You are on page 1of 44

Hệ miễn dịch

Đại cương
• Cơ thể thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, vi
nấm, virus
• Cơ thể có 2 hệ thống giúp chống lại các mầm
bệnh
⬧ Hệ thống bảo vệ không đặc hiệu
⬧ Hệ thống bảo vệ đặc hiệu
Đại cương
• Bảo vệ không đặc hiệu
⬧ Cơ chế bảo vệ chống lại nhiều tác nhân
ngoại xâm khác nhau
⬧ Đáp ứng ngay lập tức khi chúng xâm nhập
cơ thể
• Bảo vệ đặc hiệu
⬧ Đặc hiệu với từng loại ngoại xâm khác nhau
⬧ Thường được gọi là hệ miễn dịch
Đại cương
Bảo vệ không đặc hiệu
• Các lớp phủ trên bề mặt cơ thể
⬧ Da (còn nguyên vẹn)
⬧ Màng nhày
• Các tế bào biệt hóa
• Các chất hóa học do cơ thể sản xuất
Các lớp chắn bề mặt – hàng rào bảo vệ
thứ nhất
• Da
⬧ Hàng rào vật lý ngăn chặn các tác nhân
ngoại xâm
⬧ pH acid của da ức chế vi sinh vật phát triển
 Chất nhờn độc với vi khuẩn
 Dịch tiết âm đạo có tính acid → ngăn
chặn vi khuẩn
Hàng rào bảo vệ thứ nhất
• Màng nhày dạ dày
⬧ Tiết hydrochloric acid
⬧ Có những enzyme tiêu hóa
• Nước bọt và nước mắt chứa lysozyme
• Màng nhày bao vây vi sinh vật ở ống tiêu hóa
lẫn hô hấp
Tế bào bảo vệ
• Thực bào (bạch cầu trung tính và đại thực
bào)
⬧ Bao vây các tác nhân ngoại xâm trong 1
không bào
⬧ Enzyme từ các lysosome tiêu hủy các tác
nhân này
• Tế bào NK (natural killer)
⬧ Ly giải và giết các tế bào ung thư
⬧ Tiêu hủy các tế bào nhiễm virus
Quá trình thực bào
Phản ứng viêm – Hàng rào bảo vệ thứ 2
• Được kích hoạt khi cơ thể bị tổn thương
• Có 4 dấu hiệu chính
⬧ Sưng
⬧ Nóng
⬧ Đỏ
⬧ Đau
• Diễn ra nhiều phản ứng khác nhau → bảo vệ
và lành vết thương
Chức năng của viêm
• Ngăn các tác nhân gây hại lan rộng
• Loại bỏ các mảnh vỡ thế bào hay vi sinh vật
gây bệnh
• Chuẩn bị cho quá trình “sửa chữa”
Các bước của quá trình viêm
Các chất kháng vi sinh vật
• Bổ thể
⬧ 1 nhóm chứa 20 protein huyết tương
⬧ Được hoạt hóa khi chúng gặp và bám vào
tế bào (cố định bổ thể)
⬧ Làm hư hại bề mặt tế bào lạ
⬧ Bao gồm các chất dãn mạch, hướng hóa
chất và opsonin hóa
Các chất kháng vi sinh vật
• Interferon
⬧ Protein do tế bào nhiễm virus tiết ra
⬧ Bám vào tế bào khỏe mạnh ngăn không cho
virus bám vào chúng
Bảo vệ đặc hiệu – Hàng rào thứ 3
• Đặc hiệu với từng kháng nguyên – nhận diện
và chống lại từng chất lạ riêng biệt
• Toàn thân – không giới hạn vị trí lây nhiễm
ban đầu
• Ghi nhớ – nhận diện và tấn công mạnh hơn
trên các mầm bệnh đã gặp phải trước đó
Các loại miễn dịch
• Miễn dịch thể dịch
• Miễn dịch kháng thể
• Tế bào sản xuất các chất hóa học bảo vệ cơ
thể
• Miễn dịch tế bào
• Qua trung gian tế bào
• Tế bào tấn công các tế bào bị lây nhiễm
virus
Kháng nguyên
• Bất kỳ chất nào có thể kích thích hệ miễn dịch
và tạo đáp ứng miễn dịch
• Các kháng nguyên thường gặp
⬧ Protein lạ
⬧ Nucleic acid
⬧ Đại phân tử carbohydrate
⬧ Vài loại lipid
⬧ Phấn hoa
⬧ Vi sinh vật
Kháng nguyên tự thân (self-antigen)
• Tế bào người có rất nhiều protein bề mặt
• Tế bào miễn dịch không tấn công protein của
chính cơ thể đó
• Tế bào người từ cơ thể khác có thể kích hoạt
đáp ứng miễn dịch do chúng là chất lạ
→ Hạn chế người hiến tạng
Các tế bào của hệ miễn dịch
• Tế bào lympho
⬧ Hình thành từ các nguyên bào máu
(haemocytoblast) trong tủy xương đỏ
⬧ Tế bào B trưởng thành (có khả năng miễn
dịch – immunocompetent) trong tủy xương
⬧ Tế bào T trưởng thành trong tuyến ức
• Đại thực bào
⬧ Bắt nguồn từ bạch cầu đơn nhân
⬧ Có mặt ở tất cả các cơ quan của hệ bạch
huyết
Hoạt hóa tế bào lympho
Miễn dịch thể dịch
• B lymphocyte với các thụ thể đặc hiệu bám
vào các kháng nguyên đặc hiệu
→ kích hoạt tế bào lympho sản xuất dòng tế
bào B chọn lọc
→ hàng loạt tế bào B có khả năng sản xuất
kháng thể ra đời (đáp ứng thể dịch lần đầu)
Đáp ứng miễn dịch thể dịch
• Phần lớn tế bào B trở thành tế bào B huyết
tương
⬧ Sản xuất kháng thể tiêu diệt kháng nguyên
⬧ Hoạt động kéo dài 4 – 5 ngày
• Một số tế bào B trở thành tế bào ghi nhớ (đáp
ứng thể dịch thứ cấp)
Đáp ứng miễn dịch thể dịch
Đáp ứng thứ cấp
• Các tế bào B ghi nhớ sống lâu
• Lần phơi nhiễm thứ 2 gây đáp ứng nhanh hơn
• Đáp ứng thứ cấp mạnh hơn và kéo dài hơn
Miễn dịch chủ động
• Tế bào B gặp kháng nguyên và sản xuất
kháng thể
• Tự nhiên hoặc thu nhận
Miễn dịch thụ động
• Kháng thể từ nguồn ngoại thân
⬧ Thu nhận tự nhiên từ mẹ sang thai nhi / nhũ
nhi
⬧ Thu nhận từ huyết thanh hay gamma
globulin
• Không có ghi nhớ miễn dịch
• Cơ thể được bảo vệ nhờ “kháng thể vay
mượn”
Kháng thể (Immunoglobulin – Ig)
• Protein tan do tế bào B plasma sản xuất
• Hiện diện trong huyết thanh
• Bám đặc hiệu trên các kháng nguyên
Cấu trúc kháng thể
• 4 chuỗi amino acid nối với nhau bởi các
cầu nối disulfide
• 2 chuỗi nặng
• 2 chuỗi nhẹ
• Mang vị trí bám kháng nguyên đặc hiệu
Các nhóm kháng thể
• Mỗi nhóm có vai trò tương đối khác nhau
• 5 nhóm Ig chính
⬧ IgM – cố định bổ thể
⬧ IgA – chủ yếu có ở màng nhày
⬧ IgD – hoạt hóa tế bào B
⬧ IgG – có thể đi qua nhau thai
⬧ IgE – liên quan đến dị ứng
Chức năng của kháng thể
• Bất hoạt kháng nguyên bằng nhiều cách
⬧ Cố định bổ thể
⬧ Trung hòa
⬧ Ngưng tập
⬧ Kết tủa
Chức năng của kháng thể
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
• Antigen được đại thực bào trình diện với tế
bào T trưởng thành
• Tế bào T nhận diện kháng nguyên lạ và kháng
nguyên tự thân
• Sau khi bám vào kháng nguyên → tạo dòng tế
bào T
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Các dòng tế bào T
• Tế bào T độc với tế bào (Cytotoxic T cell)
⬧ Được biệt hóa để diệt tế bào bị lây nhiễm
⬧ Tác dụng: chèn các chất độc vào màng tế
bào (perforin)
• Tế bào T giúp đỡ (helper T cell)
⬧ Kết tụ các tế bào khác tấn công chất ngoại
xâm
⬧ Tương tác trực tiếp với tế bào B
Các dòng tế bào T
• Tế bào T ức chế (suppressor T cell)
⬧ Giải phóng các chất hóa học ngăn chận
hoạt động của các tế bào T khác và tế bào
B
⬧ Ngưng đáp ứng miễn dịch phòng các hoạt
động quá mức kiểm soát
• Mỗi dòng có một số tế bào ghi nhớ
Dị ứng
• Các phân tử nhỏ (hapten hay các kháng
nguyên không hoàn chỉnh) không phải là
kháng nguyên nhưng có thể bám vào các
protein tự thân
• Hệ miễn dịch nhận diện và cho đáp ức với
phức hợp protein – hapten
• Đáp ứng này có hại thay vì bảo vệ do nó tấn
công tế bào tự thân
Dị ứng
• Đáp ứng miễn dịch bất thường và mãnh liệt
• Các loại dị ứng
⬧ Phản ứng tức thời
 IgE bám vào các dưỡng bào giải phóng
histamine
 Xảy ra khi tiếp xúc với dị ứng nguyên lần
hai
 Shock phản vệ: nguy hiểm, toàn thân
Dị ứng
• Các loại dị ứng
⬧ Phản ứng kiểu chậm
 Kích hoạt do tế bào T giúp đỡ giải phóng
lymphokine
 Triệu chứng thường xuất hiện sau 1 – 3
ngày tiếp xúc với kháng nguyên
Cơ chế dị ứng
Suy giảm miễn dịch
• Quá trình sản xuất hay chức năng của các tế
bào miễn dịch hay bổ thể bất thường
• Do bẩm sinh hay mắc phải
• Bao gồm AIDS – Acquired Immune Deficiency
Syndrome
• Hệ thống miễn dịch không phân biệt giữa tự
thân và ngoại xâm
• Cơ thể sản xuất kháng thể và tế bào T tấn
công mô tự thân
Suy giảm miễn dịch
• Các bệnh tự miễn
⬧ Đa xơ cứng cơ: chất trắng trong não và tủy
sống bị tiêu hủy
⬧ Nhược cơ nặng: giao kết giữa dây thần kinh
và cơ vân bị suy yếu
⬧ Tiểu đường vị thành niên: Tế bào beta sản
xuất insulin bị phá hủy
Suy giảm miễn dịch
• Các bệnh tự miễn
⬧ Viêm khớp dạng thấp: phá hủy khớp
⬧ Lupus ban đỏ hệ thống : tấn công thận, tim,
phổi và da
⬧ Viêm cầu thận: suy giảm chức năng thận

You might also like