You are on page 1of 29

Phần 1.

Sinh lý máu

1/ Khối lượng máu: máu dự trữ, máu lưu thông


❖ Chức năng:
- Vận chuyển
- Điều hòa: thân nhiệt, nội môi, hoạt động cơ quan.
- Bảo vệ: chống tác nhân gây bệnh
❖ Khối lượng:
- Ở người: 7 - 9% khối lượng cơ thể
- Trong đó:
● ½ lượng máu lưu thông
● ½ lượng máu dự trữ: Gan (20%), lách (16%), dưới da (10%)
❖ Máu dự trữ được huy động khi:
- Mất máu
- Lao động mạnh
- Nhiệt độ cơ thể tăng
- Xúc động mạnh

2/ Tại sao mất máu từ từ khó gây tử vong, còn mất máu đột ngột đột dễ gây tử vong?
- Khi mất máu từ từ máu dự trữ sẽ kịp thời được huy động.
- Mất máu đột ngột (1/.3 - 1/ 2 lượng máu) dễ gây tử vong vì máu dự trữ không
kịp huy động -> huyết áp giảm nhanh -> máu không đến được các cơ quan.

3/ Điều hòa áp suất thẩm thấu máu (liên quan đến bài tiết)
- Trên thành mạch có các thụ quan nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất thẩm thấu. Nếu trị số
thay đổi → hình thành phản xạ co hoặc giãn thành mạch → Áp suất thẩm thấu ổn định
- Khi áp suất thẩm thấu của máu cao:

ASTT ↑ → kích thích thùy sau tuyến yên tiết ADH → ADH kích thích tăng mở kênh nước ở ống
lượn xa và ống góp → tăng tái hấp thu nước

4/ Điều hòa pH máu


❖ pH máu: 7,4
7,2 < 7,4 < 7,6
(máu nhiễm toan) (máu nhiễm kiềm)
❖ Sự điều hòa nhờ: Hệ đệm & các cơ quan
- Hệ đệm:
● Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/BHCO3 (B: Na/K)
Khi pH giảm:
+ H+ tăng → tăng thải ở thận & tăng thải CO2 làm nhịp hô hấp tăng
+ HCO3- giảm → tăng tái hấp thu ở thận

H2O + CO2 ⇆ HCO3- + H+

● Hệ đệm photphat: BH2PO4 (B: Na/K)


BH2PO4 + H+ → B + H3PO4 (B thải ở thận)

1
● Hệ đệm protein: HHb/ BHb
BHb + H+ → HHb + B (B thải ở thận)
- Các cơ quan tham gia điều hoà pH: phổi, thận, gan.
5/ Tại sao áp suất thẩm thấu của máu phải duy trì ở mức ổn định?
- Đối với hồng cầu, áp suất thẩm thấu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó
giúp tạo nên sự cần bằng. Khi chúng ta thay đổi mức áp suất này thì hàm lượng
nước có trong tế bào cũng có sự dịch chuyển. Từ đó, hiện tượng rối loạn chức
năng tế bào xuất hiện gây nên những vấn đề khác cho sức khỏe.

6/ Thành phần của máu:

❖ Hồng cầu:
- Hình thái: Hình đĩa lõm 2 mặt, trum tâm mỏng hơn ngoài dìa, không nhân -> Tối ưu
hoá không gian, mang oxy đến cơ thể.
- Cấu tạo: H2O (63 - 67 %), Hb (28%), các chất khác
Hb: 1 phân tử globin (2α + 2 β) + 4 nhân hem (4 vòng pyrol + 1 nguyên tử Fe 2+)
- Số lượng: 3,8 - 4,2 triệu/ μl (mm3)
- Đời sống: 120 ngày
- Quá trình sản xuất và tiêu hủy hồng cầu:
● Sản sinh:
+ Giai đoạn đầu (tháng đầu phôi thai): gan và lách.
+ Giai đoạn trưởng thành (tháng thứ 5 trở đi): tủy đỏ xương
● Điều hòa sản sinh: nhờ oxi

- Tiêu hủy: gan và lách


- Vai trò:
+ Tham gia hệ đệm
+ Vận chuyển O2 và CO2
❖ Tiểu cầu
- Số lượng: 250.000 - 400.000/ μl
- Nơi tiêu hủy: lách
- Chức năng:
+ Co mạch: mạch máu tổn thương ⟶ giải phóng serotonin ⟶ co mạch
+ Ngưng máu: nhờ thromboplastin của tiểu cầu ⟶ protein fibrinogen hình
thành dạng sợi fibrin ⟶ bịt vết thương
+ Co cục máu: tiểu cầu ngưng kết ⟶ co cục máu đông
7/ Đông máu, Chống đông máu:
❖ Quá trình đông máu
- Cơ chế: Khi cơ thể bị chảy máu, sẽ có những phản ứng bảo vệ:
+ Co mạch
+ Làm nhỏ lỗ vết thương: TB nội mạc co lại, dính vào nhau
+ Tạo nút tiểu cầu

2
+ Tạo cục máu đông
- Quá trình (Vở ghi)
❖ Chống đông máu:
Máu chảy trong mạch thành dòng vì:
- Lớp lót thành mạch trơn, nhẵn, mềm
- Lớp protein trên thành mạch ngăn cản không cho tiểu cầu dính vào thành mạch.
- Trong máu có các chất chống đông máu: Chất kháng thromboplastin, chất kháng thrombin,
fibrin.
- Một số chất chống đông nhân tạo: Heparin (làm tăng cường tác dụng của kháng thrombin);
natri citrat, amoni citrat (liên kết với ion canxi trong máu).
8/ Nhóm máu
❖ Nhóm máu ABO
- Trên màng hồng cầu có các ngưng kết nguyên A và B
- Trong huyết tương có các ngưng kết tố α và β
- Sự ngưng kết máu khi: A gặp α, B gặp β
- Sự có mặt của ngưng kết tố và ngưng kết nguyên trong máu quy định máu thuốc
nhóm A, B, AB, O.
- Nguyên tắc truyền máu:

- Ở Việt Nam:
+ A: 19,8%
+ B: 28,6%
+ AB: 4,2%
+ O: 47,3%
❖ Nhóm máu Rh
- Kháng thể chống Rh được tạo ra ở người Rh- sau khi có Rh+ xuất hiện
- Nguyên tắc truyền máu:

9/ Nhóm máu O có ngưng kết tố α và β, nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B. Tại
sao nhóm máu O vẫn truyền được cho nhóm máu AB?
- Nguyên tắc truyền máu tối thiểu: Không để kháng nguyên và kháng thể tương
ứng gặp nhau, sẽ gây nên kết dính hồng cầu dẫn đến tai biến.

3
- Nhóm máu O không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, có kháng thể alpha
và beta ở huyết tương.
- Nhóm máu AB có kháng nguyên AB trên bề mặt hồng cầu, không có kháng thể
huyết tương.
- Vậy khi truyền O cho AB thì không có kháng nguyên nên kháng nguyên và
kháng thể không gặp nhau không thể kết dính → truyền được.
- Khi truyền AB cho O thì AB có kháng nguyên, O có kháng thể, kháng nguyên
và kháng thể gặp nhau gây kết dính → không truyền được.

Phần 2. Sinh lý tuần hoàn

1/ Chu kỳ tim
- Máu vận chuyển qua các buồng tim và giữa tim với mạch máu theo chiều nhất định nhờ hệ
thống van tim (van nhĩ thất, van bán nguyệt)
- Một chu kỳ tim:
+ Nhĩ co: 0,1s
+ Thất co: 0,3s ( Gồm: đẳng tích và tống máu)
+ Tim nghỉ: 0,4s
- Điện tim
+ Sóng P: ghi khi tâm nhĩ co
+ Sóng QRS: ghi khi tâm thất co
+ Sóng T: xung điện giảm đi, tâm thất dãn ra

2/ Nhịp tim, lưu lượng và công của tim.


❖ Nhịp tim: người trưởng thành: 70-75 lần/phút -> Một chu kì tim khoảng 0,8s
❖ Thể tích tâm thu khoảng 70ml/lần
❖ Công của tim: Tổng NL tim sử dụng trong 1 phút
Lưu lượng tim = Vtâm thu (ml máu/lần co) x nhịp tim

= 70ml/lần co x 70 nhịp/phút

= 4900 ml ~ 5L (máu)

-> Mỗi phút có khoảng 5l máu được tim đưa vào vòng tuần hoàn.

3/ Cơ chế vận chuyển máu trong TM và ĐM và MM


❖ Động mạch
- Là hệ thống các mạch dẫn máu từ tâm thất phải lên phổi và từ tâm thất trái đến các cơ
quan, mô trong cơ thể.
- Đặc điểm: MĐ có tính đàn hồi và tính co bóp:

4
+ Tính đàn hồi: nhờ các sợi đàn hồi trên thành mạch ⟶ Đm dãn ra dưới tác
dụng của huyết áp cao lúc tâm thu và co lại như cũ khi huyết áp giảm lúc tâm
trương. ⇒ tăng hiệu suất bơm máu của tim.
+ Tính co bóp: nhờ các sợi cơ trơn trên thành mạch ⟶ Đm tự co/dãn ⟶ thay
đổi tiết diện điều hòa lượng máu đến các phần khác nhau của cơ thể.
- CN: VC máu dưới áp suất cao -> Thành mạch khoẻ, bền, dẫn máu chảy nhanh.
❖ Mao mạch:
- Mao mạch là những mạch máu nhỏ (đường kính khoảng 7 – 8 µm) nối tiểu động
mạch với tiểu tĩnh mạch.
- Mao mạch thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất (chất khí, chất dinh dưỡng, chất thải)
giữa máu và mô nhờ huyết áp và sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
-> Thành mỏng, thấm các chất ptu nhỏ.
❖ Tĩnh mạch:
- Là hệ thống mạch máu dẫn từ các cơ quan đến tâm nhĩ
- Đặc điểm: Máu chảy trong tĩnh mạch theo một chiều
+ Sức bơm của tim lúc tim co & sức hút của tim lúc dãn
+ Hoạt động của cơ & van tĩnh mạch: cơ co ⟶ tạo áp lực đẩy máu kết hợp van
1 chiều giúp máu không chảy ngược
+ Nhờ áp suất âm của lồng ngực lúc hô hấp ⟶ hút máu về tim
+ Nhờ trọng lực ⟶ máu ở phía trên tim đều dồn về tim
-> Áp suất thấp nên thành mạch mỏng.
4/ Sự trao đổi chất ở mao mạch
- Là những mạch máu nhỏ (đường kính ~ 7-8 μm) nối tiếng giữa ĐM, ™.
- Đặc điểm: chia nhỏ ⟶ vận tốc máu rất chậm ⟶ có thời gian trao đổi.
- Chức năng: TĐC (khí dinh dưỡng, chất thải) giữa máu và mô nhờ huyết áp và sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu

+ Đoạn đầu MM: Chênh lệch giữa lực đẩy (huyết áp) và lực kéo (áp suất keo) là 11
mmHg ⟶ nước và chất hòa tan đi từ lòng MM ra dịch kẽ.
+ Đoạn cuối MM: Chênh lệch giữa lực kéo và lực đẩy là 10mmHg ⟶ nước và chất
hòa tan đi từ dịch kẽ vào trong MM
5/ Huyết áp
- KN: là áp lực của máu lên thành mạch
- HA tối đa (HA tâm thu) tâm thất co đẩy máu vào ĐM ⟶ tạo áp lực (110-120 mmHg)
HA tối thiểu (HA tâm trương) tâm thất dãn nhưng ĐM co ⟶ tạo áp lực (70-80mmHg)
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Nhịp tim và lực co tim (tăng thì HA tăng)
+ Sức cản của mạch máu: Tiết diện ĐM (tăng thì HA tăng) và độ đàn hồi ĐM (cao thì
HA giảm).

5
+ Lượng máu và độ quánh (tăng thì HA tăng)
- Mối liên hệ giữa tổng tiết diện ngang của mạch, Vận tốc máu và HA
+ HA: ĐM > MM > TM
+ V máu: ĐM > TM > MM
+ S ngang: MM > ĐM, TM
- HA cao, thấp?
+ HA cao:
● Suy tim
● Vỡ mạch (não, tim)
● TĐC mao mạch tăng ⟶ phù
● TĐK ở phổi tăng ⟶ phù phổi
● Hình thành nước tiểu tăng ⟶ suy thận
+ HA thấp:
● TĐC mao mạch giảm
● TĐK ở phổi giảm
● Hình thành nước tiểu ở thận giảm
⇒ Sức lao động giảm
6/ Điều hòa hoạt động tim mạch
❖ Cơ chế thần kinh: TK giao cảm: tim đập nhanh, mạnh và co mạch
TK đối giao cảm: tim đậm chậm, yếu và dãn mạch
- Tăng áp:

- Giảm áp:

❖ Cơ chế thể dịch


- Chất làm tăng hoạt động tim: Adrenalin, catecholamin (tủy tuyến thượng thận),
glucagon, thyroxin, Ca2+ , angiotensin, serotonin, giảm nồng độ O2 tăng nồng độ CO2
- Chất làm giảm hoạt động tim: Acetylcholin, K+ .
- Chất gây co mạch: Adrenalin, renin, ADH, noadrenalin.

6
- Chất làm giãn mạch: Acetylcholin, bradykinin, acid lactic, K + , histamin, giảm nồng
độ O2 tăng nồng độ CO2 .
7/ Giải thích tại sao khi tách tim ra khỏi cơ thể một thời gian, tim vẫn có thể co bóp nhịp nhàng?
- Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một
khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc
biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung
điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo
mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Phần 3. Sinh lý hô hấp

Câu 1: Áp suất âm màng phổi


❖ Màng phổi:
- Lá thành: bao mặt trong thành ngực và cơ hoành.
- Lá tạng: bao mặt ngoài phổi
- Ở giữa: xoang màng phổi
❖ Áp suất âm màng phổi.
- Là áp suất trong khoang màng phổi ( khi nghỉ ngơi: 756mmHg < khí quyển:
760mmHg)
- Cơ chế tạo áp suất âm màng phổi.
+ Phổi có tính đàn hồi, phổi luôn có xu hướng co lại khiến cho thể tích phổi
luôn có xu hướng nhỏ hơn thể tích lông ngực.
+ Lồng ngực là một hộp cứng kín, không co nhỏ lại theo sức co của phổi, do đó
lá tạng có xu hướng tách ra khỏi lá thành, làm khoang màng phổi luôn có xu
hướng rộng ra.
⟶ tạo áp suất âm trong khoang màng phổi
- Vai trò: Phổi thay đổi thể tích theo thể tích lồng ngực ⟶ Thực hiện chức năng thông
khí
? Tràn khí màng phổi?
- Là hiện tượng xuất hiện khí giữa lá thành và lá tạng
- Nguyên nhân:
+ Nhiễm trùng phổi
+ Chấn thương lồng ngực gây xuyên phổi, chấn thương gãy xương sườn
+ Các bệnh về phổi

Câu 2: Hô hấp cơ học

❖ Động tác hít vào

- Hít vào bình thường: được thực hiện do các cơ hít vào co lại, làm tăng kích thước của
lồng ngực theo 3 chiều:
+ Tăng theo chiều thẳng đứng
● Cơ hoành co thì làm vòm hoành hạ thấp xuống ⟶ tăng V lồng ngực
theo chiều thẳng đứng
● Cơ hoành hạ thấp 1cm ⟶ V lồng ngực tăng 250 mm3
● Trong 1 chu kỳ hô hấp: V lồng ngực tăng 400 - 500 mm3
+ Tăng chiều trước sau và ngang:

7
● Cơ liên sườn co làm các xương sườn chuyển từ hướng chếch xuống
sang tư thế nằm ngang ⟶ V lồng ngực tăng
- Hít vào gắng sức: Khi hít vào gắng sức thì có thêm một số cơ quan tham gia:
+ Cơ ức đòn chũm
+ Cơ ngực
+ Cơ chéo
⟶ Hỗ trợ động tác nâng cơ liên sườn thêm nữa
⟶ Tăng thể tích lồng ngực
❖ Động tác thở ra
- Thở ra bình thường: là động tác thụ động
+ Các cơ hít vào dãn ra, các x.sườn hạ xuống, cơ hoành co lại ⟶ lồng ngực trở
về vị trí cũ ⟶ V lồng ngực giảm.
+ Áp suất màng phổi bớt âm, phổi co lại ⟶ thể tích phổi giảm, áp suất phế
nang > áp suất khí quyển
⇒ Đẩy không khí từ phổi ra ngoài
- Thở ra gắng sức:
+ Huy động thêm hoạt động của cơ thành bụng co ⟶ kéo x. sườn hạ thấp, ép
các tạng ở bụng, đẩy cơ hoành lồi lên về phía lồng ngwujc ⟶ V lồng ngực
giảm nhiều hơn.
+ V phổi giảm, Áp suất phế nang >> Áp suất khí quyển
⇒ Đẩy không khí ra ngoài nhiều hơn.

Câu 3: Phân ly và kết hợp Hb và Oxi


- Quá trình TĐK diễn ra ở phổi và mô
- Cơ chế: Nhờ sự chênh lệch phân áp O2
⟶ Khí O2 sẽ khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến phân áp thấp

Ở phổi:
Phế nang Mao mạch phổi

104 mmHg 40mmHg


→ O2 sẽ khuếch tán từ phế nang tới mao mạch phổi
Ở mô:

Mao mạch mô Mô

104mmHg 40mmHg
→ O2 sẽ khuếch tán từ mao mạch mô vào mô
PTHH thể hiện sự kết hợp của Hb và O2 :
Hb + O2 → HbO2
Hemoglobin có thể kết hợp với O2 do cấu trúc của hemoglobin có chứa các nhân hem ( ion Fe 2+), các
ion Fe2+ có tính oxi hóa do đó có thể kết hợp với Oxi và thực hiện chức năng của hồng cầu.
Câu 4: Dung tích sống
Dung tích sống = khí lưu thông (0,5L) + khí dự trữ hít vào ( 1,5-2L)
+ khí dự trữ thở ra (1-1,5L)
- Dung tích sống: là Vmax của lượng không khí mà một cơ thể hít vào, thở ra

8
- Khí lưu thông: là khí lưu thông trong 1 lần hít vào hoặc thở ra bình thường
- Khí dự trữ hít vào: V khí hít vào thêm sau khi hít bình thường
- Khí dự trữ thở ra: V khí thở ra tối đa sau khi thở ra bình thường.

Câu 5: Điều hòa hô hấp


Theo cơ chế thần kinh thông qua các phản xạ:
❖ Phản xạ hô hấp dựa trên thông tin báo về từ các thụ thể (receptor) hóa học và áp lực ở cung
động mạch cảnh:
- Nồng độ CO2 ↑, pH máu ↓, nồng độ O2 ↓ kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ
và xoang ĐM cảnh
→ truyền xung thần kinh về trung khu hô hấp
→ ↑ nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp, ↑ thải CO2 và ↑ tiếp nhận O2 .
- Huyết áp ↑ kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang ĐM cảnh
→ truyền xung thần kinh về trung khu hô hấp
→ gây phản xạ giảm nhịp hô hấp
❖ Thụ thể hóa học trung ương nằm sát trung khu hô hấp:
- pH trong dịch não tủy ↓ → [H+] ↑
→ Thụ thể hóa học trung ương chuyển thông tin về [H+] sang trung
khu hô hấp
→ Làm tăng nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp
- [CO2] trong dịch não tủy ↑ → [H2CO3] ↑ → [H+] ↑
→ Thụ thể hóa học trung ương chuyển thông tin về [H+] sang trung
khu hô hấp
→ Làm tăng nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp
- pH máu thay đổi → thay đổi pH dịch não tủy
→ kích thích lên thụ thể hóa học ở trung ương
→ tăng nhịp hô hấp
❖ Phản xạ hô hấp dựa trên thông tin báo về từ thụ thể đau. Từ thụ thể đau xung thần kinh truyền
về làm tăng cường nhịp hô hấp
❖ Phản xạ hô hấp dựa trên thông tin báo về thụ thể nhiệt.
- Thụ thể nóng → truyền xung thần kinh về trung khu hô hấp
→ tăng nhịp hô hấp
-
Thụ thể lạnh → truyền xung thần kinh về trung khu hô hấp
→ giảm nhịp hô hấp
❖ Phản xạ hô hấp dựa trên thông tin báo về các thụ thể về sức căng của cơ hô hấp.
- Khi hít vào gắng sức, các thụ thể về sức căng (ở cơ thành phế quản, tiểu phế quản và
cơ hô hấp) bị kích thích → truyền xung TK theo dây thần kinh số X truyền về ức chế
trung khu hít vào → gây ra động tác thở ra.
- Khi thở ra, phế nang co nhỏ lại, dây TK X không bị kích thích nữa, trung khu hít vào
không bị ức chế → gây ra động tác hít vào
- Phản xạ hô hấp do thông tin báo về từ các thụ thể sức căng trong cơ được gọi là phản
xạ Hering - Breuer. Phản xạ này xảy ra khi hít vào gắng sức làm cho phổi bị căng
dãn ra nhiều, phản xạ giúp bảo vệ, tránh cho các phế nang bị căng dãn quá mức.

9
Câu 6: Ảnh hưởng của hiện tượng tắc nghẽn ống thông khí đến dung tích sống và lượng khí hít
vào, thở ra.
- Hiện tượng tắc nghẽn thông khí xảy ra do sự bít đường dẫn khí ở:
+ Đường dẫn khí trên ( thanh quan, khí quản): các bệnh về u thanh quản, bạch hầu, thắt
cổ, tắc nghẽn dị vật,..
+ Đường dẫn khí dưới ( phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang): khối u, tắc nghẽn do di
vật, hen phế quản, ngộ độc khói thuốc lá.
- Tắc nghẽn đường dẫn khí trên : giảm thể tích khí hít vào
- Tắc nghẽn đường dẫn khí dưới: giảm thể tích khí thở ra.

Phần 4. Sinh lý tiêu hóa & hấp thu ✅

Câu 1: Quá trình tạo dịch vị


❖ Dịch vị: dịch dạ dày
- Đặc điểm: lỏng, không màu, trong và không dính
- Trong 24h: tiết đc ~ 2,5L
- Thành phần:
+ Nước (98-99%)
+ Chất hữu cơ (0,4%): muxin, pepsin, gastrin.
+ Chất vô cơ: HCl,..
❖ Cơ quan tiết: tuyến vị trên thành dạ dày
- Tế bào quanh cổ tuyến vị: chất nhầy muxin → bao phủ niêm mạc dạ dày →
bảo vệ khỏi pepsin, HCl
- Tế bào viền: HCl
+ pH 1,5-2: tiêu diệt mầm bệnh
+ Hoạt hóa pepsin và tạo MT hoạt động cho pepsin
+ Thủy phân 1 phần thức ăn dạng lớn.
- Tế bào chính: tiết pepsinnogen → hoạt hóa thành pepsin nhờ HCl → phân
giải protein
- Tế bào G - cổ tuyến vị: hormone gastrin → tăng tiết dịch vị dạ dày.

Câu 2: Điều hòa tiết dịch vị, dịch ruột, dịch mật, dịch tụy

❖ Điều hòa tiết dịch vị.


- Cơ chế: thần kinh và thể dịch
- Trung khu điều hòa: hành não
- 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn miệng: cơ chế thần kinh
● Phản xạ không điều kiện: thức ăn vào khoang miệng ⟶ xung TK ⟶ trung khu
điều hòa ở hành não ⟶ dây TK X (mê tẩu) ⟶ tăng tiết dịch vị.
● Phản xạ có điều kiện: nhìn, ngửi, nghĩ đến thức ăn,... ⟶ tiết dịch vị
+ Giai đoạn dạ dày: cơ chế thần kinh và thể dịch
● Thần kinh: thức ăn vào dạ dày ⟶ dạ dày dãn rộng ⟶ kích thích thụ thể áp lực
⟶ xung TK ⟶ trung khu ⟶ dây TK X (mê tẩu) ⟶ tăng tiết dịch vị.
● Thể dịch: thức ăn vào dạ dày ⟶ pH tăng ⟶ tế bào G tăng tiết hormone gastrin
⟶ kích thích tiết dịch vị
● pH < 2: ức chế cả 2 cơ chế ⟶ ngừng tiết
+ Giai đoạn ruột: cơ chế thần kinh và thể dịch

10
●Thần kinh: vị chấp trong tá tràng pH > 3 ⟶ xung TK trung khu ⟶ dây TK X
(mê tẩu) ⟶ tăng tiết dịch vị.
● Thể dịch: vị chấp trong tá tràng pH < 2 ⟶ kích thích tá tràng tiết hormone
Secretin, GIP, CCK ⟶ theo máu đến dạ dày ⟶ giảm tiết dịch vị.
❖ Điều hòa tiết dịch tụy
- Cơ chế thần kinh: xung TK ⟶ dây TK X ⟶ tuyến tụy ⟶ tăng tiết dịch tụy
- Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon secretin và pancreozymin ⟶ tăng tiết dịch tụy
❖ Điều hòa tiết dịch mật:
- Cơ chế thần kinh: xung TK ⟶ dây TK X ⟶ mở cơ vòng Oddi ⟶ co bóp túi mật,
đẩy mật vào tá tràng
- Cơ chế thể dịch: pH <2 hoặc thức ăn có tính axit, giàu lipit ⟶ kích thích niêm mạc
ruột ⟶ tiết hormone CCK ⟶ co bóp túi mật, đẩy mật vào tá tràng
❖ Điều hòa tiết dịch ruột:
- Chủ yếu do cơ chế cơ học: thức ăn đi qua ruột ⟶ kích thích các tuyến bài tiết ra dịch
kiềm và chất nhầy đồng thời làm các tế bào niêm mạc ruột non bong và vỡ ra ⟶ giải
phóng các enzym vào trong lòng ruột. Do vậy mà tế bào niêm mạc ruột non cứ 3 - 5
ngày đổi mới một lần.
- Cơ chế thần kinh: dây TK 10 phân nhánh đến ruột non nhưng tác dụng rất yếu.
-
Câu 3: Các hormone điều hòa quá trình tiêu hóa

- Hormone gastrin:
+ Dạ dày tiết
+ Tăng tiết dịch vị
- Hormone GIP:
+ Tế bào nội tiết tá tràng tiết
+ Chức năng: giảm tiết dịch vị, tăng tiết dịch ruột, dịch mật và dịch tụy.
- Hormone Secretin
+ Tế bào nội tiết tá tràng tiết
+ Chức năng: giảm tiết dịch vị, tăng tiết dịch tụy.
- Hormone Pancreozymin
+ Tế bào nội tiết tá tràng tiết
+ Chức năng: tăng tiết dịch tụy.
- Hormone CCK:
+ Tế bào nội tiết tá tràng tiết
+ Chức năng: giảm tiết dịch vị, co bóp túi mật, đẩy mật vào tá tràng.

Phần 5. Sinh lý bài tiết ✅

Câu 1: Sản phẩm thải Nito của các loài động vật

Urê (ít độc) Amoniac (hầu như không độc)


NH3 (độc)

- Hầu hết là - ĐV có vú - Chim


động vật nước - lưỡng cư - Côn trùng

11
ngọt - Nhiều loài có - ốc sên
xương - Bò sát

Câu 2: Quá trình hình thành nước tiểu


❖ Mỗi ngày : - 800 l máu đến 900 l máu chảy qua 2 quả thận
- 1,2 - 1,5 l nước tiểu được thải ra ngoài
❖ Gồm 3 giai đoạn:
- Gđ 1: Lọc ở cầu thận
+ Là quá trình tạo nước tiểu đầu theo cơ chế nhờ áp suất lọc.
+ Qúa trình: Máu được lọc từ các mao mạch của quản cầu vào trong xoang
nang Baoman để tạo thành dịch lọc cầu thận (nước tiểu đầu).
+ Áp suất lọc = Huyết áp - (Áp suất keo + áp suất thủy tĩnh trong nang
Baoman)
- Gđ 2: Tái hấp thu các chất ở ống thận
+ Trong quá trình nước tiểu đầu đi qua ống thận, các chất dinh dưỡng cần thiết
và nước được tái hấp thu hoàn toàn.
+ Các chất được tái hấp thu theo nhiều cơ chế vận chuyển khác nhau:

Chất tái hấp thu Cơ chế Vị trí tái hấp thu

H 2O Thụ động ống lượn gần, phần trên nhánh


xuống quai Henle, ống lượn xa,
ống góp

NaCl Thụ động Phần dưới nhánh lên quai Henle

Chủ động ống lượn gần, phần trên nhánh


lên quai Henle, ống lượn xa, ống
góp

Chất dinh dưỡng Chủ động ống lượn gần

HCO3- Chủ động ống lượn xa

Thụ động ống lượn gần

K+ Thụ động ống lượn gần

- Gđ 3: Tiết các chất vào ống thận


+ Các chất thừa tiếp tục được hấp thu vào dịch lọc cầu thận

H+ Chủ động Ống lượn gần


Ống lượn xa

NH3 Thụ động Ống lượn gần

K+ Chủ động Ống lượn xa

Câu 3: Điều hòa pH, áp suất thẩm thấu nhờ thận


- Điều hòa pH máu:

12
+ pH máu giảm :
● [H+]↑ → tăng thải H+ ở thận
● Trong hệ đệm Bicacbonat: [HCO3- ]↓ → tăng tái hấp thu ở thận
H2O + CO2 → HCO3- + H+
● Trong hệ đệm Photphate (BH2PO4) (B là Na hoặc K):
BH2PO4 + H+ → B + H3PO4
→ Thải B ở thận
● Trong hệ protein : HHb / BHb
BHb + H+ → HHb + B
→ Thải B ở thận

- Điều hòa ASTT : (điều hòa quá trình hình thành nước tiểu)

Câu 4: Điều hòa quá trình hình thành nước tiểu

❖ Theo cơ chế thần kinh:


- TK giao cảm: làm co mạch máu đến thận
→ làm giảm áp lực lọc, giảm lượng nước tiểu thải ra.
- TK đối giao cảm: làm dãn mạch máu tới thận
→ Tăng áp lưc lọc, lượng nước tiểu thải ra
❖ Theo cơ chế thể dịch:
- Hormone ADH : do vùng dưới đồi sản xuất và dư trữ ở thùy sau tuyến yên
+ Cơ chế:
ASTT ↑ → kích thích thùy sau tuyến yên tiết ADH → ADH kích thích tăng
mở kênh nước ở ống lượn xa và ống góp → tăng tái hấp thu nước
+ ASTT ↑ → kích thích lên vùng dưới đồi → tạo cảm giác khát nước →uống
nước → làm ↓ ASTT
+ huyết áp ↓ → kích thích tuyến yên giải phóng ADH → tăng tái hấp thu nước
và gây co mạch máu đến thận → làm tăng huyết áp.
- Hệ thống Hm renin - angiotesin - aldosterol (RAAS)
+ Làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và giảm áp lực lọc ở cầu thận, làm
giảm lượng nước tiểu.

+ Hệ thống :
Renin là enzyme do bộ máy cận quản cầu tiết ra

Angiotesin là pr do gan sản xuất và đưa vào máu

Aldosteron là hormone do vỏ tuyến thượng thận tiết ra

+ Quá trình điều hòa:

13
Phần 6. Sinh lý nội tiết ✅

Câu 1: Bản chất của hormone. Cơ chế tác động của hormone
- Là chất truyền tin do một bộ phận xác định của cơ thể tiết ra theo máu đến tác dụng vào cơ
quan đích.
- Bản chất của hormone:
+ Steroid : Aldosterol, cortison (vỏ tuyến trên thận), testosterol, estrogen, progesterol
(buồng trứng)
+ Protein: Acid amine : Adrenalin, noradrenalin ( tủy trên thận)
Peptite ngắn : Oxytoxin, vasopressin (dưới đồi)
Polypeptide : Insulin, glucagon ( tuyến tụy)
Protein : Hormone sinh trưởng (thùy trước tuyến yên)
- Cơ chế tác dụng :
+ Thông qua hoạt hóa gen: hormone steroid
+ Thông qua AMP vòng : hormone có bản chất là protein
- Vai trò:
+ Điều hòa sinh trưởng và phát triển:
+ Điều hòa TĐC và năng lượng: thyroxin, insulin, glucocorticoit
+ Điều hòa cân bằng nội môi: ADH, canxitoxin
+ Điều tiết sự thay đổi thích nghi với điều kiện môi trường: Adrenalin, noradrenalin
+ Điều tiết quá trình sinh sản : androgen, oestrogen.

Câu 2: Vai trò của từng hormone ở từng tuyến nội tiết

Tuyến Hormone Chức năng

14
Tuyến Thùy ADH Tăng mở kênh nước trên màng tế bào → vận chuyển nước
yên sau từ lòng tế bào ra ngoài tế bào (tái hấp thu nước ở ống lượn
xa và ống góp

Oxytocin Tăng sự phát triển tuyến sữa

Tăng kích thước tuyến sữa

Gây co bóp cơ tử cung

Thùy Prolactin - Kích thích tuyến sữ tiết sữa


trước
- Kích thích tiết oestrogen và progesteron

- Prolactin chỉ thể hiện tác dụng tiết sữa sau khi gây tiết đủ
lượng oestrogen và progesteron

15
Hm tăng trưởng (Tiết từ 23h-2h)
(GH)
Điều hòa sinh trưởng chung của cơ thể

- Kích thích sự phân bào

- Tăng kích thước và thể tích tế bào

- Làm chậm sự cốt hóa của sụn liên hợp

- Tăng tổng hợp pr của cơ thể

- Tăng dị hóa mỡ

- Tăng Glucose huyết

Hm kích thích Kích thích tuyến giáp tiết hormone


tuyến giáp
(TSH)

Hm kích thích Kích thích tuyến thượng thận tiết hormone


tuyến trên thận
(ACTH)

Hm kích thích - FSH:


tuyến sinh dục
(FSH, LH) + Kích thích sự phát triển các bao noãn trong buồng trứng

+ Kích thích sự tạo thành các tinh tử trong ống sinh tinh
của tinh hoàn

- LH:

+ Kích thích trứng chín và rụng

+ Hình thành thể vàng để tiết oestrogen và progesteron

+ Kích thích tạo các hormone sinh dục nam trong tế bào kẽ
(leydig) của tinh hoàn

Thùy Kích hắc tố - Gây sẫm màu da do tăng tổng hợp melanin
giữa (MSH)

16
- Ở nhiều đv, sự phân bố săc tố da giúp đv ngụy trang
tránh được kẻ thù

Tuyến giáp Thyroxin 2 loại: T3 (Triiodothyroxin); T4 (Thyroxin)

TB đích: tất cả tb cơ thể

- Tăng cường TĐC, sinh nhiệt

- Điều hòa sinh trưởng và phát triển cơ thể

- Tham gia điều hòa TK thực vật

→Thiếu: nhược năng tuyến giáp

+ Trẻ em: Bệnh lùn & bị đần

+ Người lớn: Bướu cổ

→ Thừa: ưu năng tuyến giáp

Bệnh bazodo (gầy, mắt lồi)

Canxitonin Làm giảm canxi huyết

- Tăng sử dụng canxi để tạo xương

- Giảm tái hấp thu canxi ở thận

Tuyến cận giáp Parathormone Làm tăng canxi huyết


(PTH)
- Tăng giải phóng canxi từ xương vào máu

- Tăng hấp thu canxi ở ruột

- Tăng tái hấp thu canxi ở thận

Cơ quan đích: xương, ruột, thận.

17
Tuyến tụy Insulin Giảm lượng đường trong máu

- Tăng tổng hợp glycogen dự trữ trong gan và cơ từ


glucose huyết

- Tăng chuyển glucose vào chu trình Krebs

- Tăng sử dụng sản phẩm chuyển háo trung gian của


glucose để tổng hợp lipid, pr

Glucagon Tăng lượng đường trong máu

Tăng phân giải glycogen thành glucose để đưa vào máu

Tuyến Vỏ Aldosteron +
- Tăng bài tiết K
thận tuyến
trên
+
thận - Tăng tái hấp thu Na ở ống thận

→ tăng giữ nước cho cơ thể

Glucocorticoid Cortisol có tác dụng mạnh nhất

- Tăng đồng hóa glucid (tăng tổng hợp glycogen)

- Tăng sử dụng pr, lipid

- Giúp cơ thể chống stress

Hm giới tính Nam: androgen

Nữ: oestrogen

→ phát triển các đặc tính sinh dục phụ

18
Tủy Adrenalin Tăng đáp ứng đối ngoại của cơ thể
tuyến
trên - Làm tim đập nhanh và mạnh → tăng huyết áp tâm thu.
thận
- Gây co mạnh máu dưới da và ruột

- Gây dãn mạch ở cơ vân, ở tim và não

- Gây dãn đồng tử

- Co cơ dựng lông

- Tăng phân giải glycogen thành glucose → tăng đường


huyết tạo năng lượng

Noradrenalin - Làm tim đập chậm nhưng tác dụng yếu

- Co mạnh toàn thân → tăng huyết áp tâm thu và tâm


trương

- Các tác động giống với adrenalin nhưng yếu hơn

Tuyến Tuyến Testosteron (TB kẽ tiết)


sinh dục SD đực
- Kích thích phát triển giới tính đực ngay trong bào thai

- Kích thích phát triển đặc điểm SD đực thứ cấp.

- Kích thích sản sinh tinh trùng và sự thành thục của tinh
trùng

- Tăng tổng hợp protein và glycogen

- Tăng dị hóa lipid

- Tăng giữ muối NaCl & nước

19
Tuyến Oestrogen (Tb hạt nang trứng và thể vàng tiết)
SD cái
- Kích thích phát triển cơ quan SD cái và đặc điểm SD cái
thứ cấp.

- Thúc đẩy trứng chín và rụng

- Phát triển niêm mạc tử cung

- Tăng tổng hợp protein và glycogen

- Tăng tổng hợp lipid (dự trữ mỡ)

- Tăng giữ muối NaCl & nước

Progesteron (Thể vàng tiết)

- Phát triển niêm mạc tử cung

- Nhau thai phát triển

- Ức chế tiết LH và FSH → ức chế rụng trứng và chu


kỳ kinh nguyệt

- Kích thích tiết Prolactin → tăng tiết sữa

Câu 3: Các trục hormone. Cơ chế điều hòa tiết hormone


❖ Cơ chế điều tiết hormone: 3 cơ chế
➢ Điều hoà theo nhịp sinh học.
➢ Điều hòa qua một số chất truyền đạt thần kinh.
➢ cơ chế điều khiển ngược. (cơ chế chủ yếu)
- Điều hòa ngược (+) tính: Ở vài trường hợp, nồng độ hormon tuyến đích tăng, gây
tăng bài tiết hormone tuyến chỉ huy. Cơ chế này ít xảy ra, chỉ liên quan đến bảo vệ cơ
thể, như chống stress, chống lạnh hoặc gây phóng noãn. Cơ chế này rất cần thiết vì
thường liên quan đến những hiện tượng mang tính sống còn của cơ thể. Tuy nhiên
kiểu điều hoà này chỉ xảy ra một thời gian ngắn, sau đó sẽ chuyển sang điều hoà
ngược âm tính thông thường.

- Điều hòa ngược (-) tính: Khi nồng độ hormon tuyến đích tăng, thì chính hormone đó
tác dụng ngược trở lại vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm sự bài tiết các hormon

20
tương ứng phía trên. Ngược lại, khi nồng độ hormon tuyến đích giảm sẽ kích thích
vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường bài tiết các hormon tương ứng của nó.

Phần 7. Sinh lý sinh sản ✅

Câu 1: Quá trình sinh tinh và cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh
❖ Qúa trình sinh tinh:
- Ở giai đoạn đầu, tinh nguyên bào trên thành ống sinh tinh nguyên phân nhiều lần để
tạo ra các tinh nguyên bào mới.
- Các tinh nguyên bào lưỡng bội nằm ở lớp ngoài cùng của ống sinh tinh không ngừng
tạo ra các tinh bào bậc 1 với bộ NST lưỡng bội.
- Mỗi tinh bào bậc 1 tiến hành giảm phân I tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (tinh bào thứ cấp)
- Mỗi tinh bào bậc 2 tiếp tục giảm phân II tạo ra 2 tinh tử (tiền tinh trùng) với bộ NST
đơn bội.
- Nhờ tế bào Sectoli trong tinh hoàn, các tinh tử biệt hóa thành tinh trùng với bộ NST
đơn bội.

21
-Tinh trùng được sản sinh và đưa lên dự trữ ở mào tinh hoàn, tại đây tinh trùng được
thành thục hoàn toàn.
❖ Cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh:
● Điều hòa hormone:
- Trước tuổi dậy thì, tinh hoàn chưa phát triển và chưa sản sinh tinh trùng. Từ tuổi dậy
thì, tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng.
- Vùng dưới đồi tiết Hm GnRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone FSH và Hm
ICSH.
+ Hm FSH kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. FSH kích
thích tế bào Sertoli giải phóng ABD (androgen) và paracrine. ABD làm cho
tế bào sinh tinh tăng cường tiếp nhận testosterol. Paracrine kích thích tế bào
sinh tinh phát triển và phân hóa thành tinh trùng, đồng thời kích thích tế bào
Leydig sản xuất hormone testosteron.
+ Hm ICSH kích thích tế bào Leydig tiết testosteron
- Vùng dưới đồi và tuyến yên chịu sự điều hòa ngược của tinh hoàn:
+ Nếu testosteron được tinh hoàn tiết ra tăng lên đến nồng độ nhất định thì gây ra hiện
tượng điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên → tuyến yên giảm tiết
FSH và ICSH.
+ Nếu số lượng tinh trùng được sản xuất ra quá nhiều trong ống sinh thì tế bào Sertoli
trong tinh hoàn tiết ra hormone inhibin gây ức chế lên vùng dưới đồi làm giảm tiết
GnRH, qua đó tuyến yên giảm tiết FSH và ICSH.
● Tác động của TK và môi trường:
- Nhiệt độ: Thích hợp ( 35 độ C) , nhiệt độ quá cao làm giảm quá trình sản sinh tinh
trùng
- Dinh dưỡng: Rất cần thiết (Zn, Pr, Lipid) kích thích quá trình sản sinh tinh trùng
- Stress, sợ hãi, buồn phiền: giảm quá trình sản sinh tinh trùng
- Nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy, béo phì, ưu năng tuyến giáp,.. giảm quá trình sản
sinh tinh trùng.

Câu 2: Quá trình sinh trứng và cơ chế điều hòa quá trình sinh trứng
❖ Quá trình sinh trứng:
- Diễn ra trong buồng trứng
- Qúa trình chín và rụng trứng không diễn ra liên tục trong suốt cả thời gian sống mà
chỉ trong một giai đoạn nhất định.
- Trong buồng trứng của trẻ sơ sinh gái đã có tất cả các noãn bào bậc 1. Tuy nhiên
trong cuộc đời phụ nữ chỉ có khoảng 300 - 400 noãn bào phát triển thành tế bào trứng
trưởng thành.
- Trong bào thai:
Tế bào Sd nguyên thủy → Noãn nguyên bào → Noãn bào cấp 1 (2n kép)
- Giai đoạn trứng chín:
Noãn bào cấp 1 (2n kép) (Đầu GP I)
↓GP
Noãn bào cấp 2 + thể cực 1 (Đầu GP II)
↓ GP
Trứng thụ tinh + thể cực 2 (Nếu được thụ tinh)
● Noãn bào bậc 2 phát triển thành tế bào trứng và bắt đầu giảm phân II nhưng dừng
lại kì giữa GP II.

22
❖ Cơ chế điều hòa quá trình sinh trứng:
● Theo cơ chế hormone:
- Từ tuổi dậy thì của phụ nữ và tuổi thành thục sinh dục của động vật trở đi, vùng dưới
đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH.
+ FSH kích thích nang trứng phát triển và tăng sản sinh ra estrogen. Nồng độ
estrogen tăng lên có tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên,
kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH
+ LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng.
+ Thể vàng tiết ra progesteron và estrogen. Progesteron và estrogen tăng lên
gây biến đổi niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ.
- Khi nồng độ progesteron và estrogen tăng cao gây ra hiệu ứng điều hòa ngược âm
tính đối với tuyến yên, làm tuyến yên giảm tiết FSH và LH.
● Của TK và môi trường sống đối với quá trình sinh trứng:
- Ở người, sự sợ hãi, lo âu, buồn phiền, căng thẳng thần kinh kéo dài gây rối loạn chu
kì kinh nguyệt làm giảm khả năng có con. Ở ĐV, căng thẳng TK kéo dài gây rối loạn
quá trình trứng chín và rụng.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình sinh
trứng
- Phụ nữ nghiện thuốc lá, rượu bia và ma túy thì quá trình sinh trứng bi rối loạn.

Câu 3: Sự điều hòa và biến đổi hormone trong chu kì sinh dục nam, nữ
❖ Nam:
- Vùng dưới đồi tiết Hm GnRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone FSH và Hm ICSH.
+ Hm FSH kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. FSH kích
thích tế bào Sertoli giải phóng ABD (androgen) và paracrine. ABD làm cho
tế bào sinh tinh tăng cường tiếp nhận testosterol. Paracrine kích thích tế bào
sinh tinh phát triển và phân hóa thành tinh trùng, đồng thời kích thích tế bào
Leydig sản xuất hormone testosteron.
+ Hm ICSH kích thích tế bào Leydig tiết testosteron
- Vùng dưới đồi và tuyến yên chịu sự điều hòa ngược của tinh hoàn:
+ Nếu testosteron được tinh hoàn tiết ra tăng lên đến nồng độ nhất định thì gây ra hiện
tượng điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên → tuyến yên giảm tiết
FSH và ICSH.
+ Nếu số lượng tinh trùng được sản xuất ra quá nhiều trong ống sinh thì tế bào Sertoli
trong tinh hoàn tiết ra hormone inhibin gây ức chế lên vùng dưới đồi làm giảm tiết
GnRH, qua đó tuyến yên giảm tiết FSH và ICSH.
❖ Nữ:
- Từ tuổi dậy thì của phụ nữ và tuổi thành thục sinh dục của động vật trở đi, vùng dưới
đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH.
+ FSH kích thích nang trứng phát triển và tăng sản sinh ra estrogen. Nồng độ
estrogen tăng lên có tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên,
kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH
+ LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng.
+ Thể vàng tiết ra progesteron và estrogen. Progesteron và estrogen tăng lên
gây biến đổi niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ.
- Khi nồng độ progesteron và estrogen tăng cao gây ra hiệu ứng điều hòa ngược âm
tính đối với tuyến yên, làm tuyến yên giảm tiết FSH và LH.

23
Câu 4: Quá trình thụ tinh
- Tinh trùng chui qua lớp TB hạt nhờ lực đẩy của đuôi và enzyme hyalorunidase ở thể đỉnh
- Enzyme thủy phân protein ở thể đỉnh phá thủng màng sáng
- Sợi thể đỉnh gắn vào thụ thể của MSC của trứng (phản ứng thể đỉnh)
- MSC tinh trùng và của trứng hòa vào nhau → biến đổi điện thế màng trứng. Đồng thời nhân
của tinh trùng xâm nhập vào trong TBC của tế bào trứng.
- Biến đổi điện thế màng : giúp cản nhanh, không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào
trứng, gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất → tạo phản ứng vỏ.
- Phản ứng vỏ:
+ Các hạt vỏ (nằm sát ngay dưới MSC của tế bào trứng) gắn vào MSC của tế bào trứng
và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa MSC và màng sáng.
+ Các enzyme trong dịch hạt vỏ gây phản ứng làm cứng màng sáng lại, ngăn không cho
tinh trùng khác xâm nhập vào trứng, đồng thời chất mucopolisaccharit của dịch hạt
vỏ tạo nên áp lực thẩm thấu kéo nước vào khe giữa MSC và màng sáng làm cho
màng sáng tách ra khỏi MSC.
- Sự tăng đột ngột nồng độ Ca2+ làm hoạt hóa tế bào trứng (noãn bào bậc 2) hoàn thiện nốt GP
II hình thành nhân trứng đơn bội và thể cực 2. Nhân trứng đơn bội và nhân tinh trùng đơn bội
tiến lại gần nhau và hòa nhập với nhau tạo thành nhân hợp tử lưỡng bội
- Qúa trình thụ tinh diễn ra trong ống dẫn trứng, tại ⅓ ống dẫn trứng tính từ loa vòi trứng.
Phần 8. Sinh lý thần kinh ✅

Câu 1: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động


❖ Điện thế nghỉ
- Cách đo: dùng điện kế
+ Điện cực thứ nhất đặt sát mặt ngoaig màng sinh chất
+ Điện cực thứ 2 đặt sát mặt trong của màng
⟶ Chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng: trong (-), ngoài (+)
- Là sự chênh lệch điện tích giữa hai bên màng tế bào khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi,
không bị kích thích.
- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
+ Sự phân bố không đều ion 2 bên màng.
Ion Nồng độ bên trong tb (mmol/l) Nồng độ bên ngoài tb
(mmol/l)

K+ 150 5

Na+ 15 150

+ Tính thấm chọn lọc của màng tế bào với ion ( cổng K + mở, cổng Na+ đóng)
+ Bơm Na-K ⟶ duy trì nồng độ K+

❖ Điện thế hoạt động


- Là sự biến đổi điện thế hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích.
- Gồm 4 gđ: 3-4 %o giây
+ Mất phân cực: chênh lệch điện thế ở 2 bên màng tế bào giảm nhanh từ -70
mV tới 0mV (khi bị kích thích ⟶ tính thấm Na+ tăng ⟶ cổng Na+ mở ⟶
trung hòa điện thế 2 bên màng)

24
+ Đảo cực: bên trong màng trở nên tích điện dương (+30mV) so với bên ngoài
tích điện âm ( Na+ tiếp tục đi vào)
+ Tái phân cực: Khôi phục lại sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tb (tính
thấm Na+ giảm ⟶ cổng Na+ đóng và tính thấm K+ tăng ⟶ cổng K+ mở rộng
⟶ khôi phục lại điện thế)
+ Tái phân cực quá độ (cuối gđ tái phân cực, tính thấm còn cao sau đó mới
giảm đi)

Câu 2: Dẫn truyền xung thần kinh trên dây thần kinh
❖ Trên sợi không có bao myelin
- Vận tốc : 3-5 m/s
- Khi vùng A trên màng tế bào bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, gây ra hiện
tượng khử cực và đảo cực tại vùng A và làm mặt trong của màng tích điện dương.
Lúc này màng trong của vùng B bên cạnh đang tích điện âm. Theo quy luật lan truyền
điện, dòng điện truyền từ dương sang âm, nghĩa là từ A sang B. Dòng điện lan truyền
sang B làm thay đổi tính thấm của màng, gây khử cực và đảo cực tại vùng này và làm
cho mặt trong màng ở vùng B tích điện dương… Cứ như vậy dòng điện lan truyền từ
B tới C và các vùng khác kề bên.
- Trạng thái trơ tuyệt đối: xung thần kinh chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng
màng kế tiếp còn nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang ở trạng thái trơ tuyệt
đối nên không tiếp nhận kích thích à xung thần kinh truyền theo một chiều.
❖ Trên sợi có bao myelin
- Vận tốc : 100-120 m/s
- Dẫn truyền nhảy cóc:
+ Khi eo Ranvie A trên sợi thần kinh bị kích thích, tính thấm của màng sinh
chất thay đổi, gây ra hiện tượng khử cực và đảo cực tại eo Ranvie A và làm
mặt trong màng tích điện dương.
+ Lúc này mặt trong màng của eo B bên cạnh tích điện âm. Dòng điện sẽ truyền
từ dương sang âm và ở eo B cũng có những thay đổi như ở eo A… Cứ như
vậy dòng điện lan truyền từ eo này sang eo khác kề bên.
❖ Đặc điểm dẫn truyền điện hoạt động trên sợi thần kinh
- Sợi thần kinh phải toàn vẹn về mặt giải phẫu và chức năng sinh lý (không tổn thương,
nhiễm độc, gây tê)
- Dẫn truyền riêng rẽ: trong dây thần kinh có nhiều sợi ⟶ mỗi sợi dẫn truyền xung
thần kinh riêng rẽ.
- Sợi thần kinh có thể dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.
- Tốc độ dẫn truyền trên một sợi thần kinh là không đổi. Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc
vào đường kính sợi thần kinh (sợi lớn > sợi nhỏ), cấu tạo của sợi thần kinh (sợi có vỏ
myelin dẫn truyền nhanh hơn sợi trần)

Câu 3: Dẫn truyền tin thần kinh qua synap


❖ Cơ chế: Synap hóa học
- Xung thần kinh đi đến chùy synap ⟶ kênh Ca2+ mở
- Ca2+ khuếch tán từ ngoài vào trong chùy synap, kích thích quá trình xuất bào ⟶ bóng
chứa chất truyền tin gắn vào màng trước ⟶ giải phóng chất truyền tin ⟶ gắn vào
thụ thể ⟶ kích thích biến đổi điện ở màng sau ⟶ lan truyền đi tiếp
- Tái lập chất truyền tin

25
❖ Đặc điểm:
- Hưng phấn chỉ dẫn truyền một chiều. (do chỉ màng trước có truyền tin và màng sau có
thụ thể)
- Tốc độ dẫn truyền qua synap chậm hơn trong sợi thần kinh ( do có nhiều bước hơn)
- Tần số xung thần kinh có thể thay đổi:
+ Hiện tượng cộng gộp kích thích ( nhiều lần kích thích ⟶ phản ứng)
+ Hiện tượng mệt mỏi của synap (kích thích quá mạnh, quá dài ⟶ chất truyền tin
chưa kịp tái tạo ⟶ kích thích tiếp ⟶ không có chất truyền tin đi ra ⟶ không
phản ứng)
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi một số chất hóa học

Câu 4: Synap kích thích, synap ức chế


Khi receptor gắn với chất truyền tin trên kênh thì sẽ cho phép kênh đóng hoặc mở để thực hiện chức
năng kích thích hoặc ức chế nơron sau:
- Kênh Na mở:
+ Cho Na vào tế bào
+ Gây khử cực và hưng phấn nơron
+ Chất truyền đạt làm kênh Na mở: chất truyền đạt kích thích
- Kênh Kali và Clo mở:
+ Clo đi vào trong và lượng K đi ra ngoài tăng
+ Gây phân cực ở màng (trong âm hơn so với ngoài) nên nơron sau bị ức chế
+ Chất truyền đạt làm 2 kênh mở: chất truyền đạt ức chế.
Câu 5: Thần kinh giao cảm và đối giao cảm
❖ Phân hệ giao cảm phối hợp với đối giao cảm điều hòa hoạt động của nội quan, mạch máu,
tuyến mồ hôi, cơ mống mắt.

Hệ đối giao cảm Hệ giao cảm

- Tác dụng làm cơ thể bớt căng thẳng, làm tăng - Tác dụng tăng tiêu thụ năng lượng và chuẩn
thu nhận và tích lũy năng lượng. bị cho cơ quan hoạt động.
- Ở hành não và các đốt cùng tủy sống. - Trung ương ở sừng bên tủy sống.
- Các hạch thần kinh không nối nhau. - Các hạch thần kinh nối với nhau
- Sợi trước hạch dài, sau hạch ngắn. - Sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài

26
- Chất trung gian hóa học: axetyl colin. - Chất trung gian hóa học adrenalin,
noradrenalin.

❖ Sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn, vì:
- Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi
trục thần kinh và có hay không có bao myêlin.
- Dây thần kinh giao cảm có nơron trước hạch ngắn, sợi trục có bao myêlin, nơron sau hạch
dài, sợi trục không có bao myêlin. Dây thần kinh đối giao cảm có nơron trước hạch dài, sợi
trục có bao myêlin; nơron sau hạch ngắn, sợi trục không có bao myêlin.
- Đoạn sợi trục có bao myêlin , xung thần kinh dẫn truyền theo lối "nhảy cóc" qua từng eo
ranvie, đoạn sợi trục không có bao myêlin xung thần kinh lan truyền dần dọc sợi trục → dây
đối giao cảm sự dẫn truyền xung sẽ nhanh hơn.

1
Phần 9. Sinh lý cơ quan cảm giác ❌

Câu 1: Cơ chế co cơ, hiện tượng mỏi cơ, chuột rút


❖ Cấu trúc cơ:
- Mỗi cơ có các bụng cơ nằm giữa, các đầu bám bằng gân. Mỗi cơ được bọc bởi màng
ngoài cơ gồm nhiều bó sợi cơ. Các bó sợi cơ được bao bọc ngoài bởi chu cơ gồm sợi
cơ( tế bào cơ)
- TB cơ vân:
+ Màng : Có nhiều kênh Na+ và Ca+( kênh Ca+ nằm ở màng ống ngang)
+ Bào tương: chứa các bào quan như nhân, ty thể,...Myoglobin là chất gắn với
oxy, chứa các protein như actin, myosin, alpha actinin, titin,..
+ Actin và myosin sắp xếp với nhau thành đơn vị co-duỗi cơ, giới hạn hai đầu
bởi đĩa Z( là 1 protein có cấu trúc phẳng, gắn với actin)
Ống T: gồm ống ngang, ống dọc và bể chứa tận cùng. Là nơi nhận tín hiệu và điều khiển ion
Ca

27
❖ Cơ chế co cơ: gồm 4 giai đoạn
Gđ 1: Điện thế hoat động theo hệ thống ống T tới các sợi cơ và giải phóng các ion Ca từ lưới
nội bào làm làm nồng độ Ca trong bào tương tăng lên tới một nghìn lần
Gđ 2: Ion Ca gắn vào troponin làm troponin bị biến đổi cấu trúc không gian khiến cho
tropomyosin nằm sâu hơn vào rãnh giữa hai chuỗi actin F để lộ các vị trí gắn với myosin.
Gđ 3: Các cơ trượt lên nhau:
- Hai mảnh đầu của myosin chập lại với nhau gắn với 1 ATP tạo phức myosin-ATP
- Phần đầu tạo thành một góc 90 độ so với thân và hình thành cầu nối với actin
- Cung cấp E làm cầu nối bẻ một góc 45 độ làm actin trượt vào myosin
Các phản ứng này cần sự có mặt của ion Mg
Gđ 4: ADP được giải phóng và làm các đầu myosin trở về vị trí cuối cùng (45 độ) và quá
trình trượt chấm dứt. Lúc này cần có phân tử ATP mới gắn vào đầu myosin tách khỏi sợi
actin. Phần đầu - cổ của myosin trở về vị trí ban đầu, chuẩn bị một chu kì mới.
❖ Hiện tượng mỏi cơ, chuột rút
- Mỏi cơ: Là hiện tượng xuất hiện khi co cơ mạnh và kéo dài do hiện tượng thiếu oxy
và tích lũy các chất chuyển hóa như acicd lactic, giảm nồng độ glycogen trong cơ, các
chất truyền đạt thần kinh không được tái tạo kịp nên làm giảm khả năng co của cơ.
- Chuột rút: là hiện tượng cơ co chặt mạnh và liên tục, ngoài ýmuốn

Câu 2: Thị giác. Cơ chế thu nhận hình ảnh, điều tiết mắt.
❖ Sơ lược cấu tạo
❖ Cơ chế thu nhận hình ảnh
- Ánh sáng → tế bào hình que → Rhodopsin → Opsin+ Retinal → thay đổi tính thấm
của màng tế bào → xuất hiện xung thần kinh→ dây thần kinh thị giác → trung ương
thần kinh → cho cảm giác về hình ảnh của vật.
- Trong bóng tối, Opsin + Retinal → Rhodopsin.
❖ Điều tiết mắt
- Điều tiết lượng ánh sáng vào mắt
- Điều tiết nhìn xa nhìn
+ Nếu mắt luôn phải điều tiết → dễ cận thị, viễn thị.

28
Câu 3: Thính giác. Bệnh điếc
❖ Thính giác:
- Là cơ quan khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ
quan ví dụ như tai
- Sơ lược cấu tạo của tai: gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong.
+ Tai ngoài: gồm Vành tai: Hứng sóng âm
Ống tai : Hướng sóng âm
+ Tai giữa: là 1 khoang xương gồm chuỗi xương tai: xương búa, xương đe và
xương bàn đạp khớp với nhau
Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một
màng giới hạn tai giữa và tai trong.
Khoang tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên đảm bảo áp suất hai
bên màng nhĩ được cân bằng.
+ Tai trong: Gồm: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các
thông tin và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
Ốc tai : thu nhận các kích thích của sóng âm, gồm ốc xương
tai và ốc tai màng.
- Qúa trình thu nhận kích thích của sóng âm:
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào
làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu”
và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng,tác
động lên cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng
phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các
âm thanh đó.
❖ Bệnh điếc
Là bệnh mà người bệnh có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng rất kém, hoặc có thể không
nghe thấy ai đó nói, hoặc có thể nghe thấy âm thanh rất lớn
Bệnh điếc có 3 loại:
- Dẫn truyền (liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa)
- Thần kinh (liên quan đến tai trong)
- Hỗn hợp (kết hợp cả hai)

29

You might also like