You are on page 1of 101

GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN MÌNH.

PHẦN 1:
XƯƠNG VÀ KHỚP

Cột sống hoạt động như một thanh đàn hồi được sửa
đổi, vừa đảm bảo sự nâng đỡ vững chắc vừa có tính
linh hoạt. Cột sống là một cấu trúc phức tạp, kết nối với
đầu, chi trên và chi dưới và cho phép các bộ phận này
vận động và phối hợp.

Có 33 đốt sống trong đó 24 đốt có thể di chuyển được


và góp phần vào các vận động của thân mình. Nhìn từ
trước ra sau, cột sống là một đường thẳng. Nhìn từ hướng
bên, các đốt sống tạo thành bốn đường cong sinh lý, làm
gia tăng sự nâng đỡ cột sống giống như lò xo khi chịu tải
(gấp 10 lần so với thanh thẳng).

Bảy đốt sống cổ tạo thành một đường cong lồi về phía
trước của cơ thể. Đường cong này phát triển khi trẻ nhỏ
sau sinh bắt đầu nhấc đầu lên, giúp nâng đỡ đầu. 12 đốt
sống ngực tạo thành một đường cong lồi về phía sau của
cơ thể. Độ cong ở cột sống ngực có từ khi trẻ mới sinh.
Năm đốt sống thắt lưng tạo thành một đường cong
lồi/ưỡn về phía trước, hình thành để đáp ứng với chịu
trọng lượng và chịu ảnh hưởng của tư thế xương chậu và
chi dưới. Đường cong cuối cùng là đường cong xương
cùng, được tạo thành bởi sự dính lại của năm đốt sống
cùng và bốn hoặc năm đốt sống cụt. 
Hình: Bốn đường cong sinh lý của cột sống khi nhìn từ
phía bên

Chỗ giao nhau giữa hai đường cong thường là nơi có tính
di động cao và cũng dễ bị chấn thương. Các “vùng bản
lề” này là vùng cổ- ngực, vùng ngực- thắt lưng và vùng
thắt lưng – cùng. Ngoài ra, nếu các đường cong của cột
sống cong nhiều hơn thì cột sống sẽ di động hơn, và nếu
các đường cong này phẳng, cột sống sẽ cứng hơn. Các
vùng cổ và thắt lưng của cột sống là vùng di động nhất,
và các vùng ngực và vùng chậu ít di động hơn.

Bên cạnh đem lại sự nâng đỡ và tính linh hoạt cho thân
mình, cột sống có nhiệm vụ chính là bảo vệ tủy sống.
Tủy sống chạy dọc qua các đốt sống trong một đường
ống gọi là ống sống được tạo thành bởi thân, cung sống,
đĩa đệm và dây chằng (như dây chằng vàng). Các dây
thần kinh ngoại biên đi ra qua các lỗ gian sống ở mặt bên
của đốt sống và phân bố theo các khoanh khắp thân thể.

XƯƠNG
Đốt sống

Các đốt sống tuy khác với nhau về kích thước và hình
dạng nhưng đều có những phần chung (trừ C1 và C2 sẽ
được trình bày riêng)

Các phần của một đốt sống điển hình như sau:

Thân (Body) 

Tạo thành chủ yếu là một khối xương xốp hình trụ, là
phần trước của đốt sống và là cấu trúc chịu trọng lượng
chính (ngoại trừ C1). Từ C3 đến S1, thân có kích thước
tăng dần.

Cung sống (vertebral arch)


Còn được gọi là cung thần kinh (neural arch), là phần sau
của đốt sống với nhiều phần.

 2 Cuống sống (Pedicle): Phần của cung sống ngay


sau thân đốt sống và trước bản cung.
 2 Bản cung (Lamina): Phần sau của cung sống, hình
cong dẹt, nối với cuống cung ở trước và nối hai bên
với nhau ở đường giữa
 2 Mỏm ngang (Transverse process): Tạo thành ở
chỗ nối giữa cuống cung và bản cung, hướng ra
ngoài để cơ và dây chằng bám vào.
 1 Mỏm gai (Spinous process): Phần lồi ra sau của
cung sống; nằm ở chỗ nối hai bản cung. Là điểm
bám của nhiều cơ và dây chằng và có thể sờ thấy dọc
phía sau cột sống.
 4 Mỏm khớp (Articular process): Phần nhô lên trên
(mỏm khớp trên) và xuống dưới của mặt sau mỗi bản
cung, tạo thành mỏm khớp trên và mỏm khớp dưới.
Mỏm khớp trên hướng ra sau hoặc vào trong, trong
khi mỏm khớp dưới hướng ra trước hoặc ra ngoài.
Đốt sống thắt lưng L2, nhìn từ trên xuống
Hình dạng và kích thước các đốt sống khác nhau ở vùng
cổ- ngực- thắt lưng

Một số thuật ngữ giải phẫu khác của đốt sống:

 Các khía đốt sống (Vertebral notches): Các khía


lõm ở mặt trên và mặt dưới của cuống cung. Khi kết
hợp hai đốt sống sẽ tạo thành lỗ gian sống (lỗ ghép,
lỗ liên hợp) để rễ thần kinh đi ra.
 Lỗ sống (Vertebral foramen): được tạo thành bởi
thân phía trước và cung sống phía sau, qua đó tuỷ
sống đi qua. (Nhiều lỗ sống của các đốt sống tạo
thành ống sống).
 Lỗ ngang (Transverse foramen): Các lỗ ở mỏm
ngang của đốt sống cổ có động mạch đốt sống đi
qua.
 Diện nhỏ (facet): còn gọi là diện nhỏ xương sườn,
nằm ở phía trên và dưới hai bên của thân và ở mỏm
ngang của các đốt sống ngực, là nơi tiếp khớp của
xương sườn với đốt sống (đôi khi là nửa diện
nhỏ/demifacet).

Các diện nhỏ (facet) tạo mặt khớp ở đốt sống ngực

(Phân biệt với facet joint, khớp giữa mỏm khớp trên của
đốt sống dưới với mỏm khớp dưới của đốt sống trên)
Giải phẫu đốt sống

Phức hợp chẩm – đội- trụ 

Hai đốt C1 và c2 có cấu trúc khác với các đốt sống còn
lại và liên kết với xương chẩm của hộp sọ tạo nên phức
hợp chẩm- đội – trụ (hoặc bản lề cổ-chẩm, cổ cao) sẽ
được mô tả riêng dưới đây:

Xương chẩm (Occipital bone) 

Tạo thành phần sau dưới của hộp sọ. Phía sau có ụ chẩm
(Occipital protuberance), đường gáy (nằm ngang sau đầu
là nơi bám của các cơ gáy). Phần đáy chẩm có lỗ lớn qua
đó tuỷ sống thông lên hộp sọ, các lồi củ chẩm nằm hai
bên lỗ lớn là mặt khớp với C1.
Xương chẩm nhìn từ dưới lên
Đốt đội (Atlas/ C1)

Đốt sống cổ đầu tiên hình nhẫn, không có thân và mỏm


gai. Hộp sọ tựa vào xương này (qua xương chẩm) vì thế
xương có tên gọi là atlas theo tên thần Titan trong thần
thoại Hy Lạp đã đội quả đất lên đầu.
Đốt đội
Đốt trục (Axis/C2)

Đốt sống cổ thứ hai có hình như con ngỗng, được gọi là
đốt trục vì nó tạo một trục xoay cho đốt đội qua một cấu
trúc gọi là mỏm nha (dens). Mỏm nha xuất phát ở giữa
mặt trên của thân nhô lên, cao khoảng 15mm. Trên cùng
mỏm nha gọi là đỉnh nha, mặt trước của đỉnh nha có diện
khớp tiếp khớp với hõm khớp của mặt sau cung trước đốt
đội và mặt sau đỉnh nha có diện khớp tiếp khớp với dây
chằng ngang.

Đốt trục
Xương cùng và Xương cụt

Xương cùng và xương cụt


CÁC KHỚP VÀ DÂY CHẰNG 
Các khớp của phức hợp chẩm- đội- trục (C0-C1-C2)
Khớp chẩm – đội (atlanto occipital joint/ C0-C1)

Là khớp hoạt dịch, cấu thành bởi lồi cầu xương chẩm và
diện khớp trên của đốt đội, các diện khớp lõm của đốt
đội vừa khít với các lồi cầu. Khớp này cho phép vận
động cúi ngửa khoảng 13 độ, nghiêng hai bên khoảng 8
độ. Không có cử động xoay ở khớp này.

Các khớp phức hợp chẩm-đội -trụ (AO: Chẩm- Đội, AA:
Đội- Trục)
Các khớp đội-trục (atlantoaxial joints, C1-C2)

Có 3 khớp hoạt dịch giữa đốt đội và đốt trục gồm: khớp
đội trục giữa và hai khớp đội trục bên đảm bảo 50 %
chức năng vận động xoay của cột sống cổ.

 Khớp đội-trục giữa: khớp hoạt dịch giữa mỏm nha


của đốt trục và cung trước của đốt đội ở phía trước
và dây chằng ngang ở phía sau. 
 Hai khớp đội-trục bên: Là khớp hoạt dịch phẳng
giữa diện khớp trên đốt trục với diện khớp dưới đốt
đội. 

Khớp đội- trục


Khớp giữa các đốt sống (từ C2-S1)

Đơn vị chức năng của cột sống, gọi là đoạn vận động
(motion segment) là giống nhau về cấu trúc suốt cột sống
(trừ C1 và C2 được trình bày ở trên). Đoạn vận động
gồm hai đốt sống kề nhau và một đĩa đệm ở giữa. Đoạn
vận động có thể chia thành phần trước với khớp bán
động giữa hai thân đốt sống và phần sau với hai khớp
hoạt dịch ở hai bên, gọi là khớp diện nhỏ (facet joint,
apophyseal hoặc zygapophyseal joint).
(Ghi chú: zygapophyses (từ Hy lạp ζυγον = “yoke”/”cái
đòn ách” (vì nó liên kết hai đốt sống) + απο =
“away”/”xa” + φυσις = “process”/”mỏm, mấu”)

Ha
i phần trước- sau của đoạn vận động và các khớp tương
ứng
Khớp giữa thân các đốt sống: đĩa đệm

Giữa hai thân đốt sống kế nhau là một cấu trúc sụn xơ
gọi là đĩa đệm. Có 23 đĩa đệm. Chức năng chính của
chúng là hấp thụ và truyền sốc và duy trì sự linh hoạt
của cột sống. Các đĩa đệm này chiếm khoảng 25% tổng
chiều dài của cột sống. Mỗi đĩa đệm gồm vòng xơ và
nhân nhầy .
 Vòng xơ (Annulus fibrosus): Phần ngoài của đĩa
đệm gồm những vòng sụn xơ được xếp đồng tâm,
nhằm mục đích giữ nhân nhầy.
 Nhân nhầy (Nucleus pulposus): là một khối cầu
dạng gel ở trung tâm của đĩa đệm. Lúc sinh nhân
nhầy gồm 80% đến 90% là nước, giảm đến ít hơn
70% vào tuổi 60.
Đĩa đệm
gồm vòng xơ bao quanh và nhân nhầy ngậm nước

Đĩa đệm vừa không có mạch máu và không có thần kinh


chi phối, trừ một ít phân bố cảm giác ở lớp ngoài của
vòng xơ. Vì thế, khi tổn thương đĩa đệm rất khó lành.

Các khớp facet (diện nhỏ)


Được tạo thành bởi sự khớp nối giữa các mỏm khớp
trên của đốt sống dưới với mỏm khớp dưới của đốt
sống trên. Mỗi khớp diện nhỏ là một khớp hoạt dịch có
màng hoạt dịch và được bao bọc trong một dây chằng
bao khớp. Mỗi đốt sống có hai mỏm khớp trên và hai
mỏm khớp dưới. Do đó, mỗi đốt sống có liên quan đến
hai khớp diện nhỏ. Các khớp diện nhỏ này, tuỳ theo
hướng đối diện của chúng, xác định loại và mức độ vận
động có thể có ở phần đó của cột sống.

Khớp giữa L2-L3, nhìn từ phía sau (A) và nhìn từ phía


bên (B)

Ở vùng thắt lưng, các mỏm nằm trong mặt phẳng đứng
dọc (sagittal), trong khi ở vùng ngực, chúng nằm trong
mặt phẳng trán. Do đó, hầu hết các động tác gập và duỗi
của cột sống xảy ra ở cột sống thắt lưng, và hầu hết các
vận động xoay và nghiêng bên xảy ra ở cột sống ngực.
Xương sườn gắn vào đốt sống cũng góp phần làm giảm
gập và duỗi của cột sống ngực. Bởi vì các mỏm khớp
nằm theo đường chéo giữa mặt phẳng đứng dọc và mặt
phẳng trán, cột sống cổ có thể vận động ở ba hướng.

Hướng của các


khớp diện nhỏ (trong vòng tròn) sẽ xác định loại vận
động được phép: Vùng thắt lưng là đứng dọc, vùng ngực
là mặt phẳng trán, vùng cổ là ba mặt phẳng
Hướ
ng của các khớp diện nhỏ xác định loại vận động được
phép, ở vùng thắt lưng là gập/duỗi, ở vùng ngực là
nghiêng bên.

Xem video:

Giải phẫu cột sống thắt lưng


Các dây chằng

Có nhiều dây chằng giữ các đốt sống lại với nhau. 

 Dây chằng dọc trước (anterior longitudinal


ligament) chạy dọc xuống cột sống trên mặt trước
của thân đốt sống và ngăn ngừa quá duỗi.
 Dây chằng dọc sau (posterior longitudinal ligament)
chạy dọc theo thân đốt sống ở phía sau bên trong các
thân đốt sống. Mục đích của dây chằng dọc sau là để
ngăn ngừa gập quá mức. Dây chằng dày hơn ở vùng
cổ gáy giúp nâng đỡ hộp sọ, mỏng hơn ở phần thắt
lưng làm vùng này ít vững và tăng chấn thương đĩa
đệm ở vùng thắt lưng.
 Dây chằng trên gai (supraspinal ligament)kéo dài từ
đốt sống cổ thứ bảy đến tận xương cùng phía sau dọc
theo các đầu của mỏm gai.
 Dây chằng gian gai (interspinal ligament) chạy giữa
các mỏm gai kế nhau. Dây chằng gáy rất dày (dây
chằng nuchal) thay thế cho dây chằng trên gai và
gian gai ở vùng cổ.
 Dây chằng vàng (ligamentum flavum) liên kết các
bản cung liền kề ở phía trước.
 Ở vùng cổ, dây chằng gáy (nuchal ligament) dày
hơn thay thế cho dây chằng trên gai và gian gai giúp
làm vững đầu-cổ.
Các dây
chằng của cột sống, nhìn từ phía bên (A) và từ trên
xuống (B)
Dây chằng
gáy
CÁC VẬN ĐỘNG KHỚP
Vận động chung

Toàn bộ cột sống được xem là có ba trục và do đó có vận


động trong cả ba mặt phẳng.

 Gập, duỗi và quá duỗi xảy ra ở mặt phẳng đứng dọc


với tầm 110° đến 140°, chủ yếu ở cổ và thắt lưng.
Gấp của toàn bộ thân xảy ra chủ yếu ở thắt lưng qua
50-60° đầu tiên, và sau đó gấp nhiều hơn do nghiêng
trước của xương chậu. Duỗi xảy ra theo trình tự
ngược lại, nghiêng sau của xương chậu và sau đó là
duỗi của thắt lưng.
 Nghiêng bên hoặc gấp bên xảy ra ở mặt phẳng trán
với ROM khoảng 75 đến 85°, chủ yếu ở cổ và thắt
lưng . 
 Xoay xảy ra ở mặt phẳng cắt ngang với ROM 90°.
Xoay tự do ở vùng cổ, và xoay ở vùng ngực và thắt
lưng có sự kết hợp của nghiêng bên (như xoay phải
kèm với một ít nghiêng bên trái). Thường xoay bị
hạn chế ở vùng thắt lưng.

Các khớp diện nhỏ ở tư thế khớp khoá (close-packed


position) khi duỗi, trừ C1-C2 ở tư thế khớp khoá khi
gập. 
Gập thắt lưng kết hợp với nghiêng chậu
Vận động từng vùng
Vùng cổ

Cột sống cổ có thể di chuyển tự do, nâng đỡ và đặt tư thế


cho đầu, cho phép đầu tự do chuyển động trên cổ. 
 Khớp chẩm- đội: chuyển động chính là gập và duỗi
như động tác gật đầu đồng ý (gập khoảng 10° duỗi
15°).
 Khớp đội- trục: chuyển động xoay đầu trên cổ, như
lắc đầu không đồng ý và là khớp di động nhất trong
số các khớp cổ. Khớp này chiếm 50% chuyển động
xoay ở đốt sống cổ.

Do mỏm gai ngắn, hình dạng của các đĩa đệm và hướng
ra sau và hướng xuống của các mặt khớp, vận động ở
vùng cổ lớn hơn các vùng khác của cột sống. Các đốt
sống cổ có thể xoay khoảng 90°, nghiêng bên 20° đến
45°, gập 80° đến 90° và duỗi 70°. Xoay tối đa ở đốt sống
cổ xảy ra ở C1-C2, nghiêng bên tối đa ở C2-C4, và gập
và duỗi tối đa ở C1-C3 và C7-T1.

Một số vận động phối hợp đầu- cổ:

 Rút cằm (chin tuck): gập đầu trên C1 và duỗi cổ


(C2-C7). Vận động kết hợp này đôi khi được gọi là
duỗi trục (axial extension) hoặc kéo cổ ra sau
(cervical retraction).
 Ngược lại, duỗi đầu trên C1 và gấp cổ (C2-C7) có
thể được gọi là chìa cằm hoặc đưa cổ ra trước
(cervical protraction). 
Chin
tuck
Vùng ngực

Cột sống ngực ít cử động hơn nhiều so với vùng cổ và


thắt lưng do gắn liền với khung xương sườn. Hình dạng
của các thân đốt sống và chiều dài của các mỏm gai cũng
hạn chế vận động của lồng ngực.

 Tầm vận động ở vùng ngực với gập và duỗi kết hợp
là 3° đến 12°, vận động rất hạn chế ở vùng ngực trên
(2° đến 4°) tăng lên ở vùng ngực dưới đến 20° tại
chỗ nối ngực – thắt lưng
 Nghiêng bên cũng hạn chế ở các đốt sống ngực, dao
động từ 2° đến 9°
 Xoay ở các đốt sống ngực trong khoảng từ 2° đến 9°.
Các đĩa đệm ở vùng ngực có tỷ lệ đường kính so với
chiều cao lớn hơn bất kỳ vùng nào khác của cột sống.
Điều này làm giảm lực ép lên cột sống ngực bằng cách
phân tán lực ra bên ngoài của đĩa đệm. Vì vậy, chấn
thương đĩa đệm ở vùng ngực không phổ biến như các
vùng khác của cột sống.


c động lực của vận động lên đĩa đệm
Vùng thắt lưng

Tầm vận động lớn với gấp và duỗi, từ 8° đến 20° ở các
mức đốt sống khác nhau. Nghiêng bên và xoay hạn chế ở
mỗi đốt.
Tổng thể vận động vùng thắt lưng:

 gấp từ 52° đến 59°, duỗi 15° đến 37°,


 nghiêng bên từ 14° đến 26° và
 xoay từ 9° đến 18°.

Khớp thắt lưng-cùng là khớp di động nhất vùng thắt


lưng, chiếm 75% gấp duỗi của vùng này (20% còn lại là
L4-L5).

Vận động kết hợp giữa thân mình và xương chậu được
gọi là nhịp thắt lưng- chậu (lumbopelvic rhythm) được
bàn luận ở phần giải phẫu chức năng vùng chậu-hông.

Tầm
vận động các phân đoạn vận động của cột sống trong các
vận động gấp-duỗi, nghiêng bên, xoay
Video bài giảng giải phẫu xương khớp cột sống

LIÊN HỆ HÌNH ẢNH HỌC


Cột sống cổ

X quang Cột
sống cổ, thẳng (trước-sau)
X quang Cột
sống cổ, nghiêng
X quang Cột sống cổ, chếch
MRI cột sống cổ

Các chữ viết tắt:

 V = Vertebral body; thân đốt sống


 D = Intervertebral disc; đĩa gian sống
 Sc = Spinal cord; tuỷ sống
 S = Spinous process; mỏm gai
 N = Neural foramen; lỗ thần kinh
 P = Pedicle of vertebral arch; cuống cung
 I = Intervertebral disc space; khoảng đĩa đệm
 F = Facet joints; khớp diện nhỏ/facet
 T = T1 transverse process; mỏm ngang T1

Cột sống thắt lưng


X quang cột sống thắt lưng-cùng, thẳng (trước-sau)

Xquang cột sống thắt lưng-cùng, nghiêng


X quang cột sống thắt lưng-cùng, chếch
MRI cột sống thắt lưng, mặt phẳng đứng dọc
MRI cột sống thắt lưng, mặt phẳng cắt ngang
MRI cột sống
thắt lưng, mặt phẳng đứng dọc

Các chữ viết tắt:

 A  = L2 vertebral body; thân đốt sống L2


 B  = L3/4 disc space; khoảng đĩa đệm L3/4
 C = Spinous process; mỏm gai
 D = Transverse process; mỏm ngang
 DG = Dorsal root ganglion of L2 in intervertebral
foramen
 E = Sacroiliac (S–I) joint; Khớp cùng -chậu
 ES = Erector spinae muscle; cơ dựng gai
 F = Articular facet; Diện khớp nhỏ
 ID = Intervertebral disc; đĩa đệm
 L = Lamina of vertebral arch; bản cung
 L5 = L5 vertebral body; thân đốt L5
 N = Nerve root; Rễ thần kinh
 PI = Pars interarticularis; Phần liên mỏm khớp (eo)
 PL = Pedicle; cuống cung
 S = Spinal canal, cauda equina (C); ống tuỷ, đuôi
ngựa
 SI = Sacroiliac joint; Khớp cùng chậu
 V =Vertebral body; Thân đốt sống
CƠ QUAN THỊ GIÁC
Cơ quan thị giác (organum visus) gồm có mắt (oculus)
và các cơ quan mắt phụ (organa oculi accessoria). Mắt
gồm có nhãn cầu và thần kinh thị giác (n.opticus). Nhãn
cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt. Cơ quan mắt
phụ gồm có các cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi
mắt, kết mạc, bộ lệ.

1. Ổ MẮT (orbita).

– Là hai hốc xương chứa nhãn cầu, cơ, thần kinh, mạch
máu, mỡ và bộ lệ. Mỗi ổ mắt là một hình tháp bốn mặt,
đỉnh nằm phía sau, nền phía trước (H.14.2).

1.1. CÁC THÀNH


– Thành trên : tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh
nhỏ xương bướm, góc trước ngoài có hố tuyến lệ. Phía
trong có rãnh thần kinh trên ổ mắt.

– Thành ngoài : tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương


bướm và xương trán. Có khe ổ mắt trên thông ổ mắt với
hố sọ giữa, khe ổ mắt dưới thông ổ mắt với hố dưới thái
dương và hố | chân bướm khẩu cái.

– Thành dưới : tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và


xương khẩu cái, có rãnh dưới ổ mắt để thần kinh và động
mạch cùng tên đi qua.

– Thành trong : là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt


của xương sàng, xương lệ, xương trán và một phần nhỏ
thân xương bướm.
1.2. NÊN Ổ MẮT tức là đường vào ổ mắt (aditus
orbitae) hình vuông bốn góc tròn mà các bờ có thể sờ
được trên người sống, gồm bờ trên, dưới, trong,
ngoài, được tạo bởi các xương trán, xương gò má và
xương hàm trên.

1.3. ĐỈNH Ổ MẮT là nơi có khe ổ mắt trên và lỗ thần


kinh thị giác.

2. NHÃN CẦU (bulbus oculi).

|Nhãn cầu nằm ở 1/3 trước ổ mắt và nhô ra khỏi thành


ngoài ổ mắt, có hình một khối cầu : trục trước sau hơi
lớn hơn trục trên dưới, đường kính trung bình 25,0mm.
Cực trước (polus anterior) là trung tâm của giác mạc, và
cực sau (polus posterior) là trung tâm của củng mạc.
Đường thẳng qua 2 cực gọi là trục nhãn cầu (axis bulbi).
Đường vòng quanh nhãn cầu cách đều 2 cực và thẳng
góc với trục nhãn cầu gọi là xích đạo equator). Các
đường kinh tuyến (meridiani) là các đường vòng đi qua 2
cực. Trục thị giác (axis opticus) đi qua điểm vàng. Dây
thần kinh thị giác đi qua khỏi nhãn cầu không ở ngay
cực sau mà hơi lệch về phía trong dưới so với cực này
(H.25.1).

2.1. CÁC LỚP VỎ CỦA NHÃN CẦU (H.25.1, H.25.4


và H.25.5). Nhãn cầu được cấu tạo bởi ba lớp vỏ kể từ
ngoài vào trong là : lớp xơ, lớp mạch và lớp trong.
2.1.1. Lớp xơ (tunica fibrosa bulbi) được coi là lớp
bảo vệ nhãn cầu và chia làm hai phần: phần trước
nhỏ là giác mạc và phần sau lớn gọi là củng mạc.

2.1.1.1. Giác mạc (cornea).

Giác mạc là phần trong suốt, nằm phía trước nhãn cầu,
chiếm 1/6 khối cầu, đường kính 12,0 mm. Nơi tiếp nối
giữa giác mạc và củng mạc gọi là rảnh củng mạc (sulcus
sclera), phần giác mạc ở đây gọi là bờ giác mạc (limbus
corneae). Trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc
(sinus Uenosus sclerae). Giác mạc có mặt trước (facies
anterior) và mặt sau (facies posterior). Phần ngoại biên
của giác mạc dày khoảng 1,0 mm, ở trung tâm mỏng hơn
(0,5mm) gọi là đỉnh giác mạc (verter corneae). Giác mạc
được cấu tạo bởi các lớp sau đây, theo thứ tự từ ngoài
vào trong như sau :

– Thượng mô trước giác mạc (epithelium anterius


corneae). – Lá giới hạn trước (lamina limitans anterior).
– Chất riêng giác mạc (substantia propria corneae). – Lá
giới hạn sau (lamina limitans posterior). – Nội mô tiền
phòng (endothelium camerae anterioris).

Giác mạc là một vùng vô mạch nên được dinh dưỡng chủ
yếu do sự thẩm thấu qua chất riêng của giác mạc.
2.1.1.2. Củng mạc (sclera) bao gồm 5/6 phía sau nhãn
cầu, còn gọi là tròng trắng của mắt. Phần trước có kết
mạc che phủ. Có thể nhìn thấy những mạch máu của
củng mạc nằm rất nông phía dưới kết mạc. Phía sau liên
tục với bao ngoài của thần kinh thị giác. Tại chỗ các sợi |
thần kinh thị giác đi ra khỏi nhãn cầu có một vòng tròn lỗ
chỗ gọi là mảnh sàng.

Củng mạc cấu tạo bởi ba lớp từ ngoài vào trong : – Lá


trên củng mạc (lamina episcleralis). – Chất riêng củng
mạc (substantia propria sclerae). – Lá sắc tố củng mạc
(Lamina fusca sclerae) 

2.1.2. Lớp mạch (tunica vasculosa bulbi). Từ sau ra


trước có ba phần : màng mạch, thể mi và mống mắt.
2.1.2.1. Màng mạch (chorodea) (H.25.1).

Là một màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu, nằm giữa
củng mạc và lớp trong của mắt, chức năng chính của
màng là dinh dưỡng đồng thời có màu đen vì có hắc tố
làm thành phòng tối cho nhãn cầu. Cấu tạo của màng
mạch gồm bốn lớp:

– Lá trên màng mạch (lamina suprachoroidea).

– Lá mạch (lamina vasculosa). – Lá đệm mao mạch


(lamina chorocapillaris).
– Lá nền (lamina basalis). 2.1.2.2. Thể mi (corpus
ciliare) (H.25.2).

Là một vòng dẹt. Nếu cắt đứng dọc qua nhãn cầu thể mi
có hình tam giác, được coi là phần dày lên của màng
mạch, nối liền màng mạch với mống mắt, gồm có cơ thể
mi và mỏm mi có tác dụng điều tiết cho thể thấu kính.

 – Cơ thể mi (m.ciliaris) có hai loại sợi cơ trơn : sợi cơ


kinh tuyến (fibrae meridionales) và sợi cơ vòng (fibrae
circulares).

– Mỏm mi (processus ciliares) gồm khoảng 70 gờ lồi lên


phân bố theo một vòng tròn phía sau mống mắt.

– Thể mi được lót bởi một tầng sắc tố thể mi (stratum


pigmenti corporis ciliaris). 2.1.2.3. Mống mắt Kiris)
(H.25.2).

Mống mắt (hay lòng đen) là một lớp sắc tố hình vành
khăn nằm theo mặt phẳng trán phía trước thể thấu kính,
đường kính 12,0mm, dày 0,5mm. Vì vậy, mống mắt hợp
với giác mạc một góc gọi là góc mống mắt – giác mạc
(angulus iridocornealis). Bộ trung tâm gọi là bờ con
ngươi (margo pupillaris) giới hạn một lỗ tròn to hoặc
nhỏ được gọi là con ngươi hay đồng tử (pupilla). Bà
ngoại biên hay bờ thể mi (margo ciliaris) liên tục với thể
mi và giác mạc bởi dây chằng lược (lig.pectinatum).
Mống mắt có hai mặt. Ở mặt trước (facies anterior),
cách con ngươi khoảng 1,5 mm có các tiểu động mạch
nối với nhau tạo thành một vòng tròn chia mặt trước làm
hai vòng đồng tâm : vùng nằm sát con ngươi là vòng
mống mắt nhỏ (anulus iridis minor), vùng ngoài là vòng
mống mắt lớn (anulus iridis major) Mặt sau (facies
posterior) có nhiều nếp mống mắt (plicae iridis).

Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thấu
kính thành hai phòng : tiền phòng nằm giữa giác mạc, và
mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và thể
thấu kính. Trong hai phòng có chứa thủy dịch (humor
aquosus).

Mống mắt có cấu tạo như sau :

– Mặt trước phủ bởi nội mô tiền phòng (endothelium


camerae anterioris), liên tục với nội mô của giác mạc.

Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thấu
kính thành hai phòng : tiền phòng nằm giữa giác mạc, và
mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và thể
thấu kính. Trong hai phòng có chứa thủy dịch (humor
aquosus).

Mống mắt có cấu tạo như sau :


– Mặt trước phủ bởi nội mô tiền phòng (endothelium
camerae anterioris), liên tục với nội mô của giác mạc.

Chất đệm mống mắt (stroma iridis) chứa các sợi keo, mô
liên kết, mạch, thần kinh, các tế bào sắc tố và đặc biệt là
cơ trơn. Mống mắt có hai loại cơ : cơ thắt con ngươi
(m.sphincter pupillae) và cơ giãn con ngươi (m.dilator
pupillae).

2.1.3. Lớp trong hay lớp võng mạc (tunica interna


bulbi – retina) (H.25.1) ở trong cùng của nhãn cầu.
Võng mạc được chia làm ba vùng :

– Ở cực sau nhãn cầu là phần võng mạc thị giác (pars
optica retinae), đầu trước của phần này khi đến gần
mỏm mi thì trở lên mỏng hơn, tại đây gọi là miệng thắt
(ora serrata) của võng mạc.

– Lót mặt trong thể mi là phần võng mạc thể mi (pars


ciliaris retinae).

– Từ mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi là phần võng


mạc mống mắt (pars iridica retinae).

2.1.3.1. Các tầng của võng mạc. Võng mạc được cấu
tạo bởi nhiều tầng từ nông vào sâu là :
– Tầng sắc tố (stratum pigmenti) dính vào màng mạch,
chứa các hạt sắc tố.

– Tầng não (stratum cerebrale) gồm có ba tầng phụ là :

+ Tầng thượng bì thần kinh (stratum neuroepitheliale).

+ Tầng hạch võng mạc (stratum ganglion retinae).

+ Tầng hạch thần kinh thị (stratum ganglion noptici).

Trên bề mặt võng mạc có hai vùng đặc biệt (H.25.1 và


H.25.6).

– Vết võng mạc (macula) hay điểm vàng là một vùng sắc
tố của võng mạc nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu.
Trong vết có lõm trung tâm (fooea centralis) là một vùng
vô mạch được nuôi dưỡng bởi màng mạch. Lõm là nơi
để nhìn được các vật chi tiết nhất và rõ nhất. Đường nối
liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác (axis
opticus) của nhãn cầu (H.25.1).

– Đĩa thần kinh thị (discus noptici) hay điểm mù không


có cơ quan thụ cảm và cấu tạo bởi các sợi của dây thần
kinh thị giác, do đó tại đây không có sự thụ cảm với ánh
sáng. Điểm mù nằm phía trong và phía dưới so với cực
sau nhãn cầu và lõm trung tâm. Đĩa có một lõm ở giữa
gọi là hố đĩa (excavatio disci) là nơi có mạch trung tâm
võng mạc đi vào (H.25.6).

2.1.3.2. Mạch máu của võng mạc.

– Phần ngoài của lớp thần kinh được nuôi dưỡng bởi
màng mạch.

– Phần trong được cung cấp bởi động mạch trung tâm
của võng mạc (a.centralis retinae) là một nhánh của động
mạch mắt.

Động mạch trung tâm võng mạc khi theo dây thần kinh
thị giác vào nhãn cầu chia làm hai nhánh trên và dưới,
các nhánh này không thông nối nhau cũng như với các
nhánh khác. Đây là những động mạch tận cùng, do đó
nghẽn động mạch trung tâm võng mạc gây mù. Có thể
soi đáy mắt để thấy tình trạng của võng mạc và động
mạch trung tâm võng mạc (H.25.6).

2.2. CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT CỦA


NHÃN CẦU

Gồm có từ sau ra trước : thể thủy tinh, thấu kính và thủy


dịch.

2.2.1. Thể thủy tinh (corpus pitreum) là một khối trong


suốt như lòng trắng trứng, chứa đầy ở 4/5 sau nhãn cầu
và dính với miệng thắt võng mạc. Có cấu tạo giống như
thủy dịch và chứa thêm nhiều sợi keo và
mucopolysaccarit. Trục của thể thủy tinh có một ống gọi
là ống thủy tinh (canalis hyaloideus) đi từ đĩa thần kinh
thị đến thấu kính. Ông có đường kính 01,0 mm tương
ứng với vị trí của động mạch đến cấp máu cho thấu kính
lúc phôi thai. Ở trong thể thủy tinh có thủy tinh dịch
(humor citreus).

2.2.2. Thấu kính (lens) là một địa hình thấu kính hai mặt
lồi, hơi vàng, trong suốt nằm giữa mống mắt và thể thủy
tinh. Có hai mặt : mặt sau (facies posterior lentis) và mặt
trước (facies anterior lentis).

Mặt sau lồi hơn mặt trước, hai mặt gặp nhau ở chu vi
thấu kính gọi là xích đạo thấu kính (equator lentis).
Điểm trung tâm của mặt trước và sau gọi là cực trước và
cực sau (polus ant. et post. lentis), đường nối liền hai cực
là trục thấu kính (axis Dentis). L Thấu kính được cấu tạo
ở ngoài bởi một bao (capsula lentis) có lớp thượng mô
(epithelium lentis). Ở trong là chất thấu kính (substantia
lentis). Phần ngoại biên thì mềm gọi là vỏ (cortex lentis),
trung tâm thì rắn hơn tạo thành nhân thể thấu kính
(nucleus lentis). Đơn vị cấu tạo của thể thấu kính gọi là
sợi thấu kính (fibrae lentis). Các sợi này là những dải dài
7-10,0mm.
Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây
chằng treo thấu kính hay còn gọi là vùng mi (zonula
ciliaris).

2.2.3. Thủy dịch (humor aquosus) (H.25.3).

Thủy dịch được chứa trong tiền phòng camera anterior


bulbi) và hậu phòng nhãn cầu (camera posterior bulbi).
Thành phần thủy dịch giống như huyết tương nhưng
không có protêin. Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi vào
hậu phòng, chui qua con ngươi để sang tiền phòng rồi
chui vào góc mống mắt – giác mạc (angulus
iridocornealis) để vào xoang tĩnh mạch củng mạc (sinus
Uenous sclerae) và đi theo các tĩnh mạch mi (H.25.3). Vì
vậy áp lực thủy dịch luôn luôn không đổi. Nếu vì lý do
nào đó làm tắc nghẽn sự lưu thông thủy dịch thì áp lực sẽ
tăng lên gây nên bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).

Advertisement
3. CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ (organa oculi
accessoria).

Gồm có mạc ổ mạc, các cơ nhãn cầu, lông mày, mí mắt,


kết mạc và bộ lệ.

3.1. MẠC Ổ MẮT (fasciae orbitales) là những mô xơ


nâng đỡ và che chở các thành phần trong ổ mắt, gồm có
bốn phần (H.25.4).

3.1.1. Ngoại cốt ổ mắt (periorbita) lót các thành ổ mắt


phía sau, liên tục với màng não cứng ở lỗ thị và khe ổ
mắt trên.

3.1.2. Vách ổ mắt (septum orbitale) là một mảnh sợi


căng ngang qua ổ mắt liên quan phía trước với cơ vòng
mi. Phía trên gắn vào bờ ổ mắt và liên tục với lớp ngoại
cốt mạc.
3.1.3. Bao nhãn cầu (vagina bulbi) là một lớp xơ
mỏng bao tất cả phần củng mạc của nhãn cầu, ngăn
cách nhãn cầu với khối mỡ chung quanh.

3.1.4. Mạc cơ (fasciae musculares) bao các cơ nhãn


cầu, là phần nối dài của bao nhãn cầu. Các mạc cơ
thẳng dính nhau nhờ các màng gian cơ.

3.2. CÁC CƠ NHÃN CẦU (musculi bulbi) (H.25.4 và


H.25.5). Gồm bốn cơ thẳng và hai cơ chéo vận động
nhãn cầu và một cơ nâng mi trên.

3.2.1. Các cơ thẳng gồm các cơ thẳng trên, thẳng dưới,


thẳng trong và thẳng ngoài (mm.rectus superior, inferior
medialis et lateralis) có nguyên ủy từ một vòng gân
chung (anulus tendineus communis) nằm xung quanh lỗ
thị và một phần khe ổ mắt trên. Các cơ thẳng theo |
hướng từ sau ra trước liên quan chặt chẽ với các thành ổ
mắt và bám vào củng mạc theo một đường trôn ốc sao
cho nơi bám tận các cơ cách bờ giác mạc từ 7 – 9,0mm.
Hai cơ thẳng trong và ngoài nằm trong mặt phẳng
ngang, cơ thẳng trên và dưới nằm trong mặt phẳng
thẳng đứng.

3.2.2. Các cơ chéo.

– Cơ chéo trên (m.obliquus superior) có nguyên ủy từ


xương bướm, phía trên và phía trong ống thị. Cơ đi ra
trước giữa thành trên và thành trong ổ mắt, phía trên cơ
thẳng trong. Gân cơ đi qua một vòng sụn gọi là ròng rọc
ở gần phía trên trong nền ổ mắt sau đó đi theo hướng ra
ngoài, ra sau, và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài
củng mạc.

– Cơ chéo dưới (m.obliquus inferior) có nguyên ủy từ


một hố ở mặt trên xương hàm trên, phía ngoài ống lệ
mũi. Cơ đi ra ngoài, về phía sau và nằm phía dưới cơ
thẳng dưới, uốn cong lên trên và bám vào phần sau
ngoài củng mạc.

3.2.3. Cơ nâng mi trên (m.levator palpebrae superioris)


bám vào đỉnh ổ mắt phía trên lỗ thị giác đi ra trước tỏa
ra ở trong sụn mi và da mi mắt trên. Do đó cơ chỉ có tác
dụng nâng mi trên mà không tham gia vận động nhãn
cầu (H.24.5).

3.2.4. Thần kinh điều khiển các cơ nhãn cầu. – Thần


kinh ròng rọc (dây IV) điều khiển cơ chéo trên. –
Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) điều khiển cơ
thẳng ngoài.

– Thần kinh vận nhãn (dây III) điều khiển các cơ thẳng
trên, thẳng trong, thẳng dưới, chéo dưới và cơ nâng mi
trên.
Cả ba dây thần kinh này vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên
(xem bài Các dây thần kinh sọ). 3.2.5. Chức năng các cơ
nhãn cầu.

Nhãn cầu chuyển động vừa xoay vừa tịnh tiến theo ba
trục trong không gian : trục trước sau, trục trong ngoài và
trục trên dưới. Trung tâm giác mạc di chuyển quanh trục
trên dưới làm nhãn cầu liếc ngoài hay liếc trong, quanh
trục trong ngoài để nhìn lên, nhìn xuống, quanh trục
trước sau thì nhãn cầu xoay tròn để phần 12 giờ của giác
mạc có thể di chuyển ra ngoài hay vào trong.

– Cơ thẳng dưới và chéo dưới giúp nhãn cầu xoay tròn ra


ngoài, cơ thẳng trên và chéo trên giúp nhãn cầu xoay tròn
vào trong quanh trục trước sau.

– Cơ thẳng ngoài và thẳng trong giúp nhãn cầu liếc ngoài


hoặc liếc trong.

Động tác các cơ nhãn cầu có thể tóm tắt trong bảng sau
đây :
3.3. LÔNG MÀY (supercilium) là một lồi da hình cung
có lông ngắn, nằm ngang phía trên nền ổ mắt. Phía sau
liên quan với cơ vòng mắt, cơ mày và cơ trán.
3.4. MÍ MẮT (palpebrae) (H.25.8).

Là hai nếp da cơ màng di động, nằm phía trước mỗi ổ


mắt, bảo vệ nhãn cầu, gồm mí trên (palpebra superior)
và mí dưới (palpebra inferior). Mí trên di động nhiều
hơn mí dưới. Khoảng giữa hai bờ tự do của mi là khe mi
(rima palpebrarum), hai mí gặp nhau ở hai đầu tạo nên
góc mắt trong và ngoài đangulus oculi lateralis et
medialis). Tại đây chỗ hai mí dính nhau gọi là mép mí
ngoài và trong (commissura palpebrarum lateralis et
medialis). Ở gần mép trong, hai mi không tiếp xúc với
nhãn cầu và giới hạn một khoang tam giác nhỏ gọi là hồ
lệ (lacus lacrimalis) trong đó có một cục nhỏ màu hồng
gọi là cục lệ (caruncula lacrimalis). Ở đây của tam giác,
trên mỗi mi mắt có nhú lệ (papilla lacrimalis), đỉnh nhú
lệ có một lỗ nhỏ là điểm lệ (punctum lacrimale) là lỗ vào
tiểu quản lệ (canaliculus lacrimalis).

Mỗi mí có mặt trước và sau (facies anterior et posterior).


Bờ mi có hai viền : viền mí sau (Zimbus palpebralis
posterior) áp vào nhãn cầu, tại đây phần kết mạc của mí
mắt liên tục với phần da phía ngoài, trên viền sau có
những lỗ nhỏ của các tuyến sụn (glandulae tarsales).
Viền mí trước (limbus palpebralis anterior) tròn hơn, có
lông mi.

Mí mắt có cấu tạo từ ngoài vào trong là :


– Da : mỏng, nhiều tuyến mồ hôi, có lông mịn và tuyến
bã (glandulae sebaceae). Mi có lông mi và tuyến mồ hôi
lớn gọi là tuyến mi (glandulae ciliares).

– Mô dưới da : không chứa mô mỡ.

– Lớp cơ gồm có phần mi cơ vòng mắt, cơ nâng mi trên.


Cơ nâng mi trên có nguyên ủy từ cánh nhỏ xương bướm
phía trên ống thị, cơ đi ra trước phía trên cơ thẳng trên
bám vào da mi trên và bờ trên mảnh sân trên 

3.6. BỘ LỆ (apparatus lacrimalis) (H.25.8) gồm có :


3.6.1. Tuyến lệ (glandula lacrimalis) nằm trong một hố
ở góc trước ngoài của thành trên ổ mắt. Có hai phần:
phần ổ mắt (pars orbitalis) và phần mi (pars
palpebralis). Tuyến lệ có 10 – 12 ống ngoại tiết (ductuli
excretorii) mở vào vòm kết mạc trên.

3.6.2. Tiểu quản lý (canaliculus lacrimalis) gồm ống


trên và ống dưới bắt đầu từ điểm lệ (punctum lacrimale).
Mỗi tiểu quản lệ phình ra tạo thành bóng tiểu quản lệ
(ampulla canaliculi Lacrimalis) đổ vào túi lệ.

3.6.3. Túi lệ (sacculus lacrimalis) dài 1 – 1,5 cm liên tục


với phần trên ống lệ mũi, nằm phía sau dây chằng mi
trong. Túi lệ nằm trong một hố giới hạn bởi mào lệ trước
và sau.

3.6.4. Ống lệ mũi (ductus nasolacrimalis) dài 02 cm đi


từ đầu dưới túi lệ và đổ vào ngách mũi dưới bởi một lỗ ở
ngách này. Lỗ có một nếp niêm mạc gọi là nếp lệ (plica
lacrimalis). Ông lệ mũi nằm trong một ống xương tạo
bởi xương lệ, xương hàm trên và xương xoăn mũi dưới.

Trong trường hợp bị tắc ở một nơi nào đó trong các


đường dẫn lệ, nước mắt sẽ không chảy được vào mũi qua
ống lệ mũi làm cho luôn luôn bị chảy nước mắt.
MŨI
Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ
dẫn không khí, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch luồng không
khí đi qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi.
Mũi gồm có ba phần :

– Mũi ngoài.

– Mũi trong hay ổ mũi.

– Các xoang cạnh mũi.

1. MŨI NGOÀI (nasus externus).

Nằm chính giữa mặt, bên trong là một khung xương sụn
được lót bởi niêm mạc, bên ngoài phủ bởi cơ và da. Gốc
mũi (radix nasi) nằm phía trên, giữa hai mắt, liên tục với
đỉnh mũi (apex nasi) ở dưới qua sống mũi (dorsum nasi).
Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước (nares) ngăn cách
nhau bởi phần di động của vách mũi (pars mobilis septi
nasi). Bên ngoài hai lỗ mũi là hai cánh mũi (alae nasi)
tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.

1.1.1. Khung xương mũi gồm có hai xương mũi là chủ


yếu, ngoài ra còn mỏm trán và gai mũi trước của
xương hàm trên.

1.1.2. Các sụn mũi (cartilagines nasi) gồm có năm sụn


chính :

* Phía trên là hai sụn mũi bên (cartilago nasi lateralis).

* Phía dưới là hai sụn cánh mũi lớn (cartilago alaris


major) và các sụn cánh mũi nhỏ.
* Ở giữa có một sụn đơn là sụn vách múi (cartilago septi
nasi).

* Ngoài ra còn có các sụn phụ (cartilagines nasales


accessoriae) và sụn lá mía mũi (cartilago
vomeronasalis).

– Sụn mũi bên : Hình tam giác, phẳng. Mỗi sụn có hai
mặt nông và sâu; có ba bờ : bờ trong tiếp giáp với 2/3
trên của bờ trước sụn vách mũi. Bờ trên ngoài khớp với
xương mũi và mỏm trán xương hàm trên. Bờ dưới khớp
với sụn cánh mũi lớn.

– Sụn cánh mũi lớn : Nằm hai bên đỉnh mũi, cong hình
chữ U. Có hai trụ : trụ trong (crus mediale) tiếp giáp với
sụn vách mũi và trụ trong bên đối diện tạo nên phần dưới
của vách mũi di động. Trụ ngoài (crus laterale) lớn và dài
hơn tạo nên cánh mũi phía ngoài.

 – Các sụn cánh mũi nhỏ (cartilagines alares minores) :


Nằm trong khoảng trung gian giữa sun cánh mũi lớn và
sụn mũi bên.

– Phần sụn của cách mũi (H.24.2): Tạo nên bởi sụn vách
mũi, sụn lá mía mũi và trụ trong của sụn cánh mũi lớn.
Sụn vách mũi hình tứ giác nằm trên đường giữa trong
khoảng trung gian hình tam giác của phần vách mũi
xương. Có hai mặt, bốn bờ. Bờ trước trên tương ứng với
sống mũi, bờ trước dưới đi từ góc trước đến gai mũi
trước. Bờ sau trên khớp với mảnh thẳng đứng của xương
sàng, bờ sau dưới khớp với bờ trước của xương lá mía và
phần trước của mào mũi xương hàm trên. – Sụn lá mía
mũi : Là hai mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới
của sụn vách mũi.

1.2 CÁC CƠ CỦA MŨI NGOÀI là các cơ bám da tùy


theo chức năng được chia làm nhóm cơ nở mũi hay
hẹp mũi (xem bài Cơ và mạc đầu mặt cổ).

1.3. DA MŨI mỏng, di động dễ dàng trừ ở đỉnh mũi và


các sụn thì da dày, dính, có nhiều tuyến bã và liên tục với
da ở tiền đình mũi.
1.4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA MŨI
NGOÀI.

1.4.1. Mạch máu.

– Động mạch là do các động mạch mặt, mắt, dưới ổ mắt


cung cấp. – Tĩnh mạch chảy về tĩnh mạch mặt và tĩnh
mạch mắt.

1.4.2. Thần kinh

– Vận động : Thần kinh mặt

– Cảm giác : Nhánh trán và mũi mi của dây mắt và


nhánh dưới ổ mắt, đều thuộc dây thần kinh sinh ba.

Ổ mũi nằm giữa nền sọ ở phía trên và trần ở miệng ở


phía dưới, phía sau là phần tị hầu. ỗ mũi được chia làm
hai hố bởi một vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi (septum
nasi). Hai hố này có thể không đối xứng nhau vì sụn vách
mũi thường bị lệch qua một bên. Hố mũi thông với bên
ngoài qua tiền đình và lỗ mũi trước (nares) và với hầu
qua lỗ mũi sau (choanae). Hỗ mũi có bốn thành 3 thành
trong (hay vách mũi), thành ngoài, thành trên (hay trần
hố mũi) và thành dưới (hay nền hố mũi). Thành ngoài
của mỗi hố mũi có ba xoăn mũi hợp với thành mũi ngoài
để tạo nên các ngách mũi (meatus). Đổ vào các ngách
mũi này là các xoang nằm trong các xương lân cận. 1
mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được
chia làm hai vùng : hộ hấp và khứu giác (regio
respiratoria et regio olfactoria).

2.1. TIÊN ĐÌNH MŨI (Destibulum nasi). Là phần đầu


tiên của ổ mũi, tương ứng với phần sụn của mũi ngoài,
tức là trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn. Tiền
đình phát triển lên tận phía trên tạo nên một ngách. Giới
hạn giữa tiền đình và phần ổ mũi còn lại được thấy rõ ở
thành ngoài gọi là thềm mũi (limen nasi) tương ứng với
bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Thềm mũi cũng là giới hạn
giữa phần da và niêm mạc lót bên trong ổ mũi, có nhiều
lông mũi và tuyến nhày để cản bụi.

2.2. LỖ MŨI SAU (choanae). Là chỗ thông thương giữa


hố mũi và tị hầu, hình bầu dục, đường kính thẳng đứng
lớn hơn đường kính ngang, giới hạn trên là thân xương
bướm và cánh xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nối
giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm của khẩu cái, giới
hạn ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm, giới hạn trong
là bờ sau của vách mũi.

2.3. THÀNH MŨI TRONG hay vách mũi có ở phía sau


là phần xương (pars ossa), gồm mảnh thẳng xương sáng
và xương má mía, phía trước là phần sụn (pars
cartilaginea) gồm sụn vách mũi và trụ trong sụn cánh
mũi lớn, phía trước dưới là da và phần màng (pars
membranacea). Niêm mạc phủ tất cả vách mũi ở tiền
đình. Trong phần niêm mạc ở phía trước ctivate dưới có
hai lỗ của hai túi cùng dài khoảng 2-6 mm gọi là cơ quan
lá mía mũi (organumo to Set Domeronasale) ít phát triển
ở người, ở một số động vật khác phát triển mạnh và nhận
một nhánh của thần kinh khứu giác.

2.4. THÀNH MŨI NGOÀI (H.24.3). Có ba hay bốn


mảnh xương cuốn lại và nhô ra gọi là xoăn mũi (concha
nasalis) chia thành ngoài của mũi làm ba hoặc bốn
đường dẫn khí gọi là ngách mũi (meatus nasi). Giữa cực
trước của xoăn mũi giữa và mặt trong mũi có một mào
nhô gọi là đê mũi (agger nasi). Vùng giữa cực sau của
xoăn mũi giữa, xoăn mũi dưới và lỗ mũi sau gọi là ngách
mũi hầu (meatus nasopharyngeus).

– Xoăn mũi dưới (concha nasalis inferior) là một xương


riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc | dây chứa đám rối
tĩnh mạch gọi là đám rối hang xương xoăn (plexus
cavernosi concharum).
B – Ngách mũi dưới (meatus nasi inferior) giới hạn bởi
xoăn mũi dưới và thành ngoài ổ mũi. Ở phần trước của
ngách mũi dưới có lỗ của ống lệ mũi.

– Xoăn mũi giữa (concha nasalis media) là một mảnh


xương của xương sàng, được niêm | mạc bao phủ.

– Ngách mũi giữa (meatus nasi medius) rất phức tạp và


quan trọng, chia làm hai ngành lên và xuống. Cắt bỏ
xương xoăn mũi giữa ta sẽ thấy ở thành ngoài của ngành
xuống có một

cấu trúc giống như bọt nước gọi là bọt sàng (bulla
ethmoidalis), phía dưới là mỏm móc. Giữa | bọt sàng và
mỏm móc là lỗ bán nguyệt (hiatus semilunaris). Đây là
cửa của phễu sàng

(infundibulum ethmoidale). Đổ vào phễu sàng là các


xoang sàng trước và xoang hàm trên.

– Ngách mũi giữa (meatus nasi medius) rất phức tạp và


quan trọng, chia làm hai ngành lên và xuống. Cắt bỏ
xương xoăn mũi giữa ta sẽ thấy ở thành ngoài của ngành
xuống có một cấu trúc giống như bọt nước gọi là bọt
sàng (bulla ethmoidalis), phía dưới là mỏm móc. Giữa
bọt sàng và mỏm móc là lỗ bán nguyệt (hiatus
semilunaris). Đây là cửa của phễu sàng (infundibulum
ethmoidale). Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước
và xoang hàm trên. Ngoài ra đổ vào ngách mũi giữa còn
có xoang trán.

– Xoăn mũi trên (concha nasalis superior) là một mảnh


xương nhỏ của khối bên xương sàng. Niêm mạc mỏng và
ít mạch máu hơn xoăn mũi giữa và dưới.

– Ngách mũi trên (concha nasalis superior) là một khe


hẹp có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào
(trường hợp không có xoăn mũi trên cùng).

– Xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) (khi có


khi không), là xương xoăn nhỏ nhất có niêm mạc che
phủ, 75% trường hợp có lỗ đổ của một xoang sàng sau.
Ở phía trên và sau của xoăn mũi này có ngách bướm
sàng (recessus sphenoethoidalis) nằm trong góc xương
sáng và mặt trước thân xương bướm, tại đây có lỗ đổ của
xoang bướm.

2.5. TRẦN CỦA Ổ MŨI. Gồm các thành phần như sau :

– Phần giữa là mảnh sàng.

– Phần sau là thân xương bướm, cánh xương lá mía, và


mỏm bướm xương khẩu cái.

– Phần trước là xương trán và xương mũi.


– Ngách mũi trên (concha nasalis superior) là một khe
hẹp có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào
(trường hợp không có xoăn mũi trên cùng).

– Xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) (khi có


khi không), là xương xoăn nhỏ nhất có niêm mạc che
phủ, 75% trường hợp có lỗ đổ của một xoang sàng sau. Ở
phía trên và sau của xoăn mũi này có ngách bướm sàng
(recessus sphenoethoidalis) nằm trong góc xương sáng
và mặt trước thân xương bướm, tại đây có lỗ đổ của
xoang bướm.

2.6. NỀN CỦA Ổ MŨI. Hẹp bởi mỏm khẩu cái của
xương hàm trên và mảnh nằm ngang của xương khẩu
cái, được niêm mạc che phủ.

Advertisement

3. CÁC XOANG CẠNH MŨI (sinus paranasales). Là


các hốc rỗng trong các xương tạo nên thành mũi. Thành
các xoang được niêm mạc lót với những hàng tế bào có
lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét
các chất nhầy vào mũi. Do đó bình thường các xoang đều
rỗng, thoáng và khô. Các xoang cạnh mũi gồm có các
xoang sàng, xoang trán, xoang hàm trên và xoang bướm.

3.1. XOANG HÀM TRÊN (sinus maxillaris) (H.24.4) là


xoang lớn nhất trong các xoang.
Mỗi xương hàm trên có một xoang.

Mỗi xoang có một trần, một đỉnh và ba thành.

– Thành trong : là thành ngoài hổ mũi.

– Thành trước : tương ứng với mặt trước xương hàm


trên.

– Thành sau : là mặt dưới thái dương của xương hàm


trên.

– Đỉnh : đến mỏm gò má của xương hàm trên. – Trần :


mặt ổ mắt của xương hàm trên.
– Nền : là mỏm huyệt răng của xương hàm trên. Xoang
hàm trên liên quan trực tiếp với răng cối lớn thứ nhất, do
đó sâu răng có thể dẫn đến viêm xoang.

Niêm mạc xoang hàm trên liên tục với niêm mạc của ổ
mũi. Lỗ của xoang hình bầu dục đổ vào ngách mũi giữa
ở phễu xương sàng.

3.2. XOANG TRÁN (sinus frontalis) gồm hai xoang


phải, trái; thường không đối xứng, cách nhau bằng vách
xoang trán. Mỗi xoang trán thông với ngách mũi giữa
bằng một ống hẹp gọi là ống mũi trán.

3.3. XOANG SÀNG (sinus ethmoidalis) (H.24.4).

Nằm trong mê đạo sàng của xương sàng, ở khoảng giữa


các ổ mắt và phần trên ổ mũi.

Gồm 3-18 xoang chia ba nhóm :

– Nhóm xoang trước (celluae anteriores).

– Nhóm xoang giữa (cellulae mediae).

Hai nhóm xoang này đổ vào ngách mũi giữa.

– Nhóm xoang sau (cellulae posteriores) đổ vào ngách


mũi trên.
3.4. XOANG BƯỚM (sinus sphenoidalis) (H.24.3).

Gồm hai xoang nằm trong thân xương bướm, thường


không đối xứng nhau và cách nhau bởi vách xoang
bướm. Mỗi xoang đổ vào phía sau ngách mũi trên bởi
một lỗ xoang. Do đó khi vỡ xương bướm máu sẽ chảy ra
mũi. Trong trường hợp có ngách mũi trên cùng thì xoang
bướm đổ vào ngách mũi này.

Các xoang cạnh mũi, ngoài nhiệm vụ cộng hưởng âm


thanh, làm ẩm niêm mạc ổ mũi, sưởi ấm không khí, còn
làm nhẹ đi trọng lượng khối xương đầu mặt.

4. NIÊM MẠC MŨI

Lót mặt trong ổ mũi là lớp niêm mạc mũi (tunica mucosa
nasi) phía sau liên tục với niêm mạc ở hầu. Ngoài ra
niêm mạc mũi còn liên tục với niêm mạc phủ các xoang
cạnh mũi. Niêm mạc mũi chia hai vùng với chức năng
khác nhau :

– Vùng nhỏ ở phía trên xoăn mũi trên, ở đó có các sợi


thần kinh khứu giác gọi là vùng khứu (regio olfactoria).
Khu này là khu phẫu thuật nguy hiểm, vì nhiễm trùng có
thể theo các dây thần kinh khứu lên tới màng não. Sở dĩ
ta ngửi được là vì không khí thở vào qua lỗ mũi chia làm
hai luồng :
* Luồng chạy theo ngách mũi trên vào khu khứu giác.

* Luồng chạy theo ngách mũi giữa và dưới là luồng thở.

– Vùng lớn ở dưới xoăn mũi trên gọi là vùng hô hấp


(regio respiratoria). Vùng này niêm mạc đỏ hồng thường
có :

* Nhiều tuyến niêm mạc : tiết ra một chất quánh cuốn


với bụi đọng khô thành vảy mũi.

* Nhiều tế bào bạch huyết.

* Nhiều mạch máu, tạo thành một mạng chi chít bao
quanh xoắn mũi dưới và một điểm mạch ở thành mũi
trong.

Do đó không khí qua mũi sẽ được lọc bụi (nhờ lông mũi
và lông chuyển của các tế bào ở | niêm mạc), được một
phần nào làm ẩm, sát trùng (do tuyến niêm mạc) và làm
ấm (do các mạch máu). Vì có nhiều mạch máu tạo thành
điểm mạch (H.24.6) nên cũng dễ đưa đến chảy máu mũ ở
đây. Mặt khác theo Van Dishock qua hình dạng của mũi
ngoài có thể chia ra hai loại mũi :

– Loại sống mũi lõm hay mũi hếch, lỗ mũi mở xuống


dưới và ra trước là loại mũi thiên về hô hấp.
– Loại sống mũi lồi, lỗ mũi mở xuống và ra sau gọi là
mũi quặm hay mũi diều hâu sẽ thiên về khứu giác.

5.1. ĐỘNG MẠCH (H.24.5 VÀ H.24.6).

5.1.1. Động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina) của


động mạch làm chia các nhánh :

– Các động mạch mũi sau ngoài cho các xoăn mũi (aa,
nasales posteriores laterales).

– Các động mạch mũi sau vách (aa, nasales posteriores


septi) cho phần dưới và sau của vách mũi.
5.1.2. Động mạch khẩu cái xuống (a.palatina
descendens) xuất phát từ động mạch hàm cấp máu cho
phần sau của ổ mũi và chia làm 2 nhánh :

– Các động mạch khẩu cái nhỏ (aa.palatinae minores) –


Động mạch khẩu cái lớn (a.palatina major) cấp máu cho
phần trước nền ổ mũi.

5.1.3. Các động mạch sàng trước và sau của động mạch
mắt cấp máu cho thành ngoài và trong của mũi.

5.1.4. Nhánh môi trên (ramus labialis superioris) của


động mạch mặt cấp máu cho phần trước vách mũi.

5.2. TĨNH MẠCH


Đám rối tĩnh mạch niêm mạc mũi đổ về đám rối tĩnh
mạch chân bướm, còn phía trên đổ về tĩnh mạch mắt,
phía trước đổ về tĩnh mạch mặt.

5.3. THẦN KINH (H.24.5 VÀ H.24.6).

– Các sợi thần kinh khứu giác đi từ niêm mạc mũi qua
mảnh sàng tới hành khứu làm nhiệm vụ giác quan (ngửi).

– Thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái cung


cấp các nhánh cho mũi để làm nhiệm vụ cảm giác là :

* Các nhánh mũi của thần kinh sáng trước.

* Nhánh mũi sau trên ngoài và trong và nhánh mũi sau


dưới ngoài.
* Thần kinh mũi khẩu cái.

hánh tận: động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoà

i Ðộng mạch cảnh chung

Nguyên uỷ: động mạch cảnh chung phải xuất phát từ thân tay đầu, sau khớp
ức đòn phải. Ðộng mạch cảnh chung trái xuất phát từ cung động mạch chủ.

Ðường đi và tận cùng: động mạch cảnh chung chạy lên dọc theo cơ ức đòn
chũm, đến ngang mức bờ trên sụn giáp (tương ứng đốt sống cổ C4) thì chia
hai nhánh tận.

Hình.  Mạch máu vùng cổ trước


1.  Động mạch cảnh chung trái   2.  Động mạch dưới đòn trái   3. Tĩnh mạch
tay đầu trái   4.  Cung động mạch chủ  5. Động mạch cảnh chung phải    6. 
Thân tay đầu

Ðộng mạch cảnh trong

Ðộng mạch cảnh trong là động mạch cấp máu cho các cơ quan trong hộp sọ,
ổ mắt và da đầu vùng trán.

Nguyên uỷ: ở ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng với đốt sống C4.

Ðường đi và tận cùng: tiếp tục hướng đi lên của động mạch cảnh chung, chui
qua ống cảnh của phần đá xương thái dương để vào trong hộp sọ, sau đó
xuyên qua xoang tĩnh mạch hang và tận cùng ở mỏm yên bướm trước bằng
cách chia thành 4 nhánh tận.

Nhánh bên: ở ngoài sọ động mạch không có nhánh bên nào, ở trong sọ cho
nhánh lớn là động mạch mắt đi qua lỗ ống thị giác vào ổ mắt để nuôi dưỡng
nhãn cầu, ổ mắt và da đầu vùng trán.

Nhánh tận: động mạch cảnh trong chia ra bốn nhánh tận là: động mạch não
trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc
trước để tham gia vào việc tạo nên vòng động mạch não cấp máu cho não.
 

Hình. Động mạch nuôi não

1.  Động mạch cảnh trong   2. Động mạch thông sau   3. Động mạch nền   4. 
Động mạch đốt sống

Ðộng mạch cảnh ngoài

Là động mạch cấp máu chủ yếu cho các cơ quan ở đầu mặt cổ bên ngoài hộp
sọ.

Nguyên uỷ: ngang mức bờ trên sụn giáp.

Ðường đi và tận cùng: từ nguyên uỷ chạy lên trên, đến sau cổ xương hàm dưới,
tận cùng bằng cách chia thành hai nhánh tận là động mạch hàm và động
mạch thái dương nông.

Nhánh bên: có 6  nhánh là động mạch giáp trên, động mạch hầu lên, động
mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch chấm và động mạch tai sau.

Nhánh tận: đó là động mạch thái dương nông và động mạch hàm.

Ðộng mạch thái dương nông: bắt đầu từ phía sau cổ hàm dưới chạy lên trên,
vượt qua mặt nông của mỏm gò má (nên có thể bắt được mạch của động
mạch này ở ngay trước lỗ ống tai ngoài), chạy lên trên cung cấp máu cho vùng
thái dương và vùng đỉnh.

Ðộng mạch hàm: bắt đầu từ cổ hàm dưới, động mạch chạy về phía trước đến
hố chân bướm khẩu cái, phân ra nhiều nhánh nuôi phần sâu của vùng mặt,
động mạch hàm cho một nhánh nuôi màng não quan trọng là nhánh động
màng não giữa đi qua lỗ gai vào hố sọ giữa, đây là động mạch hay tổn thương
khi chấn thương sọ não gây nên máu tụ ngoài màng cứng.

Hình.  Động mạch cảnh ngoài

1.  Động mạch hàm   2.  Động mạch mặt  3.  Động mạch lưỡi   4.  Động mạch
thái dương nông   5.  Động mạch chẩm   6.  Động mạch cảnh trong   7.  Động
mạch cảnh ngoài

Xoang cảnh và tiểu thể cảnh


Xoang cảnh

Là chỗ phình ra ở đoạn cuối của động mạch cảnh chung, xoang cảnh có các
đầu mút thần kinh nhạy cảm với áp lực máu trong động mạch cảnh, gọi là các
áp thụ cảm.
Tiểu thể cảnh

Là một cấu trúc nhỏ bằng nửa móng tay út, màu xám, hoặc nâu nhạt nằm ở
thành mạch máu gần chỗ phân đôi của động mạch cảnh chung, chứa các thụ
cảm thần kinh nhạy cảm với nồng độ khí trong máu, gọi là các hoá thụ cảm.

Nhờ áp thụ cảm và hóa thụ cảm mà xoang cảnh và tiểu thể cảnh đóng vai trò
quan trong sự điều hòa huyết áp và mạch.

Các sợi thần kinh đến xoang cảnh và tiểu thể cảnh thường phát xuất từ dây
thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh lang thang.

Hình. Xoang cảnh và tiểu thể cảnh.

1. Hạch dưới dây thần kinh lang thang   2. Hạch giao cảm cổ   3. Xoang cảnh
4. Tiểu thể cảnh   5. Rể trên quai cổ   6. Động mạch cảnh trong   7. Dây thần
kinh thiệt hầu   8. Động mạch cảnh ngoài   9. Động mạch cảnh chung

Động mạch dưới đòn


Nguyên uỷ

Động mạch dưới đòn phải xuất phát từ thân tay đầu, sau khớp ức đòn. Động
mạch dưới đòn trái xuất phát từ cung động mạch chủ.
Ðường đi

Động mạch dưới đòn trái bắt đầu từ nguyên uỷ chạy lên trong trung thất trên,
đến sau khớp ức đòn trái thì cong lõm xuống dưới, nằm ở nền cổ và sau khi
qua điểm giữa bờ sau xương đòn thì đổi tên thành động mạch nách. động
mạch dưới đòn phải chỉ có đoạn ở nền cổ.

Nhánh bên

Động mạch dưới đòn cho khoảng  4-5 nhánh.

Ðộng mạch đốt sống: chui qua các lỗ ở mỏm ngang các xương sống cổ từ C6
đến C1 để vào hộp sọ, hợp với động mạch bên đối diện tạo nên động mạch
nền.

Ðộng mạch ngực trong: chạy xuống dưới, sau các sụn sườn, hai bên bờ xương
ức, nuôi dưỡng thành ngực và thành bụng.

Thân giáp cổ: chạy lên trên, chia ba nhánh là động mạch giáp dưới đi đến mặt
sau phần dưới tuyến giáp, động mạch ngang cổ và động mạch trên vai.

Thân sườn cổ: chia ra hai nhánh là động mạch cổ sâu và động mạch gian
sườn trên cùng.

 
Hình. Động mạch dưới đòn

1.  Thân sườn cổ    2.  Động mạch đốt sống   3.  Động mạch cảnh chung   4. 
Thân giáp cổ   5.  Động mạch dưới đòn    6. Động mạch ngực trong 

Nhận định chung


Về phương diện giải phẫu học người ta chia hệ thần kinh làm hai phần

Trung ương: gồm não bộ và tủy gai.

Ngoại biên: gồm 31 đôi dây thần kinh gai sống, 12 đôi dây thần kinh sọ và các
hạch thần kinh ngoại biên ví dụ như: hạch gai, hạch giao cảm.v.v...

Dây thần kinh sọ gồm 12 đôi dây có nguyên uỷ hư ở não bộ, gồm có ba loại

Các dây thần kinh vận động: dây thần kinh sọ số III, IV, VI, XI, XII.

Các dây thần kinh hỗn hợp: dây thần kinh sọ số  V, VII, IX, X.

Các dây thần kinh sọ số III, VII, IX, X còn có các sợi thần kinh đối giao cảm.

Một dây thần kinh sọ gồm có

Một nhân trung ương: nhân này là nguyên uỷ thật của nhánh vận động và là
tận cùng của nhánh cảm giác dây thần kinh sọ.

Một chỗ đi ra khỏi bề mặt của não bộ: chỗ này gọi là nguyên uỷ hư của dây
thần kinh sọ.

Đối với dây thần kinh số VIII và nhánh cảm giác của các dây thần kinh hỗn hợp
có hạch ngoại biên là nơi tập trung nhân của các tế bào cảm giác, ở bên ngoài
não bộ, đó chính là nguyên uỷ thật của phần cảm giác.

Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh
thị giác (II): thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với các dây
thần kinh cảm giác và hỗn hợp khác là không có hạch thần kinh ngoại biên.

Các dây thần kinh giác quan


Dây thần kinh khứu giác (I)

Dây thần kinh số I gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở vùng khứu
niêm mạc mũi, các sợi này tập trung lại thành 15 - 20 sợi đi qua lỗ sàng của
mảnh sàng và tận cùng ở hành khứu (là một phần của khứu não), từ đây tiếp
nối với các tế bào thần kinh của hành khứu.

Hình. Nguyên uỷ của các dây thần kinh sọ

1. Dây thần kinh vận nhãn  2. Dây thần kinh sinh ba   3. Dây thần kinh vận nhãn
ngoài   4. Dây thần kinh mặt   5. Dây thần kinh tiền đình ốc tai   6. Dây thần
kinh thiệt hầu  7. Dây thần kinh lang thang   8. Dây thần kinh hạ thiệt   9. Lỗ lớn 
10. Dây chằng răng  11. Rễ trước của dây thần kinh cổ 1   12. Dây thần kinh 
phụ   13. Dây thần kinh cổ 3   14. Dây thần kinh cổ 4   16. Lỗ cảnh   17. Tĩnh
mạch cảnh trong  18. Nhánh ngoài của dây thần kinh phụ   19. Hạch dưới của
dây thần kinh thiệt hầu   20. Hạch dưới dây thần kinh lang thang   21. Nhánh
trong dây thần kinh phụ

Dây thần kinh thị giác (II)

Dây thần kinh số II là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch
của võng mạc, các sợi này hội tụ lại ở đĩa thị giác (điểm mù) gần cực sau của
nhãn cầu. Từ đây đi qua vỏ nhãn cầu, dây thần kinh đi ra sau qua lớp mỡ sau
nhãn cầu, sau đó qua ống thị giác để vào hố sọ giữa, ở đây hai dây thần kinh
phải và trái bắt chéo nhau tạo thành giao thị. Từ giao thị cho ra hai dãi thị
vòng quanh cuống đại não để tận cùng ở thể gối ngoài và lồi não trên (trung
khu thị giác dưới vỏ). Ỏ đây có các sợi liên hợp với nhân dây thần kinh sọ số
III, và sừng trước tủy gai. Từ trung tâm thị  giác dưới vỏ, đường dẫn truyền thị
giác được tiếp tục bởi các tế bào thần kinh khác tạo nên tia thị chạy trong chất
trắng của vỏ não để tận cùng ở thùy chẩm của đoan não (vùng trung khu thị
giác của vỏ não).

Dây thần kinh số II thật ra là sự phát triển dài ra của não nên cũng có ba lớp
màng não bao dọc dây thần kinh, giới hạn một khoang dưới màng nhện chứa
dịch não tủy bao xung quanh dây thần kinh thị giác (ở trung tâm dây thần kinh
này có động mạch trung tâm võng mạc), do đó người ta có thể đánh giá tình
trạng áp lực nội sọ bằng cách soi đáy mắt.

Hình. Đường dẫn truyền thị giác


1.2.3. Thị trường   4. Võng mạc mũi    5. Võng mạc thái dương    6. Dây thần
kinh thị giác   7. Giao thị   8. Dãi thị   9. Thể gối ngoài  10. Não thất bên   11. Tia
thị   12.   Vùng vỏ não thị giác   13. Rãnh cựa   14. Lồi não trên

Dây thần kinh tiền đình - ốc tai (VIII)

Dây thần kinh số VIII được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt:

Phần ốc tai: thuộc cơ quan tiếp nhận âm thanh (nghe).

Phần tiền đình: thuộc cơ quan thăng bằng (giữ thăng bằng cho cơ thể)

Cả hai phần trên đều có hạch thần kinh ngoại biên nằm ở tai trong: hạch tiền
dình và hạch xoắn ốc tai.

Đuôi gai của tế bào hạch xoắn ốc tai tận cùng ở vùng thụ cảm thính giác ống
ốc tai. Đuôi gai của tế bào của hạch tiền đình tận cùng ở bộ máy tiền đình:
soan nang, soan bóng và bóng các ống bán khuyên,

Sợi hướng tâm của hạch xoắn ốc tai và hạch tiền đình tạo nên hai phần tiền
đình và ốc tai của dây thần kinh tiền đình - ốc tai, chạy bên nhau ở trong ống
tai trong, vào xoang sọ hướng về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa
các nhân của nó. Nhân tiền dình nằm ở sàn não thất thứ tư; nhân ốc tai nằm ở
lồi não dưới và thể gối trong (là trung khu thính giác dưới vỏ), từ các nhân này,
các sợi thần kinh dẫn truyền thính giác đi đến vùng trung khu thính giác của vỏ
não, nằm ở vùng giữa của hồi thái dương trên. Ngoài ra từ lồi não dưới và thể
gối trong còn có các sợi liên hợp đến các nhân của sừng trước tủy gai (để
định hướng nghe).
 

Hình. Dây thần kinh tiền đình ốc tai

1. Dây thần kinh bóng trước   2. Dây thần kinh bóng ngoài   3. Dây thần kinh
soan bóng   4. Hạch tiền đình   5. Phần tiền đình   6. Dây thần kinh tiền đình ốc
tai   7. Dây thần kinh phần ốc tai   8. Dây thần kinh bóng sau   9. Dây thần kinh
xoang nan   10. Dây thần kinh cầu trên   11. Dây thần kinh cầu dưới   12. Hạch
xoắn  13. Ống ốc tai

Các dây thần kinh vận động


Dây thần kinh vận nhãn (III)

 Gồm có hai phần: vận động có ý thức và các sợi đối giao cảm. Nguyên ủy thật
ở nhân chính (vận động có ý thức) và nhân phụ (đối giao cảm), nằm ở trung
não ngang mức lồi não trên, các sợi trục của các neuron này thoát ra khỏi não
ở mặt trước của trung não, ở bờ trong của cuống đại não, sau đó đi ra trước,
nằm ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang, đi đến khe ổ mắt trên,  qua khe
này để vào ổ mắt, ở ổ mắt chia thành hai nhánh tận cùng là nhánh trên và
nhánh dưới.

Dây thần kinh vận nhãn cho ra các sợi sau.

Những sợi vận động: để vận động cho năm cơ vân của nhãn cầu: cơ thẳng
trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ chéo dưới và cơ nâng mi trên.
Những sợi đối giao cảm: chạy đến hạch mi, hạch này nằm ở phần sau ổ mắt,
và từ hạch mi cho các sợi đi đến vận động cho cơ co đồng tử

Hình. Các dây thần kinh của ổ mắt

1. Tuyến lệ   2. Dây thần kinh lệ   3. Dây thần kinh trán   4. Cơ thẳng trên   5. Cơ
nâng mi trên   6. Dâyy thần kinh ròng rọc   7. Cơ chéo trên   8. Dây thần kinh thị
giác và động mạch mắt   9. Cơ thẳng trong   12. Cơ thẳng ngoài   13. Nhánh gò
má thái dương   14. Nhánh gò má mặt   15. Nhánh dưới của dây thần kinh số
III   16. Dây thần kinh gò má   17. Hạch mi   18. Cơ thẳng dưới   19. Dây thần
kinh dưới ổ mắt   20. Cơ chéo dưới

Dây thần kinh ròng rọc (IV)

Dây thần kinh số IV có nguyên uỷ thật là nhân thần kinh ròng rọc, nằm ở trung
não, ngang mức lồi não dưới, dây thần kinh có nguyên uỷ hư ở mặt sau trung
não, vòng quanh cuống đại não để ra trước, đi vào thành ngoài xoang tĩnh
mạch hang, qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt và chi phối vận động cho cơ chéo
trên của nhãn cầu.

Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)

Dây thần kinh số VI có nguyên ủy thật là nhân thần kinh vận nhãn ngòai, nằm ở
cầu não, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu, từ đây chạy ra trước qua xoang tĩnh
mạch hang, vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên để vận động cho cơ thẳng ngòai
của nhãn cầu.

Dây thần kinh phụ (XI)

Dây thần kinh số XI có nguyên ủy thật gồm hai phần: nhân hoài nghi của hành
não và đoạn đầu của tủy gai. Các sợi thần kinh phát xuất từ nhân hòai nghi
cùng với các sợi phát xuất từ cột bên của tủy gai họp thành dây thần kinh phụ.
Đi ra khỏi sọ ở lỗ cảnh, sau đó thì phần thần kinh có nguồn gốc từ nhân hoài
nghi phối hợp với dây thần kinh lang thang; phần thần kinh có nguồn gốc từ
tủy gai chạy ra ngòai xuống dưới để vận động cho cơ ức đòn chũm và cơ
thang.

Dây thần kinh hạ thiệt (XII)

Dây thần kinh số XII có nguyên ủy thật là nhân vận động của dây thần kinh hạ
thiệt nằm ở hành não, nguyên ủy hư ở rãnh bên trước của hành não. Dây thần
kinh đi qua ống thần kinh hạ thiệt để ra khỏi sọ, vòng ra trước để vận động cho
tất cả các cơ của lưỡi. Trên đường đi dây thần kinh hạ thiệt nối với rễ trên của
quai cổ.

Các dây thần kinh hỗn hợp


Dây thần kinh sinh ba (V)

Dây thần kinh số V gồm có:

Phần cảm  giác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch sinh ba, nằm ở mặt
trước phần đá xương thái dương.

Từ hạch sinh ba tập hợp sợi trục của hạch này tạo nên rễ cảm giác của dây
thần kinh sinh ba đi qua mặt trước bên của cầu não để vào trong thân não,
đến cột nhân cảm giác của dây thần kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến
phần trên của tủy gai. Từ cột nhân này có những đường dẫn truyền lên đồi thị
và tận cùng hồi sau trung tâm của thùy đỉnh (vùng vỏ não cảm giác cơ thể).
Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba tạo nên ba nhánh: dây thần kinh
mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới đê chi phối cảm giác
cho nửa trước vùng đầu mặt, màng não ...

Phần vận động: nguyên uỷ thật phần vận động là nhân vận động của dây thần
kinh sinh ba nằm ở cầu não, các sợi trục ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động
của dây thần kinh sinh ba (góp phần tạo nên dây thần kinh hàm dưới).

Dây thần kinh mắt

Dây thần kinh mắt là nhánh đầu tiên của dây thần kinh số V, từ hạch thần kinh
sinh ba, chạy ra trước vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt
trên để vào ổ mắt. Dây thần kinh mắt cho ra nhiều nhánh bên chi phối cảm
giác cho xoang trán, xoang bướm, một phần xoang sàng, một phần màng
cứng não, da của lưng mũi, da trán.

Dây thần kinh hàm trên

Dây thần kinh hàm trên từ hạch sinh ba chạy qua lỗ tròn, đến hố chân bướm -
khẩu cái cho ra các nhánh bên và nhánh tận là nhánh dưới ổ mắt, qua khe ổ
mắt dưới để vào ở mắt, chạy ở rãnh dưới ổ mắt và cuối cùng qua ống dưới ổ
mắt ra da vùng mặt. Dây thần kinh hàm trên chi phối cảm giác của da vùng
giữa của mặt, hố mũi, khẩu cái, lợi và răng hàm trên, xoang hàm, một phần
xoang sàng và màng cứng.

Dây thần kinh hàm dưới

Từ hạch sinh ba, dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ bầu dục đến hố dưới thái
dương chia thành nhiều nhánh, trong đó có các nhánh lớn là nhánh lưỡi và
nhánh thần kinh huyệt răng dưới, nhánh thần kinh huyệt răng dưới chạy qua lỗ
hàm dưới, sau đó chạy trong xương hàm dưới, qua lỗ cằm để ra da vùng cằm .

Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động cho các cơ nhai, cơ hàm móng và
bụng trước cơ hai thân, cảm giác da vùng thái dương, má, môi, cằm, lợi và
răng hàm dưới, một phần màng cứng và 2/3 trước của lưỡi.
Hình. Dây thần kinh mắt và dây thần kinh hàm trên

1. Hạch sinh ba   2. Nhánh thần kinh màng não   3. Dây thần kinh mắt   4. Hạch
mi   5. Các dây thần kinh mi ngắn   6. Dây thần kinh trán   7. Dây thần kinh lệ  
8. Tuyến lệ   9. Dây thần kinh gò má   10. Dây thần kinh dưới ổ mắt   11. Dây
thần kinh huyệt răng trước trên   12. Nhánh thần kinh môi trên   13. Dây thần
kinh hàm trên   14. Dây thần kinh hàm dưới   16. Hạch chân bướm khẩu cái  
17. Các dây thần kinh khẩu cái lớn và bé   18. Dây thần kinh huyệt răng sau
trên   19. Dây thần kinh huyệt răng giữa trên   20. Đám rối răng
 

Hình. Dây thần kinh hàm dưới

1. Các nhánh thái dướng sâu   2. Dây thần kinh cơ cắn   3. Dây thần kinh cơ
chân bướm trong   4. Dây thần kinh má   5. Ống tuyến mang tai   6. Cơ mút   7.
Dây thần kinh tai thái dương   8. Dây thần kinh mặt   9. Dây thần kinh huyệt
răng dưới   10. Dây thần kinh hàm móng   11. Dây thần kinh lưỡi   12. Dây thần
kinh cằm

Dây thần kinh mặt (VII)

Dây thần kinh mặt gồm có các phần:

Vận động.

Đối giao cảm

Cảm giác vị giác

Nguyên ủy thật:
Phần vận động: nguyên uỷ thật của phần vận động là nhân của dây thần kinh
mặt nằm ở cầu não. Các sợi thần kinh chạy ra sau vòng lấy nhân dây thần kinh
số VI, tạo nên lồi mặt của sàn não thất IV, sau đó chạy ra trước để đến nguyên
ủy hư ở rãnh hành cầu.

Phần bài tiết: nguyên ủy thật của  phần bài tiết là nhân nuớc bọt trên, các sợi
thần kinh chạy cùng với các sợi vận động ở trong cầu não, để cuối cùng ra
khỏi não ở rãnh hành cầu.

Phần cảm giác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch gối, nằm ở gối dây
thần kinh mặt. Đường hướng tâm của tế bào thần kinh của hạch gối đi qua
rãnh hành cầu và tận cùng ở nhân bó đơn độc của cầu não, đường ly tâm tạo
nên một phần của thừng nhĩ.

Hình. Sơ đồ dây thần kinh mặt

1. Tuyến lệ   2. Dây thần kinh mắt   3. Hạch sinh ba   4. Dây thần kinh sinh ba  
5. Dây thần kinh gò má thái dương   6. Dây thần kinh hàm trên   7. Dây thần
kinh hàm dưới   8. Dây thần kinh đá lớn   10. Rễ cảm giác của dây thần kinh
mặt   11. Nhân dây thần kinh VI   12. Nhân nước bọt trên   13. Nhân vận động
dây thần kinh mặt   14. Nhân bó đơn độc   15. Dây thần kinh lưỡi   16. Đám rối
cảnh trong   17. Hạt gối   18. Rễ vận động dây thần kinh mặt   19. Hạch tai  
20.  Dây thần kinh đá bé   21. Đám rối nhĩ   22. Dây thần kinh cơ bàn đạp   23.
Lưỡi   24. Hạch dưới lưỡi   25. Tuyến nước bọt dưới lưỡi   26. Hạch dưới hàm  
27. Tuyến nước bọt dưới hàm   28. Thừng nhĩ   29. Dây thần kinh nhĩ   30. Dây
thần kinh thiệt hầu   31. Đoạn ngoài xương thái dương của dây thần kinh mặt
Đường đi và phân nhánh:

Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh mặt chạy qua ống tai trong cùng với dây thần
kinh tiền đình ốc tai. Từ đây cho ra nhiều nhánh: dây thần kinh đá lớn, thừng
nhĩ...

Dây thần kinh đá lớn: là đường bài tiết nước mắt, tuyến nhày của mũi, miệng
chạy trong ống thần kinh đá lớn để vào lại trong xoang sọ, sau đó ra khỏi
xoang sọ qua lỗ rách, phối hợp với dây thần kinh đá sâu là nhánh của đám rối
giao cảm cảnh trong, tạo thành dây thần kinh ống chân bướm, đi qua ống
chân bướm để tận cùng ở hạch chân bướm - khẩu cái. Từ hạch chân bướm
khẩu cái cho các sợi bài tiết đến các tuyến nhày của miệng, mũi và tuyến lệ.

Thừng nhĩ: từ bên trong phần đá xương thái dương, tách khỏi dây thần kinh
mặt, đi ra khỏi xương sọ bằng khe đá trai, phối hợp với nhánh lưỡi của dây
thần kinh hàm dưới tạo thành dây thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ cho các nhánh
đến chi phối bài tiết cho các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm giác vị
giác 2/3 trước lưỡi.

Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ

trâm - chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang tai và chia thành 5 nhánh tận:
nhánh thái dương, nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới và nhánh cổ.
Dây thần kinh mặt vận động cho các cơ mặt, cơ bám da cổ, bụng sau cơ hai
thân và cơ trâm móng.

Dây thần kinh thiệt hầu (IX)

Dây thần kinh thiệt hầu gồm có các phần:

Phần vận động.

Phần đối giao cảm.

Phần cảm giác

Nguyên ủy thật:

Nguyên ủy thật vận động nằm ở nhân hoài nghi và nhân nước bọt dưới,
nguyên ủy thật cảm giác là hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh thiệt hầu
nằm gần lỗ tĩnh mạch cảnh (đường hướng tâm của hạch này tận cùng ở nhân
bó đơn độc).

Đường đi và phân nhánh:

Từ nguyên ủy hư ở phía sau trám hành, dây thần kinh đi qua lỗ cảnh để ra khỏi
sọ. Ở đây dây thần kinh phình to ra tạo thành hạch trên và hạch dưới của dây
thần kinh thiệt hầu. Sau đó vòng ra phía trước và tận cùng ở rễ lưỡi. Trên
đường đi dây thần kinh thiệt hầu cho ra nhiều nhánh nhỏ để đến lưỡi, cơ trâm
hầu, niêm mạc hầu, hòm nhĩ, tuyến nước bọt mang tai, các nhánh đi đến
xoang cảnh và tiểu thể cảnh. Dây thần kinh thiệt hầu chi phối vận động cho cơ
trâm hầu và cảm giác cho hầu, hòm nhĩ, 1/3 sau của lưỡi và chi phối bài tiết
tuyến nước bọt mang tai.

Dây thần kinh lang thang (X)

Là dây thần kinh lớn nhất trong số 12 dây thần kinh sọ: cấu tạo gồm có vận
động, cảm giác và đối giao cảm (thành phần chủ yếu).

Nguyên ủy thật:

Phần vận động: nhân hoài nghi, nhân lưng thần kinh lang thang (phần đối giao
cảm).

Phần cảm giác: hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh số X. Các sợi hướng
tâm của các tế bào hạch này đi vào não và chấm dứt ở nhân bó đơn độc.

Nguyên ủy hư:

Rãnh bên sau của hành não.

Đường đi:

Dây thần kinh lang thang cùng với dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phụ
từ nguyên ủy hư của nó đi ra khỏi sọ qua phần trong của lỗ tĩnh mạch cảnh, ở
đó có hai hạch là hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh lang thang. Sau đó
chạy trong bao cảnh cùng với động mạch cảnh trong, động mạch canh chung
và tĩnh mạch cảnh trong, khi đến nền cổ thì dây thần kinh lang thang phải bắt
chéo phía trước động mạch dưới đòn phải, (còn dây thần kinh lang thang trái
bắt chéo trước cung động mạch chủ ở trung thất). Từ nền cổ dây thần kinh đi
đến trung thất trên, chạy sau cuống phổi để vào trung thất sau, ở đây hai dây
thần kinh phải và trái tập trung lại và tạo thành đam rối thực quản. Từ đám rối
này cho ra hai thân thần kinh lang thang trước (trái), sau (phải) để xuống
bụng.
 

Hình. Các dây thần kinh sọ vùng cổ

1. Dây thần kinh hàm dưới   2. Dây thần kinh thiệt hầu   3.  Dây thần kinh lang
thang   4. Dây thần kinh mặt   5. Dây thần kinh phụ   6. Cơ hai thân   7. Cơ ức
đòn chũm   8. Dây thần kinh thiệt hầu   9. Dây thần kinh chấm nhỏ   10. Cơ gối
đầu   11. Động mạch chẩm   12.14.15. Nhánh trước dây thần kinh cổ 2, 3, 4  
13. Cơ nâng vai   16. Dây thần kinh hoành   17. Cơ bậc thang giữa   18. Thừng
nhĩ   19. Dây thần kinh lưỡi   20. Cơ trâm lưỡi   21. Cơ trâm hầu   22. Lưỡi   25.
Động mạch lưỡi sâu   26. Cơ cằm lưỡi   27. Động mạch dưới lưỡi   28. Cơ cằm
móng   29. Cơ hàm móng   30. Cơ móng lưỡi   31. Cơ khít hầu giữa   32. Cơ
giáp lưỡi   33. Dây thần kinh quản trên   34. Quai cổ

Nhánh tận:

Dây thần kinh lang thang trước ở trước thực quản và chia thành nhánh vị trước
và nhánh gan. Dây thần kinh lang thang sau cho ra nhánh vị sau, nhánh tạng
và nhánh thận để tạo thành đám rối tạng (từ đám rối này có các sợi đối giao
cảm đi đến các tạng trong ổ bụng có sợi đối giao cảm, ngoại trừ một phần
ruột già và một phần bộ phận sinh dục - tiết niệu ở hố chậu. Hai nhánh vị trước
và sau thì phân nhánh để vào dạ dày.
Trên dường đi, dây thần kinh lang thang cho rất nhiều nhánh bên:

Đoạn trong sọ thì cho một số nhánh bên đến màng cứng và da ống tai ngòai.

Đoạn cổ cho các nhánh hầu để vận động cho các cơ của hầu và màng khẩu
cái; dây thần kinh thanh quản trên chạy dọc cơ khít hầu dưới để vận động cho
cơ nhẫn giáp và cảm giác một phần thanh quản.

Đoạn đáy cổ và trung thất: cho dây thần kinh thanh quản quặt ngược (bên phải
thì vòng động mạch dưới đòn phải còn bên trái thì vòng lấy cung động mạch
chủ), dây thần kinh này chạy lên trên nằm trong rãnh khí - thực quản và tận
cùng bằng dây thần kinh thanh quản dưới, vận động hầu hết cho các cơ của
thanh quản; nhánh tim cổ trên, nhánh tim cổ dưới và các nhánh tim ngực để
tạo thành đám rối tim; nhánh phế quản tạo thành đám rối phổi; các nhánh
thực quản.

You might also like