trụ dài.
 Phát hiện đầu tiên ở tế bào gan.
 Từ ngoài vào trong: màng ngoài  khoang gian màng  màng trong 
khoang chất nền.
 Codon mã hoá trong ty thể:
 AUA: Metionin.
 UGA: Triptophan.
 AGA, AGG: Kết thúc.
- Đặc điểm:
 Chứa nhiều bản sao DNA vòng đôi.
 Cấu trúc màng đôi lipid kép.
 Cơ chế tổng hợp protein tương tự trong bào tương.
 Cơ chế nhân đôi giống vi khuẩn.
- Màng ngoài:
 Tương đối bằng phẳng.
 Tỉ lệ protein: 50%, chủ yếu là Porin.
 Tính thấm rất cao so với các màng sinh học khác.
 Thấm thụ động: ATP; coenzym….
- Khoang gian màng:
 Rộng 20nm
 Chứa nhiều enzyme kinase vận chuyển ATP ra ngoài
 Là nơi chứa H+  tạo sự chênh lệch điện thế, chênh lệch pH  thang
điện hoá hydro (H+ gradient)  cốt lõi phosphoryl hoá.
- Màng trong (nơi tạo ra năng lượng):
 Gấp nếp, tỉ lệ protein = ¾ khối lượng.
 Thấm chọn lọc cao.
 Chứa:  
 Phức hợp của chuỗi truyền điện tử.
 Phức hợp F0F1 (ATP synthase): chuyên tổng hợp ATP.
 Các Protein tải vận chuyển chất xuyên màng
 Cardiolipin (1 dạng diphosphatidylglycerol lipid; 20% tỉ lệ Lipid):
ngăn khuếch tán H+.
 Gấp nếp  diện tích tiếp xúc giữa màng trong và chất nền tăng  tăng
hiệu suất tổng hợp năng lượng.
 Số lượng nếp gấp phụ thuộc nhu cầu năng lượng của tế bào.
- Khoang chất nền:
 Hỗn hợp các enzyme, cơ chất tham gia chu trình acid citric, chu trình oxi
hoá beta acid béo.
 DNA vòng đôi; RNA; ribosome ti thể  sinh sản độc lập.
- Quá trình tổng hợp ATP và cung cấp năng lượng cho tế bào:
 Quá trình hô hấp tế bào:
 Xảy ra trong tế bào, oxy hoá chất dinh dưỡng kèm theo tổng hợp
ATP.
 Đổi năng lượng sinh hoá từ đường, chất béo, protein thành ATP.
 Oxy: chất nhận điện tử cuối cùng.
 Hợp chất hữu cơ (đường): chất cho điện tử.
 Coenzyme NAD+ và FAD++: chất mang điện tử (NADH).
 Phương trình hô hấp tế bào:
   

 Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào:


 Đường phân (trong tế bào chất: từ 1 glucose → 2 pyruvate,
2NADH,4 ATP)
 Chu trình TCA (Krebs) (trong chất nền ti thể: từ 1 glucose →
6NADH, 2FADH2, 4CO2, 2 ATP)
 Chuỗi truyền điện tử (trong màng trong ti thể: tạo 34  38 ATP)
 Giai đoạn I: Đường phân (trong tế bào chất: từ 1 glucose → 2 pyruvate,
2NADH,4 ATP).
 Giai đoạn II: chu trình Krebs (chu trình acid citric):
 Sau khi tạo thành pyruvate từ đường phân, nó phải được oxy hoá
thành acetyl-CoA rồi vào chu trình Krebs.
 Gồm 8 phản ứng và 2 giai đoạn:
o Giai đoạn đầu: Acetyl-CoA thành citrate, giai đoạn đầu kết
thúc bằng việc tạo succinyl CoA.
o Giai đoạn hai: Bắt đầu bằng phosphoryl hoá succinyl CoA,
cuối cùng, L-malate được dehydrogenise thành oxaloacetate
và chu trình kết thúc
 Chu trình TCA được kiểm soát bằng nống độ NADH/NAD+, Nồng độ
thấp NAD+ sẽ ức chế chu trình này vì nó cần ở rất nhiều bước.
 Giai đoạn III: Chuỗi truyền điện tử:
 Phosphoryl oxy hoá: Tạo ATP nhờ chuyển electrons từ NADH
(FADH2)  O2 bằng chuỗi protein mang điện tử (màng trong ti thể)
 bơm protons  khỏi chất nền ti thể. (O2 bị khử và NADH,
FADH2 bị oxi hoá).
 Dùng phản ứng oxy hoá-khử  tạo thang điện hoá H+ + kích
hoạt Phosphoryl hoá.
 Thẩm thấu hoá học: sự dịch chuyển ion xuyên màng xuống thang
điện hoá  Thang điện hoá H+ tạo lực đẩy proton di chuyển trở lại
chất nền.
 Tổng hợp ATP: ATP được tổng hợp khi protons di chuyển qua ATP
synthase (phức hợp FoF1) trở lại chất nền ti thể.
 Điện tử đi từ NADH/FADH2 đến chuỗi truyền điện tử thông qua
Coenzyme Q và Cytochrome C để đến các phức hợp và cuối cùng
đến Oxy.
o NADH vào phức hợp I (lớn nhất).
o FADH2 vào phức hợp II (không cần nhớ phức hợp II).
o Chuyển từ I và II qua phức hợp III nhờ Coenzyme Q.
o Chuyển đến IV nhờ Cytochrome C.
 Chuỗi truyền điện tử không tạo ATP.
 Chuỗi truyền điện tử chức năng là phân cắt nguồn E lớn từ glucose
thành những nguồn E nhỏ hơn thông qua các bước trung gian để
chia E thành E trong ATP.
- Oxy hoá 1 phân tử Glucose:
1 NADH = 2,5 ~ 3 ATP
1 FADH2 = 1,5 ~ 2 ATP
 Trong tế bào chất: 1 glucose  2 pyruvate + 2 NADH + 2 ATP (tạo ra 4
dùng 2)
 Trong ti thể:
 Pyruvate decarboxylation: 2 pyruvate X 1NADH  2 aceyl CoA + 2
NADH
 Chu trình Krebs: 2 aceyl CoA  6 NADH + 2 FADH2 + 2 GTP (2 GTP
= 2ATP)
 Tổng ATP được tạo ra trong ti thể: 2 + 2x3 + 2x3 + 6x3 + 2x2 + 2 = 38
- Bệnh ty thể:
 Do thiếu hụt năng lượng trong: chuyển hóa pyruvate, chu trình Kreb,
chuỗi hô hấp tế bào
 Do đột biến DNA ti thể, tốc độ đột biến ti thể gấp 7-10 lần DNA nhân.
 Bệnh gồm:
 Bất thường sản xuất acetyl CoA, và phức hợp pyruvat
dehydrogenase.
 Chu trình Krebs
 Chuỗi hô hấp và enzym tổng hợp ATP ti thể
 Một số chỉ ảnh hưởng 1 cơ quan, hay nhiều cơ quan, thường tổn thương
hệ thần kinh.
 Bệnh di truyền thần kinh thị giác Leber (LHON):
 Xảy ra ở vị trí 11778 thay histidine = arginine. Chỉ thấy ở 1/2
trường hợp bệnh.
 Ảnh hưởng phức hợp NADH dehydrogenase (phức hợp I).
 Điều trị: bổ sung Coenzyme Q và liệu pháp gen.
BÀI 14: TRUYỀN TIN TẾ BÀO:
1. Cận tiết xảy ra khi phân tử truyền tin: Được tế bào đích tóm bắt ngay.
2. Hiệu ứng cộng đồng của các tế bào cùng thực hiện chức năng nhờ cơ
chế: Liên kết khe.
3. Acetylcholine có thể gây ra tác dụng, TRỪ MỘT: Tăng hấp thu.
4. Thụ thể của chất truyền tin steroid nằm ở: Trong nhân.
5. Hormone khởi đầu một chuỗi các phản ứng sinh học bằng cách xuyên
qua màng tế bào và sau đó gắn kết với thụ thể nội bào: Estradiol.
6. Trong sự truyền tin cận tiết, tế bào tiết tác động trên tế bào đích ở gần
bằng cách phóng thích: Chất điều hoà cục bộ như nhân tố tăng trưởng
vào chất dịch ngoại bào.
7. Kiểu truyền tin tế bào tạo ra hiệu ứng cộng đồng: Truyền tin tự tiết và
truyền tin cận tiết.
8. Sắp xếp theo tuần tự các bước của con đường truyền tin tế bào:
Nhận biết kích thích  Truyền tín hiệu qua màng tế bào chứa thụ thể 
Truyền tín hiệu qua các thể tác động bên trong tế bào  Đáp ứng 
Ngừng đáp ứng.
9. Tế bào lympho T phản ứng lại với sự kích thích kháng nguyên bằng cách
tổng hợp ra các yếu tố tăng trưởng để tác động lên chính kích thích sự
phân chia, bằng cách đó làm gia tăng số lượng các tế bào T phản ứng và
khuếch đại phản ứng miễn dịch có liên quan đến kiểu truyền tin: Truyền
tin tự tiết.
10. Sự tăng trưởng không có kiểm soát của các tế bào lành tính phát triển
thành các tế bào ung thư có liên quan đến kiểu truyền tin: Truyền tin tự
tiết.
11. Là phản ứng của các tế bào hệ thống miễn dịch ở động vật có xương
sống với các kháng nguyên lạ có liên quan đến kiểu truyền tin: Truyền tin
tự tiết.
12. Hormone steroid được sản xuất bởi buồng trứng để kích thích sự phát
triển và duy trì hệ thống sinh sản tính cái và các đặc điểm giới tính thứ
cấp có liên quan đến kiểu truyền tin: Truyền tin nội tiết.
13. Khuếch tán trực tiếp các phân tử nhỏ giữa các tế bào cùng loại nằm
cạnh nhau thông qua một số lỗ hoặc một khe được tạo ra giữa hai màng
tế bào cạnh nhau có liên quan đến kiểu truyền tin: Truyền tin cận tiết.
14. Phần lớn các con đường truyền tín hiệu gồm nhiều bước để giúp tế bào:
Tăng bội số tín hiệu.
15. Một dạng truyền tin giữa các tế bào trong kiểu truyền tin này là dạng
liên kết khe: Truyền tin cận tiết.
- Con đường truyền tin của phân tử ưa nước: 5 bước:
 Nhận biết kích thích. – chìa khoá.
 Truyền tín hiệu qua màng tế bào chứa thụ thể. – đưa chìa vào ổ khoá.
 Tác dụng phụ: 1 chìa  nhiều ổ.
 Đối kháng thuốc: nhiều chìa 1 ổ.
 Truyền tín hiệu qua các thể tác động bên trong tế bào  tăng bội số
một tín hiệu.
 Đáp ứng.
 Ngừng đáp ứng.

- Các kiểu truyền tin:


 Truyền tin phụ thuộc trực tiếp.
 Truyền tin theo synapse thần kinh: chất dẫn truyền thần kinh.
 Truyền tin tự tiết: ung thư, tế bào miễn dịch (lympho bào).
 Truyền tin cận tiết: chất dẫn truyền cục bộ  tác dụng tại chỗ.
 Truyền tin nội tiết: nội tiết tố (hormone), mạch máu  tác dụng toàn
thân.
 Hiệu ứng cộng đồng: tự tiết, cận tiết.
- Các kiểu thụ thể tế bào:
 Thụ thể bắt cặp protein G:
 Ba phức hợp: ∝, β , γ .
 Enzyme adenylyl cyclase (chịu trách nhiệm hình thành cAMP): xúc
tác chuyển đổi ATP thành cAMP.
 Thụ thể enzyme protein- tyrosine kinase: gắn 2 ổ khoá.
 Thụ thể kênh ion: gây loạn nhịp tim.
- Con đường truyền tin nội bào:
 Tín hiệu truyền tin thứ hai (cAMP) và sự Phosphoryl hoá protein:
 cAMP được tạo thành từ ATP bởi enzyme andenylyl cyclase va
phân huỷ thành AMP bởi enzyme cAMP phosphodiesterase.
 Tín hiệu gắn lên protein xuyên màng  phát tín hiệu cho ATP nhả
P  bám vào protein Y  Y được kích thích  biến đổi cấu hình
để khởi động gen.
 nicutin gây ung thư.
 Trong quá trình điều khiển sự trao đổi chất glycogen, protein
kinase A phosphoryl hoá chủ yếu hai enzyme đích.
 Khuếch đại tín hiệu.
 Mạng lưới truyền tin.
- Đáp ứng của tế bào đích:
 Sống sót.
 Phát triển và phân chia.
 Biệt hoá.
 Chết.
 Trường hợp không nhận được tín hiệu truyền tin, chương trình này tự
động quy định tế bào phải chết sau một thời gian nào đó  chết tế bào
theo chương trình

You might also like