You are on page 1of 5

MÔNG

MỤC TIÊU LÝ THUYẾT :


1. Mô tả được Vị trí, giới hạn, hình thể của mông.
2. Mô tả cấu tạo và các thành phần của mông
3. Nêu được liên quan các thành phần của mông
4.Vẽ và chú thích cấu tạo của các bó mạch và thần kinh mông, đám rối thần kinh ngồi cụt.
5. Ứng dụng lâm sàng.
MỤC TIÊU THỰC TẬP :
1 Chỉ được trên mô hình, tranh vẽ, xác ướp các thành phần của mông.
2.Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng của mạch máu và thần kinh mông.
3. Xác định mốc để gây tê thần kinh và tiêm trích vùng mông.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Giới hạn:
- Ở trên là mào chậu
- Ở dưới là lớp lằn mông
- Ở ngoài là đường nối từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển to.
- Ở trong là mạc giữa xương cùng
2. Các lớp của vùng mông:
* Lớp nông:
- Da, tổ chức dưới da, có các thần kinh bì mông trên thuộc các thần kinh thắt lưng, bì mông
giữa thuộc các thần kinh cùng cụt , bì mông dưới thuộc thần kinh bì đùi sau.
- Mạc nông chia 2 lá bọc cơ mông lớn tới xương dính vào mạc đùi, dải chậu chày và cơ cẳng
mạc đùi.
*Lớp sâu :
- Các cơ chậu mấu chuyển và các cơ ụ ngồi, xương mu,mấu chuyển. Các cơ được xếp thành
3 lớp
Lớp nông gồm các cơ mông lớn, cơ căng đùi
Lớp giữa: gồm cơ mông nhỏ, cơ hình lê
Lớp sâu: gồm cơ mông bé, cơ lật trong, cơ sinh đôi trên, cơ vùng đùi, cơ bật ngoài, mạch
máu và thần kinh.
- Các cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển : Gồm các cơ bịt trong, sinh đôi, vuông đùi và bịt
ngòai.

1
Thần kinh và cơ mông
Cơ mông lớn
Cơ mông nhỡ
Cơ mông bé
Thần kinh mông trên
Cơ căng mạc đùi
Cơ hình lê
Thần kinh mông dưới
Thần kinh ngồi
Cơ sinh đôi trên
Cơ bịt trong
Cơ sinh đôi dưới
Cơ vuông đùi
Cơ mông lớn
Cơ nhị đầu đùi( đầu dài)
Cơ bán gân

# Lớp nông:
- Cơ mông lớn :
+ Nguyên ủy : .Diện mông, mào chậu, mặt sau xương cùng, dây chằng cùng ụ ngồi.
+ Bám tận : Vào dải chậu chày và đường ráp xương đùi.
+ Động tác : Duỗi đùi, xoay ngòai đùi và làm nghiêng chậu hông.
- Cơ căng mạc đùi :
+ Nguyên ủy : Mào chậuU
+ Bám tận : Nơi nối 1/3 trên và 2/3 dưới dải chậu chày.
+ Động tác : Căng mạc đùi, khi tựa và xương chậu sẽ gấp, dạng và xoay trong đùi, khi tựa
vào đùi sẽ gấp, dạng và xoay ngòai chậu.
# Lớp giữa :
- Cơ mông nhỡ :
+ Nguyên ủy : 3/4 trước mào chậu, diện mông xương chậu, giữa đường mông trước và sau.
+ Bám tận : Mấu chuyển to
+ Động tác : Dạng đùi, phần trước của cơ còn giúp gấp và xoay trong đùi, phần sau duỗi và
xoay ngòai đùi. Khi cơ tựa vào xương đùi sẽ làm nghiêng người sang bên.
- Cơ hình lê : Là mốc để tìm mạch máu và thần kinh ở vùng mông.
+ Nguyên ủy : Mặt chậu, đốt sống cùng II, III, IV. Khuyết ngồi to. Dây chằng cùng ngồi.
+ Bám tận : Cơ đi ra khỏi vùng chậu ở khuyết ngồi to rồi bám vào mấu chuyển to xương đùi.
+ Động tác : Dạng và xoay ngòai đùi.
# Lớp sâu : Gồm cơ mông bé và các cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển.
- Cơ mông bé :
+ Nguyên ủy : Diện mông, giữa đường mông trước và dưới.
+ Bám tận : Trước mấu chuyển to xương đùi
+ Động tác : Dạng đùi, xoay trong đùi.
- Cơ bịt trong :
+ Nguyên ủy : Chu vi lỗ bịt, mặt chậu. Màng bịt.

2
+ Bám tận : Cơ đi qua khuyết ngồi bé, ra ngòai và bám vào mặt trong mấu chuyển to trước
hố mấu chuyển.
+ Động tác : Cùng với cơ sinh đôi, xoay ngòai đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.
- Cơ sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới :
+ Nguyên ủy : Gai ngồi. Khuyết ngồi bé. Ụ ngồi.
+ Bám tận : Hai cơ sinh đôi đi dọc theo bờ trên và dưới cơ bịt trong, bám tận cùng với gân cơ
này.
+ Động tác : Cùng với cơ bịt trong xoay ngòai đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư thế gấp.
- Cơ vuông đùi :
+ Nguyên ủy : Ụ ngồi
+ Bám tận : Mào gian mấu xương đùi
+ Động tác : Xoay ngòai và khép đùi.
- Cơ bịt ngòai :
+ Nguyên ủy : Vành ngòai lỗ bịt. Màng bịt.
+ Bám tận : Hố mấu chuyển của xương đùi.
+ Động tác : Xoay ngòai và khép đùi.
Hầu hết các cơ vùng mông là do các nhánh bên của đám rối thần kinh cùng chi phối, trừ cơ
bịt ngòai do thần kinh bịt chi phối.
3) Mạch máu và thần kinh :

Đám rối cùng cut


Thân thắt lưng cùng
Thần kinh bịt
Động mạch và TK mông trên

Động mạch mông dưới


Thần kinh cho cơ vuông đùi
và sinh đôi dưới

Động mạch thẹn trong

Thần kinh cho cơ bịt trong


và sinh đôi trên

Thần kinh thẹn

Mạch máu và thần kinh vùng mông là 2 bó trên cơ hình lê và dưới cơ hình lê.
* Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê: Gồm động mạch và thần kinh mông trên.
- Động mạch mông trên :
+ Nguyên ủy : Là nháng của động mạch chậu trong.

3
L4
L5

Thần kinh mông trên S1


Thần kinh mông dưới S2
TK cho cơ hình lê
Thần kinh ngồi: S3
TK mác chung S4
TK chày
S5
TK cụt
TK hậu môn cụt
TK cơ vuông đùi và sinh
TK thẹn
đôi dưới
TK bì xuyên
TK cơ bịt trong và sinh
TK bì đùi sau
đôi trên
Đám rối cùng cụt

+ Đường đi : Từ chậu hông, động mạch mông trên đi giữa đám rối thắt lưng cùng và dây
cùng 1, qua một lỗ xương sợi tạo bởi khuyết ngồi lớn và mạc chậu, tới vùng mông động
mạch mông trên xuất hiện ở bờ trên cơ hình lê, nằm sâu hơn cơ mông lớn và tĩnh mạch mông
trên.
+ Phân nhánh : 2 nhánh vào cơ. Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và mông nhỡ. Nhánh sâu đi
giữa cơ mông nhỡ và mông bé.
+ Ngành nối :
# Với động mạch chậu ngòai qua nhánh mũ chậu sâu.
# Với động mạch đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngòai.
# Với động mạch chậu trong qua nhánh mông dưới và cùng ngòai.
- Thần kinh mông trên :
Tạo bởi thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1. Chui qua khuyết ngồi lớn và chia hai nhánh đi
cùng động mạch và tĩnh mạch mông trên. Thần kinh nằm sâu hơn động mạch.
Thần kinh mông trên vận động 3 cơ là mông nhỡ, mông bé và cơ căng mạc đùi.
* Bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê : Gồm thần kinh bì đùi sau, thần kinh ngồi, bó mạch
thần kinh mông dưới, bó mạch thần kinh thẹn, xếp thành 3 lớp gồm lớp nông( có thần kinh bì
đùi sau), lớp giữa (có thần kinh ngồi,bó mạch thần kinh mông dưới, bó mạch thần kinh thẹn)
và lớp sâu (có các nhánh vận động cho cơ ở lớp sâu vùng mông gồm thần kinh cơ vuông đùi,
cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới. Tất cả đều là nhánh của đám rối cùng. Ngòai ra ở lớp
sâu còn có các nhánh thần kinh hậu môn - cụt chi phối cảm giác cho vùng quanh xương cụt).
- Thần kinh bì đùi sau :
Xuất phát từ dây cùng 1,2,3. Đi từ chậu hông ra vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê, nằm giữa
cơ mông lớn và sau thần kinh ngồi, tiếp tục đi xuống vùng đùi sau, nằm trên đầu dài cơ nhị
đầu đùi và xuyên qua lớp mạc ở gần hố kheo.
Ở bờ dưới cơ mông lớn, thần kinh cho các nhánh :
+ Bì mông dưới, vòng ở bờ dưới cơ mông lớn để cho cảm giác ở vùng này.
+ Đáy chậu, chi phối cảm giác cho cơ quan sinh dục ngòai.

4
- Thần kinh ngồi : Là thần kinh lớn nhất cơ thể, chi phối vân động và cảm giác cho phần lớn
chi dưới, gồm 2 phần :
+ Thần kinh chày : Xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 1- 5 và cùng 1, 2, 3.
+ Thần kinh mác chung : Xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1,2. Hai
thành phần này được bọc trong một bao chung và chỉ tách nhau ở vùng kheo. Đôi khi chúng
chia rất sớm, trong trường hợp đó cả 2 thành phần sẽ không cùng nằm ở bờ dưới cơ hình lê,
mà sẽ có một thành phần nằm xuyên qua cơ hình lê, thậm chí ở trên cơ hình lê.
Liên quan: Ở vùng mông thần kinh ngồi đi ở bờ dưới cơ hình lê, trước cơ mông lớn và sau
nhóm cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển. Sau thần kinh ngồi có thần kinh bì đùi sau. Trong
thần kinh ngồi có bó mạch thần kinh mông dưới và bó mạch thần kinh thẹn.
Phân nhánh : Ở vùng mông thần kinh ngồi không cho nhánh vận động hay cảm giác nào.
Giải phẫu bề mặt : Trên da, đường đi của thần kinh ngồi được vẽ bằng một đường nối giữa
. Điểm A : Điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa của đường nối từ gai chậu sau trên đến ụ ngồi.
. Điểm B : Điểm giữa của đường nối từ ụ ngồi đến mấu chuyển to.
. Điểm C : Góc trên của trám kheo
* Bó mạch thần kinh mông dưới :
- Thần kinh mông dưới: Được tạo bởi thần kinh thắt lưng 5, thần kinh cùng 1, 2. Từ vùng
chậu thần kinh qua khuyết ngồi to, đến vùng mông ở bờ dưới cơ hình
lê, vào vận động cơ mông lớn.
- Động mạch mông dưới : Là nhánh của động mạch chậu trong, đi ở bờ dưới cơ hình lê,
trong và hơi nông hơn thần kinh ngồi; ngòai bó mạch thần kinh thẹn. Động mạch mông dưới
chạy vào các cơ vùng mông và nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân, ngòai ra động mạch còn cho
nhánh nối với động mạch mũ ngòai, trong, nhánh xuyên 1 của động mạch đùi sâu và nhánh
cho thần kinh ngồi.
* Bó mạch thần kinh thẹn :
- Thần kinh thẹn : Xuất phát từ ngành trước thần kinh cùng 2,3,4. Đi ra khỏi chậu hông ở
khuyết ngồi to, bờ dưới cơ hình lê. Sau đó ôm lấy gai ngồi chạy trở lại chậu hông qua khuyết
ngồi bé. Thần kinh thẹn cùng động mạch thẹn trong đi trong ống thẹn đến vùng đáy chậu và
sinh dục ngòai.
- Động mạch thẹn trong :
Nhánh của động mạch chậu trong. Đường đi của động mạch thẹn trong tương tự như thần
kinh thẹn.
Khi tiêm bắp cần chú ý tránh : Đường đi của thần kinh ngồi. Nơi xuất hiện của mạch và
thần kinh mông trên tại vùng mông, đó là điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa đường kẻ từ gai chậu
sau trên đến điểm cao nhất của mấu chuyển to. Nơi xuất hiện của bó mạch thần kinh mông
dưới và bó mạch thẹn, đó là điểm nối 1/3 giữa và 1/3 dưới đường kẻ từ gai chậu sau trên đến
ụ ngồi.
Ta có thể tiêm bắp an tòan ở 1/3 trên ngòai đường nối từ gai chậu trước trên đến gốc rãnh
gian mông.
Cũng có thể vẽ một đường cách đường giữa 3 - 4 khóat ngón tay, thẳng góc xuống đường
ngang rãnh gian mông và chia mông làm 4 khu, Khu trên ngòai là khu tiêm mông an tòan vì
tránh được mạch máu và thần kinh lớn.

You might also like