You are on page 1of 19

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH


1. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên
2. Đáp ứng miễn dịch thu được
Khái niệm miễn dịch thu được

● Miễn dịch thu được hay là miễn dịch đặc hiệu là trạng
thái đáp ứng miễn dịch do kháng thể đặc hiệu tương
ứng với từng kháng nguyên đảm nhiệm. Kháng thể đặc
hiệu tương ứng với từng kháng nguyên chỉ có được sau
khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên ấy. Cơ thể tiếp xúc
với kháng nguyên qua 2 hình thức.
Khái niệm miễn dịch thu được
● Cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên qua 2 hình thức
○ Tiếp xúc ngẫu nhiên trong cuộc sống: có nhiều
người có phản ứng mantoux dương tính (kháng thể
chống vi khuẩn lao) nhưng chưa bao giờ bị lao cũng
chưa từng tiêm phòng BCG.
○ Tiếp xúc chủ động: tiêm vaccine phòng bệnh, truyền
thụ động kháng thể, kháng thể từ mẹ truyền sang cho
con qua nhau thai, qua sữa.
● Miễn dịch thu được gồm: MD qua trung gian tế bào (MD
tế bào) và MD thể dịch.
● Miễn dịch qua trung gian tế bào do dòng lympho T đảm
nhiệm. MD thể dịch do dòng lympho bào B đảm nhiệm
3 giai đoạn chủ yếu
trong miễn dịch thu được
1. Giai đoạn trình diện kháng nguyên
- KN không phụ thuộc tuyến ức: polysacharid, protein có
cấu trúc lặp đi lặp lại => lympho B nhận diện trực tiếp nhờ
thụ thể BCR (B cell receptor)
- Các KN khác phải được các tế bào trình diện kháng
nguyên: APC xử lý tạo ra các đoạn peptide nhỏ để trình
cho lympho bào T qua thụ thể TCR
- KN nằm ngoài tế bào: APC trình cho lympho T hỗ trợ Th (T
helper)
- KN nội bào (virus, KN ung thư) trình diện cho lympho T
gây độc Tc (T cytotoxic)
3 giai đoạn chủ yếu
trong miễn dịch thu được
2. Giai đoạn hoạt hóa
- Hoạt hóa tế bào T và B thực chất là một chuỗi phản ứng
bên trong tế bào sau khi tiếp nhận KN
- Các tế bào sau khi hoạt hóa tiết ra nhiều cytokin có tác
dụng kích thích các tế bào MD khác nhau phát triển
- Các tế bào hoạt hóa này sẽ biệt hóa thành các tế bào sản
xuất KT đặc hiệu tương ứng với từng KN Lympho T biệt
hóa thành các Th, Tc, TDTH… Lympho B biệt hóa hành các
tương bào SX các Ig: IgG, IgA, IgM, IgE, IgD…
3 giai đoạn chủ yếu
trong miễn dịch thu được
3. Giai đoạn hiệu ứng:
- Giai đoạn hiệu ứng: KT đặc hiệu kết họp với KN tương
ứng làm cho KN mất hiệu lực gây bệnh và bị loại trừ ra
khỏi cơ thể
- MDTGTB:
- Nếu là KN gắn trên bề mặt TB (tb đích mang KN) => sẽ
kết hợp với KT của tế bào Tc. Tc sẽ tiêu diệt tế bào
mang KN nhờ perforin
- Nếu là KN hòa tan sẽ kết hơp với KT tương ứng trên
bề mặt của Th => KN mất hiệu lực
- MD thể dịch: KN kết hợp với các hlobulin miễn dịch: Ig tạo
thành các phức hợp MD: KN - KT. Các thực bào sẽ ăn và
xử lý, tiêu các phức hợp này
02. Vai trò miễn dịch thu
được chủ động và miễn
dịch thu được bị động.
Miễn dịch thu được chủ động
- Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể do bộ máy
miễn dịch của bản thân cơ thể đó sinh ra được
kháng nguyên kích thích.
- MDCĐTN: Cơ thể tiếp xúc vs kháng nguyên một
cách vô tình, ví dụ trong quá trình sống, tình cờ cơ
thể tiếp xúc với một loại vi khuẩn nào đó và đã được
mẫn cảm
- Miễn dịch chủ động thu được: Khi kháng nguyên
được chủ động đưa vào cơ thể như tiêm vaccine.
Vaccine là chất liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các
kháng nguyên đặc hiểu của chúng đưa vào cơ thể
người hoặc động vật nhằm gây miễn dịch chủ động
=> mục đích phòng bệnh nhiễm khuẩn do các vi sinh
vật tương ứng gây ra
Miễn dịch thu được thụ động
- Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các
kháng thể chuyển từ ngoài vào không phải do cơ thể
tự sản xuất được.
- Miễn dịch thụ động tự nhiên: Khi kháng thể được
truyền một cách tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ
thể khác, ví dụ như mẹ truyền kháng thể cho con
qua nhau thai, qua sữa
- Miễn dịch thụ động thu được: Khi kháng thể được
chủ dộng đưa vào cơ thể, ví dụ như khi dùng liệu
pháp huyết thanh vào cơ thể tạo ra miễn dịch chủ
động nhằm mục đích phòng bệnh hoặc chữa một số
bệnh do nhiễm vi sinh vật.
03. Cấu tạo và chức năng
của cơ quan miễn dịch
trung ương
3.1. Tủy xương
- Mô có cấu trúc lưới/võng
- Gồm Tủy tạo cốt, tủy tạo máu, tủy mỡ (nuôi), tủy
xơ (khung)
- Sinh ra và biệt hóa hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
dòng tủy, tế bào lympho B (ở thú).
3.2. Tuyến ức
- Nằm sau xương ức
- Gồm 2 thùy lớn, mỗi thùy gồm nhiều tiểu thùy
(d=0,5~2mm), gồm vùng vỏ và vùng tủy.
- Biệt hóa thymo bào -> lympho T.
Cấu tạo vi thể tuyến ức
Tế bào lympho T trưởng thành

- Chỉ mang CD4 hoặc CD8


- Có khả năng nhận ra MHC của cơ thể
- Có thụ thể (TCR) chỉ nhận ra kháng
nguyên không phải của mình
- Đề kháng với corticosteroid, trên bề mặt
mang các phân tử MHC và các CD đặc
trưng.
Tuyến ức: Huấn luyện, phân chia, biệt hóa
lympho T
Vỏ: Tiền thymo bào => thymo bào chưa chín
Tủy: Thymo bào chưa chín => lympho T giải
phóng vào máu
Các yếu tố hòa tan.
3.3. Túi Fabricius
- Gồm phần vỏ và phần
tủy.

- Sinh ra và biệt hóa tế


bào lympho B.
Xin trân trọng cảm ơn

You might also like