You are on page 1of 3

NHÓM 2 – YD K48

Lý Khánh Vy (2253010406)
Lưu Tú Nguyên (2253010358)
Trương Tuyết Phụng Anh (2253010369)
Đinh Thành Hân (2253010326)
Võ Phước Huy (2253010336)
Phạm Ngọc Thanh Ngân (2253010354)
Phan Ngô Minh Ngọc (2253010357)
Nghiêm Hoài Phương (2253010369)
Nguyễn Phú Tân (2253010377)
Trương Kim Tiền (2253010390)

CHƯƠNG 8 SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ


BÀI 8 : ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ SINH LÝ TIÊU HOÁ
Bài tập nhóm
Câu 1 : Tìm hiểu các chức năng của gan ?
● Chuyển hóa bilirubin, tổng hợp và bài tiết mật. Triệu chứng
lâm sàng vàng da chia thành trước gan, tại gan và sau gan sẽ
cho các chỉ số xét nghiệm bilirubin khác nhau.
Tăng Bilirubin GT (vàng da trước gan): Chỉ số GT/TP >80%
Tăng cả 2 loại Bilirubin GT và TT (vàng da tại gan): chỉ số
GT/TP ~ 25-80%
Tăng Bilirubin TT (vàng da sau gan): chỉ số GT/TP <25%
● Giúp điều hòa thể tích máu: suy tim xung huyết (tăng áp
suất nhĩ), cung cấp máu khi xuất huyết.
● Tế bào Kupffer loại bỏ các chất ngoại lai và vi khuẩn độc
hại trong máu.
● Gan có thể tổng hợp được khoảng 15% tổng khối lượng Protein trong cơ thể :
alpha 1-acid glycoprotein,Albumin (ALB),Ferritin,Transferrin,...
● Điều hòa nồng độ glucose trong máu thông qua hoạt động dự trữ và phân giải,
kết hợp các hormone của tuyến tụy.Chuyển hóa galactose, fructose.
● Chuyển hóa lipid: oxy hóa acid béo, tổng hợp acid béo, tổng hợp lipoprotein,
tổng hợp thể ceton.
● Chuyển hóa acid amin: Gan là nơi duy nhất có thể tổng hợp các acid amin
không thiết yếu. Tại gan, acid amin bị khử thành amin và tham gia vào chu trình
Krebs hoặc biến đổi thành acid béo. Ngoài ra gan còn có khả năng thành lập
Ure khi nồng độ NH3 trong gan cao gấp 10 lần huyết tương.
● Chuyển hóa vitamin và muối khoáng: Vitamin được dự trữ nhiều nhất ở gan.
Với chất sắt, dự trữ nhiều nhất trong gan dưới dạn Ferritin và di chuyển trong
máu đến các cơ quan khác dưới dạng kết hợp Transferrin.Tế bào Kuffer và lách
sẽ tiêu hủy những Hồng cầu già để thu hồi Sắt. Khi lượng sắt trong máu giảm,
gan sẽ phóng thích sắt dự trữ, kích thích tổng hợp transferrin và tăng cường hấp
thu sắt từ đường tiêu hóa.
● Tổng hợp các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII
● Dự trữ vitamin K
● Chuyển hóa các hormone tan trong dầu
● Khử độc cơ thể qua sự thực bào của tế bào Kupffer và enzyme cytochrome
P450.
BÀI 10 : MIỆNG VÀ THỰC QUẢN
Câu 1 : Tại sao một người không nuốt nước bọt lâu ngày bị mất điện giải ?
Chất điện giải nào mất nhiều nhất ?
Khi một người không nuốt được nước bọt trong thời gian dài, có thể xảy ra mất
điện giải vì nguyên nhân sau đây:
-Mất nước và chất điện giải: Khi không thể nuốt được nước bọt, cơ thể sẽ mất
nước và các chất điện giải quan trọng. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp
người đó không thể uống nước đủ để bù đắp cho lượng nước mất đi. Mất điện
giải có thể là một hậu quả của mất nước quá mức.
-Mất cân bằng ion khác: Ngoài natri, các chất điện giải khác như kali, canxi và
magiê cũng có vai trò quan trọng trong cơ thể. Mất điện giải kéo dài có thể dẫn
đến mất cân bằng các ion này, gây ra các vấn đề sức khỏe như cơ co giật, tình
trạng tim mạch không ổn định và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
- Chất điện giải mất nhiều nhất là: K+ và HCO3- ,Vì nồng độ ion K+ nước bọt
cao gấp 7 lần so với huyết tương, nồng độ ion HCO3- cao gấp 3 lần còn nồng
độ ion Na+ và Cl- nước bọt chỉ bằng 1/7 đến 1/10 nồng độ của chúng trong
huyết tương.
Câu 2 : Giải thích hiện tượng nôn ở trẻ em dựa trên cơ sở sinh học ?
- Đặc điểm dạ dày của trẻ:
+ Trẻ nhỏ: cao, ngang, tròn -> dễ bị nôn trớ
+ Trẻ biết đi: dạ dày nằm đứng dọc, dài, thuôn
+ Trẻ 7-11: Hình thể dạ dày như người lớn
- Các lớp cơ dạ dày phát triển yếu, đặc biệt là cơ tâm vị. Theo chức năng sinh lý
bình thường, cơ thắt tâm vị sẽ co trương lực để ngăn thức ăn từ trong dạ dày
trào ngược lên trên. Do vậy ở trẻ thường có hiện tượng nôn trớ. Mà trong phản
xạ nuốt ở giai đoạn thực quản, sau khi thức ăn đi qua hầu thì các sóng nhu động
nguyên phát lan từ hầu xuống, những sóng này và nhu động thứ phát sẽ kích
thích làm giảm trương lực cơ tâm vị để thức ăn đi vào dạ dày được, những sóng
nhu động này được kiểm soát bởi DTK IX, X và đám rối thần kinh Auerbach. Ở
trẻ sinh ra thì hệ thần kinh chưa được myelin hóa, chưa hoàn thiện nên phản ứng
của vỏ não thường mang tính lan tỏa, gây sai lệch các tín hiệu và có thể cũng là
nguyên nhân gây sai lệch sự truyền đạt thông tin đến dây TK X, tức là dây chi
phối các tạng ngực bụng, gây hiện tượng nôn trớ.

You might also like