You are on page 1of 5

1. Vận dụng liên quan đường mật ngoài gan để giải thích các ứng dụng lâm sàng ?

Sơ đồ đường dẫn mật ngoài gan

Đường dẫn mật chính


Ống gan

-Ống gan phải: hợp từ ống phân thuỳ giữa phải và ống phân thuỳ phải, ngoài ra còn
có một ống nhỏ từ thuỳ đuôi. Các phân thuỳ đổ vào gồm phân thuỳ VI,VII, VIII.

-Ống gan trái: hợp từ ống phân thuỳ giữa trái và ống phân thuỳ trái, ngoài ra còn
nhận một ít ở thuỳ đỉnh và thuỳ đuôi. Các phân thuỳ đổ vào gồm phân thuỳ II,III,
IV

-Ống gan chung nằm trong cuống gan, dài 2-4 cm, xuống dưới sang phải tới bờ
trên khúc I tá tràng hợp với ống túi mật tạo thành ống mật chủ.

Ống mật chủ

-Dài từ 5-7cm, đường kính 5-6mm

ð Khi có sỏi ống trong ống mật chủ được chỉ định mổ lấy sỏi ống mật chủ khi
đường kính sỏi lớn hơn 6mm để tránh chèn ép làm bít tắc đường dẫn mật
-Ống mật chủ chạy theo hướng của ống gan đi xuống sau khúc I tá tràng và đầu tụy
tới lỗ cục ruột to cùng với ống tụy chính đổ vào tá tràng. Đặc biệt chỗ đổ vào lỗ
cục ruột to là nơi hẹp nhất của ống mật chủ vì ở đó có cơ trơn Oddi
-Người ta chia ống mật chủ thành 4 phần:

 ·Đoạn trên tá tràng: ống mật chủ nằm trong cuống


gan, liên quan bên trái với động mạch gan riêng và
phía sau với tĩnh mạch cửa
 ·Đoạn sau tá tràng: ống mật chủ đi ở sau phần trên
của tá tràng
 ·Đoạn sau tuỵ: ống mật chủ xẻ sau đầu tuỵ một rãnh càng xuống dưới càng
sâu
 ð Muốn lấy sỏi mật hoặc giun chui ống mật ở đoạn này phải lật khối tá tụy
ra khỏi mạc dính ở mặt sau mới đi vào trong đầu tụy này được
 ·Đoạn trong thành tá tràng: chui vào thành tá tràng ở
1/3 dưới và 2/3 trên có cơ vòng (cơ Oddi – bao gồm
2 thành phần: cơ vòng cho ống mật chủ và cơ vòng
cho ống tụy chính) -> khi rối loạn cơ Oddi tạo điều
kiện cho 1 số thành phần trong ống tiêu hóa đi
ngược dòng lên ống mật chủ -> bệnh giun chui ống
mật (cơn đau quặn mật)
Đường dẫn mật phụ
Túi mật

-Giống hình quả lê, dài 8-10cm, rộng 3cm

-Nằm trong rãnh túi mật ở mặt dưới gan

-Có vai trò lưu trữ và cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng

-Túi mật gồm có 3 phần:

 Đáy túi mật: nằm trong khuyết túi mật ở bờ trước của gan. Đối chiếu lên
thành bụng trước là giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng với bờ sườn.
 Làm nghiệm pháp điểm đau Murphy khi nghi ngờ bệnh nhân viêm túi mật
Khi bệnh nhân hít vào hết sức, lồng ngực và cơ hoành đẩy xuống, gan cùng
với bờ túi mật đi xuống ra khỏi cơ gian sườn. Khi đó ta đặt ngón tay lên
điểm Murphy này và bảo bệnh nhân thở ra hết sức -> ấn mạnh vào đó bệnh
nhân sẽ đau dữ dội
Nghiệm pháp này dương tính khi chẩn đoán viêm túi mật xơ teo
 Thân túi mật: chạy ra sau và liên tiếp với cổ túi mật tại đầu phải của cửa
gan
 Cổ túi mật: phình to ở giữa còn 2 đầu thì thu nhỏ lại, đầu trên gấp vào
thân túi mật, đầu dưới gấp vào ống túi mật. Được treo vào gan bởi mạc
treo túi mật, trong mạc treo này có động mạch túi mật được tách ra từ
ĐM gan phải cấp máu cho túi mật
Ống túi mật

-Dài 3-4cm, đường kính từ 2-3mm

-Từ cổ túi mật chạy xuống dưới, chếch sang trái tới bờ trên khúc I tá tràng hợp với
ống gan chung tạo thành ống mật chủ

-Trong lòng ống túi mật lớp niêm mạc có 5-12 nếp gấp hình liềm, liên tiếp với
nhau tạo thành nếp hình xoắn ốc có tác dụng mở rộng ống khi đầy.

 Cô đặc mật và lưu trữ một lượng lớn mật trong gan hàng ngày sản xuất ra
trước khi đẩy vào tá tràng

Động mạch túi mật

Là một nhánh tách ra từ động mạch gan phải

Tam giác calot và tam giác gan mật có ý nghĩa rất quan trọng trong phẫu thuật
cắt túi mật buộc kĩ thuật viên phải xác định được để phẫu thuật tránh sai xót
trong phẫu thuật

Tam giác calot được hình thành gồm ống gan chung (bờ bên trái) , ống túi mật (
bờ bên phải ) và động mạch túi mật (tương ứng đáy tam giác)

Tam giác gan mật gồm 2 thành phần giống tam giác calot là ống gan chung và
ống túi mật nhưng đáy là bờ dưới gan

Khi phẫu thuật viên bộc lộ được giải phẫu cuống gan thì nhiệm vụ đầu tiên phải
xác định tam giác gan mật và tiếp theo là tìm bờ động mạch túi mật

You might also like