You are on page 1of 8

HỆ VẬN ĐỘNG (LOCOMOTOR SYSTEM)

PGS.TS. PHẠM ĐĂNG DIỆU


MỤC TIÊU

1. Liệt kê các chức năng của xương.

2. Mô tả sự cấp máu cho xương và cách xương phát triển

3. Mô tả sơ lượt các thành phần của bộ xương

4. Kể tên các xương sọ, chi trên, chi dưới

5. Mô tả kết cấu của cột sống, đặc điểm đặc trưng của các đôt sống của từng đoạn và của đĩa gian đốt
sống

6. Kể tên các loại khớp và mức độ hoạt động của chúng

7. Mô tả các đặc trưng của cơ bám xương, cơ tim và cơ trơn

8. Giải thích các cơ vân hoạt động theo nhóm và thường có chung thần kinh vận động

Hệ vận động (HVĐ)) là hệ thống có nhiệm vụ nâng đỡ, di chuyển và tạo động tác cho cơ thể. Thực chất HVĐ
bao gồm 2 hệ thống: hệ thống xương - khớp và hệ cơ.
Mô xương cung cấp sự nâng đỡ cơ học thể hiện rõ qua độ cứng và cấu trúc của xương. Sự hình thành xương
(cốt hóa) xãy ra theo 2 cách: trực tiếp từ màng hay thông qua sụn. Sự cốt hóa thường chỉ hoàn tất vào giai đoạn
trưởng thành, nhờ vậy mà xương có thể phát triển. Xương còn có chức năng tạo máu.

Khớp có thể phân thành 2 loại là khớp không hoạt dịch (với hoạt động hạn chế) và khớp hoạt dịch (với hoạt
động rộng). Tùy theo cấu tạo và cơ chế hoạt động mà các khớ hoạt dịch còn được xếp lại thành nhiều loại khớp
khác nhau.

Có 3 loại cơ là cơ vân (cơ bám xương) được chi phối bởi thần kinh vận động (theo chủ ý), cơ trơn (cơ của
tạng) bởi hệ thần kinh tự chủ (không theo chủ ý) và cơ tim là loại cơ trơn đặc biệt được điều khiển bởi hệ
thống dẫn truyền nội tại và điều chỉnh bời hệ thần kinh tự chủ.
1. HỆ XƯƠNG
Bộ xương có chức năng làm bộ khung để nâng đỡ cơ học, che chở và khi thay đổi vị trí tương đối thông qua
các khớp dưới sự tác động của cơ thì tạo ra các động tác để di chuyển hoặc hoạt động. Ngoài ra tủy xương còn
có chức năng tạo huyết. Có 206 xương (không kể các xương con trong tai và các xương vừng trong gân) liên
kết với nhau bằng các khớp để tạo thành bộ xương.
Về hình thể, Có 3 loại: xương dài, xương dẹt và xương bât định hình.

1.1.Các thành phần của bộ xương


• Xương trục: chủ yếu có chức năng nâng đỡ, bảo vệ, bao gồm: xương sọ, cột sống (bao gồm cả
xương cùng và xương cụt), các xương lồng ngực.
• Xương phụ: là xương của các chi: đai vai và các xương chi trên; đai hông và các xương chi
dưới.
Hình 1: Bộ xương người

Hình 2: các xương chi trên Hình 3: các xương chi dưới Hình 4: cột sống

Tham khảo tài liệu 2 (tr. (Tr.50 -96) để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Kể tên các xương sọ não và sọ mặt.


2. Kể tên các xương đai vai và chi trên, đai hông và chi dưới
3. Mô tả sơ lược cấu tạo của lồng ngực

Tham khảo tài liệu 3 (Tr. 26 -35) và 2 để để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả sơ lược các thành phần của cột sống


2. Mô tả cấu tạo chung của một đốt sống, đĩa gian đốt sống
3. Nêu đặc điểm đặc trưng của các lạoi đốt sống cổ, ngực và thắt lưng
1.2. Các phần của xương dài (hình 5)
Thường thì mỗi xương dài có một thân xương và 2 đầu
xương:
▪ Đầu trên hay đầu gần (proximal end) thường bao gồm:
chỏm và cổ
▪ Thân xương (sharp) là phần xương dài ở giữa
▪ Đầu dưới hay đầu xa (distal end), có thể có các cấu trúc
như lồi cầu, mỏm trên lồi cầu
▪ Còn một khái niệm “ đầu xương” (Epiphysis) là chỉ phần
đầu xương dài đang phát triển.
Cũng trên hình 5, chúng ta cũng thấy một số cấu trúc sau của
xương:
▪ Xương vỏ hay xương đặc: phần xương có cấu trúc đặc
bao quanh bề mặt xương
▪ Xương xốp: nằm bên trong, thường tạo thành các bè
xương.
▪ Màng ngoài xương: nằm phủ bên ngoài xương, thường
có 2 lớp: lớp ngoài là xơ, lớp trong là tế bào, lớp trong
chứa các tế bào gốc mà khi cần có thể biệt hóa thành tạo
cốt bào để sửa chữa và tai tạo xương, do đó nếu màng
xượng bị hủy hoại thì xương sẽ không lành lại.
▪ Hành xương (metaphysis) là phần hẹp giữa đầu và thân
xương, nơi có đĩa liên hợp.
▪ Khoang tủy là nơi xương xốp chứa các tế bào tạo máu,
nên được cấp máu rất phong phú.
Hình 2: cấu tạo một xương dài (nguồn internet)

1.3. Sự cấp máu động mạch cho xương dài:

Đm và TM hành Đm nuôi xương ▪ Một động mạch nuôi xương vào xương
Đm và TM đầu
xương và lỗ nuôi xương
xương qua lỗ nuôi xương.
▪ Ngoài ra, xương còn được cấp máu bởi
nhiều nhánh động mạch nhỏ như động mạch bao
khớp, các nhánh xuyên qua màng xương từ các
chỗ bám cơ.
▪ Ở giai đoạn xương đang phát triển, các
Đm và TM hành đầu xương và hành xương còn được câp máu bời
xương các động mạch đầu và hành xương.
Hình 6: động mạch nuôi xương (nguồn internet)
1.4. Sự cốt hóa và phát triển của xương, đĩa sụn liên hợp đầu xương (epiphyseal plate)
Xương được tạo nên theo 2 cách chính như sau:
▪ Cốt hóa màng (xương): các tế bào tạo xương từ màng xương thâm nhập tổ chức liên kết và
biến
HÓAnó thành
CỐT, xương
PHÁT một
TRIỂNcách trực tiếp. xương đòn và các xương dẹt của vòm sọ của sọ não.
XƯƠNG

Hình 7: cốt hóa màng Hình 8: cốt hóa sụn

▪ Cốt hóa sụn: phần lớn các xương cốt hóa qua con đường trung gian của sụn. Tổ chức liên kết
được hóa sụn bời các tế bào tạo sụn. Sau đó, các tế bào tạo xương chuyển sụn thành xương đi
kèm với sự lắng đọng của các khoáng chất, calcium và phosphate. Sự cốt hóa này vẫn tiếp tục
cho đến khi trưởng thành mới dừng lại. Đầu xương (epiphysis) là phần cốt hóa cuối cùng của
xương dài và cho đến khi cốt hóa hoàn toàn nó vẫn tách biệt với thân xương bởi đĩa liên hợp
(đĩa phát triển) có bản chất là sụn trong. Các mạch máu không bao giờ xuyên qua đĩa liên hợp
và do đó động mạch nuôi xương không cấp máu cho đầu xương trong giai đoạn đang phát
triển. chính vì vậy các động mạch đầu xương và hành xương nếu bị tổn thương trước thời
điểm cốt hóa hoàn tất có thể gây chậm hay không phát triển đầu xương và có thể gây ảnh
hưởng chức năng khớp tương ứng. Sự cốt hóa này chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố tăng trưởng
(Growth hormone) nên có thể gây chứng “Khổng lồ” - Gigantism (khi đang còn đĩa tiếp hợp)
hoặc “chứng to đầu chi” – acromegaly (khi không còn đĩa tiếp hợp).
2. CÁC KHỚP
Khớp là cấu trúc kết nối giữa các xương với nhau, trừ một số khớp ở sọ bị cốt hóa nên không có cử
động, thì phần lớn các khớp đều có một biên độ cử động hẹp hay rộng. Có thể phân khớp thành 2
loại:
2.1. Khớp không hoạt dịch (non – synovial joints): bao gồm 2 loại :
▪ Khớp sợi (fibrous joints): 2 xương được nối kết
với nhau bởi mô sợi. Các khớp sợi gồm những đường
khớp giữa các xương của vòm sọ (về sau cốt hóa và
trở nên bất động), khớp giữa đầu dưới xương chày
với xương mác và các khớp giữa răng và ổ răng.
Khớp sợi không có hoạt có biên độ hoạt động rất nhỏ.
Trước đây người ta xếp chúng vào khớp bất động.
• Khớp sụn : có biên độ hoạt động lớn hơn, đây là
loại khớp bán động. Khớp sụn có 2 loại:
Hình 9: các khớp sợi o Khớp sụn nguyên phát: 2 xương được nối
bởi sụn trong như trường hợp đĩa liên hợp
giữa đầu xương với thân xương. Các khớp
này phần lớn biến mất khi trưởng thành.
o Khớp sụn thứ phát: mặt khớp của các
xương vẫn được che phủ bởi sụn trong
nhưng giữa chúng lại có một đĩa sụn xơ
như các khớp giữa các thân đốt sống, khớp
giữa 10 xương sườn đầu tiên với xương ức,
và khớp mu giữa 2 xương mu.

Hình 10: các khớp sụn Khớp sụn nguyên phát thường cốt hóa và bị giới hạn hoạt động
khi trưởng thành. Khớp sụn thứ phát cũng có thể bị cốt hóa,
khớp sụn cuối cùng bị cốt hóa ở ngưới là khớp giữa phần nền
xương chẩm với xương bướm vào khoảng 20 tuồi.
2.2. Khớp hoạt dịch (Synovial joints): đây là loại khớp động
có biên độ lớn, các mặt khớp đều được che phủ bởi sụn khớp
(phần lớn là sụn trong, tuy vậy vẫn có nơi là sụn xơ). Giữa
các mặt khớp là khoang hoạt dịch được giới hạn bởi bao hoạt
dịch thường bám quanh rìa sụn khớp. Bên ngoài là bao khớp,
thường được tăng cường bời các dây chằng và các cơ quanh
khớp. Khớp có biên độ hoạt động càng lớn thì độ vững càng
Hình 11: các khớp hoạt dịch thấp.
2.3. Túi hoạt dịch và bao (hoat dịch) gân: cũng có những cấu trúc hoạt dịch nằm ngoài bao
khớp, nơi mà chúng có thể làm giảm sự ma sát như nơi cơ hay gân tì lên một mỏm xương hay
rãnh xương hoặc chui qua dưới một dải xơ:
▪ Túi hoạt dịch là một túi màng hoạt dịch có chứa hoạt dịch nằn chen giữa cơ hay gân
với da hoặc xương. Túi hoạt dịch có thể độc lập với khớp hoặc thông nối với khoang
hoạt dịch của khớp, thường hiện diện ở khớp vai, khớp gối và một số nơi khác.
▪ Bao gân: là các khoang hoạt dịch bao quanh các gân ở những vị trí gân bị cầm giữ như
ở cổ tay, cổ chân, bàn tay.
2.4. Các bệnh của khớp và bao hoạt dịch:
▪ Thoái hóa khớp: là bệnh lý do sự thoái hóa của sụn khớp (sụn trong). Khi đến một
mức độ nào đó thì bệnh này có thể ảnh hưởng đến xương dưới sụn, gây nên đau đớn
và giới hạn vận động
▪ Viêm bao họat dịch gây nên giới hạn hoạt động và đau. Viêm khớp thấp là bệnh lý mà
bao hoạt dịch bị viêm và sưng, bị kẹt giữa 2 mặt khớp làm nó bị tổn thương thêm tạo
nên một vòng xoắn bệnh lý.
▪ Viêm túi hoạt dịch (bursitis), viêm bao gân (synovitis), viêm gân – bao gân
(tenosynovitis) là một số bệnh lý của hoạt dịch thương gặp.

Hình 12: các loại khớp hoạt dịch

Tham khảo tài liệu 1 (tập 2, tr. 406 – 410) và tài liệu 4 (Tr.22) để trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu đặc tính của từng loại khớp hoạt dịch: khớp phẳng (plane joint), khớp yên (saddle
joint), khớp bản lề (hinge joint), khớp trục (pivot joint), khớp lồi cầu (ball-and- socket
joint), khớp ellip (ellipsoid joint)
2. Tìm một ví dụ cho mỗi loại và giải thích.
3. HỆ CƠ
Hệ cơ bao gồm các cơ tạo nên bời mô cơ là tập hợp những tế bào có tiềm năng tạo cử động
như là kết quả của sự co của hệ thống protein đặc biệt nằm bên trong chúng: phức hợp actine -
myosine. Cơ tạo ra cử động hay.

Hình 13: cơ, bó cơ, chùm cơ, sợi cơ, tơ cơ và đốt cơ (phức hợp actin –myosin)

Có 3 loại cơ chính:
3.1. Cơ bám xương (skeleton muscle): được chi phối bởi xung động thần kinh chủ ý (hoạt
động theo ý muốn). Về mặt mô học nó là cơ vân: các phức hợp actin-myosin sắp xếp đều
đặn cho hình ảnh các sọc sáng tối xen kẻ thấy dưới kính hiển vi. Các cơ này bám chủ yếu
vào xương và tạo nên các cử động của thân, đầu cổ và chi hoặc giữ tư thế cho cơ thể .
3.2.Cơ tim (cardiac muscle): là một lại cơ vân đặc biệt, hoạt động theo nhịp đều đặn được
điều khiển bởi hệ thống thần kinh nội tại vả điều chỉnh bởi tần kinh tự chủ
3.3.Cơ tạng (visceral muscle): được chi phối bởi thần kinh tự chủ nên hoạt động không theo
chủ ý. Chúng được tìm thấy trong thành của các tạng (trừ tim), tuyến và mạch máu. Chúng
là cơ trơn: các phức hợp actin –myosin sắp xếp không đều nên không tạo thành vạch như
cơ vân.
3.4.Ngoài 3 loại trên, có một loại cơ đặc biệt gọi là cơ cung mang (Branchial arch muscle) vì
bản chất phôi thai phát triển từ các cung mang, là cơ của các tạng vùng đầu mặt cổ (miệng,
hầu và thanh quản) nhưng lại là cơ vân và chi phối bời thần kinh chủ ý.
3.5.Chỗ bám cơ của cơ bám xương: thường 2 đầu bám vào các xương khác nhau, có thể bám
bằng các sợi cơ vào diện rộng trên xương hay nối tiếp bởi gân (tendon) hoạc cân
(aponeurosis)- gân dẹt thành bản để bám vào môt diện nhỏ hơn vào xương. Cơ có thể bám
vào 2 xương liên tiếp (nối bằng 1 khớp) hoặc vào 2 xương cách bởi 2 hay nhiều khớp. Một
số cơ vân bám một đầu vào các lớp của da gọi là cơ bám da như các cơ biểu hiện nét mặt ở
đầu hay cơ bám da ở cổ.
▪ Nguyên ủy (origin) là chỗ bám đầu của cơ thường nằm gần gốc hơn, trong điều
kiện bình thường, khi cơ co, nguyên ủy đứng yên
▪ Bám tận: (insertion): là chỗ bám cuối của cơ thường nằm xa gốc hơn và trong điều
kiện bình thường khi cơ co, bám tận bị kéo về phía nguyên ủy.
▪ Động tác: được tạo ra khi cơ co, bám tận bị kéo vè phá nguyên ủy làm rút ngắn
khoảng cách giữa nguyên ủy và bám tận. trong điều kiện bám tận bị cố định thì
nguyên ủy bị kéo về phía bàm tận.
▪ Chỗ bám của gân vào xương thường tạo nên sự lồi lên của mặt xương gọi là mỏm
(process) củ (tubecle), lồi củ (tuberosity) hay mấu (trochanter).
3.6.Các nhóm cơ:
Các cơ bám xương thường không hoạt động đơn lẻ mà thường hoạt động chung và xếp
thành nhóm với những chức năng chung và cùng nằm trong một khoang được giới hạn bởi
các mạc. mỗi nhóm cơ này thường được chi phối chính bởi một thần kinh. Các nhóm cơ
thường được bố trí để hoạt động đối lập nghĩa là một nhóm cơ này làm một động tác thì
nhóm cơ đối xứng làm động tác ngược lại. Chính nhờ cách bố trí này mà các động tác
được điều hòa để được thực hiện trơn tru cũng như cơ thể có thể duy trì tư thế trong không
gian (cơ đối kháng cùng co để cố định tư thế của phần cơ thể đó nhưng không tạo ra động
tác). Riêng cơ bám da mặt không có cơ đối kháng mà da mặt và các lỗ tự nhiên có khuynh
hướng phục hồi trạng thái và hình dáng ban đầu để chống lại tác động của cơ.

Tham khảo tài liệu 2 (Tr.158-164) để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Kể tên các cơ của các nhóm cơ của các vùng chi trên và chi dưới
2. Xác định động tác chung của từng nhóm cơ và thần kinh chi phối

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Quang Quyền, 2004, Bài giảng Giải phẫu học tập 1 và 2, tái bản lần, , NXB Y học, 11 -18
2. Nguyễn Quang Quyền, Phạmm Đăng Diệu, 2016, Giản yếu Giải phẫu người, NXB Y học, 11 -17
3. Richard L.Drake, Wayne Vogl, Adam W.M.Mitchell, 2005, Gray’s Anatomy for Student, Elsevier, 2-3,
470-471, 611-613
4. Stanley Monkhouse, 2005, Clinical Anatomy, Churchill Livingstone Elsevier, second edition, 7-17

You might also like