You are on page 1of 12

ND ôn tập KT giữa kỳ GP- SL K12

1. Trình bày các thành phần ổ miệng. Tác dụng các thành phần của nước bọt. Vì
sao khi đặt 1 số thuốc vào vị trí dưới lưỡi thì thuốc hấp thu rất nhanh?
*Các thành phần ổ miệng:
- Gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở trước, ổ miệng chính thức ở sau
- Tiền đình miệng là một khoang hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi,
giới hạn trong là cung răng lợi, thông ra bên ngoài qua khe miệng
- Ổ miệng chính là phần phía sau cung răng lợi, thông với hầu qua eo họng
+ khẩu cái cứng: là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng
+ khẩu cái mềm: bờ sau khẩu cái mềm tự do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra
+ lợi: Gồm lớp mô sợi và có hai phần:
 phần tự do bao quanh cổ răng như một vòng đai
 phần dính chặt vào huyệt răng của các xương hàm
+ răng: có 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng (hay rễ). Trong răng có ống tuỷ
chứa mạch và thần kinh.
+ lưỡi: là một khối cơ di động dễ dàng, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm
trong ổ miệng chính, có vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói...
+ các tuyến nước bọt: có 3 tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm
và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác ở dưới niêm mạc
môi, má, khẩu cái... Chúng tiết ra nước bọt, đổ vào ổ miệng, góp phần tiêu hoá
thức ăn và làm ẩm niêm mạc miệng

* Thành phần và tác dụng của nước bọt:


- Tiết 800-1000ml/ngày
- TP- tác dụng của nước bọt:
+ pH 6,0- 7,4
+ Men α- Amylase (ptyalin): tinh bột chín -> maltose
+ Chất nhầy: bôi trơn, bảo vệ NM miệng
+ Các ion K+ , Na+ , Cl- , Ca++
+ Lysozym, kháng thể: Diệt vk
+ Vệ sinh răng miệng
+ Môi lưỡi cử động dễ dàng

*Vì: Thuốc được hấp thu nhanh và đưa thẳng vào máu lại không bị phá huỷ bởi
môi trường acid của dạ dày. Ví dụ một số thuốc được dùng bằng cách đặt dưới lưỡi
như: Nitoglycerin để chống cơn đau thắt ngực, Nifedipin để điều trị cơn tăng huyết
áp
2. Trình bày các đặc điểm cấu tạo của dạ dày. Cơ chế bài tiết và vai trò của HCl
dịch vị

*Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:


- Hình dạng: có túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa khoảng 3 lít
- Thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp màng bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc,
lớp niêm mạc trong cùng
+ lớp màng ngoài: rất mỏng, tiết dịch vị vừa để bảo vệ vừa giúp dạ dày hđ dễ
dàng
+ lớp cơ: rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), chứa thức ăn
co bóp thức ăn thành dịch thức ăn
+ lớp niêm mạc: có nhiều tuyến tiết dịch vị tiết ra dịch nhầy phủ lên lớp niêm mạc
để tránh bị tiêu hoá protein như trong thức ăn
* Cơ chế bài tiết dịch vị:
-Dưới tác dụng xúc tác của một enzyme có tên là carbonic anhydrase (viết tắt là
CA), CO2 phản ứng với nước tạo ra acid H 2CO3, acid này sau đó ngay lập tức phân
ly thành H+ và HCO3-
+ Ion HCO3- được vận chuyển vào máu nhờ cơ chế khuếch tán thụ động, trao đổi
ngược lại với ion Cl- theo tỷ lệ 1:1. Ion Cl- này sau đó được vận chuyển tích cực
vào lòng dạ dày
+ Ion H+ được vận chuyển tích cực vào lòng dạ dày nhờ một bơm có tên là bơm
proton (tên đầy đủ là H+/K+-ATPase), trao đổi ngược lại với ion K+ theo tỷ lệ 1:1.
Như vậy trong dạ dày lúc này đã có acid HCl.
+ Ion K+ vào trong tế bào sau đó lại được bơm ra ngoài tế bào vào lòng dạ dày để
tạo điều kiện cho bơm proton tiếp tục hoạt động
*Vai trò của HCl dịch vị:
- tạo pH hoạt hóa pepsinogen
- tạo pH cho pepsin hoạt động
- sát khuẩn: tiêu diệt vk
- thủy phân celulose của thực vật còn non
- phá vỡ liên kết bao quanh các bó sợi cơ
- góp phần vào cơ chế đóng mở tâm, môn vị
3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non. Kể tên các hoạt động cơ học và hoạt
động hóa học của ruột non. Vì sao khi rối loạn các hoạt động của ruột lại gây rối
loạn hấp thu?
* Đặc điểm cấu tạo của ruột non:
- Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày
- Dài: 2,8-3m
- Cấu tạo:
+ tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ
vào
+ thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ
dọc và cơ vòng
+ lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết
ra chất nhày
- Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các
loại phân tử của thức ăn.
- Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.

* Các hoạt động cơ học của ruột non:


- co thắt
- cử động quả lắc
- nhu động
- phản nhu động

* Các hoạt động hoá học của ruột non:


- bài tiết dịch ruột
- bài tiết dịch mật
- bài tiết dịch tuỵ

*Vì: Thông thường, trong suốt quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng từ thức ăn
được hấp thu bởi ruột non, đưa vào máu và đến các mô, cơ và các cơ quan để hỗ
trợ thực hiện các chức năng duy trì sự sống, xây dựng và phát triển cơ thể. Hội
chứng kém hấp thu xảy ra khi các chất dinh dưỡng ăn không hấp thu thật sự và tối
đa trong suốt quá trình tiêu hóa.
Các nguyên nhân có thể gặp là do tổn thương của ruột non, do thiếu men tiêu hóa
của dạ dày, gan, mật... làm sự tiêu hóa không hoàn thành nên không hấp thu tốt
được, cũng có thể cả hai hoặc có thể không rõ lý do. Hậu quả của rối loạn hấp thu
chất dinh dưỡng có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng,
các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng...
4.Trình bày đặc điểm cấu tạo của tuyến tụy. Tác dụng của nhóm men tiêu hóa
protid và glucid dịch tụy. Vì sao tụy có thể bị viêm cấp?
* Đặc điểm cấu tạo của tuyến tụy:
- Có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 80gram
- Cấu trúc gồm 5 phần: mỏm tụy, đầu tụy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy (chỉ có đuôi
tuỵ nằm giữa 2 lá của phúc mạc, nằm trong mạc nối lách- thận. Còn lại đều nằm
sau phúc mạc thành sau)
+ đầu tụy: nằm trong góc tá tràng
+ mỏm tụy: liên tiếp với đầu tụy ở phía dưới. Nằm phía trước động mạch chủ
bụng và sau động mạch mạc treo tràng trên.
+ cổ tụy: liên tiếp với đầu tụy ở phía giữa gần trục giữa, nằm trên động mạch mạc
treo tràng trên. Cổ tụy và mỏm tụy đã bao quanh động mạch mạc treo tràng trên.
Cổ tụy còn nằm ở vị trí tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách hợp nhất
thành tĩnh mạch cửa.
+ thân tụy: là phần liên kết cổ tụy với đuôi tụy.
+ đuôi tụy: là phần cuối của tụy, được bọc bởi 2 lá của mạc nối thận-tỳ

* Tác dụng của nhóm men tiêu hóa protid và glucid dịch tụy:
- protid: gồm trypsin, chymotrysin và carboxypeptidase, có tác dụng phân giải
protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các
dipeptid acid amin

- glucid:
+ Tạo pH cho men tụy hoạt động
+ Trung hòa HCl của vị trấp
+ Tham gia cơ chế đóng mở môn vị

*Vì:
Khi các enzym tiêu hoá đc kích hoạt lúc vẫn còn trong tuyến tuỵ, chúng sẽ kích
thích các tế bào của tuyến tuỵ và gây ra tình trạng viêm. Nếu tình trạng viêm tuỵ
cấp lặp đi lặp lại sẽ gây ra cac tổn thương tuyến tuỵ và dẫn đến viêm tuỵ mãn tính.
Mô sẹo có thể hình thành trong tuyến tuỵ, gây mất chức năng. Tuyến tuỵ hđ kém
có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá và bệnh tiểu đường
5.Trình bày vị trí, hình thể ngoài của gan. Thành phần và tác dụng của dịch mật. Ý
nghĩa chuyển hóa glucid ở gan?
* Vị trí, hình thể ngoài của gan:
- Vị trí:
+ gan nằm ngay dưới cơ hoành, dưới vòm hoành phải nhưng có một phần lấn
sang trái, nằm dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị.
+ gan nằm ở bên phải ổ bụng và tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể:
phía trước bên phải giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía
dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật

-Hình thể ngoài của gan: Gan có hình dạng như một nửa quả dưa hấu cắt chếch, bề
ngang của gan dài 28 cm, bề trước sau 18cm và cao trung bình 8cm

+ mặt hoành tạo cho gan những đường cong chia gan thành 4 phần: phần trên,
phần dưới, phần phải và phần sau

+ mặt tạng có hai rãnh dọc và một rãnh ngang tạo nên hình chữ H chia mặt dưới
gan thành các thùy: phải- trái- vuông- đuôi

+ bờ dưới của gan rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của mặt hoành
và mặt tạng, gồm 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật.

*Thành phần của dịch mật:

- Muối mật:
+ nhũ tương hoá mỡ
+giúp hấp thu axit béo, monoglycarid, cholesterrol
+ Hấp thu vitamin tan trong mỡ: A, D, E, K
- Sắc tố mật:
+ Nhuận tràng
+ Nhuộm vàng các chất trong lòng ruột
- Chlesterol: là nguyên liệu tạo muối mật (1/10 đc bài tiết theo mật)

* Tác dụng của dịch mật:


- Dịch mật có vai trò chính là hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Cụ thể:
+ kích thích quá trình sản sinh các men tiêu hóa trong dịch tụy và dịch ruột, đồng
thời hoạt hóa các men này.
+ giúp kích thích nhu động ruột từ đó tạo môi trường kiềm trong ruột, ngăn ngừa
sự tấn công của các loại vi khuẩn lên phần trên của ruột non.
+ khi thực hiện hoạt động ăn uống, dịch mật sẽ được đẩy xuống tá tràng để làm
nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nếu không có dịch mật đồng nghĩa với việc chất béo
không được tiêu hóa, khiến cơ thể không thể hấp thu chất béo cũng như các
vitamin tan trong dầu A, D, E và K.

*Ý nghĩa: Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ
năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng
hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng
cho cơ thể.

6. Trình bày cấu tạo mô học của nephron. Tái hấp thu nước ở ống thận. Vì sao khi
thiếu hormon ADH sẽ gây bệnh đái tháo nhạt.
* Cấu tạo mô học nephron:
- Màng lọc cầu thận:
+ Nằm giữa thành mao mạch cầu thận và thành bọc bowman
+ Gồm 3 lớp:
 TB nội mô mao mạch cầu thận: có các lỗ nhỏ đk 160A
o

 Màng đáy: có lưới lọc có các lỗ nhỏ đk 110Ao


 TB biểu mô bọc bowman: 70-75Ao
- Ống lượn gần:
+ Nối thông vs bọc bowman
+ TB biểu mô có diềm bàn chải
+ Chứa nhiều protein mang, ty lạp thể, Na+ - K+ - ATPase
- Quai henle:
+ 2 nhánh song song: xuống và lên
+ Nhánh xuống: TB biểu mô dẹt, mỏng, ko có diềm bàn chải, ít ty lạp thể
+ Nhánh lên: đoạn đầu TB biểu mô dẹt, thành mỏng, đoạn sau dầy hơn nhiều ty
lạp thể.
- Ống lượn xa:
+ Nối tiếp nhánh lên quai henle
+ TB biểu mô ko có diềm bàn chải, nhiều ty lạp thể.

* Tái hấp thu nước ở ống thận: 65%: do Na+, Cl- tạo áp suất thẩm thấu cao ở dịch
kẽ -> kéo nước từ khoảng kẽ rồi vào máu

* Vì ADH giúp thận cô đặc nước tiểu nên nếu lượng ADH tiết ra ít hơn thì


nước tiểu thải ra khỏi cơ thể sẽ nhiều và loãng hơn.
7. Trình bày cấu tạo của màng lọc cầu thận. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình lọc ở cầu thận. Vì sao tế bào hồng cầu lại có trong nước tiểu?
* Màng lọc cầu thận:
+ Nằm giữa thành mao mạch cầu thận và thành bọc bowman
+ Gồm 3 lớp:
 TB nội mô mao mạch cầu thận: có các lỗ nhỏ đk 160A
o

 Màng đáy: có lưới lọc có các lỗ nhỏ đk 110Ao


 TB biểu mô bọc bowman: 70-75Ao
* Cơ chế của màng lọc cầu thận:
- Theo cơ chế khuếch tán
- Phụ thuộc chênh lệch các áp suất:
+ áp suất thủy tĩnh của thành mao mạch thận (huyết áp): ᴄó táᴄ dụng đẩу nướᴄ ᴠà
ᴄáᴄ ᴄhất hòa tan ra khỏi lòng mạᴄh ᴄầu thận ᴠào bọc Boᴡman. Bình thường, áp
ѕuất trong mao mạᴄh thận khoảng 60 mm Hg

+ áp suất keo trong mao mạch cầu thận (PK): có tác dụng giữ nước và các chất
hòa tan trong lòng mạch. Áp ѕuất nàу ᴄó giá trị khoảng 32 mm Hg

+ áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (PB): có tác dụng đẩy nước, chất hòa tan
từ Bowman vào lòng mạch. ᴄó giá trị khoảng 18 mm Hg

+ áp ѕuất lọᴄ thực (PL): có tác dụng đẩy nước, chất hòa tan từ lòng mạch vào bao
Bowman
*Các yếu tố ảnh hưởng:
- Lưu lượng lọc (KF): máu đến thận tăng, làm tăng áp suất trong mao mạch cầu
thận và làm tăng lưu lượng lọc. 
- Pk huyết tương: giảm làm áp ѕuất lọᴄ thực (PL) tăng.
- tiểu động mạᴄh đến:
+ ᴄo lại làm giảm lượng máu đến thận và làm giảm áp ѕuất mao mạᴄh ᴄầu thận.
Từ đó làm giảm lưu lượng lọc
+ giãn ra có tác dụng ngược lại.
-tiểu động mạᴄh đi:
+ co lại làm tăng áp ѕuất mao mạᴄh ᴄầu thận.
+ nếu co nhẹ làm tăng áp ѕuất lọᴄ thực (PL)
+ nếu co mạnh, huyết tương bị giữ lại cầu thận lâu, bị lọc nhiều hơn sẽ làm tăng
áp suất keo (Pk), lưu lượng lọc giảm

*Nước tiểu có chứa hồng cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo mắc phải
tình trạng nhiễm trùng cấp tính đều có thể gây kích ứng lớp tế bào nội mô lót
đường tiểu gây xuất hiện hồng cầu niệu
8. Trình bày cấu tạo và chức năng ngoại tiết của tinh hoàn. Vì sao tinh trùng lại
phải có môi trường pH và nhiệt độ thích hợp thì mới hoạt động bình thường
được?
* Cấu tạo:
- ngoài ổ bụng, trong bìu
- 2 tinh hoàn, hình hạt đậu, ~20gr, kích thc 4,5x 2,5x 1,5 cm
- hình thể trong:
+ nhiều tiểu thuỳ, trong có nhiều ống sinh tinh
+ ống mào tinh: tip ống sinh tnh, dài 6m nối vs ống dẫn tinh
+ nhóm tb kẽ (laydig): nằm xen kẽ giữa các ống sinh tinh

* Chức năng ngoại tiết:


a. Tạo tinh trùng
- Do tế bào Sertoli trên thành của ống sinh tinh.
- Sản xuất tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì và kéo dài suốt đời.
- Mỗi ngày có khoảng 100 – 200 triệu tinh trùng được tạo ra
b. Điều hoà sản xuất tinh trùng
- Do inbihin (tb sertoli sản xuất) theo cơ chế ngược (-) với FSH
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng
- Hoocmon:
+ LH (+) TB Leydig sản xuất testosteron -> sản xuất TTr
+ FSH (+) TB Sertoli tiết protein gắn testosteron -> vận chuyển vào lòng ống sinh
tinh giúp TTr trưởng thành. (+) ống sinh tinh bài tiết chât dinh dưỡng TTr
-các yếu tố khác: nhiệt độ, kháng thể, rượu, tia X, phóng xạ, virut quai bị, căng
thẳng thần kinh

* Chức năng nội tiết:


*Vì:
Những nghiên cứu này cho thấy giữ mẫu tinh dịch ở nhiệt độ phòng (20°C) trong
thời gian từ khi xuất tinh đến khi phân tích là tốt nhất. Các mẫu được giữ ở 37°C sẽ
mất cả tính di động và khả năng sống sót. Những mẫu được giữ ở 4°C sẽ mất khả
năng vận động do sốc nhiệt nhưng vẫn giữ được khả năng tồn tại.
Môi trường âm đạo có xu hướng hơi axit. Dù vậy, độ pH âm đạo cũng thay đổi
thường xuyên, tùy thuộc vào thời điểm nào trong chu kỳ, các hoạt động tình dục,
thậm chí cả chế độ ăn uống và tập luyện của bản thân người phụ nữ. Như thế, để
tạo thuận lợi cho sự tồn tại của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nữ, tinh dịch phải
có độ pH cao hơn dịch âm đạo. Theo đó, pH của tinh dịch có tính hơi kiềm để
trung hòa lại. Chính cơ chế này của tinh dịch sẽ giúp bảo vệ tinh trùng sống sót cho
đến khi gặp được trứng.

9. Trình bày cấu tạo và chức năng ngoại tiết của buồng trứng. Tác dụng của
hormon HCG và nguyên lý của chẩn đoán thai sớm bằng phương pháp miễn dịch.
*Cấu tạo buồng trứng gồm:
- hình thể ngoài:
+ 2 mặt: trong: lồi, tiếp xúc với các tua vòi trứng
ngoài: áp vào PM thành
+ 2 bờ: tự do: áp vào PM thành bên chậu hông
mạc treo: treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng
+ 2 đầu: đầu vòi, đầu tử cung
+ 3 dây chằng cố định buồng trứng: mạc treo buồng trứng, riêng buồng trứng,
treo buồng trứng
-hình thể trong:
+ vỏ: trước dậy thì 2 buồng trứng ~300.000- 400.000 bọc. Khi dậy thì ~300-400
noãn bào trưởng thành
+ tuỷ: có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh
-mạch và thần kinh buồng trứng:
+ các nhánh động mạch buồng trứng, động mạch tử cung
+ thần kinh chi phối từ đám rối buồng trứng
*Chức năng ngoại tiết của buồng trứng:
Từ sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, hay buồng trứng lại thay phiên
nhau phóng thích ra 1 trứng, dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh
trùng. Đây là chức năng ngoại tiết của buồng trứng.
*Tác dụng hormon HCG:
- ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối chu kì kinh nguyệt
- kích thích hoàng thể bài tiết 1 lượng lớn progestoron và estrogen trong 3 tháng
đầu của thời kì có thai. Những hoocmon này sẽ ngăn cản htg kinh nguyệt và làm
cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và dự trữ chất dinh dưỡng tạo điều kiện
cho phôi làm tổ và phát triển trong niêm mạc tử cung
- kích thích tb leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron cho đến lúc sinh.
Lượng testosteron bài tiết ra tuy ít nhưng rất quan trọng vì nó làm phát triển các cơ
quan sinh dục đực và kích thích chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu vào cuối
thời kì có thai
* Nguyên lý của chẩn đoán thai sớm bằng phương pháp miễn dịch:
Que thử thai là hiện đang được bày bán trên thị trường giúp xác định nhanh chóng
bạn đã mang thai hay chưa nhờ cơ chế xét nghiệm miễn dịch phát hiện hormone
thai kỳ, test nhanh phát hiện HCG - Beta trong nước tiểu, định lượng Beta - HCG
trong máu,...
Như vậy, dụng cụ này có khả năng phát hiện ra hormone thai kỳ HCG có trong
nước tiểu. Khi nhau thai hình thành, lượng HCG sẽ xuất hiện và tăng dần lên trong
suốt giai đoạn mang thai. Trong que thử thai có một sợi được bao phủ trong một số
kháng thể để phản ứng với hormone HCG nên khi thử, nếu que hiện 2 vạch đồng
nghĩa với việc bạn đã có thai, ngược lại, nếu chỉ xuất hiện 1 vạch thì bạn chưa
mang thai.
10. Trình bày cấu tạo giải phẫu của tử cung. Cơ sở sinh lý của các biện pháp tránh
thai. Cơ chế tránh thai của viên tránh thai khẩn cấp?
* Cấu tạo giải phẫu tử cung:
a. Vị trí, hình thể ngoài
- vị trí: nằm giữa chậu hông bé sau bàng quang, trc trực tràng, trên âm đạo, dưới
các quai ruột non
- hình quả lê ngược: cao 6cm, rộng 4cm, dày 2cm
- 3 phần:
+ đáy: có PM phủ
+ thân: hẹp dần tới eo tử cung, 2 góc trên nối với eo vòi. Có 2 mặt:
. mặt bàng quang: úp lên bàng quang, có PM phủ, tạo túi cùng bàng quang-tử cung
. mặt ruột: có PM phủ, tạo thành túi cùng trực tràng- tử cung
+ cổ: âm đạo bám quanh, 2 phần:
. trên âm đạo: trc dính mặt sau bàng quang, sau có PM phủ
. phần âm đạo: nhô vào âm đạo (mõm cá mè), có lỗ tử cung với âm đạo
. trục tử cung tạo với lỗ tử cung 1 góc 120 độ mở ra trc, trục thân tử cung tạo với
âm đạo 90 độ hướng ra trc
-các dây chằng tử cung:
+ rộng:nối PM tử cung với PM thành chậu
+ tròn: từ sừng tử cung tới gò mu và môi lớn
+ tử cung- cùng: từ sau cổ tử cung tới mặt trc cương cùng
+ ngang cổ tử cung: từ bờ bên cổ tử cung tới thành bên c/hông

b. Hình thể trong: 3 lớp:


- Thanh mạc: PM phủ các mặt tử cung
- Cơ: 3 loại
+ thân tử cung: dày, 3 lớp cơ: dọc- chéo- vòng
+ cổ tử cung: mỏng, ko có cơ chéo
- Niêm mạc:
+ 1 lớp biểu mô trụ đơn, 1 lớp mô liên kết nằm dưới
+ 2 tầng: tầng chức năng, tầng đáy ở dưới

* Cơ sở sinh lý của các biện pháp tránh thai:


- thuốc tránh thai:
+ loại kết hợp E + P (vỉ 28 viên )
+ viên progestin liều thấp
+ viên khẩn cấp
-tránh giao hợp vào ngày phóng noãn
- biện pháp cơ học:
+ nữ: vòng tránh thai
+ nam: bao, xuất tinh ngoài âm đạo, thắt ống dẫn tinh

* Cơ chế: có nhiều giả thuyết


- Thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng
- Ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng
- Ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung
- Làm khiếm khuyết pha hoàng thể, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ảnh hưởng lên
sự vận chuyển tinh trùng và trứng ở vòi trứng
11. Trình bày các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
- Là htg chảy máu có chu kì của niêm mạc tử cung dưới tác dụng của hoocmon
tuyến yên và buồng trứng
- tính từ ngày chảy máu đầu tiên của T trc đến ngày chảy máu đầu tiên cuta T sau
- bthg 28 -30 ngày
- Có 3 giai đoạn:
* Giai đoạn tăng sinh
* Giai đoạn xuất tiết
* Giai đoạn chảy máu

*Giai đoạn tăng sinh:


- Tuyến yên bài tiết FSH và LH.
- Buồng trứng: + Nang trứng phát triển.
+Tiết estrogen.
- Tử cung: Niêm mạc phát triển, tuyến dài ra.
*Giai đoạn xuất tiết:
- Tử cung phát triển nhiều mạch máu, tuyến cong queo và bắt đầu bài tiết.
- Cuối giai đoạn: + Hoàng thể teo.
+Progesterol và estrogen giảm
*Giai đoạn chảy máu:
- Động mạch xoắn co sau đó dãn ra làm vỡ thành mạch chỗ bị hoại tử. Máu
chảy ra đọng dưới lớp niêm mạc. Máu đông lại sau đó tan ra.
- Thời gian chảy máu: 3 – 5 ngày

You might also like