You are on page 1of 18

CƠ VÙNG BỤNG

Giải phẫu chức năng vận động –


thần kinh
MỤC TIÊU
Trình bày được các cơ ở thành bụng
trước bên.

Trình bày được các cơ thành bụng


sau, thành bên và dưới chậu hông.

Nêu chức năng các nhóm cơ vùng


bụng.
I. THÀNH BỤNG
TRƯỚC BÊN
Các cơ ở thành bụng trước bên sắp xếp ở
hai bên đường giữa (đường trắng) gồm:
• mỗi bên một hành lang thẳng & một
đai ngang.
• Hành lang thẳng có cơ thẳng bụng và
cơ tháp tăng cường ở phía dưới.
• Đai ngang có cơ chéo bụng ngoài, cơ
chéo bụng trong, cơ ngang bụng xếp
thành 3 lớp có thớ cơ hướng theo 3
chiều khác nhau
1.Cơ thẳng bụng (Restus abdominis m.)

Nguyên ủy:
• xương mu
• mặt trước tiếp hợp mu
• đường giữa
Bám tận: sụn sườn 5,6,7 và xương ức. Thân cơ có từ 3-5
trẽ gân ngang phân chia cơ thành nhiều đoạn.
Chức năng:
• Hóp bụng,
• Gấp cột sống.
Thần kinh vận động: nhánh của đám rối thần kinh cánh
tay và các dây thần kinh liên sườn từ 7 đến 12.
2. Cơ tháp (pyramidalis m.)

• Là một cơ nhỏ hình tam giác


• Vị trí: nằm ở phía trước và dưới cơ thẳng bụng
• Đáy bám vào xương mu
• Đỉnh bám vào đường giữa
3. Cơ chéo bụng ngoài (Obliquus externus abdominis m.)

Nguyên ủy: xương sườn 5-12


Bám tận:
• đường giữa
• mào chậu
• xương mu.
Chức năng:
• Hóp bụng
• gấp cột sống
• xoay cột sống sang phía đối diện.
Thần kinh vận động: nhánh của đám rối
thần kinh cánh tay và các dây thần kinh
liên sườn từ 6 đến 12.
4. Cơ chéo bụng trong: (Obliquus internus abdominis m.)

Nằm dưới cơ chéo bụng ngoài.


Nguyên ủy: mào chậu và cung đùi
Bám tận:
• 3 xương sườn cuối
• đường giữa
• xương mu.
Chức năng:
• Hóp bụng
• gấp cột sống
• xoay cột sống sang cùng bên.
Thần kinh vận động: nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và
các dây thần kinh liên sườn tư 6 đến 12.
5. Cơ ngang bụng (Transversus abdominis m.)

• Là cơ sâu nhất của đai ngang, chạy vòng từ cột sống thắt lưng
ra đường giữa, thân cơ ở giữa, hai đầu là cân.
Nguyên ủy:
• cột sống thắt lưng
• 6 sụn sườn cuối
• mào chậu và cung đùi
Bám tận: đường giữa và xương mu
Chức năng: hóp bụng.
Thần kinh vận động: nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và các
dây thần kinh liên sườn dưới.
II. THÀNH BỤNG SAU

Là các cơ vùng lưng và thắt lưng, từ sau ra trước gồm có:


1. cơ lưng rộng
2. cơ răng sau dưới
3. các cơ ở máng cột sống
4. cơ gian mỏm ngang.
5. cơ vuông thắt lưng
6. cơ thắt lưng chậu.
5. Cơ vuông thắt lưng (Quadratus lumborum m.)

Nguyên ủy:
• mào chậu
• mỏm ngang các đốt sống thắt lưng 3, 4, 5
Bám tận:
• mỏm ngang đốt sống thắt lưng 1, 2
• xương sườn 12.
Chức năng: Duỗi cột sống, nghiêng cột sống sang cùng bên,
nâng xương chậu.
Thần kinh vận động: nhánh của đám rối thần kinh thắt lưng và
các dây thần kinh sống: liên sườn 12, thắt lưng 1, 2
6. Cơ thắt lưng- chậu (Iliopsoas m.)

Gồm có hai phần: phần thắt lưng và phần chậu.


Nguyên ủy:
• Phần thắt lưng: mỏm ngang các đốt sống từ ngực 12
đến thắt lưng 5;
• Phần chậu: hố chậu trong
Bám tận: hai phần cơ xuống dưới cùng bám bằng một
gân chung vào mấu chuyển bé xương đùi.
Chức năng: gấp khớp hông.
Thần kinh vận động: thần kinh đùi
III. THÀNH BÊN VÀ DƯỚI CHẬU HÔNG

Các cơ ở thành bên và dưới chậu hông gồm 2 nhóm:


• Nhóm lót thành bên chậu hông bé có 2 cơ:
 cơ hình lê
 cơ bịt trong.
• Nhóm lót đáy chậu hông bé có 2 cơ:
 cơ nâng hậu môn lót 3/4 trước
 cơ cụt lót ở 1/4 sau đáy chậu
1. Cơ hình lê (piriformis m.)
Nguyên ủy: mặt trước xương cùng
Bám tận: thân cơ đi ra ngoài qua khuyết ngồi lớn tới bám vào mấu chuyển lớn xương đùi.
Chức năng: Xoay ngoài khớp hông.
Thần kinh vận động: một nhánh của đám rối thần kinh cùng
2. Cơ bịt trong (Obturator internus m.)

Đậy phía trong lỗ bịt.


Nguyên ủy: bám quanh lỗ bịt
Bám tận: đi ra ngoài qua khuyết ngồi bé
tới bám vào mấu chuyển lớn.
Chức năng: xoay ngoài khớp hông.
Thần kinh vận động: một nhánh của đám
rối thần kinh cùng.
3. Cơ nâng hậu môn (levator ani m.)

Gồm có 2 phần:
+ Phần thắt có 3 bó bám vào xương mu và gai chậu rồi chụm lại bám vào phía sau hậu môn.
+ Phần nâng bám vào xương mu và tới bám vào phía trước và hai bên hậu môn.
Chức năng:
+ Phần thắt có chức năng thắt hậu môn, khi co bịt hậu môn lại.
+ Phần nâng có chức năng vừa nâng vừa mở hậu môn. Đối với phụ nữ, phần nâng còn giữ âm đạo như một cơ thắt
xung quanh âm đạo.
Thần kinh vận động: một dây tách ở đám rối thần kinh thẹn (dây cùng III & IV ).
4. Cơ cụt (coccygeus m.)
Nguyên ủy: gai hông
Bám tận: phần cuối xương cùng và đốt 1 xương cụt.
Chức năng: Giữ không cho xương cụt lùi ra sau.
Thần kinh vận động: một dây tách ở đám rối thần kinh thẹn (dây
cùng III & IV ).
IV. CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ THÀNH BỤNG

1. Khi cơ hoành cùng với các cơ thành bụng trước bên và cơ nâng hậu môn co đồng loạt, đai bụng sẽ thắt
lại, ổ bụng thu nhỏ làm áp lực trong ổ bụng tăng lên, góp phần thút đẩy việc đại tiện, tiểu tiện, rặn đẻ, nôn,
ho, thở gắng sức.
2. Các cơ thành bụng trước bên và thành bụng sau còn có chức năng vận động thân mình:
• Gấp thân: cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.
• Duỗi thân: các cơ máng cột sống, cơ vuông thắt lưng.
• Xoay thân: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình giải phẫu chức năng vận động – thần kinh.
Trường Đại Học Y Dược TP.HCM
2. Nguyễn Quang Quyền. Atlas Giải Phẩu Người.Trường Đại học
y dược Tp.Hồ Chí Minh. NXB Y học.2014.

You might also like