You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1: Tổng quan về giải phẫu

I. Tư thế giải phẫu 


- Ở vị trí giải phẫu, người đứng thẳng trên hai chân, hai tay buông xuôi , mắt và lòng bàn tay
hướng về phía trước.
 II. Các mặt phẳng giải phẫu
Có ba mặt phẳng chính trong không gian

                                       Hình 1. Các mặt phẳng giải phẫu


1. Sagittal : Mặt phẳng đứng dọc
  Là mặt phẳng chia cơ thể thành 2 phần Trái/Phải
  Chuyển động song song với mặt phẳng này bao gồm:
 Gập (Flexion)
 Duỗi (Extention)
  Các khớp có khả năng thực hiện được chuyển động bao gồm: Cột sống, Khớp vai, Khuỷu tay,
Cổ tay, Hông, Đầu gối, Cổ chân.
2. Frontal : Mặt phẳng đứng ngang
  Là mặt phẳng chia cơ thể thành 2 phần Trước/Sau
  Chuyển động song song với mặt phẳng này bao gồm:
 - Dạng (Abduction) / Khép (Adduction)
 - Gập sang bên (Lateral/Side Flexion)
 - Eversion (Nghiêng ngoài) / Inversion (Nghiêng trong)
  Các khớp có khả năng thực hiện chuyển động bao gồm: Cột sống, khớp vai, cổ tay, hông, bàn
chân.
3. Transverse : Mặt phẳng nằm ngang
  Là mặt phẳng chia đôi cơ thể thành hai phần Trên/Dưới
  Chuyển động song song với mặt phẳng này bao gồm:
 - Chuyển động các chi: Xoay vào trong (Internal Rotation) / Xoay ra ngoài (External Rotation),
Khép ngang (Horizonal Adduction) / Dạng ngang (Horizonal Abduction)
 - Chuyển động của cột sống: Xoay Trái/Phải (Rotation Left/Right)
 - Chuyển động của cẳng tay: Ngửa (Supination) / Sấp (Pronation)

CHƯƠNG 2. Cấu trúc và chức năng hệ xương khớp


I. Hệ thống xương
1. Hệ thống xương bao gồm sụn (cartilage), màng xương (periosteum) và mô xương (osseous).
Các xương tạo ra một hệ thống hỗ trợ mô mềm, bảo vệ các cơ quan nội tạng, đóng vai trò là
nguồn cung cấp chất khoáng và thành phần quan trọng của máu.
Có tổng cộng 206 chiếc xương trên cơ thể người – trong đó 177 chiếc
tham gia vào việc vận động.
2. Phân loại xương theo hình dạng
Có 5 loại:
- Xương dài có chứa khoang tủy (xương đùi, xương chày, xương mác, xương cánh tay, xương
trụ, xương quay)
- Xương ngắn tương đối nhỏ và dày (xương cổ chân, xương cổ tay)
- Xương dẹt, phẳng (xương ức, xương vai, xương sườn, xương chậu)
- Xương vừng như xương bánh chè
- Xương bất định hình (xương sống, xương cùng, xương cụt)

                           Hình 2. Phân loại xương theo hình dạng


                                    Hình 3. Hệ thống xương trên cơ thể

BÀI TẬP VỀ NHÀ : 


1. Trên 3 mặt phẳng giải phẫu, hãy lấy 1 đến 2 ví dụ về chuyển động cụ thể
2.  Tìm thiểu và dịch tên các xương trên cơ thể từ tiếng anh sang tiếng việt. 
II. Hệ thống khớp
1. Khớp là gì? Hiểu đơn giản, khớp là điểm nối giữa hai bề mặt xương.
Dựa vào mức độ vận động khớp xương được chia làm ba loại:
 Khớp bất động: là loại khớp không cử động được; các xương nối với nhau qua tổ
chức liên kết, không có khoảng khớp, giữa 2 xương có hình răng cưa khít với nhau.
Ví dụ: khớp giữa xương đỉnh và xương trán, khớp giữa xương đỉnh và xương thái
dương, khớp giữa xương liên hàm với xương hàm trên...
 Khớp bán động: Là loại khớp trung gian, không có bao khớp và khoang khớp, là
những khớp mà cử động của khớp hạn chế, diện khớp phẳng và hẹp, kém linh hoạt.
Ví dụ: khớp mu, khớp giữa các thân đốt sống...
 Khớp động hay còn gọi là bao hoạt dịch: Là khớp cử động thường xuyên, có ổ khớp
chứa chất hoạt dịch làm trơn khớp cho phép khớp hoạt động tự do, khớp này phổ biến
ở các chi
Cấu tạo của Khớp động:
            1. Mặt khớp: Gồm hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau, mỗi đầu xương được bao
bọc bởi một lớp sụn mặt khớp mỏng, các đầu xương thường có hình thể đối chiếu nhau
            2. Sụn khớp: Để hai xương khớp khít vào nhau, đôi khi giữa chúng còn có các sụn bổ trợ,
gồm sụn thêm (sụn chêm chặt giữa hai đầu xương,dày mỏng tùy theo khớp và di chuyển theo
động tác của khớp như ở khớp thái dương hàm, khớp đầu gối) và sụn viền (tổ chức sụn của một
đầu khớp có tác dụng khơi sâu mặt khớp để cho hai mặt khớp ôm chặt nhau)
            3. Bao khớp: Hình túi, bao quanh khớp gồm cả hai đầu xương và các sụn bổ khuyết. Tùy
theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở các vị trí khác nhau. Bao khớp gồm hai lớp gồm: lớp
ngoài là màng sợi dày có nhiệm vụ bảo vệ do có chứa các sợi collagen từ mang bọc xương kéo
đến, các dây thần kinh cảm giác, xúc giác; lớp trong là bao hoạt dịch là mô liên kết sợi xốp, giàu
mạch máu và sợi đàn hồi, có các tế bào tiết dịch
            4. Xoang khớp: Là khoảng trống bao quanh hai đầu xương và các sụn khớp được giới hạn
bởi bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch khớp. Dịch khớp trong suốt màu vàng nhạt,
nhờn, không dính, từ mạch máu chuyển ra. Tác dụng bôi trơn, giảm ma sát mặt khớp và dinh
dưỡng cho sụn khớp
            5. Dây chằng: Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương với nhau. Dây chằng
cùng với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp. Dây chằng có hai loại gồm dây chằng ngoại
biên (là dây chằng nằm trong hoặc ngoài vách bao sợi) và dây chằng gian khớp (nằm trong
xoang khớp, bám nối giữa hai mặt khớp, nằm bên trong màng hoạt dịch)
 Ổ khớp: giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp, có bao hoạt dịch lót mặt trong bao
khớp. Trong ổ khớp có chất hoạt dịch. Vì vậy nên khớp động còn được gọi là khớp
hoạt dịch.
            6. Khớp cầu: giúp quay cánh tay một vòng hoàn chỉnh vì cánh tay được liên kết bởi một
khớp cầu. Khớp này gồm một đầu của xương thứ nhất tròn như quả bóng (hình cầu) khớp với
một hốc tròn của đầu xương thứ hai. Khớp cầu gồm các chuyển động trên cả 3 mặt phẳng.
                                              Hình 4. Ví dụ về cấu trúc của khớp
 
Chuyển động của khớp là sự kết hợp của lăn (rolling), trượt (sliding) và quay (spining) trên các
bề mặt của khớp.
 Một khớp ở tư thế khóa (closed pack position) – là tư thế làm cho hai mặt xương vừa khít
nhau và tiếp xúc tối đa. Đây là tư thế đè ép tối đa của khớp, các dây chằng và bao khớp
có độ căng tối đa.
 Một khớp ở tư thế mở (open/loose pack position) – là tư thế hai đầu xương ít tiếp xúc với
nhau và diện tiếp xúc thường xuyên thay đổi, các dây chằng và bao khớp lỏng lẻo nhất.
Tầm vận động của một khớp được gọi là ROM (Range Of Motion) 
 Chủ động (Active) – phạm vi đạt được bằng chuyển động tạo ra bởi sự co lại của các cơ
xương.
 Thụ động (Passive) – phạm vi đạt được bằng sự tác động từ bên ngoài.
Các khớp có ROM quá mức được gọi là “hypermobile”, còn nếu ROM bị hạn chế gọi là
“hypomobile”.
 
                                          Hình 5. ROM của khớp gối
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Ở các khớp đã được đánh dấu trên hình, tìm hiểu về ROM của từng khớp

                                Hình 6. Hệ thống khớp


 
CHƯƠNG 3. Hệ cơ bắp
Có hơn 600 cơ xương trên cơ thể con người, chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể, nhưng chỉ
khoảng 100 trong số đó là các cơ bắp chính liên quan đến vận động
Xương cung cấp sự hỗ trợ và hệ thống đòn bẩy cho cơ thể, nhưng nếu không có cơ bắp thì không
thể vận động. Có ba loại mô cơ: cơ xương, cơ tim và cơ trơn.

 
Cơ xương (hay còn gọi là cơ vân) chủ yếu gắn trực tiếp vào xương bằng các gân và chịu sự kiểm
soát. Gân (Tendon) là một dải cứng của mô liên kết sợi thường kết nối cơ với xương và có khả
năng chịu đựng lực căng.
                                         Hình 7. Gân gót chân
Cơ xương có thể được phân loại theo cấu trúc sợi cơ của chúng (tức là sự sắp xếp của sợi cơ so
với hướng kéo của cơ bắp). Sợi cơ thường sắp xếp theo kiểu song song hoặc kiểu lông chim
(pennate).
 
 
 
 

You might also like