You are on page 1of 3

CÂU 1: Tại sao ăn mặn gây tăng huyết áp?

Thói quen ăn mặn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và là một trong những yếu tố
nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Chế độ ăn nhiều muối (đưa
lượng muối dư thừa vào cơ thể) làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion
natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu (áp suất thẩm thấu
tăng), dẫn đến nước sẽ được giữ lại làm tăng thể tích máu lưu thông, tăng áp lực máu
trong lòng mạch dẫn tới tăng huyết áp.

CÂU 2: Điều gì xảy ra nếu sốt cao


Cơ thể mất nước. Sốc nhiệt, gây biến tính enzim: Đa phần các phản ứng hóa sinh xảy
ra trong cơ thể nhờ sự xúc tác của các enzim. Enzim có bản chất hóa học là protein,
dễ dàng bị biến tính ở nhiệt độ cao. Khi cơ thể bị sốt cao, các enzim bị biến tính và
mất hoạt tính, khiến các phản ứng hóa sinh trong cơ thể bị dừng lại hoặc gián đoạn,
gây nguy hiểm và có thể gây tử vong.

CÂU 3: Điều gì xảy ra khi nồng độ glucozo trong máu tăng ở người bị tiểu
đường:
Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này xảy ra do cơ thể
không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc không thể tự sản sinh ra insulin để
chuyển hóa glucose trong máu. Nếu lượng đường trong máu ở mức cao sẽ làm huyết
áp tăng, gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ
quan bộ phận khác và gây áp lực lọc máu ở thận dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

CÂU 4: Điều gì xảy ra với người bị hẹp van nhĩ thất?


Nếu lỗ van bị hẹp, lượng máu từ tâm nhĩ chảy xuống tâm thất sẽ bị hạn chế. Điều này
gây ra tình trạng ứ đọng máu ở phổi hoặc ở các buồng tim và gây ra các biến chứng
nguy hiểm như: suy tim, tăng áp lực động mạch phổi gây phù phổi cấp, gây tắc mạch
máu não dẫn tới đột quỵ.

CÂU 5: Điều gì xảy ra với người bị hở van nhĩ thất?


Khi van đóng không kín (gọi là hở van), một lượng máu xuống tâm thất trái sẽ bị trào
ngược trở lại tâm nhĩ (lượng máu giảm). Tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ
lượng máu đi nuôi cơ thể (nhịp tim tăng). Lâu ngày, dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp
tim, tạo điều kiện hình thành các cục máu đông đi đến não, gây ra tai biến mạch máu
não và đột quỵ.

CÂU 6: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
- Một chu kì tim của người kéo dài 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây dãn 0,7
giây, tâm thất co 0,3 giây dãn nghỉ 0,5 giây. Tính chung thời gian co của tim là 0,4
giây và thời gian dãn nghỉ là 0,4 giây → thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ để phục hồi
hoạt động.
- Cơ tim có sự dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn
- Có khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ vào hệ thống dẫn truyền chung
- Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể)
→ Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách
hợp.
CÂU 7: Cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận
+ Điều hòa lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng
nước trong cơ thể giảm→ vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước→ giảm nước
tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp xuất thẩm thấu, tăng
huyết áp→ tăng bài tiết nước tiểu
+ Điều hòa muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm→ tuyến thận trên tăng tiết
andosossteron→ tăng hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại khi thừa Na+→ tăng áp
xuất thẩm thấu, gây cảm giác khát→ uống nhiều nước→ muối dư thừa sẽ loại qua
nước tiểu.

CÂU 8: Vai trò của gan trong sự điều hòa gluco và protein trong huyết tương
Glucozo tăng→ hoocmon insualin được tiết ra, biến đổi glucozo thành glycogen; nếu
gluczo giảm → hooocmon glucagon được tiết ra biến đổi glycogen dự trữ thành
glucozo

CÂU 9: Sự điều chỉnh pH của nội môi


- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa
OH-) khi các ion này làm thay đổi môi trường bên trong.
- Các hệ đệm:
+Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/Na2CO3
+Hệ đệm photphat: NaH2PO4
+Hệ đệm proteinat(protein)

CÂU 10: Các bác sĩ thường dùng ống nghe để nghe tiếng động tim chẩn đoán
bệnh, tiếng tim sinh ra do:
Sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất + Sự đóng các van tổ chim ở động mạch
chủ và động mạch phổi gây ra.

CÂU 11: Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình
thường nhưng lưu lượng tim thì vẫn giống người bình thường là vì:
Cơ tim của vận động viên khỏe hơn cơ tim của người bình thường nên thể tích tâm
thu tăng. Nhờ thể tích tâm thu tăng mà nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng
tim, đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan. Khi nghỉ ngơi, hoạt động ít hơn
lúc vận động nên nhu cầu ôxi thấp hơn lúc vận động -> Do đó nhịp tim giảm.

CÂU 12: Hãy cho biết nguyên nhân và hậu quả của máu trắng?
Các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) của cơ thể được sinh ra từ tủy xương,
sau đó đi vào lưu thông trong máu và bị hủy đi khi già. Bệnh máu trắng liên quan đến
bạch cầu: tủy xương sản xuất các bạch cầu non không lớn lên được, không thực hiện
được chức năng chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vật thể lạ… và không chết đi.
Các tế bào non này làm mất chỗ của các tế bào máu nên bệnh nhân thường có biểu
hiện xanh xao, thiếu máu, chảy máu khó cầm và dễ nhiễm trùng.

CÂU 13: cao huyết áp thường dẫn tới tai biến mạch máu não
Những người bị chứng huyết áp cao có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp tối đa với
huyết áp tối thiểu, chứng tỏ động mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi giảm —> mạch máu
dễ bị vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não (gọi là tai biến mạch máu não) dễ dẫn
đến tử vong hoặc bại liệt.

You might also like