You are on page 1of 40

Câu 1:Hình thể ngoài và liên quan của dạ dày?

Vẽ hình minh họa


Đại cương: -Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới
vòm hoàng trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái
-Có tính co giãn
-Hình dạng thay đổi tùy thuộc lượng ăn vào, tư thế, kích thước lồng ngực, tuổi, sức co bóp,
thường hình chữ J, thể tích 2-2,5l hoặc hơn

1. Hình thể ngoài:


Dạ dày gồm 2 thành trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ, 2 đầu: tâm vị ở trên và môn vị ở dưới
Từ trên xuống dưới gồm:
- Tâm vị:
+ 1 vùng rộng 3-4 cm
+ Nằm kế cận thực quản, có lỗ tâm vị
+ Lỗ tâm vị thông thực quản với dạ dày, không có cấu tạo van, chỉ có nếp niêm mạc
+ Lỗ tâm vị nằm sau sụn sườn 7 trái, trước thân đốt sống ngực 10, cách đường giữa 2.5 cm về phía
bên trái
- Đáy vị:
+ Phần phình to hình chỏm cầu
+ Bên trái lỗ tâm vị
+ Ngăn cách với thực quản bởi khuyết tâm vị
- Thân vị:
+ Tiếp nối đáy vị, hình ống, có 2 thành và 2 bờ
+ Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị
+ Giới hạn dưới là mặt phẳng ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ
- Phần môn vị: gồm
+ Hang môn vị: tiếp nối thân vị, chạy sang phải, ra sau
+ Ống môn vị: thu hẹp lại, đổ vào môn vị (giống cái phễu)
- Môn vị:
+ Mặt ngoài có TM trước môn vị
+ Giữa là lỗ môn vị, thông với hành tá tràng
+ Lỗ môn vị nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1
2. Liên quan: (khi rỗng, người nằm ngửa – dạ dày không di động)
- Thành trước: liên quan với thành ngực ở trên và thành bụng ở dưới
+ Thành ngực: qua vòm hoành trái, liên quan với:
Phổi và màng phổi trái
Tim và màng ngoài tim
Thùy gan trái (nằm 1 ít ở mặt trước dạ dày)
+ Thành bụng: nằm sát dưới thành bụng trước, trong 1 tam giác giới hạn bởi
Bờ dưới gan
Cung sườn trái
Mặt trên kết tràng ngang
- Thành sau:
+ Đáy-tâm vị: nằm trên trụ trái cơ hoành, có dây chằng vị hoành gắn vào (ít di động)
+ Thân vị: thành trước của hậu cung mạc nối, qua đó liên quan với:
Đuôi tụy, các mạch máu của rốn lách
Thận và tuyến thượng thận trái
+ Ống môn vị: nằm tựa lên mạc treo kết tràng ngang, liên quan với:
Góc tá hỗng tràng
Các quai tiểu tràng trên
-Bờ cong nhỏ:
Có mạc nối nhỏ bám vào
Chứa vòng động mạch bờ cong nhỏ, chuỗi hạch bạch huyết
Qua hậu cung mạc nối, liên quan với động mạch chủ bụng, động mạch thân tạng, đám rối tạng
-Bờ cong lớn: chia làm 3 đoạn
Đoạn đáy vị: áp sát vòm hoành trái, liên quan với lách
Đoạn có mạc nối vị lách: có các động mạch vị ngắn
Đoạn có mạc nối lớn: chứa vòng động mạch bờ cong lớn
Câu 2: Cấu tạo mạch máu, thần kinh của dạ dày? Vẽ hình
1. Mạch máu:
Bắt nguồn từ động mạch thân tạng, là nhánh của động mạch chủ bụng tách ngay dưới cơ hoành, ngang mức
đĩa gian đốt sống ngự 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay sau khi xuất phát chia thành 3 ngành: động mạch vị
trái, động mạch lách, động mạch gan chung
1. Vòng mạch bờ cong nhỏ
- Bó mạch vị phải:
+ Động mạch vị phải tách từ động mạch gan riêng, đến bờ cong nhỏ chia 2 nhánh: trước và sau đi
lên nối với 2 nhánh của động mạch vị trái
+ tĩnh mạch đi cùng động mạch, đổ vào tĩnh mạch cửa
- Bó mạch vị trái:
+ Động mạch vị trái tách từ động mạch thân tạng, đến bờ cong nhỏ chia 2 nhánh: trước và sau đi sát
thành bờ cong nhỏ xuống dưới nối với 2 nhánh của động mạch vị phải
+ Tĩnh mạch đi cùng động mạch, đổ vào tĩnh mạch cửa
2. Vòng mạch bờ cong lớn
- Bó mạch vị mạc nối phải:
+ Động mạch vị mạc nối phải tách từ động mạch vị tá tràng, đi song song với bờ cong lớn, cho các
nhánh lên nuôi dạ dày và các nhánh xuống gọi là nhánh mạc nối
+ Tĩnh mạch vị mạc nối phải đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên
- Bó mạch vị mạc nối trái:
+ Động mạch vị mạc nối trái tách từ động mạch lách hoặc từ 1 nhánh của động mạch vị ngắn, đi
dọc bờ cong lớn và cho các nhánh bên như động mạch vị mạc nối phải
+ Tĩnh mạch vị mạc nối trái đi cùng động mạch đổ vào tĩnh mạch lách
3. Các động mạch vị ngắn:
- Tách từ động mạch lách hoặc 1 nhánh của nó
- Chừng 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách đến phần trên bờ cong lớn
4. Động mạch vùng đáy vị và tâm vị:
- Các nhánh thực quản: tách từ động mạch vị trái, đi ngược lên đến mặt trước và sau tâm vị + đáy vị
- Động mạch đáy vị sau: tách từ động mạch lách, đến đáy vị và mặt sau thực quản
- Các động mạch hoành dưới trái: đến mặt sau tâm vị

2. Thần kinh
Được chi phối bởi 2 thần kinh lang thang trước và sau thuộc hệ đối giao cảm và các sợi thần kinh tách từ
đám rối tạng thuộc hệ giao cảm
a) Thần kinh lang thang
- Hai thân thần kinh lang thang trước và sau đến gần bờ cong nhỏ chia nhiều nhánh cho mặt trước và sau dạ
dày
- Ngoài ra:
+ Thân thần kinh lang thang trước còn cho nhánh gan, đi trong mạc nối nhỏ đến tĩnh mạch cửa thì
cho nhánh đi xuống môn vị
+ Thân thần kinh lang thang sau còn cho các nhánh tạng, theo động mạch vị trái đến đám rối tạng
b) Thần kinh giao cảm
- Các sợi giao cảm xuất phát từ các đoạn tủy ngực 6-10, qua các hạch thần kinh nội tạng và hạch tạng, đi
vào dạ dày dọc theo các huyết quản
- Các sợi thần kinh cảm giác thuộc nhiều loại, đi lên theo thần kinh lang thang

Câu 3: Hình thái ngoài, liên quan, mạch máu của lách? Vẽ hình?
*Đại cương: lách là một tạng huyết, nơi sản sinh ra tế bào lympho và là mồ chôn các hồng cầu già
-Là một tạng xốp
-Thường chỉ có 1 lách nằm núp dưới vòm hoành trái, phía bên trái dạ dày, thận, và phía trên góc kết tràng
trái
-Đường kính chỗ lớn nhất là 12cm nhỏ nhất là 4cm
1. Hình thể ngoài và liên quan
Lách có hình thù như 1 hình soan dài hoặc 1 hình tháp 3 mặt, 1 đầu sau hay đỉnh, 1 đầu trước hay đáy, 2 bờ
trên và dưới
1. Mặt hoành
- Cong lồi theo mặt lõm của vòm hoành
- Qua cơ hoành, liên quan với: phổi, xương sườn 9, 10, 11
- Đối chiếu lên thành ngực:
+ Trục lớn của lách: song song với xương sườn 10
+ Bờ trên lách: ngang mức bờ dưới xương sườn 8
+ Bờ dưới lách: ngang mức bờ dưới xương sườn 11
+ Đầu trước: xương sườn 10 gặp đường thẳng nối khớp ức đòn trái với đầu trước xương sườn 11
+ Đầu sau: ở trên khoang gian gian sườn 10, cách đường gai sống 5 cm
2. Mặt dạ dày
- Áp sát vào dạ dày, nối với dạ dày bởi dây chằng vị-lách
- Có rốn lách: nơi mạch máu, TK từ đuôi tụy đi vào
- Đuôi tụy dài thì sát vào rốn lách → cuống lách ngắn và ngược lại
3. Mặt thận
Lõm để ứng với mặt trước lồi của thận trái và tuyến thượng thận trái
4. Mặt kết tràng
- Còn gọi là đáy hay đầu trước
- Nằm trên mạc treo kết tràng ngang và dây chằng hoành kết tràng trái như nằm trên 1 cái võng
3 mặt: dạ dày, thận, kết tràng được gọi chung là mặt tạng
5. Đầu sau
- Nhọn, chen vào giữa dạ dày và cơ hoành
- 2 lá phúc mạc bóc lách, dính vào nhau và vào cơ hoành tạo nên dây chằng treo lách
6. Bờ trên
- Cong lồi ra trước, sắc
- Có nhiều khía phân chia lách thành các thùy
7. Bờ dưới
Thẳng, áp sát vào phần thắt lưng của cơ hoành

2.Mạch máu lách


1. động mạch lách
- Tách từ động mạch thân tạng
- Chạy ngang sang trái, dọc bờ trên tụy đến đuôi tụy, ra mặt trước tụy rồi phân chia thành các nhánh xếp
theo hàng dọc như bậc thang vào rốn lách
- Nhánh bên: các nhánh tụy, các động mạch vị ngắn và động mạch vị mạc nối trái
2. Tĩnh mạch lách
- Từ rốn lách, theo động mạch tới sau thân tụy hợp với tĩnh mạch mạc treo tràng trên thành tĩnh mạch cửa
- Nhận các nhánh bên: các tĩnh mạch tụy, các tĩnh mạch vị ngắn, tĩnh mạch vị mạc nối trái, ngoài ra còn
nhận 1 nhánh lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới
Câu 4: Cấu trúc giải phẫu của tá tràng. Vẽ hình minh họa
*Đại cương: -Tá tràng là khúc đầu của ruột non đi từ môn vị đến góc tá hỗng tràng
-Lúc phôi thai tá tràng di động nhờ có mạc treo, nhưng sau mạc treo dính vào lá phúc mạc
thành thì tá tràng cố định
- Kích thước:
 Dài 25 cm, đường kính 3-4 cm
 Phần đầu phình to → hành tá tràng
 Phần xuống hẹp ở giữa, nơi có núm ruột
 Phần ngang hẹp ở nơi có động mạch mạc treo tràng trên chạy qua

1. Hình thể ngoài


Tá tràng nằm sát thành bụng sau, trước cột sống và các mạch máu trước cột sống, có hình chữ C, chia làm 4
phần:
1. Phần trên
- Tiếp nối môn vị
- 2/3 đầu phình to thành hành tá tràng
- Nằm ngang, chếch lên trên, ra sau và sang phải
- Ngang mức đốt sống thắt lưng 1, ngay dưới gan
2. Phần xuống
- Chạy dọc xuống bờ phải đốt sống TL1 – TL3
- Nằm trước thận phải
- Giữa phần trên và phần xuống: góc tá tràng trên
3. Phần ngang
- Vắt ngang cột sống thắt lưng từ phải sang trái
- Ngang mức sụn gian đốt sống TL3 và 4
- Đè lên động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới
- Phía trước: động mạch mạc treo tràng trên
- Giữa phần xuống và phần ngang: góc tá tràng dưới
4. Phần lên
- Chạy lên trên, sang trái tới góc tá hỗng tràng nằm bên trái cột sống, cạnh động mạch chủ
- Mạc treo tiểu tràng bám vào góc tá hỗng tràng
*Phân chia tá tràng:
+ 2/3 đầu phần trên: di động (hành tá tràng)
+ 1/3 đầu dưới phần trên, phần ngang, phần xuống, phần lên cố định → cùng đầu tụy dính vào
thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy
+ Góc tá hỗng tràng dính vào thành bụng sau bởi cơ treo tá tràng, đi từ trụ phải cơ hoành tới góc tá
hỗng tràng

2. Hình thể trong


Tá tràng có 5 lớp từ ngoài vào trong gồm:
1. Lớp thanh mạc
- Là phúc mạc tạng
- Đoạn di động: che phủ 2 mặt tá tràng
- Đoạn cố định: mặt sau dính vào thành bụng sau thành mạc dính tá tụy
2. Tấm dưới thanh mạc
Ngăn cách lớp thanh mạc và lớp cơ
3. Lớp cơ: 2 lớp
- Vòng trong
- Dọc ngoài
4. Tấm dưới niêm mạc
Chứa nhiều mạch máu và thần kinh
5. Lớp niêm mạc: màu hồng mịn, gồm
- Mao tràng: niêm mạc dài ra như lông nhũ
- Nếp vòng: có ở phần dưới nhú tá lớn -> tăng S tiếp xúc
- Nếp dọc: tận hết ở nhú tá lớn
- Các tuyến tá tràng: có nhiều ở nhú tá lớn, tiết ra dịch tá tràng
- Nhú tá lớn: hình nón, ở phần xuống, 50% rỗng ở giữa gọi là bóng gan tụy, đổ vào bóng là ống mật chủ và
ống tụy chính
- Nhú tá bé: trên nhú tá lớn 3 cm, đỉnh có ống tụy phụ đổ vào

Câu 5: Hình thể ngoài, các ống tiết của tụy. Liên quan của khối tá
tụy. Vẽ hình
1. Hình thể ngoài
Tụy có hình giống cái búa gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi
1. Đầu tụy
- Dẹt, gần hình vuông
- Có tá tràng vây quanh
- Đầu dưới tách ra mỏm móc
- Giữa đầu và thân tụy: khuyết tụy
2. Thân tụy
- Từ khuyết tụy chếch lên trên, sang trái
- Có 2 chiều: cong lõm ra sau ôm cột sống, cong lõm ra trước ôm dạ dày
- Có 3 mặt, 3 bờ:
+ Mặt trước: lõm, áp vào mặt sau dạ dày, được phủ bởi hậu cung mạc nối
+ Mặt sau: phẳng, dính vào phúc mạc của thành bụng sau, bắt chéo ĐM chủ bụng
+ Mặt dưới: hẹp, ở sau mạc treo kết tràng ngang
+ Bờ trên: giới hạn mặt trước và mặt sau, liên quan với ĐM lách
+ Bờ dưới: giới hạn mặt sau và mặt dưới
+ Bờ trước: giới hạn mặt trước và mặt dưới, có mạc treo kết tràng ngang dính vào
3. Đuôi tụy
- Hình 1 cái lưỡi nối tiếp thân tụy
- Có thể dài hay ngắn, tròn hay dẹt
- Phía trên và trước: có ĐM chạy qua
- Di động trong mạc nối tụy lách

2. Các ống tiết của tụy


Tụy là tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết
1. Nội tiết
Tiết insulin đi thẳng vào máu qua các mao mạch trong tuyến
2. Ngoại tiết
Các ống tiết liên tiểu thùy đổ vào các ống tiết lớn, có 2 ống
- Ống tụy chính:
+ Chạy từ đuôi tụy qua thân tụy, theo trục của tụy
+ Tới khuyết tụy bẻ cong xuống dưới qua đầu tụy tới nhú tá lớn rồi cùng ống mật chủ đổ vào bóng
gan tụy
+ Nhận các nhánh bên nên toàn bộ ống tiết trông như 1 gân lá cây
- Ống tụy phụ:
+ Tách ra từ ống tụy chính
+ Đi lên trên tới nhú tá bé ở phần xuống tá tràng

3. Liên quan của tá tụy


1. Liên quan giữa tá tràng và tụy
Tá tràng quây quanh đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy ở rất xa tá tràng
- Phần trên tá tràng:
+ Đoạn di động + môn vị: nằm trước tụy
+ Đoạn cố định: xẻ vào đầu tụy 1 rãnh, trước rãnh là củ trước, sau rãnh là củ mạc nối nằm sau mạc
nối nhỏ
- Phần xuống:
+ Xẻ vào bờ phải đầu tụy 1 rãnh dọc
+ Dính chặt vào đầu tụy bởi các ống tụy chính và phụ
- Phần ngang: ôm lấy mỏm móc nhưng không dính vào nhau
- Phần lên: xa dần đầu tụy

2. Liên quan của khối tá tràng – đầu tụy


Đoạn tá tràng cố định và đầu tụy dính với nhau và được bọc trong mạc treo tá tụy, mạc treo này dính vào
thành bụng sau thành mạc dính tá tụy
Tá tụy là 1 khối có cùng liên quan:
- Liên quan với phúc mạc:
+ Mặt sau: dính vào thành bụng sau bởi mạc dính tá tụy
+ Mặt trước: mạc treo kết tràng ngang chia khối tá tụy làm 2 phần: trên và dưới, thân và đuôi tụy ở
trên mạc treo này
+ Mạc treo tiểu tràng thường dính ko đúng vào góc tá hỗng tràng mà lấn sang hỗng tràng nên giới
hạn với phúc mạc ở sau bằng ngách tá tràng sau, ngoài ra còn có ngách tá tràng trên, dưới và ngách
cạnh tá tràng
- Liên quan với các tạng:
+ Mặt sau: qua mạc dính tá tụy, liên quan với
Tuyến thượng thận phải
Thận phải
Cuống thận phải
Tĩnh mạch chủ dưới
Cột sống thắt lưng
Động mạch chủ bụng
Ống mật chủ
Mạch máu của tá tụy
+ Mặt trước:
Ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang: gan, môn vị dạ dày
Ở tầng dưới: các quai ruột non
ĐM-TM mạc treo tràng trên ấn vào mặt dưới tụy thành khuyết tụy

3. Liên quan của khuyết tụy, thân tụy và đuôi tụy


- Khuyết tụy:
+ Sau: động mạch chủ bụng và tĩnh mạch cửa
+ Trên: động mạch thân tạng
+ Dưới: động mạch mạc treo tràng trên
- Thân tụy:
+ Trước: mặt sau dạ dày
+ Sau: thận, tuyến thượng thận trái
+ Trên: động mạch lách
+ Dưới: mạc treo kết tràng ngang
- Đuôi tụy:
+ Phần di động của tụy, cùng với mạch máu của lách nằm trong mạc nối tụy lách
+ Hướng về rốn lách, đuôi tụy dài → cuống lách ngắn và ngược lại

Câu 6: Mạch máu cung cấp cho tụy


1.Động mạch
Động mạch cấp máu cho tá tràng và tụy gồm 2 nguồn
- Từ động mạch thân tạng: do động mạch vị tá tràng và động mạch lách
+ Động mạch vị tá tràng đến tá tràng và tụy bởi 2 nhánh:
Động mạch tá tụy trên sau: cho các nhánh tụy và tá tràng đến mặt trước và sau khối tá tụy
Động mạch tá tụy trên trước: đến mặt trước tá tràng
Động mạch sau tá tràng: đến mặt sau tá tràng
+ Động mạch lách cho 4 nhánh đến tụy:
Động mạch tụy lưng
Động mạch tụy dưới
Động mạch tụy lớn
Động mạch đuôi tụy
- Từ động mạch mạc treo tràng trên: đến tá tràng và tụy bởi các động mạch tá tụy dưới, gồm: động mạch tá
tụy trước dưới và sau dưới đến mặt trước và sau phần dưới khối tá tụy
2. Tĩnh mạch
Trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào tĩnh mạch cửa
- Tĩnh mạch trên tá tràng, sau tá tàng đổ trực tiếp vào tĩnh mạch cửa
- Tĩnh mạch tụy dưới đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên
- Tĩnh mạch thân tụy, đuôi tụy đổ vào tĩnh mạch lách

Câu 7: Vị trí, kích thước, hình thể ngoài của thận. Mạc thận. Mạch
máu cung cấp cho thận. Vẽ thiết đồ của mạc thận, vẽ mạch máu
thận
*Đại cương: Thận là cơ quan chẵn, có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng nước, điện giải trong cơ
thể, thải một số chất độc ra ngoài cơ thể qua sự thành lập và bài tiết nước tiểu
-Vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết
- Vị trí
+ Nằm sau phúc mạc, trong góc hợp bởi xương sườn 11 và cột sống TL, trước cơ thắt lưng
+Trục lớn của thận chạy từ trên xuống dưới, trong ra ngoài, trước ra sau
+ Thận xoay quanh trục nên: mặt trước nhìn ra trước và ra ngoài, mặt sau nhìn ra sau và vào trong
+ Thận phải thấp hơn thận trái 2 cm do bên phải có gan đè lên
+ Vị trí thận hơi thay đổi theo nhịp thở và tư thế, ở tư thế nằm:
Rốn thận phải ngang mức môn vị, cách đường giữa 4 cm
Rốn thận trái cao hơn mức này
+ Đối chiếu lên thành sau cơ thể:
Rốn thận trái ngang mức đốt sống TL 1, đầu trên thận trái ngang mức bờ trên xương sườn 11, đầu
dưới cách điểm cao nhất mào chậu 5 cm
Đầu trên thận phải ngang mức bờ dưới xương sườn 11, đầu dưới cách mào chậu 3 cm
-Kích thước
+ Cao 12, rộng 6, dày 3 cm
+ Nặng 150 g, thận nữ hơi nhẹ hơn nam

1. Hình thể ngoài


Thận hình hạt đậu, bề mặt trơn láng nhờ được bao bọc trong 1 bao xơ mà bình thường có thể bóc ra dễ
dàng, mỗi thận có:
- 2 mặt: trước lồi, sau phẳng
- 2 bờ:
+ Bờ ngoài lồi
+ Bờ trong lồi ở trên và dưới, lõm ở giữa thành rốn thận-nơi động mạch vào thận, tĩnh mạch và niệu
quản ra khỏi thận
- 2 đầu trên và dưới

2. Mạc thận
Mỗi thận và tuyến thượng thận cùng bên được bọc trong mạc thận, mạc thận tách ra 1 trẽ ngang ngăn cách
2 cơ quan này. Mạc thận gồm 1 lá trước và 1 lá sau, được sắp xếp:
- Trên tuyến thượng thận: 2 lá chập vào nhau rồi hòa lẫn vào lá mạc ở mặt dưới cơ hoành
- Ở dưới: 2 lá sát nhau nhưng vẫn riêng biệt rồi hòa lẫn vào lớp mô ngoài phúc mạc
- Ở trong:
+ Lá sau: hòa lẫn vào mạc cơ thắt lưng, qua đó đến bám vào thân các đốt sống thắt lưng
+ Lá trước: đi trước bó mạch thận, ĐM chủ rồi liên tiếp với lá trước bên đối diện
- Ở ngoài: 2 lá cũng chập vào nhau rồi hòa lẫn vào lớp mô ngoài phúc mạc
- Mạc thận ngăn cách với bao xơ của thận bởi lớp mỡ quanh thận, lớp mỡ phía ngoài mạc thận gọi là lớp
mỡ cạnh thận
3. Mạch máu
1. Động mạch
- Nguyên ủy:
+ Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng, ngay dưới động mạch mạc treo tràng trên, ngang mức
đốt sống TL 1
+ Động mạch thận phải dài hơn và thấp hơn động mạch thận trái
+ Mỗi động mạch nằm sau tĩnh mạch tương ứng
- Ngành cùng:
+ Tới gần rốn thận, mỗi động mạch thận chia 2 nhánh trước và sau, các nhánh này chia 5 nhánh nhỏ vào
xoang thận: 1 nhánh đi ở trên, 1 nhánh đi ở sau trên, 3 nhánh đi ở trước bể thận cấp máu cho từng phân
thùy thận
+ Có 5 phân thùy: trên, trước trên, trước dưới, dưới và sau
+ Các nhánh của động mạch thận ở trước cấp máu cho 1 khu rộng hơn nhánh sau, giữa 2 khu có 1 vùng ít
mạch máu hơn gọi là đường Hyrtl
+ Trong xoang thận, các động mạch thận chia thành các động mạch gian thùy thận đi giữa các tháp
Tới đáy tháp, động mạch gian thùy thận chia thành các động mạch cung nằm trên đáy tháp
Động mạch cung chia thành các động mạch gian tiểu thùy, các động mạch gian tiểu thùy cho các động
mạch nhập vào tiểu thể thận
Trong bao tiểu thể thận, động mạch nhập tạo thành 1 cuộn mao mạch rồi ra khỏi bao bởi động mạch xuất
Động mạch xuất sau đó chia thành 1 lưới mao mạch xung quanh hệ thống ống sinh niệu rồi dẫn máu trở
về hệ tĩnh mạch
+ Về phía xoang thận có các tiểu động mạch thẳng cấp máu cho tháp thận, có thể tách ra từ động mạch
cung
- Ngành bên:
+ Động mạch tuyến thượng thận dưới
+ Nhánh động mạch cho niệu quản
- Ngành nối:
+ Các động mạch thận không thông nối với nhau ở trong thận
+ Ở ngoài thận: thông nối với các động mạch lân cận như: hoành dưới, sinh dục, kết tràng tạo nên
vòng động mạch ngoài thận nằm trong lớp mỡ quanh thận
2. Tĩnh mạch
Bắt nguồn từ vỏ và tủy thận
- Trong vỏ thận: bắt nguồn từ các tiểu tĩnh mạch sao đổ vào các tiểu tĩnh mạch gian tiểu thùy
- Trong tủy thận: bắt nguồn từ các tiểu tĩnh mạch thẳng
Sau đó các tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch cung →tĩnh mạch gian thùy →tĩnh mạch thận →tĩnh mạch chủ
dưới
Câu 8: Liên quan và hình thể trong của thận. Vẽ hình cấu trúc vi
thể của thận
1. Liên quan
1. Phía trước
- Thận phải nằm gần hết trong tầng trên mạc treo KTN nhưng ngoài phúc mạc:
+ Đầu trên + phần trên bờ trong: liên quan với tuyến thượng thận
+ Bờ trong + cuống thận: liên quan với phần xuống tá tràng
+ Liên quan với gan, góc kết tràng phải, ruột non
- Thận trái nằm 1 nửa ở tầng trên, 1 nửa ở tầng dưới mạc treo KTN:
+ Mạc treo KTN ở trước
+ Đầu trên + phần trên bờ trong: liên quan với tuyến thượng thận
+ Liên quan với mặt sau dạ dày, thân tụy, lách, góc kết tràng trái, phần trên kết tràng xuống và ruột
non
2. Phía sau
Xương sườn 12 nằm chắn ngang thận ở phía sau, chia thận làm 2 tầng: ngực ở trên và thắt lưng ở dưới
- Tầng ngực: liên quan với
+ Xương sườn 11, 12
+ Cơ hoành
+ Ngách sườn hoành của màng phổi
- Tầng thắt lưng: từ trong ra ngoài, liên quan với
+ Cơ thắt lưng
+ Cơ vuông thắt lưng
+ Cơ ngang bụng
3. Phía trong
Từ sau ra trước, mỗi thận liên quan với:
- Cơ thắt lưng và phần bụng của thân TK giao cảm ở bờ trong cơ này
- Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, bể thận, phần trên niệu quản, bó mạch tinh hoàn hoặc buồng
trứng, TM chủ dưới (thận phải), ĐM chủ bụng (thận trái)
4. Phía ngoài: ko quan trọng
2. Hình thể trong
1. Đại thể
Thận được bọc trong 1 bao sợi, giữa là xoang thận có mạch máu, thần kinh và bể thận đi qua, xung quanh
xoang là khối nhu mô hình bán nguyệt
- Xoang thận:
+ Thông ra ngoài ở rốn thận
+ Thành có nhiều chỗ lồi lõm, chỗ lõm hình nón gọi là nhú thận
+ Đầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu: đổ nước tiểu vào bể thận
+ Chỗ lõm áp vào nhú là các đài thận nhỏ
+ Mỗi thận có 7-14 đài thận nhỏ tạo thành 2-3 đài thận lớn đổ vào bể thận, bể thận nối tiếp với niệu
quản
- Nhu mô thận:
+ Tủy thận:
Được cấu tạo bằng các tháp thận, đáy tháp hướng về bao sợi, đỉnh hướng về nhú
Tháp thận thường nhiều hơn nhú thận nên nhiều tháp sẽ chung nhau 1 nhú
Các tháp xếp thành 2 hàng dọc theo 2 mặt trước và sau thận
+ Vỏ thận: gồm
CỘT THẬN: phần nhu mô nằm giữa các tháp
TIỂU THÙY VỎ: phần nhu mô từ đáy tháp tới bao sợi, chia làm 2 phần
1) Phần tia: là các khối hình tháp, đáy nằm trên đáy tháp thận, đỉnh hướng về bao sợi
2) Phần lượn: phần nhu mô xen giữa phần tia
2. Vi thể
Nhu mô thận được cấu tạo bởi các đơn vị chức năng thận gọi là nephron, mỗi nephron gồm:
- 1 tiểu thể thận: gồm 1 bao ở ngoài và 1 cuộn mao mạch ở trong
- 1 hệ thống ống sinh niệu: gồm các tiểu quản lượn, ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa và ống thu thập
+ Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa: nằm trong phần lượn của vỏ thận
+ Quai Henlé, ống thu thập: nằm trong phần tia của vỏ thận và tủy thận
Mỗi phần của nephron có vai trò riêng trong bài tiết, hấp thu nước + 1 số chất trong quá trình thành lập
nước tiểu

Câu 9: Liên quan của niệu quản đoạn bụng và đoạn chậu
- Niệu quản: là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, nằm sau phúc mạc, 2 bên cột sống thắt
lưng, ép sát thành bụng sau
- Niệu quản có 3 chỗ hẹp:
+ Khúc nối bể thận-niệu quản
+ Nơi niệu quản bắt chéo ĐM chậu
+ Trong thành bàng quang
- Dài 25-28 cm, chia làm 2 đoạn: bụng và chậu hông, mỗi đoạn dài 12.5-14 cm
- Niệu quản trái dài hơn phải, niệu quản nam dài hơn nữ
1. Đoạn bụng
Đi từ bể thận tới đường cung xương chậu, đi xuống dưới, vào trong và liên quan:
1. Phía sau:
- Cơ thắt lưng
- Mỏm ngang 3 đốt sống thắt lưng cuối
- Bắt chéo thần kinh sinh dục đùi ở trên
- Bắt chéo ở dưới với động mạch chậu ngoài (bên phải) hoặc động mạch chậu chung (bên trái)
- Lúc bắt chéo động mạch chậu, các niệu quản cách đường giữa 4-5 cm
2. Phía trước: liên quan với:
- Phúc mạc
-Động mạch tinh hoàn hoặc buồng trứng
- Bên phải:
+ Phần xuống tá tràng
+ Mạc treo kết tràng ngang
+ Động mạch kết tràng phải
- Bên trái:
+ Mạc treo kết tràng ngang
+ Động mạch kết tràng trái
3. Phía trong:
- Niệu quản phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới
- Niệu quản trái liên quan với động mạch chủ bụng

2. Đoạn chậu
- Đi từ đường cung xương chậu tới bàng quang
- Đi cạnh động mạch chậu trong rồi chếch ra ngoài và ra sau theo đường cong của thành bên chậu
- Tới nền chậu hông, chỗ gai ngồi thì vòng ra trước và vào trong để tới bàng quang
- Ở đoạn chạy dọc động mạch chậu trong:
+ Niệu quản phải thường đi phía trước động mạch
+ Niệu quản trái thường đi phía trong và sau động mạch
- Liên quan:
1. Phía sau
- Khớp cùng chậu
- Cơ và mạc cơ bịt trong
- Bó mạch thần kinh bịt
2. Phía trước
Liên quan khác nhau ở nam và nữ
- Ở nam:
+ Khi tới cắm vào bàng quang, niệu quản lách giữa mặt sau bàng quang và túi tinh, bắt chéo ống
dẫn tinh
- Ở nữ:
+ Khi rời thành bên chậu, niệu quản chui vào đáy dây chằng rộng
+ Đến giữa dây chằng rộng thì bắt chéo động mạch tử cung, chỗ bắt chéo cách cổ tử cung và thành
âm đạo 1.5 cm
+ Động mạch tử cung lúc đầu ở ngoài và sau niệu quản, sau đó bắt chéo ra trước và vào trong
- Khi 2 niệu quản tới cắm vào bàng quang, chúng cách nhau 5 cm khi bàng quang rỗng
- Khi vào trong thành bàng quang, niệu quản chạy vào trong, ra trước và xuống dưới
- Đoạn niệu quản nội thành dài 2 cm
- 2 niệu quản mở vào bàng quang bằng 2 lỗ niệu quản: 2 lỗ cách nhau 2.5 cm khi bàng quang rỗng, 5 cm
khi bàng quang đầy

Câu 10: Hình dạng, vị trí, liên quan và các phương tiện cố định
bàng quang
1. Hình dạng-vị trí
1. Vị trí
- Bàng quang là 1 tạng nằm dưới phúc mạc
- Ở người trưởng thành và khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu
+ Trước bàng quang: xương mu
+ Sau bàng quang: các tạng sinh dục và trực tràng
+ Dưới: hoành chậu
+ Khi căng đầy, bàng quang có hình cầu và nằm trong ổ bụng

2. Hình dạng
Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt:
- Mặt trên:
+ Được phúc mạc che phủ
+ Lồi khi bàng quang đầy, lõm khi bàng quang rỗng
- 2 mặt dưới-bên:
+ Nằm trên hoành chậu
+ 2 mặt gặp nhau ở trước qua 1 bờ tròn
- Mặt sau:
+ Còn được gọi là đáy bàng quang
+ Phần trên được phúc mạc che phủ
- Mặt trên và 2 mặt dưới bên gặp nhau ở trước tại đỉnh bàng quang, từ đây có dây chằng rốn giữa treo bàng
quang vào rốn
- Phần bàng quang giữa đỉnh và đáy: thân bàng quang
- Tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới-bên: lỗ niệu đạo trong, qua đó bàng quang thông với niệu đạo
- Phần bàng quang xung quanh lỗ niệu đạo trong: cổ bàng quang

2. Liên quan
1. Liên quan với phúc mạc
- Mặt trên + phần trên đáy bàng quang được phúc mạc che phủ
- Phúc mạc sau khi phủ lên bàng quang sẽ lật lên để phủ lên thành bên chậu và thành bụng trước
- Khi căng đầy:
+ Bàng quang nhô lên ổ bụng
+ Phần phúc mạc từ bàng quang đến thành bên chậu và thành bụng trước bị đẩy lên
+ 1 phần bàng quang của mặt dưới bên nằm sát thành bụng trước và trên xương mu
- Ở sau, phúc mạc từ bàng quang sẽ phủ lên tử cung (ở nữ) hoặc túi tinh (ở nam) tạo nên túi cùng bàng
quang sinh dục

2. Liên quan với các cơ quan xung quanh


- 2 mặt dưới bên: liên quan với
+ Xương mu, khớp mu
+ Đám rối tĩnh mạch bàng quang: nằm trong khối mỡ trong khoang sau xương mu
- Mặt trên:
+ Liên quan với ruột non hoặc kết tràng xích ma
+ Ở nữ, liên quan với thân tử cung khi bàng quang rỗng
- Mặt sau:
+ Ở nam: liên quan với bóng ống dẫn tinh, túi tinh và trực tràng
+ Ở nữ: liên quan với thành trước âm đạo và cổ tử cung

3. Các phương tiện cố định bàng quang


- Bàng quang được cố định vững chắc nhất ở đáy và cổ
+ Cổ bàng quang: gắn chặt vào hoành chậu
+ Tiếp nối cổ bàng quang là tuyến tiền liệt và niệu đạo: gắn chặt vào hoành niệu dục
+ Cổ bàng quang còn được cố định bởi dây chằng mu tiền liệt (ở nam) hoặc dây chằng mu bàng
quang (ở nữ)
- Một số dây chằng khác:
+ Dây chằng rốn giữa: là ống niệu rốn đã hóa sơ và bít tắc lại, treo đỉnh bàng quang vào mặt sau rốn
+ Dây chằng rốn trong: động mạch rốn trong lúc phôi thai đã hóa sơ, cố định 2 mặt dưới bên của
bàng quang
→Các dây chằng này chỉ giữ bàng quang áp vào thành bụng trước, ngay cả khi căng đầy và nhô lên
ổ bụng
- Ở sau, bàng quang còn được cố định bởi mạc tiền liệt
- Ngoài ra, phần phúc mạc từ bàng quang đến thành bên chậu và thành bụng trước cũng có tác dụng cố định
bàng quang

Câu 11: Hình thể trong, cấu tạo của bàng quang. Vẽ thiết đồ qua
chậu hông nam
1. Hình thể trong
- Mặt trong bàng quang được phủ bởi 1 lớp niêm mạc màu hồng nhạt
+ Khi bàng quang rỗng: niêm mạc xếp nếp tạo nếp niêm mạc
+ Khi bàng quang căng: các nếp niêm mạc mất đi
- Có một vùng mà niêm mạc ko bị xếp nếp, màu đậm hơn các nơi khác gọi là tam giác bàng quang mà 3
đỉnh là 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong
+ Giữa 2 lỗ niệu quản: nếp gian niệu quản
+ Chính giữa tam giác bàng quang chạy xuống lỗ niệu đạo trong: từ phía sau có lưỡi bàng quang
2. Cấu tạo
4 lớp
- Lớp niêm mạc: màu hồng nhạt
- Tấm dưới niêm mạc: không có ở vùng tam giác bàng quang
- Lớp cơ: gồm các bó cơ trơn xếp thành 3 lớp
+ Dọc ngoài: từ đây có 1 số sợi chạy ra phía trước tới xương mu tạo nên cơ mu-bàng quang, 1 số sợi
chạy ra phía sau tới trực tràng tạo nên cơ trực tràng-bàng quang
+ Lớp giữa: cơ vòng, dày hơn lớp ngoài nhất là trên tam giác bàng quang
+ Lớp trong:
Cơ dọc, phát triển nhất ở vùng tam giác bàng quang
Thớ cơ chạy dọc về phía cổ tạo thành 1 quai dày phía sau cổ bàng quang
- Lớp thanh mạc:
+ Là phúc mạc tạng
+ Những nơi ko có phúc mạc: bàng quang được phủ bởi 1 lớp mô liên kết
+ Dưới lớp thanh mạc: tấm dưới thanh mạc
Câu 12: Đường đi, phân đoạn, kích thước, hình thể trong niệu đạo
nam. Vẽ hình thành sau niệu đạo nam
1. Đường đi
- Bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong
- Đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt
- Sau đó đi qua hoành chậu và hoành niệu dục
- Cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu

2. Phân đoạn
- Về phương diện giải phẫu: chia làm 3 đoạn
+ Đoạn tiền liệt
+ Đoạn màng
+ Đoạn xốp
- Về phương diện liên quan với các cấu trúc giải phẫu lân cận: chia làm 2 đoạn
+ Niệu đạo sau: tiền liệt + màng
+ Niệu đạo trước: xốp
- Về phương diện phẫu thuật: chia làm 2 đoạn
+ Đoạn cố định: tiền liệt + màng + xốp từ niệu đạo màng tới dây treo dương vật
+ Đoạn di động: xốp từ dây treo dương vật tới lỗ niệu đạo ngoài
3. Kích thước
- Khi dương vật mềm: niệu đạo dài 16 cm, trong đó:
+ Đoạn tiền liệt: 2.5-3 cm
+ Đoạn màng: 1.2 cm
+ Đoạn xốp: 12 cm
- Lúc ko tiểu, niệu đạo chỉ là:
+ 1 khe thẳng dọc ở đoạn đầu dương vật
+ Hình chữ T ngược trong thân dương vật
+ Khe ngang ở đoạn màng
+ Cong ra sau ở đoạn tiền liệt
- Lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành 1 ống ko đều, có 3 đoạn phình và 4 đoạn hẹp:
+ Các đoạn phình:
Hố thuyền ở đầu dương vật
Đoạn niệu đạo ở hành dương vật
Xoang tiền liệt ở đoạn tiền liệt
+ Các đoạn hẹp:
Lỗ niệu đạo ngoài
Đoạn niệu đạo trong vật xốp
Đoạn niệu đạo màng
Đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang

4. Hình thể trong


1. Đoạn tiền liệt
- Thành niệu đạo ở giữa nổi gờ lên thành mào niệu đạo
- Mào niệu đạo liên tiếp với lưỡi bàng quang ở trên và niệu đạo màng ở dưới
- Giữa mào niệu đạo là lồi tinh
- Lồi tinh có:
+ Giữa là lỗ của túi bầu dục tuyến tiền liệt
+ 2 bên là 2 lỗ của 2 ống phóng tinh
2. Đoạn màng
- Có nhiều nếp dọc
- Khi đi tiểu, các nếp dọc mất đi
3. Đoạn xốp
Ngoài các nếp dọc còn có:
- Lỗ của 2 tuyến hành niệu đạo: đổ vào đoạn đầu niệu đạo xốp
- Lỗ của các hốc niệu đạo: có các tuyến niệu đạo
- Van hố thuyền:
+ 1 nếp ngang ở mặt trên niệu đạo
+ Cách lỗ niệu đạo ngoài 1-2 cm
Câu 13: Cấu trúc giải phẫu của buồng trứng và vòi tử cung. Vẽ
hình minh họa
1. Buồng trứng
*Đại cương: buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết
-Có 2 buồng trứng, trái và phải, nằm áp vào thành bên của chậu hông, sau dây chằng rộng

1. Hình thể ngoài và liên quan


- Hình hạt đậu, dẹt: dày 1, rộng 2, cao 3cm
- Có 2 mặt:
+ Mặt trong: lồi, tiếp xúc với các tua của phễu vòi tử cung và các quai ruột non
+ Mặt ngoài: áp vào phúc mạc thành bên chậu hông trong hố buồng trứng
+ Giới hạn của hố buồng trứng:
Trước dưới: dây chằng rộng
Trên: ĐM chậu ngoài
Sau: ĐM chậu trong + niệu quản
Đáy: ĐM rốn, mạch và TK bịt
+ Mặt ngoài buồng trứng: có rốn buồng trứng-nơi mạch máu và TK đi vào buồng trứng
- Có 2 bờ:
+ Bờ tự do: quay ra sau, liên quan với các quai ruột non
+ Bờ mạc treo: có mạc treo, treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng
- Có 2 đầu:
+ Đầu vòi: tròn, hướng lên trên, nơi bám của dây chằng treo buồng trứng
+ Đầu tử cung: nhỏ hơn, hướng về tử cung, nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng

2. Phương tiện cố định buồng trứng


- Mạc treo buồng trứng: treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng
- Dây chằng treo buồng trứng: bám từ đầu vòi, đi trong dây chằng rộng đến thành chậu hông
- Dây chằng riêng buồng trứng: bám từ đầu tử cung, đi trong dây chằng rộng đến góc bên tử cung
- Ngoài ra còn có 1 dây chằng rất ngắn: bám từ đầu vòi đến mặt ngoài phễu vòi tử cung gọi là dây chằng
vòi buồng trứng

3. Mạch và thần kinh buồng trứng


- Động mạch buồng trứng tách từ động mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng, đi trong dây chằng treo buồng
trứng qua đầu vòi để vào buồng trứng
- Ngoài ra còn nhánh buồng trứng của động mạch tử cung
- Tĩnh mạch đi theo động mạch, tạo thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo gần rốn buồng trứng
- Thần kinh tách ra từ đám rối buồng trứng, theo động mạch vào buồng trứng

2. Vòi tử cung
*Đại cương: là 2 ống khoảng hơn 10 cm chạy ngang từ buồng trứng tới góc bên tử cung
1. Hình thể ngoài
Phân làm 4 đoạn:
- Phễu vòi:
+ Loe ra như cái phễu
+ Có lỗ bụng, qua lỗ này vòi tử cung thông với ổ phúc mạc để nhận trứng từ buồng trứng rụng vào
+ Xung quanh lỗ có hơn 10 tua vòi, trong đó có 1 tua dài nhất-tua buồng trứng dính vào đầu vòi của
buồng trứng
- Bóng vòi:
Phần phình to nhất và dài nhất của vòi tử cung
+ Thường thắt và cắt vòi tử cung ở đoạn này trong thủ thuật triệt sản
+ Dưới bóng vòi, giữa 2 lá của dây chằng rộng: vật trên buồng trứng
- Eo vòi:
+ Đoạn hẹp nhất của vòi
+ Tiếp nối bóng vòi tới dính vào góc bên tử cung
- Phần tử cung:
+ Nằm trong thành tử cung, dài 1cm
+ Thông vào buồng tử cung qua lỗ tử cung của vòi
2. Cấu tạo
Ngoài vào trong:
- Lớp thanh mạc: phúc mạc của dây chằng rộng
- Tấm dưới thanh mạc
- Lớp cơ
- Lớp niêm mạc:
+ Có nhiều nếp vòi
+ Thượng mô có lông chuyển, chỉ chuyển theo 1 chiều để đẩy trứng về buồng tử cung

3. Mạch máu và thần kinh


- Động mạch và tĩnh mạch là nhánh của mạch tử cung và mạch buồng trứng nối với nhau dọc bờ dưới vòi
- Bạch mạch và thần kinh giống như buồng trứng

Câu 14: Hình thể ngoài, liên quan, phương tiện cố định tử cung. Vẽ
thiết đồ qua chậu hông nữ
1. Hình thể ngoài và liên quan
1. Thân tử cung
Có 2 mặt:
- Mặt bàng quang:
+ Lồi, hướng về phía trước dưới
+ Có phúc mạc che phủ tới tận eo
+ Phúc mạc sau đó phủ lên bàng quang tạo thành túi cùng bàng quang-tử cung, qua đó tử cung liên
quan với mặt trên bàng quang
- Mặt ruột:
+ Lồi, hướng về phía sau trên
+ Có phúc mạc che phủ
+ Phúc mạc phủ lên phần trên âm đạo rồi phủ lên mặt trước trực tràng tạo thành túi cùng trực tràng-
tử cung, qua đó tử cung liên quan với các quai ruột non và kết tràng xích ma
+ Túi cùng này là nơi thấp nhất trong ổ phúc mạc nên dịch thường đọng lại ở đây
- Tử cung có 2 bờ:
+ Phải và trái, dày và tròn, có dây chằng rộng bám
+ Dọc bờ bên: có mạch tử cung và ống cạnh buồng trứng
- Đáy tử cung:
+ Là bờ trên của thân
+ Có phúc mạc che phủ từ mặt bàng quang sang mặt ruột
+ Liên quan với các quai ruột non và kết tràng xích ma
+ 2 góc bên liên tiếp với eo vòi tử cung đồng thời là nơi bám của dây chằng tròn + dây chằng riêng
buồng trứng
2. Cổ tử cung
Âm đạo bám vào, chia cổ tử cung làm 2 phần: trên âm đạo và âm đạo
Âm đạo bám theo 1 đường xuống dưới và ra trước: ở sau bám vào khoảng giữa, ở trước bám vào dưới cổ tử
cung
- Phần trên âm đạo:
+ Ở trước: dính vào mặt sau dưới bàng quang
+ Ở sau: có phúc mạc che phủ, qua túi cùng trực tràng-tử cung: cổ tử cung liên quan với trực tràng
- Phần âm đạo:
+ Như 1 mõm cá mè thò vào buồng âm đạo
+ Đỉnh mõm có lỗ tử cung
+ Lỗ thông với ống cổ tử cung
+ Ống thông với buồng tử cung
+ Niêm mạc ống có 1 nếp dọc và các nếp ngang gọi là nếp lá cọ: có các tuyến cổ tử cung
+ Thành âm đạo quây quanh mõm cá mè tạo thành vòm âm đạo:
Vòm âm đạo là 1 túi bịt vòng gồm 4 đoạn: túi bịt trước, túi bịt sau và 2 túi bịt bên
Túi bịt sau sâu hơn cả và liên quan với túi cùng trực tràng-tử cung

2. Phương tiện cố định tử cung


1. Dây chằng rộng
Gồm 2 lá phúc mạc liên tiếp với phúc mạc ở mặt bàng quang và mặt ruột
Bám từ bờ bên tử cung và vòi tử cung tới thành bên chậu hông
Có 2 mặt và 4 bờ:
- Mặt trước dưới:
+ Liên quan với bàng quang
+ Có nếp phúc mạc của dây chằng tròn
- Mặt sau trên:
+ Liên quan với các quai ruột non và kết tràng xích ma
+ Có nếp phúc mạc của dây chằng riêng buồng trứng
+ Có mạc treo buồng trứng dính vào
- Bờ trong: dính vào bờ bên tử cung
- Bờ ngoài: dính vào thành bên chậu hông
- Bờ trên: tự do, bọc lấy vòi tử cung
- Bờ dưới hay đáy:
+ Nơi 2 lá phúc mạc tách xa nhau để liên tiếp với phía trước và phía sau phúc mạc thành
+ Có động mạch tử cung bắt chéo trước niệu quản
+ Phần dây chằng rộng trên đáy gọi là phần cánh, có 3 mạc treo:
Mạc treo tử cung
Mạc treo vòi tử cung: có vật trên buồng trứng
Mạc treo buồng trứng

2. Dây chằng tròn


- Bám từ góc bên tử cung
- Ra trước đội lên lá trước của dây chằng rộng
- Rồi chui vào lỗ bẹn sâu, đi trong ống bẹn ra lỗ bẹn nông
- Tỏa thành nhiều sợi nhỏ để tận hết ở mô liên kết của gò mu và môi lớn của âm hộ

3. Dây chằng tử cung-cùng


- Bám từ mặt sau cổ tử cung ở gần bờ bên
- Đi ra sau và lên trên, đi 2 bên trực tràng, đội phúc mạc thành nếp trực tràng-tử cung
- Tới bám vào mặt trước xương cùng

4. Dây chằng ngang cổ tử cung


- Bám từ bờ bên cổ tử cung, trên phần bên của vòm âm đạo
- Đi ngang sang thành bên chậu hông
- Nằm dưới đáy dây chằng rộng và trên hoành chậu hông

Câu 15: Hình thể trong, mạch máu nuôi dưỡng tử cung. Vẽ thiết đồ
qua chậu hông nữ
1. Hình thể trong
1. Buồng tử cung
- Tử cung được đục rỗng thành 1 khoang dẹt theo chiều trước sau và thắt lại ở eo chia khoang làm 2 buồng:
+ Buồng nhỏ ở dưới: ống cổ tử cung
+ Buồng to ở trên: buồng tử cung, có hình tam giác mà 3 cạnh lồi về lòng tam giác
- 2 góc bên thông với vòi tử cung, góc dưới thông với ống cổ tử cung
- 2 thành trước và sau của buồng tử cung áp sát vào nhau
- Chiều sâu trung bình từ lỗ tử cung đến đáy buồng tử cung: 3 cm
2. Cấu tạo
Ngoài vào trong:
- Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng
- Tấm dưới thanh mạc
- Lớp cơ: hơi khác ở phần thân và cổ
+ Ở phần thân: 3 tầng
Tầng ngoài: cơ dọc + 1 ít cơ vòng
Tầng giữa: rất dày, là tầng cơ rối: gồm các thớ cơ đan chéo nhau chằng chịt, quấn lấy các mạch máu
Tầng trong: chủ yếu là cơ vòng
+ Ở phần cổ:
Cơ mỏng hơn
Ko có tầng cơ rối
Chỉ có 1 tầng vòng kẹp giữa 2 tầng dọc
- Lớp niêm mạc
+ Mỏng
+ Dính chặt vào lớp cơ

2. Mạch máu
1. Động mạch
Động mạch tử cung tách ra từ động mạch chậu trong, đi theo 3 đoạn:
- Đoạn thành bên chậu hông:
+ Áp sát vào mạc cơ bịt trong
+ Giới hạn nên phía dưới hố buồng trứng
- Đoạn đáy dây chằng rộng:
+ Đi trong đáy dây chằng rộng tới bờ bên tử cung
+ Bắt chéo trước niệu quản, cách cổ tử cung 1.5 cm
- Đoạn bờ bên tử cung:
+ Chạy sát bờ bên tử cung
+ Chạy xoắn ốc để có thể giãn ra khi tử cung to lên lúc chứa thai
Nhánh bên: cho các nhánh vào niệu quản, bàng quang, âm đạo, cổ và thân tử cung
Nhánh tận:
Động mạch tận cùng ở góc bên tử cung, giữa chỗ bám của dây chằng tròn và dây chằng riêng buồng trứng
bằng cách chia 2 nhánh:
+ Nhánh buồng trứng
+ Nhánh vòi trứng
2 nhánh này nối với 2 nhánh tương ứng của động mạch buồng trứng
2. Tĩnh mạch
- Đổ vào các đám rối tĩnh mạch ở bờ bên tử cung
- Các đám rối này nối với các đám rối buồng trứng →tĩnh mạch tử cung →tĩnh mạch chậu trong
Câu 16: Cấu trúc giải phẫu của tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn
tinh. Vẽ thiết đồ qua tinh hoàn và mào tinh hoàn
1. Tinh hoàn
1. Hình thể ngoài
- Tinh hoàn nằm trong bìu, ở bên trái thường xuống thấp hơn bên phải
- Hình tròn, hơi dẹt, nhẵn, màu trắng xanh, trục chếch xuống dưới và ra sau
- Nặng 20 g, dài 4.5 cm, rộng 2.5 cm, sờ thấy răn rắn và nắn có cảm giác đau đặc biệt
- Có 2 mặt:
+ Ngoài: lồi
+ Trong: phẳng
- Có 2 cực:
+ Trên: có mấu phụ tinh hoàn
+ Dưới: có dây bìu cột tinh hoàn vào bìu
- Có 2 bờ: trước và sau
- Tinh hoàn được bọc trong lớp trắng
2. Hình thể trong
- Tinh hoàn được chia thành nhiều tiểu thùy bởi các vách đi từ mặt trong lớp trắng hội tụ về trung thất tinh
hoàn
- 1 tiểu thùy có 2-4 ống sinh tinh xoắn: sản xuất tinh trùng đổ vào ống sinh tinh thẳng
- Ống sinh tinh thẳng đổ vào lưới tinh
- Từ lưới tinh tách ra 12-15 ống xuất
2. Mào tinh
1. Hình thể ngoài
Hình chữ C gồm đầu, thân, đuôi chạy dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn:
- Đầu: áp vào tinh hoàn như 1 cái mũ
- Thân: ko dính vào tinh hoàn tạo thành xoang mào tinh
- Đuôi: chỉ dính vào tinh hoàn bởi các sợi thớ
2. Hình thể trong
- Ở đầu mào tinh: các ống xuất cuộn lại thành hình các nón dài tạo nên các tiểu thùy mào tinh và đổ vào
ống mào tinh
- Ống mào tinh: cuộn ngoằn ngoèo trong thân mào tinh xuống đến đuôi thì liên tục với ống dẫn tinh
- Trên ống mào tinh có các ống lạc:
+ Ống lạc trên: tạo nên mấu phụ mào tinh
+ Ống lạc dưới: nằm trong đuôi mào

3. Ống dẫn tinh


- Đi từ đuôi mào tinh tới lồi tinh
- Màu trắng sáng, dài 30 cm, đường kính 2-3 mm
- Thành ống tạo bởi 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp cơ và lớp niêm mạc
- Đường đi của ống chia làm 6 đoạn:
+ Mào tinh
+ Thừng tinh
+ Ống bẹn
+ Chậu hông
+ Sau bàng quang
+ Trong tuyến tiền liệt
- Ở đoạn sau bàng quang: ống đến cạnh túi tinh thì phình to thành bóng ống dẫn tinh mà ở trong có rất
nhiều túi
- Sau cùng thì hợp với ống tiết của túi tinh thành ống phóng tinh
- Ống phóng tinh đi vào trong tuyến tiền liệt theo chiều xuống dưới và ra trước để đổ vào niệu đạo bằng 2
lỗ nhỏ nằm trên lồi tinh

Câu 17: Cấu trúc giải phẫu của túi tinh, thừng tinh, tuyến tiền liệt.
Vẽ thiết đồ cắt ngang qua thừng tinh
1. Túi tinh
- Là 2 túi tách ở phần cuối ống dẫn tinh: dự trữ và góp phần tạo nên tinh dịch
- Hình quả lê, dài 5 cm, đường kính tối đa 2 cm, mặt ngoài xù xì, mặt trong có nhiều nếp gấp
- Được xem như 1 ống gấp đôi lại
- Nằm chếch xuống dưới và vào trong, chạy dọc bờ ngoài ống dẫn tinh
- 2 túi tạo thành tam giác gian túi tinh, trong có tam giác gian ống tinh
- Liên quan:
+ Phía trước: bàng quang
+ Phía sau: trực tràng
- Phúc mạc lách giữa bàng quang và 2 túi rồi lách giữa 2 túi và trực tràng tạo nên 2 túi cùng: bàng quang
sinh dục và sinh dục trực tràng
- Nằm giữa 2 lá của mạc tiền liệt

2. Thừng tinh
Là 1 ống chứa các thành phần đi từ bìu qua ống bẹn vào ổ bụng
1. Cấu tạo
Ngoài vào trong:
- Mạc tinh ngoài: có nguồn gốc từ cơ chéo bụng ngoài
- Cơ và mạc cơ bìu: có nguồn gốc từ cơ chéo bụng trong
- Mạc tinh trong: có nguồn gốc từ mạc ngang
2. Các thành phần trong thừng tinh
- Ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn tinh
- Động mạch cơ bìu
- Động mạch tinh hoàn, đám rối tĩnh mạch hình dây leo
- Dây chằng phúc tinh mạc
Động mạch
- Động mạch tinh hoàn:
+ Tách ra từ động mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng
+ Chạy sát thành bụng sau, sau phúc mạc
+ Khi tới lỗ bẹn sâu thì chui vào thừng tinh, qua ống bẹn tới bìu: cấp máu cho tinh hoàn và mào tinh
hoàn
- Động mạch ống dẫn tinh:
+ Nhánh của động mạch rốn
+ Cấp máu cho ống dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh
- Động mạch cơ bìu:
+ Nhánh của động mạch thượng vị dưới
+ Đi trong thừng tinh, cấp máu cho cơ bìu, thông nối với động mạch tinh hoàn
Tĩnh mạch
Đi cùng động mạch tạo thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo
Thần kinh
- Đám rối tinh hoàn tách ra từ đám rối liên mạc treo tràng và đám rối thận: thuộc hệ thần kinh tự chủ
- Đám rối ống dẫn tinh tách ra từ đám rối hạ vị dưới

3. Tuyến tiền liệt


- Nằm dưới bàng quang, bọc quanh niệu đạo sau, là tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết
- Tinh dịch của tuyến được tiết ra bởi nhiều ống tiền liệt đổ vào niệu đạo tiền liệt qua 2 rãnh nằm 2 bên lồi
tinh
- Trong còn có túi bầu dục tuyến tiền liệt: có lỗ đổ nằm giữa lồi tinh
1. Vị trí và hình thể ngoài
- Nằm trên hoành chậu hông, dưới bàng quang, sau xương mu, trước trực tràng, giữa 2 cơ nâng hậu môn
- Rộng 4, cao 3, dày 2.5 cm
- Người lớn nặng: 15-25 g, người già có thể to gấp bội
- Có hình nón: đáy ở trên, đỉnh ở dưới với 4 mặt: trước, sau và 2 mặt dưới bên
- Gồm 3 thùy:
+ Phải và trái: cách nhau bởi 1 rãnh ở mặt sau
+ Thùy thứ 3 là eo tuyến tiền liệt: nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh
2. Mạch máu và thần kinh
- Động mạch: cấp máu bởi
+ Động mạch bàng quang dưới
+ Động mạch trực tràng giữa
- Tĩnh mạch: tạo thành đám rối tĩnh mạch tiền liệt
- Thần kinh: đám rối tiền liệt tách ra từ đám rối hạ vị
Câu 18: Cấu trúc giải phẫu của dương vật, bìu. Vẽ thiết đồ cắt
ngang qua dương vật
1. Dương vật
Thuộc phần sinh dục ngoài, đảm nhận 2 chức năng: niệu và sinh dục
1. Mô tả
Dương vật có 2 phần: sau cố định, trước di động
Khi dương vật mềm dài 10 cm nằm trước bìu, gồm: 1 rễ, 1 thân, 1 quy đầu
- Rễ dương vật:
+ Dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật
+ Dính vào ngành dưới xương mu bởi vật hang
- Thân dương vật:
+ Hình trụ
+ Mặt trên: mu dương vật
+ Mặt dưới: được chia đôi bởi đường giữa dương vật
- Quy đầu:
+ Được bọc trong bao quy đầu
+ Mặt dưới có hãm bao quy đầu
+ Màu hồng nhạt, giữa có lỗ niệu đạo ngoài
+ Đáy giới hạn bởi vành quy đầu
+ Giữa thân và vành quy đầu: cổ quy đầu
+ Quy đầu ở trên dài gấp đôi ở dưới
2. Cấu tạo
Bởi các tạng cương và các lớp bọc dương vật
- Các tạng cương: gồm 2 vật hang và 1 vật xốp: có nhiều hốc nhỏ như tổ ong mà máu sẽ dồn vào đó khi
dương vật cương
+ Vật hang:
Gồm 2 thể hình trụ, dẹt, dài 15 cm và thu hẹp ở 2 đầu
Phần sau: dính vào ngành dưới xương mu, có cơ ngồi hang ôm quanh
Phần trước: 2 vật hang tựa vào nhau như 2 nòng súng
+ Vật xốp:
Hình trụ, dẹt, nằm trong rãnh ở mặt dưới của 2 vật hang, bên trong có niệu đạo
Phần sau: phình to thành hành dương vật
Phần trước: liên tiếp với tổ chức xốp của quy đầu
2 cơ hành xốp dính vào nhau ở đường giữa dương vật để vật xốp nằm lên
Cơ hành xốp tách ra 1 bó trèo lên lưng dương vật để dính với bó đối diện
+ Khi các cơ ngồi hang và hành xốp co: máu dồn lên các tạng cương và ko cho máu trở về gây nên
cương dương vật
- Các lớp bọc dương vật: ngoài vào trong
+ Da: liên tiếp với da bao quy đầu
+ Lớp tổ chức tế bào nhão dưới da
+ Mạc dương vật nông: nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão
+ Mạc dương vật sâu: bọc quanh vật hang + vật xốp, chứa mạch máu và TK
+ Lớp trắng: bọc quanh vật hang + vật xốp, lớp trắng của 2 vật hang gặp nhau tạo thành vách dương
vật
3. Mạch máu và TK
- Mạch máu:
+ ĐM nông: là các nhánh
Nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão
Tách từ ĐM thẹn ngoài và ĐM đáy chậu nông
+ ĐM sâu: cấp máu cho các tạng cương, tách từ ĐM thẹn trong, gồm:
ĐM sâu dương vật: chạy giữa trục vật hang
ĐM mu dương vật: chạy ở mu dương vật và trong mạc dương vật sâu
+ TM: đổ về TM mu dương vật sâu
- TK:
+ TK mu dương vật tách từ TK thẹn
+ Các TK vật hang dương vật thuộc hệ TK tự chủ
2. Bìu
- Là 1 túi do thành bụng trĩu xuống để chứa: tinh hoàn, mào tinh hoàn và 1 phần thừng tinh
- Bìu trái thường lớn và sa xuống thấp hơn bìu phải
- Giữa 2 bìu là 1 vách sợi
1. Cấu tạo
Ngoài vào trong: 7 lớp
- Da:
+ Mỏng
+ Có nhiều nếp nhăn ngang và 1 đường dọc ngăn cách 2 bìu: đường giữa bìu
- Lớp cơ bám da:
+ Tạo bởi các sợi cơ trơn, đàn hồi và liên kết
+ Làm da bìu co lại được
- Lớp tế bào dưới da: là lớp mỡ và lớp tế bào nhão dưới da
- Lớp mạc nông: liên tục ở trên với mạc tinh ngoài của thừng tinh
- Lớp cơ bìu:
+ Do cơ chéo bụng trong trĩu xuống trong quá trình đi xuống bìu của tinh hoàn
+ Có tác dụng nâng tinh hoàn lên
- Lớp mạc sâu:
+ 1 phần của mạc ngang qua lỗ bẹn sâu
+ Xuống bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn
- Lớp bao tinh hoàn:
+ Do phúc mạc bị lôi xuống trong quá trình đi xuống bìu của tinh hoàn
+ Gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
2. Mạch máu và thần kinh
- Mạch máu:
+ Động mạch:
Động mạch nông: là các nhánh tách từ động mạch thẹn ngoài và động mạch đáy chậu nông
Động mạch sâu: do các động mạch của thừng tinh cung cấp
+ Tĩnh mạch:
Tĩnh mạch bìu trước đổ về tĩnh mạch đùi
Tĩnh mạch bìu sau đổ về tĩnh mạch chậu trong
- Thần kinh:
+ Thần kinh bìu trước tách từ thần kinh chậu bẹn
+ Thần kinh bìu sau tách từ các dây đáy chậu của thần kinh thẹn

You might also like