You are on page 1of 8

 Đốt sống cổ 2 (đốt sống trục) là đốt sống có thân dày và khỏe nhất

trong các đốt sống cổ


 Các cử động gật đầu và nghiêng đầu sang bên xảy ra ở khớp đội –
chẩm, cử động xoay đầu xảy ra ở khớp đội trục
 Khi vuốt dọc các ngón tay theo đường gai sống, thì đốt sống cổ 7 là
đốt sống được sờ thấy đầu tiên
 Thân của các đốt sống ngực 5,6,7,8 thường nằm sát với động mạch
chủ xuống và hơi bị lõm ở sườn trái. Do đó khi động mạh chủ xuống
bị phình to ra thì 4 thân đốt sống này sẽ bị mòn lõm
 Mỗi đốt sống tiếo khớp với 6 khớp :
_ 2 mỏm khớp trên
_ 2 mỏm khớp dưới
_ 2 diện khớp trên, dưới đốt sống
 Khi tổn thương gai sống từ C4 trở xuống -> liệt tứ chi (vì từ C4 trở
xuống là nơi bắt đầu của đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thắt
lung)
 1 số người có đốt sống thắt lung 5 dính vào xương cùng -> hiện tượng
cùng hóa thắt lưng 5
 1 số người có đổt sống cùng 1 dính vào đốt sống thắt lung 5 -> hiện
tượng thắt lung hóa cùng 1
 Đốt sống thắt lung 1 có mỏm sườn kém phát triển để tránh va chạm
vào xương sườn 12 và có mỏm phụ rõ hơn các đốt sống thắt lung khác
_ Động mạch dưới đòn cho các nhánh: đm đốt sống, đm ngực trong,
đm vai xuống, đm than giáp cổ , đm thân sườn cổ
_ đm đốt sống: đi từ C6 -> C1
_ đm ngực trong: cho nhánh đm thượng vị trên (nối với đm thượng vị
dưới (nhánh của đm chậu ngoài)) ở rốn và đm hoành trên
 Ta thường chọc dò tủy sống ở dưới đốt sống thắt lung 2 (vì ở dưới này
không còn tủy gai mà chỉ còn các nhánh của chùm đuôi ngựa -> tránh
tổn thương tủy gai)
 Xườn sườn nào sẽ tiếp khớp với hố sườn trên của đốt sống ngực tương
ứng
 Khi chọc dò dịch phổi, ta thường chọc vào khoang gian sườn ở bờ trên
của các xương sườn (để tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh gian
sườn)
 Rãnh sống sườn tương đương đường nối giữa các góc sườn: nơi thấp
nhất của ngách sườn hoành ở tư thế ngồi
 Đốt sống cùng 2 là nơi tận cùng của túi màng cứng
 Có 23 đĩa gian đốt sống nằm từ đốt sống cổ 2 đến xương cùng 1 (giữa
đốt sống cô1 và cổ 2 không có đĩa gian đốt sống)
 Dây chằng vàng: nối các mảnh cung đốt sống với nhau từ cổ 2 đến S1,
lát thành sụn ống sống, rất đàn hồi
 Chi tiết giải phẫu để phân biệt cả đốt sống cổ, đốt sống ngực và đốt
sống thắt lưng là mỏm ngang
 1 đốt sống mà mỏm ngang không có lỗ ngang và hố sườn ngang có
thể xác định được là đốt sống cổ 7, đốt sống ngực 11,12, đốt sống thắt
lưng
 Xương sườn ngắn nhất là xương sườn 1, xương sườn dài nhất là
xương sườn số 7
 Thứ tự của các thành phần của bó mạch thần kinh gian sườn đi từ trên
xuống dưới trong mỗi khoảng gian sườn là: tĩnh mạch, động mạch,
thần kinh
 Bó mạch gian sườn đi vào thành bụng trước bên đi giữa cơ chéo bụng
trong và cơ ngang bụng
 Giải phẫu bó mạch thần kinh gian sườn:
1. Động mạch gian sườn: gồm đm gian sườn trước và đm gian sườn sau
 Đm gian sườn sau: có tất cả 11 nhánh đi trong 11 khoang gian sườn,
trong đó 2 nhánh đm gian sườn sau trên xuất phát từ đm gian sườn
trên cùng là nhánh của đm thân sườn cổ (nhánh của đm dưới đòn), 9
nhánh đm gian sườn sau cuối tách ra từ đm chủ ngực
 Đm gian sườn trước: cũng có 11 nhánh đi trong 11 khoang gian sườn ,
đều có nguồn gốc từ đm ngực trong. Ở các khoang 1 đến 6 thì là
nhánh tách ra trực tiếp của đm ngực trong, còn ở khoang gian sườn 7
đến 9 thì là nhánh của đm hoành trên (là nhánh của đm ngực trong)
2. Thần kinh liên sườn (tk gian sườn) là nhánh trước của 11 đôi dây tk ngực, còn
nhánh trước của tk12 gọi là tk dưới sườn
3. Tĩnh mạch gian sườn: gồm tm gian sườn sau và tm gian sườn trước:
 TM gian sườn sau: 3 tĩnh mạch gian sườn sau trên hợp lại thành tĩnh
mạch gian sườn trên . TM gian sườn trên phải đổ vào TM đơn, TM
gian sườn trên trái đổ vào TM bán đơn phụ. Ở bên phải, các TM gian
sườn sau dưới (kể từ thứ 4) đổ vào TM đơn. Ở bên trái: 3 hay 4 nhánh
TM gian sườn trên (4,5,6 hoặc 4,5,6,7) đổ vào TM bán đơn phụ, còn 5
hay 6 nhánh TM gian sườn trái dưới cùng (7,8,9,10,11 hoặc có thể có
12) đổ vào TM bán đơn
 TM gian sườn trước: đổ vào TM ngực trong
 Người ta thường đi vào phẫu thuật thành bụng ở đường trắng đoạn
trên rốn vì khi đi vào ở đoạn này ít bị ảnh hưởng đến bó mạch thần
kinh gian sườn và dễ khâu. Nếu như bất thường nhìn thấy động mạch
ở đó thì đó sẽ là động mạch thượng vị trên và động mạch thượng vị
dưới
 Diện tích cơ hoành = 250 cm2, khi vỡ cơ hoành thì các tạng từ ổ bụng
sẽ chui lên lồng ngực (vì áp lực của ổ bụng cao hơn lồng ngực)
 Chỗ yếu thật sự ở thành bụng sau là 1 tam giác được giới hạn bởi:
_ Cạnh ngoài: động mạch thượng vị dưới
_ Cạnh trên-trong: liềm bẹn
_ Cạnh dưới: dây chằng bẹn
 Dung tích bình quân của phổi vào khoảng 5000ml
 Từ phế quản chính đến phế quản tiểu thùy có khoảng 25 lần chia
nhánh
 Khi mất áp lực âm trong phổi -> phổi mất khả năng giãn nở -> không
thể thở được
 Ngách sườn hoành màng phổi là nơi thấp nhất của ổ màng phổi (sau
thấp hơn trước)
 Khi tràn dịch màng phổi thì dịch sẽ đọng lại ở ngách sườn hoành
màng phổi làm cho góc ngách sườn hoành bị tù đi -> khi đó lượng
dịch đã đạt vài trăm ml
 Tràn khí màng phổi thì sẽ đọng lại trước tiên ở đỉnh phổi -> khi nhìn
trên phim X quang sẽ thấy có màu đen
 Chiếm phần lớn ở mặt ức sườn của tim là tâm thất phải
 Tim co bóp dưới sự chi phối của hệ thống dẫn truyền tim (nút xoang
nhĩ, nút nhĩ thất, bó nhĩ thất) và dưới sự điều hòa của hệ thần kinh tự
chủ (như khi tăng, giảm nhịp tim)
 Nút xoang nhĩ có bản chất là tế bào cơ tim kém biệt hóa
 Chu kỳ tim
_ Tâm trương: cơ tâm thất giãn -> áp suất trong tâm thất giảm, máu từ
tm đổ về tâm nhĩ nên áp suất tâm nhĩ cao hơn tâm thất -> van nhĩ thất
mở và máu từ tâm nhỉ đổ về tâm thất
_ Tâm thu: cơ tâm thất co -> áp suất trong tâm thất tăng -> áp suất
tâm thất lớn hơn áp suất tâm nhĩ nên lúc đầu cả van nhĩ thất và van tổ
chim đều đóng, sau này khj áp suất trong tâm thất lớn hơn áp suất
trong động mạch thì làm van tổ chim mở ra -> máu chảy từ tâm thất
vào động mạch
 Thận phải thấp hơn thận trái nhưng tinh hoàn trái thấp hơn tinh hoàn
phải
 Động mạch tinh hoàn cho nhánh nối với động mạch cơ bìu và động
mạch ống dẫn tinh, nên khi thắt đm tjnh hoàn thì chưa chắc tinh hoàn
đã bị teo
 Đám rối tĩnh mạch hình dây leo đổ vào tĩnh mạch tinh hoàn, tĩnh
mạch tinh hoàn bên phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch
tinh hoàn bên trái đổ vào tĩnh mạch thận trái
 Các túi tinh nhận được sự cung cấp thần kinh từ hạch giao cảm thắt
lung thứ 1 ở đám rối trước xương cùng. Cắt bỏ thần kinh giao cảm
thắt lung ở 2 bên ở phần cao dẫn đến vô sinh do sự phóng tinh bị ngăn
trở
 Đám rối tĩnh mạch tiền liệt đổ về tĩnh mạch chậu trong ở 2 bên, ngoài
ra nó còn nhận nhánh của tĩnh mạch mu dương vật và thông nối với
đám rối tĩnh mạch nằm trước than đốt sống và bên trong ống sống. Do
đó khi ung thư tuyến tiền liệt thường dễ lan vào chậu hông và các than
đốt sống
 Khi đến 45 tuổi thì thường có sự phì đại của tuyến tiền liệt
 Các đường vào tuyến tiền liệt trong thủ thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt: có
thể vào tuyến tiền liệt qua bàng quang hoặc qua bao tuyến tiền liệt
(qua đường sau xương mu) hoặc có thể qua bằng đáy chậu (hiếm).
Trong phẫu thuật, lồi tinh là 1 mốc quan trọng trong phẫu thuật cắt bỏ
theo đường niệu đạo, phải gặm vào tuyến ở trên điểm này để ko làm
tổn thương tới cơ thắt niệu đạo
 Lỗ niệu đạo ngoài là đoạn hẹp nhất của niệu đạo. Ở phía trong lỗ niệu
đạo ngoài có van hố thuyền. Van này có thể cản ống thông lại. Do đó
phải đưa ống thông vào lỗ niệu đạo theo hướng từ trên xuống dưới
 Có thể mở rộng lỗ âm hộ bằng cách thực hiện 1 đường rạch ở đáy
chậu (thủ thuật cắt âm hộ). Đường rạch này bắt đầu ở hãm môi âm
hộvà kéo dài sang phải 3cm theo hướng giữa bên. Da, biểu mô âm
đạo, mô mỡ dưới da, nút thớ trung tâm đáy chậu, cơ ngang đáy chậu
nông đều bị cắt qua
 _ Tuyến tiền đình lớn (tuyến Bartholin) (tuyến âm đạo âm môn) :
được bao bọc xung quanh bởi 1 tạng cương là hành tiền đình, to bằng
hạt đậu, dài 15mm, dày 5mm, lỗ tiết của tuyến đổ vào phía sau ở
khoảng giữa môi bé và màng trinh, tiết ra chất dịch nhầy làm trơn
trong quá trình giao hợp, tương ứng với tuyến hành niệu đạo của nam
giới, lúc bình thường không thể sờ thấy được các tuyến này nhưng khi
sưng to hoặc viêm thì có thể sờ thấy
 Khám âm đạo:
_ Phía trước: sờ thấy được bàng quang, niệu đạo, khớp mu
_ Phía sau: trực tràng, túi cùng Douglas (có thể sờ thấy dịch, vòi tử
cung và buồng trứng bị sa hoặc các quai ruột giãn căng ở trong này)
_ Phía ngoài: buồng trứng, vòi tử cung, thành bên chậu
_ Ở đỉnh âm đạo: có thể sờ thấy cổ tử cung. Đối với tử cung ngả ra
trước bình thường thì thường sờ thấy mép trước trước. Đối với tử
cung bị ngã ra sau thì lỗ ngoài tử cung hoặc mép sau được sờ thấy
trước

 Tinh hoàn trái thấp hơn tinh hoàn phải, vì tĩnh mạch tinh hoàn phải đổ
vào tĩnh mạch chủ dưới (vì tm chủ dưới nằm lệch về phía bên phải so
với cột sống nên đổ vào đó gần hơn) còn tĩnh mạch tjnh hoàn trái đổ
vào tĩnh mạch thận trái (vì nếu đổ vào tm chủ dưới thj phải bắt ngang
qua cột sống) cho nên tm tjnh hoàn trái dài hơn tm tjnh hoàn phải nên
máu sẽ lượng máu dồn về phía bên tm tjnh hoàn trái sẽ nặng hơn ->
kéo tjnh hoàn trái xuống thấp hơn
 Mấu phụ tinh hoàn là di tích đầu trên của ống cận trung thận, mấu phụ
mào tinh là di tích của trung thận
 Các động mạch của thừng tinh gồm động mạch tjnh hoàn, động mạch
cơ bìu và động mạch ống dẫn tinh
 Thần kinh trong thừng tinh gồm nhánh sjnh dục của thần kinh sinh
dục đùi và đám rối tinh hoàn
 Thường thắt và cắt ống dẫn tinh ở ngay đoạn thừng tinh trước khi chui
vào lỗ bẹn nông, vì ở đoạn đó ống dẫn tinh nằm rất nông ở trên xương
mu, ngay dưới da
 2 động mạch tinh hoàn bắt chéo phía trước thần kinh sinh dục đùi,
niệu quản và phần dưới dưới động mạch chậu ngoài, đm tinh hoàn cho
các nhánh mào tinh và các nhánh niệu quản
 Trụ dương vật là đầu sau của 2 vật hang, còn hành dương vật là phần
sau của vật xốp
 Thân dương vật được treo bởi 2 dây chằng đó là dây chằng treo dương
vật và dc đỡ dương vật. Dây chằng đỡ dương vật tách ra từ phần dưới
đường trắng thành 2 chẽ chạy xuống 2 bên dương vật và liên tiếp ở
dưới với vách bìu
 Di tích mỏm bọc tinh hoàn hay còn gọi là dây chằng phúc tinh mạc
 Màng trinh có nhiều dạng nhưng thường thấy ở dạng nhẫn, rộng phía
sau
 Phần trên ống hậu môn được chi phối bởi các nhánh thần kinh đến từ
các đám rối tự chủ, phần dưới được chi phối bởi thần kinh trực tràng
dưới (thân thể). Do đó khi chọc 1 kim vào dưới da ở nửa dưới ống hậu
môn thì thấy đau trong khi chọc kim qua niêm mạc của phần trên ống
hậu môn thì không thấy đau
 Khám trực tràng: khi đưa ngón tay vào trực tràng để thăm khám, ta có
thể sờ thấy được những cấu trúc sau:
_ Cả 2 giới:
+ Vòng hậu môn trực tràng, hố ngồi trực tràng, xương cùng và xương
cụt, các gai ngồi
+ Nam giới: tuyến tiền liệt, túi tinh (rất hiếm, thường chỉ sờ được khi
túi dãn to, điều này thường xảy ra trong các trường hợp nhiễm khuâtn
qua lao)
+ Nữ giới: trung tâm gân đáy chậu, cổ tử cung (có thể dễ dàng sờ
được lỗ tử cung để đánh giá độ giãn của lỗ khi chuyển dạ), buồng
trứng (hiếm)
 Bệnh trĩ: là sự dãn nở tĩnh mạch ở vùng hậu môn (thường là tĩnh mạch
mạc treo tràng trên).
_ cấu tạo: 1 đám rối tĩnh mạch bị dãn mạch máu (có tĩnh mạch mạc
treo tràng trên, các nhánh tận của động mạch mạc treo tràng tương
ứng, 1 lớp vỏ bọc bằng niêm mạc và dưới niêm mạc của ống hậu môn
_ Phân loại:
+ Đám rối trĩ nội (đám rối tm trĩ trong): dãn nở mạch máu ở phía trên
đường lược. Có 4 độ
 Độ 1: búi trĩ nằm ở trong, chưa sa ra ngoài, bị chảy máu
 Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài, khi đi cầu thì thụt lên thụt xuống
 Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, phải dùng tay ấn lên mới thụt lên được
 Độ 4 Búi trĩ sa ra ngoài, ko đẩy lên được
Trong 4 độ thì độ 1 và độ 2 có thể tự chữa khỏi được (nội khoa),
còn độ 3 và độ 4 phải dùng đến ngoại khoa
 Các búi trĩ nội thường ở các vị trí 3h, 7h, 11h khi nhìn bệnh
nhân ở tư thế sản khoa
+ Đám rối trị ngoại (đám rỗi tm trĩ ngoài): dãn nở mạch máu ở phía
dưới đường lược: 1 khối máu tụ căng cứng ở rìa hậu môn do 1 tm dưới da vỡ gây
nên (khối tụ máu quanh hậu môn)
_ 6h, 12h là các vị trí vô mạch và là vị trí thường xảy ra bệnh lý nứt kẻ
hậu môn
_ Búi trĩ ngoại: vi khuẩn + mạch máu -> nhiễm trùng -> áp xe (nếu xử
trí ko đúng đắn)-> dò hậu môn
_ Nứt hậu môn: là vết loét ở niêm mạc hậu môn và thường xảy ra ở
đường giữa sau (90%). Nguyên nhân là do các sợi cơ của phần nông
cơ thắt ngoài hậu môn không vòng quanh phía sau đường hậu môn mà
bám vào xương cụt theo hình chữ V. Phần niêm mạc ở giữa 2 nét chữ
V kém được nâng đỡ và do đó bị 1 cục phân cứng đi qua chỗ này xé
rách
 Gan, lách di động theo nhịp thở
 Có 19 bệnh gián biệt liên quan đến vùng đau ruột thừa
 Ruột thừa nằm ngay dưới gan không phải do sự quay không đầy đủ
của ruột mà là do sự phát triển không đầy đủ kết tràng lên và manh
tràng (lúc đầu manh tràng và ruột thừa ở ngay dưới gan sau khi ruột
quay xong sau đó bị đẩy xuống dưới
 Ruột thừa khi ở vị trí sau manh tràng, dưới thanh mạc thì khó phẫu
thuật
 Các đoạn đại tràng cố định: kết tràng lên, kết tràng xuống, trực tràng
và ống hậu môn
 Các đoạn trực tràng di động: manh tràng và ruột thừa, kết tràng ngang,
kết tràng xich-ma
 Trong quá trình phát triển phôi thai hệ tiêu hóa, thì thoát vị rốn sinh lý
là hiện tượng bắt buộc xảy ra (thường xảy ra ở tuần lễ thứ 6), sau đó
ruột sẽ quay trở lại ổ bụng vào cuối tháng 3
 Gan trái lớn hơn gan phải nhưng thùy gan phải lớn hơn thùy gan trái
 Thùy phải, thùy trái, thùy đuôi ở gan thấy được cả ở mặt hoành gan
 Động mạch tá tụy dưới thường xuất phát từ tĩnh mạch mạc treo tràng
trên
 Chấn thương vùng kín hạ sườn trái thì 3 tạng có khả năng bị tổn
thương là: lách, thận trái, cơ hoành
 _ Động mạch tá tụy trên sau là nhánh bên đầu tiên của động mạch vị tá
tràng, có bắt chéo trước ống mật chủ
 _ Các động mạch sau tá tràng và động mạch trên tá tràng là các nhánh
của động mạch vị tá tràng cấp máu cho phần trên của tá tràng
 SỰ DẪN LƯU BẠCH HUYẾT:
 Các bạch mạch ở thân và cổ tử cung thông nối nhau và đổ vào 1 thân
chung chạy dọc bên ngoài đm tử cung và cuối cùng đổ vào hạch bạch
huyết của các đm chậu hoặc đm chủ bụng
_ Ở đáy tử cung:
+ Dẫn về dọc theo các mạch buồng trứng tới các hạch chủ
+ Chạy dọc theo dây chằng tròn tới các hạch bẹn
_ Ở thân tử cung: dẫn lưu qua dây chằng rộng và tới các hạch nằm dọc
theo các mạch chậu ngoài
_ Ở cổ tử cung: theo 3 hướng
+ Ra phía ngoài trong dây chằng rộng tới các hạch chậu ngoài
+ Ra phía sau-ngoài dọc theo các mạch tử cung tới các mạch chậu
trong
+ Ra phía sau dọc theo các nếp tử cung trực tràng tới các hạch cùng
 Khi ung thư biểu mô thân tử cung thì phải lun lun kt các hạch bẹn vì ung thư
có thể lan tới các hạch này theo đường các mạch bạch huyết chạy dọc theo
dây chằng tròn
 Mạch bạch huyết ở tinh hoàn đổ vào các hạch cạnh chủ và có sự tiếp
nối rộng rãi giữa các mao mạch ở 2 bên và cũng có sự tiếp nối với các
hạch cạnh chủ và các hạch cổ, do đó sự di căn khi ung thư tinh hoàn
có thể lên đến nền cổ

VÙNG CHI TRÊN:

- Thường tiêm tĩnh mạch ở tĩnh mạch giữa nền vì tĩnh mạch
giữa nền nông và dây thần kinh bì ở sau.
- Tiêm cơ thường tiêm ở những cơ chắc khoẻ như cơ delta hay
cơ mông nhỡ.
- Thần kinh vận động các vùng cánh tay trước là thần kinh cơ
bì, vùng cằng tay chủ yếu là thần kinh trụ.
- Thành phần không có trong ống cổ tay: thần kinh giữa, thần
kinh trụ

You might also like