You are on page 1of 18

Câu hỏi dễ:

Câu 1: Nêu tên 5 loại hormon điều khiển hệ tiêu hóa. Sau đó nêu khái niệm 1 loại
hormone trong số đó?
Gastrin, Histamine, Somatostatin, Cholecystokinin(CCK), Secretin, Motilin
1. GASTRIN:
-Là hormone nội tiết điều khiển sự hoạt động của đường TH
- Được bài tiết từ tế bào “G” ở vùng hang vị dạ dày. Khi có sự căng lên của dạ dày, sự có mặt
proteine và các chuỗi peptide trong dạ dày….., thì gastrin được giải phóng từ màng niêm mạc
dạ dày qua sự kích thích thần kinh X.
Gastrin kích thích bài tiết dịch vị và sự phát triển của màng nhầy dạ dày (gastrin muucosa).
2. HISTAMINE:
- Histamine có nguồn gốc từ quá trình decarboxy hóa của axit amin histidine, phản ứng được
xúc tác bởi enzyme L-histidine decarboxylase. Nó là một amin có tính hút nước và tính gây
giãn mạch.
Histamine chỉ tồn tại ở một trong hai dạng, hoặc ở dạng dự trữ, hoặc ở dạng không hoạt động
- Histamine biểu hiện tác dụng của mình bằng việc kết hợp với các thụ thể histamine tế bào
đặc hiệu. Có 4 loại thu thể histamine đã được xác định đó là thu thế như H1 đến H4. Trong
đó, thụ thể H2 có ở các tế bào đỉnh thành dạ dày và chủ yếu kích thích bài tiết axit gastric
3. SOMATOSTATIN:
-Là một hormone ức chế sự bài tiết của các loại hormone khác, trong đó có hormone tăng
trưởng, hormone kích thích tuyến giáp, cholecystokinin và insulin.
-Là một hormone được sản xuất bởi nhiều mô trong cơ thể, chủ yếu ở hệ thống thần kinh và
tiêu hóa. Nó được tiết bởi tế bào delta của dạ dày, ruột và tụy.
- Quy định một loạt các chức năng sinh lý và ức chế sự bài tiết của các hormon khác, các hoạt
động của đường tiêu hóa và sinh sản nhanh của các tế bào bình thường và khối u Ngoài ra, nó
có thể hoạt động như một chất truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh.
- Somatostatin còn được sản xuất trong tuyến tụy và ức chế sự bài tiết của hormon tuyến tuy
khác như insulin và glucagon. Somatostatin cũng được sản xuất ở đường tiêu hóa mà nó hoạt
động tại địa phương để giảm tiết dịch vị, nhu động ruột và ức chế sự tiết hormone tiêu hóa,
bao gồm cả gastrin và secretin.
4. CHOLECYSTOKININ (CCK):
-Là hormone tiêu hóa được tiết ra từ tế bào “I” ở màng nhầy của tá tràng và hỗng tràng
CCK được tiết ra :
+ Để đáp ứng sự tiêu hóa mỡ, acid béo và monoglyceride trong ruột
+ Gây co thắt túi mật để tống mật vào đường ruột tiêu hóa chất béo.
+ Ức chế sự co thắt dạ dày để điều chỉnh nhịp thoát thức ăn từ dạ dày vào ruột
5.SECRETIN:

1
Là hormone được khám phá đầu tiên, tiết ra ở tế bào “S” có trong lớp nhầy tá tràng
- Được bài tiết để kích thích tuy bài tiết bicarbonate để trung hòa acid dịch vị có trong thức
ăn từ môn vị xuống.
6. MOTILIN:
-Là hormone nội tiết điều khiển sự hoạt động của đường TH.
- Được bài tiết từ tế bào “M” ở đoạn trên tá tràng trong thời gian nhịn ăn, đói
- Nó làm tăng co bóp dạ dày và được giải phóng theo chu kỳ và kích thích các sóng có bóp dạ
dày (gọi là interdigestive myoelectric complex) và di chuyển suốt dạ dày tới ruột non mỗi 90
phút ở người đói. Khi ăn vào thì motilin bị ức chế.

Câu 2: Hệ tiêu hóa: định nghĩa/ chức năng?


- Định nghĩa HTH: Là hệ cơ quan được cấu tạo gồm ống tiêu hóa và các cơ quan phụ.
Ống tiêu hóa là một ống cơ dài xuất phát từ miệng, tận cùng là hậu môn.
Các cơ quan phụ gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan và túi mật.
- Chức năng HTH:
Tiêu hóa thức ăn.
Hấp thu nước, chất điện giải và các chất dinh dưỡng.
Thải chất cặn bã.
 Được hoàn thành thông qua các hoạt động cơ học, bài tiết, hấp thu, đào thải.
Câu 3: Nêu khái niệm về tiêu hóa?
Tiêu hóa là quá trình biến đổi thực phẩm, thức ăn, chất dinh dưỡng từ dạng phức tạp thành
đơn giản để con người có thể hấp thu được.

Câu 4: Khái niệm của Miệng và thực quản?


- Miệng: là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa. Giữ vai trò trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước
bọt.
Trong miệng chứa răng - lợi - lưỡi và các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt.

- Thực quản: là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, hình trụ dẹp trước sau, dài khoảng 25cm.
Phía trước nối với hầu ngang mức c6, phía dưới thông với dạ dày tâm vị, ngang mức d10.

- Thực quản được chia làm 3 đoạn:


Đoạn cổ dài khoảng 3cm
Đoạn ngực dài khoảng 20cm
Đoạn bụng dài khoảng 2cm

Câu 5: Cấu tạo đại thể của miệng và thực quản?

- Miệng:

2
+ Mặt trước có răng và môi.

+ Thành sau là vùng hầu họng.

+ Phía trên vòm miệng là khẩu cái cứng bên ngoài và mềm bên trong.

+ Phía dưới miệng là lưỡi và các cơ vận động lưỡi.

- Thực quản: là đoạn đầu ống TH chính thức nối hầu với dạ dày

+ Chia thành 2 đoạn: 1 đoạn dài nằm trong lòng ngực và 1 đoạn ngắn nằm dưới cơ
hoành.

➔ Dài khoảng 25-30cm

➔ Dọc thực quản có 3 chỗ thắt: trên, giữa, dưới.

Câu 6: Kể tên các loại răng có trong vùng miệng. Số lượng của mỗi loại răng là bao
nhiêu?
- Răng cửa ( 8 cái)
- Răng nanh (4 cái)
- Răng tiền hàm (8 cái)
- Răng hàm (12 cái)

Câu 7: Nêu 3 khái niệm về dạ dày (DD)?

- DD là cơ quan của hệ tiêu hóa.


- DD là nơi nối giữa thực quản và ruột non.
- DD là nơi phình to nhất của ống tiêu hóa.

Câu 8: Trình bày giải phẫu học bài tiết ở DD?

- Hoạt động bài tiết ở DD do các tuyến bài tiết ở DD phụ trách. Có 3 tuyến chính: tuyến tâm vị,
tuyến đáy vị (ở thân và đáy DD) và tuyến môn vị.

- Tuyến bài tiết (chủ yếu là tuyến đáy vị) có 4 loại tế bào (TB) chính:

TB cổ nhầy: bài tiết chủ yếu chất nhầy.


TB viền: bài tiết acid chlohydric ( dạng H+ và Cl-) và các yếu tố nội tại.
TB chính: bài tiết pepsinogen ( dạng bất hoạt) với số lượng lớn.
TB nội tiết: tiết các hormone nội tiết.

Câu 9: Các thành phần chính trong dịch vị bài tiết ở đâu?

Tại các TB bài tiết ở lớp niêm mạc DD ( tầng niêm mạc lớp DD).

Câu 10: Hãy nêu 2 khái niệm về ruột non ?


- Là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, nằm cuộn tròn trong ổ bụng.
- Là nơi quan trọng nhất thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong cơ thể.
3
Câu 11: Enzyme tiêu hóa thức ăn ở ruột non có nguồn gốc từ đâu ?
Chủ yếu từ 2 nguồn:
- Dịch tụy: chứa các enzyme amylase tiêu hóa tinh bột; trypsin, chymotrypsin,
carboxylpolypeptidase tiêu hóa protein; lipase, phospholipase tiêu hóa lipid.
- Do các tế bào biểu mô ruột bong tróc, tạo ra các enzyme tiêu hóa như: maltase, lactase,
peptidase,…

Câu 12: Quá trình tiêu hóa và hấp thu Carbohydrate ở ruột non diễn ra như thế nào ?

- Tiêu hóa:
• Khi thức ăn vào tá tràng sẽ được trộn đều với dịch tụy; emzyme amylase thủy phân thành
maltose và các đồng phân của glucose.
• Các tế bào biểu mô ở nhung mao chứa các enzyme: sucrase, maltase, lactase tiếp tục thủy
phân thành các monosaccharide
• Sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa carbohydrate là glucose (80%), fructose(10%), galactose
(10%)
- Hấp thu
• Hấp thu chủ yếu ở dạng monosaccharide, một số ít ở dạng disaccharide
• Glucose hấp thu lớn nhất (80%) và galactose (10%) theo con đường chuyên chở chủ động thứ
phát.
• Fructose (10%) hấp thu theo cơ chế khuếch tán thuận tiện.

Câu hỏi Trung bình:

Câu 1: Các cử động chính xảy ra tại hệ tiêu hóa?


Nhu động: là cử động nhằm vận chuyển thức ăn dọc the ống TH với vận tốc thích hợp. Nhu
động do tầng cơ phụ trách ( cơ dọc-cơ vòng).
Nhào trộn: là những co thắt tại để để nhào trộn thức ăn và cho thức ăn lần lượt tiếp xúc với
niêm mạc ruột.
Cử động con lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột trườn đi trườn lại làm xáo
trộn thức ăn, tránh ứ động, tăng tốc độ chuyển hóa.

Câu 2:Hãy cho biết các cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể?
Khuếch tán đơn đơn giản: các phân tử vật chất được chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn NL.
Khuếch tán thuận: phân tử khuếch tán gắn vào các protein vận chuyển để đưa chất khuếch tán
qua bờ bên kia nhưng không tiêu tốn năng lượng.
Chuyên chở chủ động: giống với khuếch tán thuận tiện nhưng cần NL.

Câu 3 : Các yếu tố nào để người già sống thọ?


-Dinh dưỡng
-Môi trường sống, tinh thần
-Hoạt động thể chất

4
-Thuốc

Câu 4: Trong cơ thể có bao nhiêu tuyến nước bọt. Hãy nêu đặc điểm từng loại ?

- Tuyến mang tai:


+ Là tuyến lớn nhất.
+ Nặng 25-26g.
+ Nằm phía dưới ống tai ngoài.
+ Có hình tháp.
+ Thành phần trong tuyến có mạch máu, thần kinh, có ống là Stenon.
+ Tiết khoảng 30% nước bọt.

- Tuyến dưới hàm:


+ Là tuyến lớn thứ hai, nặng 10-20g.
+ Nằm trong tam giác dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới.
+ Ống tuyến dưới hàm là Wharton.
+ Tiết khoảng 65% nước bọt.

- Tuyến dưới lưỡi:


+ Là tuyến nước bọt nhỏ nhất trong 3 đôi tuyến.
+ Là tuyến tiết nhầy, nặng 3-4g, nằm trong ổ dưới lưỡi.
+ Có 5-15 ống tiết nhỏ (ống Rivinus) đổ trực tiếp vào nếp dưới lưỡi và có 1 ống tiết lớn
(ống Whater) đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi.
+ Tiết khoảng 5% nước bọt.

Câu 5: Nêu hoạt động bài tiết ở thực quản?

+ Chủ yếu là là các tế bào nhầy đơn giản tiết ra chất nhầy để làm ẩm ướt và làm trơn
giúp nuốt thức ăn dễ dàng và không bị trầy xước niêm mạc thực quản.
+ Ở đoạn tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày là các tế bào nhầy kết hợp giúp bảo vệ
niêm mạc thực quản không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị dạ dày trào ngược lên gây ra viêm
loét.

Câu 6: Vai trò của tuyến nước bọt? Mỗi ngày nước bọt bài tiết bao nhiêu? Thành phần
nước bọt?

Vai trò của tuyến nước bọt:


- Vai trò tiêu hóa: làm ướt và tẩm thức ăn, củng cố vị giác, thủy phân 1 phần tinh bột, cuốn
trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm.

- Vai trò bảo vệ: Cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, Hỗ trợ tái khoáng men răng và có các chất
diệt khuẩn, kháng thể.

- Vai trò bài tiết: Những chất ngoại lai đưa vào cơ thể có thể nhanh chóng được tìm thấy ở
nước bọt.

- Vai trò nội tiết: mới được phát hiện, đảm bảo tăng những tổ chức trung mô sụn, xương, răng,
sợi chun, hệ thống lưới nội mô, tổ chức liên kết và tạo máu.

5
Mỗi ngày nước bọt bài tiết: khoảng 0,8-1,5 L
Thành phần nước bọt: Nước 97-99,5%, enzyme (phytase, a-amylase…), chất nhầy (mucin),
chất điện giải (H+,Cl-, HCO3-,Phosphate….), pH=6,75-7,0.

Câu 7: Trong cơ thể có bao nhiêu tuyến nước bọt. Hãy nêu đặc điểm từng loại ?
- Tuyến mang tai:
+ Là tuyến lớn nhất.
+ Nặng 25-26g.
+ Nằm phía dưới ống tai ngoài.
+ Có hình tháp.
+ Thành phần trong tuyến có mạch máu, thần kinh, có ống là Stenon.
+ Tiết khoảng 30% nước bọt.

- Tuyến dưới hàm:


+ Là tuyến lớn thứ hai, nặng 10-20g.
+ Nằm trong tam giác dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới.
+ Ống tuyến dưới hàm là Wharton.
+ Tiết khoảng 65% nước bọt.

- Tuyến dưới lưỡi:


+ Là tuyến nước bọt nhỏ nhất trong 3 đôi tuyến.
+ Là tuyến tiết nhầy, nặng 3-4g, nằm trong ổ dưới lưỡi.
+ Có 5-15 ống tiết nhỏ (ống Rivinus) đổ trực tiếp vào nếp dưới lưỡi và có 1 ống tiết lớn
(ống Whater) đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi.
+ Tiết khoảng 5% nước bọt.

Câu 8: Nêu hoạt động bài tiết ở thực quản?


- Chủ yếu là là các tế bào nhầy đơn giản tiết ra chất nhầy để làm ẩm ướt và làm trơn giúp nuốt
thức ăn dễ dàng và không bị trầy xước niêm mạc thực quản.
- Ở đoạn tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày là các tế bào nhầy kết hợp giúp bảo vệ niêm mạc
thực quản không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị dạ dày trào ngược lên gây ra viêm loét.

Câu 9: Vai trò của tuyến nước bọt? Mỗi ngày nước bọt bài tiết bao nhiêu? Thành phần
nước bọt?
Vai trò của tuyến nước bọt:

6
- Vai trò tiêu hóa: làm ướt và tẩm thức ăn, củng cố vị giác, thủy phân 1 phần tinh bột, cuốn
trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm.
- Vai trò bảo vệ: Cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, Hỗ trợ tái khoáng men răng và có các chất
diệt khuẩn, kháng thể.
- Vai trò bài tiết: Những chất ngoại lai đưa vào cơ thể có thể nhanh chóng được tìm thấy ở
nước bọt.
- Vai trò nội tiết mới được phát hiện) đảm bảo tăng những tổ chức trung mô sụn, xương,
răng, sợi chun, hệ thống lưới nội mô, tổ chức liên kết và tạo máu.
Mỗi ngày nước bọt bài tiết: khoảng 0,8-1,5 L
Thành phần nước bọt: Nước 97-99,5%, enzyme (phytase, a-amylase…), chất nhầy (mucin),
chất điện giải (H+,Cl-, HCO3-,Phosphate….), pH=6,75-7,0.
Câu 10: Ở ruột non có mấy loại tế bào bài tiết ? Kể tên? Nêu chức năng của từng loại?
Có 4 loại tế bào bài tiết ở ruột non:
- Tế bào biểu mô ruột: phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thu tại tế bào bài tiết
này.
- Tế bào đài: tiết chất nhầy để bảo vệ biểu mô ruột non.
- Tế bào Paneth (nằm ở đáy trụ Lieberkuhn): tiết enzyme lysozyme tiêu diệt vi khuẩn.
- Tế bào nội tiết: tiết các hormone.
Câu 11: Ở ruột non, “ba đoạn tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng đều có van ruột” là đúng
hay sai ? Giải thích?
Sai. Vì van ruột có nhiều nhất ở hỗng tràng và ít dần ở hồi tràng. Tá tràng ngắn, chưa có van
ruột.
Câu 12: Trình bày hoạt động tiêu hoá cơ học ở ruột non ?

- Cử động nhào trộn:


+ Khi TĂ từ DD vào -> RN giãn ra và có sự co thắt theo từng đoạn chạy dọc theo RN, các
đoạn co thắt sẽ nhào trộn TĂ với dịch tiêu hoá 2-3 lần/phút.
+ Sự co thắt theo đoạn này bị yếu đi khi mạng thần kinh ruột bị ức chế.
- Nhu động:
+ Khi TĂ vào RN, nhu động sẽ xuất hiện với tốc độ 0,5-2cm/giây, ở đoạn trên ruột nhanh
hơn đoạn cuối.
+ Lúc bình thường, nhu động tại RN yếu nên thường phải mất 3-5 giờ để TĂ di chuyển từ
môn vị tới hồi – manh tràng.
+ Chyme vào RN -> enterogastric reflex -> làm giãn DD và kích thích mạng thần kinh nội tại
DD lan xuống ruột tạo nhu động. Đến hồi tràng, gastroileal reflex tạo ra nhu động ở hồi tràng
để đẩy chyme qua van hồi – manh tràng vào ruột già.
+ Nhu động tăng khi có bài tiết gastrin, CCK, insulin, motilin và serotonin.
+ Nhu động giảm khi có bài tiết glucagon và secretin.
- Chức năng của van hồi – manh tràng:

7
+ Chống lại sự trào ngược của các thành phần từ đại tràng về lại hồi tràng.
+ Thành van có nhiều cơ vòng dày, các cơ này ở phía hồi tràng co thắt nhẹ để TĂ thoát chậm
qua manh tràng.
+ Sự thoát TĂ qua ruột già chậm nên sự hấp thu TĂ ở RN được tốt hơn.
+ Độ co thắt của cơ vòng van và cường độ nhu động ở đoạn cuối hồi tràng được điều chỉnh
bởi phản xạ tại manh tràng. Khi manh tràng bị giãn ra, cơ vòng tăng co thắt và nhu động hồi
tràng bị ức chế -> làm trì hoãn sự thoát chyme vào manh tràng từ hồi tràng. Phản xạ tại manh
tràng được chi phối bởi mạng TK ruột và hệ thần kinh giao cảm từ chuỗi hạch trước cột sống.

CÂU HỎI KHÓ:

Câu 1: Nêu các yếu tố tham gia điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa?
Gồm hệ thần kinh và hệ điều tiết.
- Hệ thần kinh: hệ TK trung ương (hệ đối giao cảm và giao cảm) và hệ thần kinh ruột (hệ TK ở
lớp dưới cơ và lớp dưới niêm mạc)
Hệ đối giao cảm: Chủ yếu là dây thần kinh số 10 và thần kinh cùng.
Hệ giao cảm: Xuất phát từ tủy ngực T5 đến tủy thắt lưng L2, qua các đám rối dương , đám rối
mạc treo tràng trên và dưới rồi tận cùng tại các đám rối thần kinh ruột.Các thần kinh giao
cảm đồng thời cũng chứa các dây thần kinh hướng tâm từ niêm mạc ruột
Mạng TK ruột- Mạng TK lớp dưới niêm: nằm ở dưới niêm mạc có nhiệm vụ điều khiển sự
bài tiết ở đường tiêu hóa.
Mạng TK ruột: các neurone nằm giữa lớp cơ dọc và cơ vòng nhằm tăng trưởng lực thành
ruột, tăng cường nhịp độ cơ thắt và tăng nhu động ruột.

- Hệ nội tiết gồm các tuyến bài tiết các hoocmon điều khiển sự hoạt động của đường tiêu hoá.
Dạ dày tiết gastrin, histamine và somatostatin
Ruột non tiết cholecytostokinin, secretin, motilin và somatostatin.

Câu 2: Nêu 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
người?
- Độ chắc, kích thước, loại thức ăn
- Hoạt động của hệ vi sinh
- Yếu tố hóa học
- Yếu tố tâm lý

Câu 3:Hãy nêu hiểu biết về 2 loại hormone quan trọng trong việc giảm cân tự nhiên và
cân bằng năng lượng?

2 hormone là: leptin và ghrelin


*Leptin: “là hormone no”, kiểm soát làm giảm sự thèm ăn, được sản xuất bởi các tế bào mỡ,
có vai trò điều chỉnh trọng lượng cơ thể.
*Ghrelin: là “hormone đói”, kiểm soát làm tăng sự thèm ăn, có xu hướng tăng trước bữa ăn
và giảm sau bữa ăn.
Câu 4: Các hoạt động tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa cơ học:

8
- Cử động nhai: với mục đích làm nhỏ thức ăn, tăng diện tích tiếp xúc của các mảnh
thức ăn nhỏ với enzyme tiêu hóa ở miệng, tránh cho thức ăn làm trầy niêm mạc ống tiêu hóa
và khiến cho thức ăn trở nên dễ nuốt.

- Cử động nuốt: với mục đích đẩy viên thức ăn vào thực quản và thực quản đưa thức ăn
xuống dạ dày.
Tiêu hóa hóa học:
- Ở miệng không có tiêu hóa hóa học đối với lipid và protein nhưng có tiêu hóa hóa học
với carbohydrate, trong nước bọt có chứa ptyalin (α-amylase) thủy phân tinh bột thành
dextrin, nếu nhai kĩ ptyalin tác dụng lâu với tinh bột tạo thành maltose.
Câu 5: Các chồi vị giác là? Đặc điểm của các chồi vị giác?
Khái niệm các chồi vị giác:
- Các chồi vị giác là các thụ thể vị giác được tìm thấy trên lưỡi, cổ họng, và vòng miệng
giúp hình thành nhận thức về vị giác.
Đặc điểm:
- Chồi vị giác có dạng hình cầu, đường kính khoảng 50 um, được đặt bao bọc trong thể
bán đáy của biểu mô lưỡi và các và các tế bào biểu mô.
- Mỗi chồi vị giác mở ra với biểu mô thông qua một mao quản có đường kính khoảng
2um.
- Trong mõi chồi vị giác có các tế bào hình đài và tế bào thể đáy.
- Tế bào cảm nhận vị được thay mới liên tục từ các tế bào thể đáy, chu kỳ tồn tại của chúng từ
7-10 ngày.

Câu 6: Cơ chế bài tiết nước bọt?


Có hai giai đoạn:
+ Giai đoạn do các nang tuyến (acinus): bài tiết dung dịch chứa amylase, chất nhầy
(mucin) và có thành phần chất điện giải giống như dịch ngoại bào.
+ Giai đoạn do ống bài xuất (collecting duct): Na+ được tái hấp thụ chủ động, Cl-
được tái hấp thu thụ động, HCO3- được bài tiết ngược lại vào trong lòng ống, một phần do
bài tiết chủ động, một phần do trao đổi với Cl-.

Câu 7: Lớp cơ của dạ dày có mấy lớp? Vai trò của chúng?
Lớp cơ của dạ dày rất đặc biệt khi được tạo thành từ 3 lớp cơ: Lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ
vòng ở giữa, lớp cơ chéo ở trong
Vai trò: giúp dạ dày co bóp, nhào trộn, có khả năng co giãn đàn hồi làm tăng thể tích giúp
thích nghi với thức ăn một cách linh hoạt và hiệu quả.
Câu 8: Nguyên nhân gây bệnh viên loét dạ dày-Tá tràng?
Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi
khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.

9
Ngoài ra còn do:
+ Các tế bào tiết chất nhầy bị hư hại: Vì Vai trò của các Tế bào nhầy là tiết ra chất nhầy giúp
bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động ăn mòn của Acid clohydric do tế bào viền tiết ra.
+ U tiết gastrin gây tăng tiết acid dạ dày.

Câu 9: Trình bày cơ chế đóng mở môn vị điều tiết lượng thức ăn từ dạ dày đến ruột non
thành từng đợt có tác dụng gì?
- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển
xuống ruột non một cách từ từ nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở
cơ vòng môn vị.
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã
được nghiền và nhào trộn kỹ.
- Axít có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ
đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hoà axit của thức ăn từ dạ dày xuống xuống làm
ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng
- Cứ như vậy, thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ tạo thuận lợi
cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
Câu 10: Thành ruột non có mấy lớp? Kể tên các lớp đó ? Nêu cấu tạo của một trong
các lớp đó?
Có 4 lớp: Lớp thanh mạc (serosa); Tầng cơ (muscularis externa); Lớp dưới niêm mạc
(submucosa); Lớp niêm mạc (mucosa)
+ Lớp thanh mạc (serosa): là phúc mạc tạng bao bọc ruột non, thanh mạc liên tiếp với hai lá
của mạc treo ruột non đi từ bờ ruột tới bờ rễ của mạc treo này ở thành bụng sau.
Thanh mạc là lớp màng bao quanh ruột có tác dụng đảm bảo cho hai đoạn ruột lân cận có thể
trượt tự do lên nhau hoặc các đoạn ruột có thể trượt lên thành bụng mà không gây ra các tổn
thương.
+ Tầng cơ (muscularis externa): bao gồm 2 lớp cơ: lớp cơ dọc bên ngoài và lớp cơ trơn bên
trong, giữa 2 lớp cơ có những đám rối thần kinh Auerbach.
+ Lớp dưới niêm mạc (submucosa): là mô liên kết thưa, trong lớp này có chứa những đám rối
thần kinh Meisser.
+ Lớp niêm mạc (mucosa): bao gồm biểu mô và lớp đệm.
Biểu mô của niêm mạc ruột non là biểu mô trụ đơn, bao gồm những tế bào ruột và tế bào
hình đài (tế bào tiết nhầy) và những tuyến ruột gọi là tuyến Lieberkuhn.
Lớp đệm chứa nhiều tế bào lympho, ngăn cách với lớp dưới niêm mạc bởi một lớp cơ niêm.
Câu 11: Gan sản xuất ra mật đúng hay sai? Thành phần của mật? Khi muối mật đến
đoạn cuối cùng của hồi tràng thì sẽ như thế nào? Vai trò của secretin, cholecystokinin
(CCK) trong điều hòa bài tiết mật?

- Gan sản xuất ra mật: SAI. Gan chỉ sản xuất ra muối mật.

10
- Thành phần của mật bao gồm: Muối mật, bilirubin, cholesterol, ion và nước.
- Khi muối mật đến đoạn cuối của hồi tràng thì 90-95% được tái hấp thu chủ động vào hệ tĩnh
mạch cửa gan. Gan sẽ lấy chúng ra khỏi máu và bài tiết chúng trở lại vào mật.
- Vai trò của secretin, cholecystokinin (CCK) trong điều hòa bài tiết mật;
Secretin: kích thích bài tiết nước và thành phần ion nước của mật.
CCK: tăng co thắt của túi mật, làm giãn cơ vòng Oddi, đóng thoát dịch mật vào tá
tràng.

Câu 12: Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid ở ruột non?

 Tiêu hóa lipid ở ruột non


- Một số lượng nhỏ triglyceride tiêu hóa ở dạ dày do enzyme lipase (không>10%). Quá
trình tiêu hóa lipid xảy ra chủ yếu ở ruột non.
- Sự nhũ tương chất béo do acid mật và lecithin:
• Sự vỡ ra của các hạt mỡ lớn thành nhiều hạt có kích thước nhỏ hơn để các enzyme tiêu hóa
có tính tan trong nước hoạt động trên bề mặt các tiểu thể nhỏ này. Quá trình này gọi là sự nhũ
tương hóa của mỡ (emulfication) do nhào trộn thức ăn ở dạ dày.
• Quá trình nhũ tương làm tổng diện tích bề mặt tăng lên rất lớn, hạt mỡ chỉ 1.
• Sản phẩm cuối cùng của tiêu hóa mỡ là các acid béo tự do và monoglyceride.
• Tiêu hóa cholesterol ester và phospholipids : đa số cholesterol trong khẩu phần ở dạng
cholesterol ester, là sự kết hợp một cholesterol tự do và một acid béo. Trong phospholipids có
1 acid béo. Chúng được thủy phân bởi 2 enzyme của tuỵ là cholesterol ester hydrolase và
phospholipase A2.
 Hấp thu lipid ở ruột non
- Các acid béo, monoglyceride, cholesterol và phospholipids được chuyên chở tới
nhung mao ruột. Sau khi vào trong tế bào thì acid béo và monoglyceride được đưa đến hệ
võng nội mô để tạo ra các triglyceride mới ở dạng chylomicrons để đi qua màng đáy tế bào
vào hệ thống mạch bạch huyết, sau đó về ống ngực và vào tuần hoàn máu.
+ Sự hấp thu acid béo trực tiếp vào hệ tuần hoàn cửa :

Một số lượng nhỏ acid béo chuỗi ngắn và vừa được hấp thu trực tiếp vào hệ tuần hoàn cửa
mà không qua sự chuyển đổi thành triglyceride ở hệ võng nội mô. Sự khuếch tán trực tiếp
này cho phép vì các acid béo chuỗi ngắn và vừa có tính tan trong nước nhiều hơn các acid
béo chuỗi dài.

CÂU HỎI VẼ HÌNH


Câu 1: Vẽ hình hệ tiêu hóa?

11
Hình 1. Hệ tiêu hóa ở người.
 Chú thích:
Mouth: miệng
Salivary gland: tuyến nước bọt
Right bronchus: phế quản phải
Gallbladder: túi mật
Bile duct: ống mật chủ ( ống chung dẫn)
Liver: gan
Pancreatic duct: ống tụy
Duodenum: tá tràng
Ileum: hồi tràng
Appendix: ruột thừa
Epiglottis: nắp thanh quản
Larynx: thanh quản
Trachea: khí quản
Oesophagus: thực quản

12
Câu 2: Vé hình tuyến nước bọt?

Đẳng trương

Đẳng trương

Nhược trương

Hình 2. Tuyến tiết nước bọt.

Câu 3: Vẽ hình thành (vách) thực quản

13
Hình 3. Vách (Thành) thực quản(oesophagus wall).

 Chú thích:
Mucosa: Niêm mạc
Submucosa: Lớp dưới niêm mạc
Muscularis:Lớp đệm niêm mạc
Adventitia: Lớp ngoài
Circular layer: Lớp vòng
Longitudinal layer: Lớp dọc

Câu 4: Vẽ hình mô tả hoạt động nhào trộn

14
Hình 4. Mô tả hoạt động nhào trộn.

Câu 5: Vẽ hình mô tả hoạt động nhu động

Hình 5. Mô tả hoạt động nhu động.


Câu 6: Vẽ hình và chú thích cấu tạo của thành dạ dày

15
Câu 7: Vẽ hình và chú thích tuyến bài tiết của dạ dày?

Câu 8: Vẽ hình và chú thích cấu tạo của thành ruột non? (Vẽ 1 trong 2 hình)

16
17
Câu 9: Vẽ hình và chú thích tế bào biểu mô ruột non?

18

You might also like