You are on page 1of 27

Giải phẫu chi dưới – Vùng

mông đùi
THS.BSNT. HỒ KHẢ VĨNH NHÂN
ĐẠI CƯƠNG
- Vùng mông là một vùng có nhiều mạch máu
và thần kinh quan trọng từ chậu hông đi qua
để xuống chi dưới
- Giới hạn vùng mông: Ở trên là mào chậu, ở
dưới là nếp lằn mông, ở ngoài là đường nối
từ gai chậu trước trên đế mấu chuyển lớn, ở
trong là mào giữa xương cùng
- Vùng mông có hai lớp: lớp nông và lớp
sâu
- Lớp nông: Da và tổ chức dưới da
- Lớp sâu: Lớp cơ gồm cơ chậu- mấu
chuyển và các cơ ụ ngồi – xương mu
- Các cơ này xếp thành 3 lớp
ĐẠI CƯƠNG

 Lớp nông: có các dây thần kinh


cảm giác
- Các thần kinh bì mông trên,
thuộc các thần kinh thắt lưng
- Các thần kinh bì mông giữa,
thuộc các thần kinh cùng và cụt
- Các thần kinh bì mông dưới,
thuộc các thần kinh bì đùi sau
LỚP SÂU
 Các cơ vùng mông được xếp
thành 3 lớp
1. Lớp nông
- Cơ mông lớn:
Nguyên ủy: Diện mông xương
chậu, mào chậu, mặt sau xương
cùng, dc cùng ụ ngồi
Bám tận: dải chậu chày, đường
ráp xương đùi
Động tác: Duỗi đùi mạnh, giúp tư
thế đứng thẳng, xoay ngoài đùi và
nghiên chậu hông
LỚP SÂU
- Cơ căng mạc đùi
Nguyên ủy: mào chậu
Bám tận: nơi nối 1/3 trên và 2/3
dưới dải chậu chày
Dải chậu chày là một dải mô sợi
giữa cơ mông lớn và cơ căng mạc
đùi. Phía sau liên tiếp với hai lá
cân nông, phía trước bao lấy cơ
căng mạc đùi và liên tiếp mạc đùi
Dải chậu chày bám tận vào đầu
trên xương chày
Động tác: tác dụng căng mạc đùi,
khi tựa vào xương chậu có tác
dụng gấp dạng và xoay trong đùi.
Khi tựa vào đùi sẽ gấp dạng và
xoay ngoài đùi
LỚP SÂU
2. Lớp giữa: Lớp giữa cách lớp nông bởi một lá
sâu của cân mông và một lớp liên kết
- Cơ mông nhỡ:
Nguyên ủy: ¾ trước mào chậu, diện mông
xương chậu, giữa đường mông trước và đường
mông sau
Bám tận vào mấu chuyển lớn
Động tác: Dạng đùi, phần trước giúp gấp và
xoay trong đùi, phần sau duỗi và xoay ngoài đùi
- Cơ hình lê: là cơ quan trọng và mốc để tìm
mạch máu và thần kinh vùng mông
Nguyên Ủy: Mặt chậu, đốt sống cùng II,III,IV,
khuyết ngồi lớn, DC cùng gai ngồi
Bám tận: Mấu chuyển lớn
Động tác: dạng và xoay ngoài đùi
LỚP SÂU
3. Lớp sâu: gồm cơ mông bé và các cơ ụ
ngồi xương mu mấu chuyển
- Cơ mông bé
Nguyên Ủy: Diện mông, giữa đường
mông trước và dưới
Bám tận: Mấu chuyển lớn
Động tác: dạng và xoay trong đùi
- Cơ bịt trong
Nguyên ủy: Chu vi lỗ bịt, mặt chậu, màng
bịt
Bám tận: từ lỗ bịt qua khuyết ngồi lớn
đến mặt trong mấu chuyển lớn và hố
mấu chuyển
Động tác: cùng với cơ sinh đôi có tác
dụng xoay ngoài đùi, duỗi và dạng đùi khi
ở tư thế gấp
Lớp sâu
- Cơ sinh đôi trên và sinh đôi dưới
Nguyên Ủy: gai ngồi, khuyết ngồi bé và
ụ ngồi
Bám tận: Bám tận dọc trên và dưới cơ
bịt trong
ĐỘng tác: như cơ bịt trọng
- Cơ vuông đùi
Nguyên Ủy: Ụ ngồi
Bám tận: Mào gian mấu xương đùi
Động tác: Xoay ngoài và khép đùi
- Cơ bịt ngoài
Nguyên Ủy: lỗ bịt, màng bịt
Bám tận: hố mấu chuyển x. đùi
Động tác: khép và xoay ngoài đùi
Mạch máu và thần
kinh
 Bó mạch trên cơ hình lê: Gồm có Đm và
Tk mông trên
- Động mạch mông trên: Động mạch mông
trên là nhánh ĐM chậu trong
Đường đi: Đi giữa đám rối thắt lưng cùng và
dây cùng 1 qua khuyết ngồi lớn và mạc chậu.
Ở vùng mông, Đm xuất hiện trên cơ hình lê,
sâu hơn cơ mông lớn và tĩnh mạch mông trên
Phân nhánh: Nhánh nông vào cơ mông lớn và
mông nhỡ, nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và
mông bé
Ngành nối:
Đm chậu ngoài qua nhánh mũ chậu sâu
Đm đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngoài
Đm chậu trong nhánh Đm mông dưới và Đm
cùng ngoài
- Thân kinh mông trên: Tạo bởi thần kinh
thắt lưng 4,5 và cùng 1. Chi phối vận động
cơ mông nhỡ, mông bé và cơ căng mạc
Mạch máu và
thần kinh
Mạch máu và thần kinh
dưới cơ hình lê gồm 3 lớp:
- Lớp nông: TK bì đùi
sau
- Lớp giữa: Tk ngồi, bó
mạch thần kinh mông
dưới, bó mạch thần
kinh thẹn
- Lớp sâu: Nhánh vận
động cho cơ lớp sâu
vùng mông: thần kinh
cơ vuông đùi, cơ bịt
trong, cơ sinh đôi trên
và dưới đều là nhánh
của đám rối cùng. Và
nhánh thần kinh hậu
môn –cụt chi phối cảm
giác cho vùng quanh
xương cụt
Mạch máu và thần kinh

- Thần kinh bì đùi sau: Xuất phát từ dây


cùng 1,2 và 3. Đi dưới cơ hình lê
Phân nhánh: Nhánh bì mông dưới, các
nhánh đáy chậu
- Thần ngồi: Là thần kinh lớn nhất cơ
thể, chi phối cảm giác và vận động phần
lớn chi dưới gồm hai phần: Tk chày và
Tk mác chung được bọc trong bao
chung và chỉ tách nhau ra ở phần khoeo
Phân nhánh: Ở vùng mông không phân
nhánh
Giải phẫu bề mặt: Trên da, Tk ngồi có thể
vẽ bằng một điểm nối giữa
Điểm A: điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa của
đường nối gai chậu sau trên đến u ngồi
Điểm B: Điểm giữa của đường nối từ u ngồi
đến mấu chuyển lớn
Điểm C: Góc trên cả trám khoeo
Mạch máu và
thần kinh
- Bó mạch thần kinh mông dưới
+ Thần kinh mông dưới: tạo bởi thắt
lưng 5 và cùng 1,2
Chi phối: Cơ hình lê và cơ mông lớn
+ Đm mông dưới: là nhánh đm chậu
trong, đi dưới cơ hình lê
Phân nhánh: Nhánh nối với Đm mũ đùi
ngoài và trong, nhánh xuyên 1 của Đm
mùi sau, nhánh cho thần kinh ngồi
+ Bó mạch thần kinh thẹn:
TK thẹn: Xuất phát từ cùng 2,3,4 đi
cùng với Đm thẹn trong đi trong ống
thẹn đến vùng đáy chậu và sinh dục
ngoài
Đm thẹn trọng: là nhánh của Đm chậu
trong
ĐÙI
 Đùi: giới hạn phía trên là nếp lằn bẹn ở trước
và nệp lằn mông ở sau. Phía dưới là trên nền
xương bánh chè 3 khoát ngón tay
 Chia làm hai khu bởi vách gian cơ đùi ngoài
và cơ khép lớn: vùng đùi trước và vùng đùi
sau
+ Vùng đùi trước: gồm 2 khu cơ
Khu cơ trước là khu cơ gấp đùi và duỗi cẳng
chân gồm cơ tứ đầu đùi, cơ may và cơ thắt
lưng chậu
Khu cơ trong là khu khép đùi gồm cơ lược, cơ
thon và ba cơ khép
+ Vùng đùi sau: gồm các cơ ụ ngồi cẳng chân là
các cơ duỗi đùi và gấp gối
Vùng đùi trước

 Giới hạn phía trên bởi nếp lằn


bẹn, phía dưới cách bờ trên
xương bánh chè 3 khoát ngón
tay, phía ngoài đường kẻ từ
GCTT đến lồi cầu ngoài, phía
trong đường kẻ từ ngành dưới
xương mu đến lồi cầu trong
1. Lớp nông
- Da và tổ chức dưới da
- Thần kinh nông: nhánh đùi của
tk sinh dục đùi, tk chậu bẹn, tk
bì đùi ngoài, các nhánh bì
trước của tk đùi, nhánh bì của
tk bịt
- Đm nông: Đm mũ chậu nông,
Đm thẹn ngoài
Vùng đùi trước
1. Cơ may: là cơ dài nhất cơ thể, được
bọc trong mạc đùi
Nguyên Ủy- Bám tận: GCTT- mặt trong đầu
trên x.chày
Động tác: Gấp, dạng và xoay ngoài
2. Cơ tứ đầu đùi: gồm bốn cơ: cơ thẳng đùi,
cơ rộng trong, rộng ngoài, rộng giữa
Bốn thành phần của cơ tứ đầu đùi bám
bằng một gân chung vào xương bánh chè
gọi là gân bánh chè
Động tác: duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng to
còn giúp gấp đùi
3. Cơ thắt lưng – chậu: là một cơ từ vùng
thắt lưng và vùng chậu đến bám tận vào
khu đùi trước gồm hai phần: cơ chậu và cơ
thắt lưng lớn
Động tác: Gấp đùi vào than hay ngược lại
gấp than vào đùi. Nghiên phần thắt lưng
Cơ khu cơ đùi trong

 Gồm 3 nhóm: Lớp nông


có cơ thon, cơ lược, cơ
khép dài, lớp giữa cơ
khép lớn
Động tác: khép đùi, xoay
trong đùi
Các cơ khu đùi do tk bịt chi
phối trừ cơ lược do thần
kinh đùi va bó dưới cơ khép
lớn do tk ngồi chi phối
Mạch máu thần
kinh vùng đùi
1. Động mạch đùi
Nguyên ủy: Động mạch chậu ngoài đến
điểm giữa Dc bẹn thì đổi tên thành dm đùi
Đường đi và liên quan: Chia làm 3 đoạn:
đoạn sau dc bẹn, đoạn trong tam giác đùi
và đoạn trong ống cơ khép
- Đoạn đi sau dc bẹn: chia thành hai
ngăn: ngăn mạch máu và ngăn cơ
+ Ngăn mạch máu: gh trước là dc bẹn, phía
sau là bờ trước x.chậu, phía trong là dc
khuyết, phía ngoài là cung chậu lược
+ Ngăn cơ: chứa cơ thắt lưng – chậu và
thần kinh đùi
+ Đm đùi đi phía sau dc bẹn bọc trong bao
mạc đùi (ống đùi) theo thứ tự từ ngoài vào
trong ĐM đùi, TM đùi, hạch bạch huyết.
Ống đùi là điểm yếu vùng bẹn
Mạch máu thần
kinh vùng đùi
- Đoạn đi trong tam giác đùi: Tam giác đùi
là một tam giác, đáy là dc bẹn, cạnh
ngoài là bờ trong cơ may, cạnh trong là
bờ trong cơ khép dài, định hương xuống
dưới cách dc bẹn 10cm
Sàn (nền) tam giác đùi từ ngoài vào trong có
cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài, và
một phần cơ khép ngắn
Trần tam giác đùi đậy bằng mạc sàng và
mạc đùi
Trong tam giác đùi, thần kinh đùi nằm phía
ngoài, Đm ở giữa và tĩnh mạch ở trong
- Đoạn đi trong ống cơ khép: là một ống
hình lăng trụ
+ Mặt trước trong là cơ may, mặt trước ngoài
là cơ rộng trong, mặt sau là cơ khép dài và
khép lớn
Mạch máu thần
kinh vùng đùi
 Phân nhánh
- Đm thượng vị nông
- Đm mũ chậu nông
- Đm thẹn ngoài
- Đm gối xuống
- Đm đùi sâu: là nhánh lớn nhất của đm đùi.
Tách dưới dc bẹn 4cm, cấp máu hầu hết cho
cơ vùng đùi. Cho các nhánh
+ Đm mũ đùi ngoài
+ Đm mũ đùi trong
+ Đm xuyên
Mạch máu thần
kinh vùng đùi
2. Thần kinh đùi: là nhánh lớn nhất của đám
rối tk thắt lưng, do các tk thắt lưng 2,3,4 tạo
thành. Thần kinh đùi đi trong rãnh cơ thắt lưng
và cơ chậu
Phân nhánh: Nhánh cơ lược và cơ may,
nhánh sâu đến cơ rộng ngoài, rộng giữa và
rộng trong, thẳng đùi và cả khớp gối và khớp
hông. Nhánh bì trước: bì đùi trước và bì đùi
giữa
3. Thần kinh hiển: là nhánh hoàn toàn cảm
giác, bắt chéo phía ngoài Đm đùi từ phía
ngoài vào trong rồi nông giữa cơ may và cơ
thon. Đi xuống mặt trong cẳng chân với tm
hiển lớn chi phối cảm giác da phía trong cẳng
bàn chân
4. Động mạch bịt: Xuất phát từ đm chậu trong,
chia làm hai nhánh trước và sau quây lấy lỗ
bịt. Vùng đùi, cấp máu cho vùng cơ khu đùi
trong (các cơ khép và cơ thon)
5. Thần kinh bịt: vận động cho cơ bịt ngoài, ba
cơ khép, cơ thon và cảm giác mặt trong đùi
Vùng đùi sau
 Giới hạn: phía trên là bởi nếp
lằn mông, ở dưới trên x.bánh
chè 3 khoát ngón tay, bên ngoài
đường nối mấu chuyển lớn đến
LCN, phía trong khớp mu đến
LCT
 Lớp nông: Da và tổ chức dưới
da, lớp mạc nông
 Lớp sâu: Gồm có 3 cơ: Nhị đầu
đùi, cơ bán gân, cơ bán màng.
Phần lớn có nguyên ủy ở ụ ngồi
và bám tận ở cẳng chân nên
gọi là nhóm cơ ụ ngồi cẳng
chân
 Động tác: Gấp cẳng chân, duỗi
đùi
 Thần kinh chi phối: TK ngồi
Gối
 Giới hạn: Phía trên, bởi đường vòng cách
nền xương bánh chè 3 khoát ngón tay,
phía dưới đường vòng qua lồi củ chày
 Chia làm hai vùng: Vùng gối trước và vùng
gối sau
1. Vùng gối trước: gồm da và tổ chức dưới
da, dc bánh chè và xương bánh chè
2. Vùng gối sau: còn gọi là hố khoeo: Ở
phía trên và ngoài là đầu tận của cơ nhị
đầu đùi, Ở phía trên và trong là đầu tận
cùng của cơ bán gân và bán màng, ở
phía dưới là hai đầu của cơ bụng chân
3. Động mạch khoeo: Đm đùi đi qua vòng
gân cơ khép đổi tên thành Đm khoeo.
Khi ĐM khoeo đến bờ dưới cơ khoeo thì
chia thành hai nhánh: Đm chày trước và
đm chày sau
Phân nhánh: ĐM cơ bụng chân, Đm gối trên
trong và ngoài, Đm gối giữa
Nối với ĐM gối xuống của ĐM đùi, nhánh
xuống Đm mũi đùi ngoài, Đm quặc ngược chày
thuộc Đm chày trước, nhánh mũ mác của Đm
chày sau
CẲNG CHÂN
Cẳng chân được gh: Phía trên bởi đường vòng qua
lồi củ chày, Ở phía dưới bởi đường vòng qua hai
mắc cá. Chia làm 3 khu cơ: khu cơ trước, khu cơ
ngoài, khu cơ sau
1. Vùng cẳng chân trước
- Lớp nông: da và tổ chức dưới da, thần kinh nông
(thần kinh hiển và mác nông), tĩnh mạch nông,
mạc nông
- Lớp sâu: Cơ khu cơ trước và khu cơ ngoài
+ Cơ khu cơ trước: Là nhóm cơ duỗi bàn chân,
nghiên trong và nghiên ngoài bàn chân và duỗi ngón
chân do tk mác sâu chi phối. Mạch máu khu cơ
trước là Đm và Tm chày trước
Gồm có: Cơ chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ
duỗi các ngón chân dài, cơ mác ba
VÙNG CẲNG CHÂN
TRƯỚC
+ Khu cơ ngoài: khu cơ ngoài có hai cơ: cơ mác dài và cơ
mác ngắn do thần kinh mác nông chi phối và được cấp
máu bởi các nhánh cơ của Đm chày trước
Động tác: gấp và nghiên ngoài bàn chân
+ Mạch máu: Đm chày trước
Nguyên Ủy: là một trong hai nhánh tận của Đm khoeo, bắt
đầu từ bờ dưới cơ khoeo đến khớp cổ chân thì đổi tên
thành Đm mu chân
Đường đi và liên quan: Ở vùng cẳng chân sau, chạy ra
trước giữa hai đầu cơ chày sau đến màng gian cốt để ra
trước. Ở 2/3 trên cẳng chân trước, Đm chày trước nằm
trên màng gian cốt, trong Đm là cơ chày trước, ngoài Đm
là cơ duỗi các ngón chân dài và duỗi ngón cái dài. Ở 1/3
dưới vùng cẳng chân trước, Đm nằm trên xương chày và
khớp cổ chân
Phân nhánh: Các nhánh nuôi cơ, Đm quặc ngược chày
sau, Đm quặc ngược chày trước, Đm mắt cá trước ngoài
VÙNG CẲNG
CHÂN TRƯỚC
+ Thần kinh mác chung
Nguyên Ủy –đường đi: Ở vùng khoeo, thần
kinh mác chung đi dọc bờ trong cơ nhị đầu
đùi, trên đầu ngoài cơ bụng chân, cơ gan
chân, vòng quanh chỏm xương mác cho 2
nhánh tận: Tk mác sâu ở khu cơ trước và Tk
mac nông đi ở khu cơ ngoài
Tk mác sâu đi xuyên qua đầu trên cơ duỗi các
ngón chân dài đến khe giữa cơ này và cơ
chày trước. Phân nhánh cơ khu cơ trước, tk
ngón chân cái ngoài và Tk mu ngón chân nhì
trong để chi phối cảm giác kẽ ngón I và II
Tk mác nông: Tk đi giữa cơ duỗi các ngón
chân dài và các cơ mác hoặc đi dọc giữa 2 cơ
mác dài và mác ngắn rồi ra nông để chi phối
cảm giác phần dưới khu cẳng chân trước và
mu chân
VÙNG CẲNG CHÂN
SAU
- Lớp nông: da và tổ chức dưới da, thần kinh nông là
tk bì đùi sau và tk bắp chân do hợp bởi Tk bì bắp
chân ngoài và Tk bì bắp chân trong. Đi dọc theo bờ
ngoài gân gót rồi chia hai nhánh. Nhánh gót ngoài và
nhánh bì mu chân ngoài đến cạnh ngoài bàn chân
Tm hiển bé: Đi từ cạnh ngoài bàn chân, sau mắt cá
ngoài và theo bờ ngoài gân gót lên cẳng chân cùng
với tk bắp chân rồi đổ vào Tm khoeo
- Lớp sâu: Cơ vùng cẳng chân sau được chia làm
hai lớp bởi mạc cẳng chân sau. Lớp nông là cơ tam
đầu cẳng chân và cơ gan chân. Lớp sâu là cơ
khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp
các ngón chân dài
Cơ tam đầu cẳng chân gồm cơ bụng chân và cơ dép
có động tác gấp cẳng chân và gấp bàn chân nên rất
quan trọng trong động tác đi đứng chạy nhảy
VÙNG CẲNG CHÂN
SAU
- Đm chày sau: là nhánh của Đm khoeo, bắt đầu
từ cung cơ dép đến phía sau mắt cá trong thì chia
hai nhánh tận là đm gan chân ngoài và đm gan
chân trong
Phân nhánh: Đm mũ mác, ĐM mác, nhánh mắt cá
trong và nhánh gót, Đm gan chân trong và ngoài
- Đm mác: Tách từ Đm chày sau ở khoảng 2,5cm
bờ dưới khoeo, chạy chếch ra ngoài về phía
xương mác, lúc đầu nằm giữa cơ chày sau và cơ
gấp ngón cái dài, sau đi sâu dưới màng gian cốt
Phân nhánh: nhánh xuyên, nhánh nối với Đm
chày sau, nhánh mắt cá ngoài và nhánh gót

You might also like