You are on page 1of 95

Chương IV.

Hệ thống miễn dịch với sức khỏe và


bệnh tật
Ý nghĩa của đáp ứng miễn dịch
• Đáp ứng MD: kháng thể hoặc lympho bào T mẫn cảm
tương tác với KN → tiêu diệt/loại bỏ KN
- Ít hoặc không gây tổn thương → ý nghĩa bảo vệ của
đáp ứng MD

• Đáp ứng MD → loại bỏ hoặc không loại bỏ KN


- Gây tổn thương cho cơ thể → không có ý nghĩa bảo
vệ cơ thể
Đối tượng của miễn dịch bệnh lý
Nghiên cứu các rối loạn và tổn thương do:
• Quá mẫn hay tăng mẫn cảm (hypersensitivity): Tổn thương và
rối loạn HĐ cơ thể do tương tác giữa các đáp ứng MD đã hình
thành trong cơ thể và KN đặc hiệu
• Đáp ứng tự miễn (autoimmunity): Cơ thể sinh đáp ứng MD
chống lại các thành phần cấu tạo của chính bản thân
Bệnh tự miễn: các tổn thương và rối loạn do đáp ứng tự miễn
• Trạng thái thiếu hụt miễn dịch (immune deficiency): khi có mặt
KN, cơ thể suy giảm hoặc không có khả năng sinh ra đáp ứng
MD
Quá mẫn/tăng mẫn cảm
• Khái niệm: Những biểu hiện tổn thương và rối loạn hoạt động
cơ thể do tương tác giữa các đáp ứng MD đã hình thành trong
cơ thể và KN đặc hiệu
• Nguyên nhân:
- Do tương tác KN-KT:
Quá mẫn tức khắc
Các bệnh do phức hợp miễn dịch
- Do tương tác lympho T mẫn cảm-KN
Quá mẫn có mâu thuẫn với đáp ứng MD đặc hiệu không?
Phân loại quá mẫn
• Type I: quá mẫn tức khắc/tức thì
- Phản vệ (bệnh dị ứng)
• Type II: quá mẫn gây độc tế bào
- Truyền máu
• Type III: KT chống lại KN hòa tan
- Quá mẫn do phức hợp miễn dịch (bệnh phức hợp MD)
• Type IV: quá mẫn muộn
- Quá mẫn muộn do vi khuẩn lao
- Quá mẫn muộn do tiếp xúc
Quá mẫn type I (Quá mẫn tức khắc)
• Biểu hiện điển hình: phản vệ
Thí nghiệm của Richet và Portier (1902): Chứng minh Glycerin tinh
chế từ Physalia (sứa ma Bồ Đào Nha) cực độc đối với vịt và thỏ:
- Thực nghiệm: Tiêm 0.1ml tinh chất nước glycerin cho chó khỏe
mạnh → sau 22 ngày vẫn khỏe mạnh → tiêm lần 2 với liều bằng lần
1 → sau vài giây: mệt mỏi, khó thở, không đi lại được, ỉa chảy, nôn
ra máu → chết sau 25 phút
Phản vệ!!!

Phản vệ là kết quả của sự tương tác giữa một đáp ứng MD đã hình thành để
chống lại một KN và chính KN đó khi nó vào cơ thể lần thứ hai.
Điều kiện xảy ra phản vệ?
• Khoảng cách giữa 2 lần tiêm: cần thiết tương ứng với thời gian
hình thành kháng thể với nồng độ cao trong máu
• Hai lần tiêm cùng một loại kháng nguyên; nếu dùng 2 KN khác
nhau thì không xảy ra phản vệ
Các hình thức phản vệ
• Phản vệ chủ động: PV ở cơ thể mà KT của cơ thể đó tạo ra
• Phản vệ thụ động: PV ở cơ thể được truyền KT lấy từ một cơ
thể mẫn cảm (lấy huyết thanh của con vật đã mẫn cảm truyền
cho con khỏe để tạo mẫn cảm thụ động, tiêm KN vào con vật
được truyền huyết thanh → phản vệ)
• PV xuất hiện ở tất cả ĐV có vú, chia 2 loại:
- PV toàn thân: khi tiêm KN vào cơ thể mẫn cảm bằng đường
tĩnh mạch tốc độ nhanh
- PV khu trú: KN vào cơ thể qua da và niêm mạc
Các thành phần tham gia sốc phản vệ
• Dị nguyên
• Kháng thể IgE
• Tế bào mast
• Basophils
• Chất trung gian hóa học
(mediator)
• Cytokines
Cơ chế phản vệ
• Phản vệ toàn thân, khu trú: kết quả sự tương tác giữa KN với
KT lớp IgE hay lớp phụ γ1 đã bám trên bề mặt tế bào mast và
BC ái kiềm;
Hoặc là, kháng thể kháng IgE, KT kháng γ1 tương tác với
các KT IgE và γ1 đã gắn trên bề mặt TB mast và BC ái
kiềm
Kháng thể gây phản vệ
• Có 2 lớp KT có thể gây phản vệ:
- IgE
- Kháng thể thuộc lớp IgG có tính di động nhanh (7Sγ1): không
gắn với bổ thể theo con đường cổ điển; vai trò trong cơ chế
phản vệ ở chuột lang, chuột nhắt
Tế bào mast
• Có trong vài tổ chức mô
• Có rất nhiều hạt chứa histamin và heparin
• Cấu trúc và chức năng rất giống basophil
• Vai trò trong hiện tượng dị ứng và mẫn cảm
• Vai trò bảo vệ trong trong phản ứng viêm và chống lại mầm
bệnh
Tế bào mast
• Trên bề mặt TB mast có thụ
thể dành cho Fc của kháng thể
IgE và lớp phụ IgG → KT có
thể bám vào
- Thụ thể: protein gắn vào màng
TB bao gồm chuỗi
polypeptide, mw=40000
Giải phóng histamin từ tế bào mast
• Tương tác KT IgE và γ1 (đã bám
trên bề mặt TB mast hoặc BC ái
kiềm) + KN đặc hiệu/KT đặc hiệu →
tín hiệu→ thay đổi hoạt động TB →
TB giải phóng các bọng chứa các
chất trung gian hóa học (amin hoạt
mạch)
• Để TB mast giải phóng bọng chứa
amin hoạt mạch:
- Cần liên kết chéo giữa các KT nằm
kề nhau
- Không cần bổ thể (trừ một số mảnh
đã bị phân cắt như C3a, C5a)
• Các bọng thoát ra khỏi tế bào thì
histamin, serotonin và heparin mới
được giải phóng ra khỏi bọng Cơ chế thoát bọng màng và giải phóng
histamin từ tế bào mast
Các amin hoạt mạch gây ra sốc phản vệ
• Amin trọng lượng phân tử thấp
• Được dự trữ sẵn trong các bọng nằm trong bào tương TB mast
và BC ái kiềm → giải phóng ra khi các bọng thoát khỏi tế bào
• Các amin chính:
- Histamin: chuột lang và người
- Serotonin: chuột cống và chuột nhắt
- SRS-A (slow reacting substance of anaphylaxis- chất gây PV
phản ứng chậm): phân tử lipid nhỏ được giáng hóa từ
phospholipid
Histamin
• Amin kiềm: histidin bị khử carboxyl = histamin
• Thuốc kháng histamin: ngăn cản các triệu chứng trong sốc phẩn vệ
• Histamin có tác dụng trên cơ trơn và mạch máu
- Co cơ trơn ruột hoặc tử cung in vitro: phân lập cơ quan từ cơ thể mẫn
cảm → cho KN đặc hiệu vào môi trường nuôi dưỡng cơ trơn → co bóp
như khi cho histamin trực tiếp
- Tác động trên tế bào nội mô → làm co tế bào → tăng tính thấm mao mạch
→ cho các phân tử lớn đi ra khu gian bào
• Trên bề mặt TB có các thụ thể tiếp nhận histamin → histamin có thể tác
động đến tế bào
- Thụ thể H1: histamim tương tác với H1 → co cơ trơn và co tế bào nội mô
- Thụ thể H2: histamin tương tác với H2 → tăng tiết dịch dạ dày và tăng
nhịp tim
Hiện tượng phản vệ ở người: các bệnh dị ứng
• Dị ứng:
- Von Pirquet (1906): trạng thái phản ứng khác thường với kháng nguyên lạ
- Hiện nay: phản vệ toàn thân hoặc khu trú xuất hiện do KT thuộc lớp IgE
KN gây dị ứng: dị nguyên (allergen)
KT IgE gây dị ứng: reagin
• Dị ứng là bệnh xảy ra khá phổ biến: cơ thể có đáp ứng IgE trội khi có dị
nguyên xâm nhập
- Chỉ cần lượng nhỏ dị nguyên → tạo ra IgE đủ để gây hiện tượng phản vệ
- Mang tính di truyền
• Dị nguyên xâm nhập chủ yếu qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa
Dị nguyên
- Chất có tính KN
- Lạ với cơ thể
- Từ môi trường hoặc
do cơ thể sinh ra
- Có khả năng gây
tình trạng dị ứng
Dị nguyên thường gặp
Một số bệnh dị ứng
• Hen phế quản
• Viêm mũi dị ứng
• Mày đay – Phù Quincke
• Sốc phản vệ
• Dị ứng thuốc
• Dị ứng văc xin
• Viêm da atopy
Điều trị các tai biến dị ứng
• Điều trị cấp cứu: bệnh nhân có thể chết trong khoảnh khắc
• Hai nhóm thuốc cấp cứu tai biến dị ứng toàn thân:
- Nhóm có tác dụng đối lập với amin hoạt mạch: các catecholamin
(epinephrin, isoproterenol) → tiêm ngay khi bị sốc phản vệ
oEpinephrin ức chế hiệu quả histamin trên cơ trơn→ gây giãn cơ đã
bị histamin làm co
oCatecholamin ức chế giải phóng histamin từ TB mast, tăng trương
lực mạch → ngăn trụy tim mạch
- Nhóm kháng histamin: chiếm giữ thụ thể dành cho histamin trên bề
mặt tế bào → tiêm song song với nhóm thứ nhất
Điều trị các tai biến dị ứng
• Phương pháp giải mẫn cảm: điều trị các bệnh dị ứng nói
chung
- Tiêm dị nguyên trong thời gian dài, liều tăng dần
- Hiệu quả với dị ứng xuất hiện theo mùa
➢ Tiêm dị nguyên (liều tăng dần) → KT đặc hiệu IgG (ái lực cao
với KN) → ngăn cản tương tác dị nguyên + IgE bám trên TB
mast
➢Nồng độ IgG trong huyết thanh càng cao → hiệu quả giải mẫn
cảm cao
➢IgG gọi là kháng thể phong bế
Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
Dị ứng thực phẩm
• Dị ứng là phản ứng quá mẫn
• Phản ứng đối với thực phẩm được gọi là quá mẫn thực phẩm (food
hypersensitivity)
• Khi các cơ chế miễn dịch được xác nhận, thì có thể gọi là dị ứng thực phẩm
(food allergy)
• Nếu vai trò của IgE là chủ yếu, thì gọi là dị ứng thực phẩm IgE (IgE-mediated
food allergy)
• Tất cả các phản ứng kiểu khác, trước đây thường gọi là “không dung
nạp thực phẩm (food intolerance), thì cần được coi là quá mẫn thực
phẩm không gây dị ứng (nonallergic food hypersensitivity)
Dị ứng thực phẩm
• Trường hợp nặng, gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân thì được xếp
vào hiện tượng phản vệ (anaphylaxis)
• Hiện tượng phản vệ: nặng, đe dọa tính mạng, phản ứng quá mẫn có
tính hệ thống hay toàn thân
• Viêm da atopy (cơ địa do dị ứng) có xu hướng cá thể hoặc gia đình:
• Sản xuất kháng thể IgE khi phản ứng với liều dị nguyên thấp, thường là các
protein.
• Phát triển các triệu chứng điển hình như hen suyễn (asthma), viêm mũi dị
ứng (rhinoconjunctivitis)/(hay fever), viêm da dị ứng (eczema/atopic
dermatitis)
Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm

Dị ứng TP Không dụng nạp TP


Một phản ứng miễn
Thuật ngữ chung mô tả
dịch từ việc tiêu hóa một phản ứng sinh lý
bất thường đối với thức
thực phẩm hoặc phụ
ăn ăn vào hoặc với phụ
gia TP gia TP nhưng không có
tính sinh miễn dịch
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm
• Không có các xét nghiệm nhất định để chẩn đoán dị ứng
thực phẩm → các bác sĩ có ý kiến không thống nhất
• Các triệu chứng xuất hiện trong các hệ cơ quan khác nhau:
• Da và niêm mạc
• Tiêu hóa
• Hô hấp
• Hệ thống toàn thân (phản vệ - anaphylaxis)
• Các triệu chứng ở hệ thần kinh không rõ ràng và đôi khi được
coi là tưởng tượng hay do tâm lý
Triệu chứng dị ứng
Viêm da do dị ứng
.
(Eczema)

Hệ thần kinh:
Các triệu chứng ở Đau đầu
đường tiêu hóa Cáu gắt

Dị ứng TP Đau cơ

Viêm mũi dị ứng


Hen suyễn (sốt cỏ khô)
(ho;
Thở khò khè)
Phản vệ
Ví dụ các triệu chứng hoặc hiện tượng dị ứng

• Da và niêm mạc
• Viêm da do dị ứng (eczema)
• Mề đay (hives)
• Phù mạch (Angioedema): giãn mạch dẫn đến sưng tổ chức mô,
nhất là ở miệng và mặt
• Bệnh ngứa (Pruritus)
• Viêm da tiếp xúc (mẫn đỏ khi tiếp xúc dị nguyên)
• Các triệu chứng ở miệng (ngứa và sưng xung quanh và trong
miệng)
• Hội chứng dị ứng miệng
Ví dụ các triệu chứng hoặc hiện tượng dị ứng

• Đường tiêu hóa


• Tiêu chảy
• Táo bón
• Buồn nôn và nôn/ói
• Đầy hơi và chướng bụng
• Đau bụng
• Chứng khó tiêu (ợ nóng)
• Ợ hơi
Ví dụ các triệu chứng hoặc hiện tượng dị ứng

• Đường hô hấp
• Viêm mũi theo mùa hoặc lâu năm (sốt cỏ khô)
• Viêm mũi (chảy nước mũi)
• Viêm kết mạc dị ứng (ngứa, chảy nước, mắt đỏ)
• Viêm tai giữa nghiêm trọng (đau tai có tràn dịch)
• Hen suyễn
• Phù thanh quản (thắt cổ họng do sưng các mô)
Ví dụ các triệu chứng hoặc hiện tượng dị ứng

• Hệ thần kinh
• Đau nửa đầu (Migraine)
• Các loại đau đầu khác
• Thấy các điểm trước mắt (Spots before the eyes)
• Bơ phờ (Listlessness)
• Tăng động (Hyperactivity)
• Thiếu tập trung
• Hội chứng căng thẳng mệt mỏi (Tension-fatigue syndrome)
• Cáu gắt
• Nóng nảy
• Hoa mắt chóng mặt
Ví dụ các triệu chứng hoặc hiện tượng dị ứng

• Các cơ quan khác


• Tiểu thường xuyên
• Đái dầm
• Khàn tiếng
• Đau cơ
• Cảm lạnh
• Đổ quá nhiều mồ hôi
• Tái nhợt
• Quầng thâm mắt
Phản vệ
• Phản ứng nặng, nhanh ngay khi khởi phát, liên quan hầu
hết các hệ cơ quan, dẫn tới sụp đổ tuần hoàn và giảm
huyết áp
• Trong những trường hợp cực nhanh, phản ứng tiến triển
thành sốc phản vệ và trụy tim mạch
• Có thể gây tử vong
Phản vệ
• Tiến trình thông thường của phản ứng
• Nóng, ngứa và kích thích ở miệng, các mô miệng và cổ họng
• Buồn nôn, nôn/ói, đau bụng, tiêu chảy
• Cảm giác khó chịu, lo lắng, ngứa toàn than, ngất xỉu, người
nóng
• Kích ứng mũi, hắt hơi, kích thích ở mắt
• Phát ban, sưng các mô mặt, đỏ
• Tức ngực, co thắt phế quản, khàn giọng
• Mạch nhanh, yếu, không đều, khó tìm thấy mạch
• Mất ý thức
Phản vệ
• Có tới 1/3 trường hợp phản vệ xuất hiện là do phản ứng với thực phẩm
• Không phải ca nào cũng biểu hiện toàn bộ các triệu chứng
• Các triệu chứng có thể xuất hiện ở tất cả các thứ tự
• Phản ứng nặng xuất hiện trong vài phút cho tới vài giờ sau khi tiêu hóa các dị
nguyên
• Khởi phát có thể bị trì hoãn tới vài giờ
• Các triệu chứng khởi phát càng chậm sau khi ăn thức ăn thì phản ứng càng nhẹ
• Phần lớn các trường hợp phản vệ gây tử vong khi phản ứng với thực phẩm là do
bệnh nhân đã bị hen suyễn từ trước
• Khả năng sốc phản vệ tang lên khi bệnh nhân được tiêm thuốc giảm mẫn cảm và
khi bị dị ứng với nọc ong (bee) và nọc ong bắp cày (wasp)
Phản vệ
• Hầu hết các loại thực phẩm đều có thể gây ra phản ứng
phản vệ
• Một số thực phẩm thường xuyên gây phản vệ hơn so
với TP khác:
• Lạc/đậu phộng
• Các loại hạt cây
• Động vật có vỏ cứng
• Cá
• Trứng
• Với trẻ em dưới 3 tuổi:
• Sữa bò
• Trứng
• Lúa mì
• Thịt gà
Phản vệ do tập thể dục
• Thường xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn TP gây
dị ứng
• Khởi phát trong khi hoạt động thể chất
• Các thực phẩm thường được báo cáo là gây ra sốc
phản vệ do tập thể dục:
• Lúa mì (omega-5-gliadin) và các loại ngũ cốc khác
• Cần tây và các loại rau khác
• Động vật có vỏ (tôm, hàu)
• Thịt gà
• Mực ống
• Đào và các loại trái cây khác
• Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân
• Đậu phộng và đậu nành
• Có thể liên quan tới việc uống aspirin
Điều trị khẩn cấp khi có phản ứng phản vệ

• Tiêm adrenalin (epinephrine)


• Kháng histamin tác dụng nhanh (VD: Benadryl)
• Đưa đi bệnh viện ngay lập tức
• Lần bị phản ứng thứ hai có thể gây chết, nhất là
ở bệnh nhân hen suyễn
• Bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng 2-4 giờ sau triệu
chứng tăng nặng và tiến triển phản ứng sẽ rất
nhanh
Các phản ứng miễn dịch

• Có IgE
• Không IgE
• Phản ứng hỗn hợp
• Bệnh đường tiêu hóa do tăng bạch cầu ái toan
• Bệnh đường ruột do nhạy cảm thức ăn protein
• Bệnh đường ruột do nhạy cảm thức ăn có
Gluten (bệnh coeliac – rối loạn tự miễn, chủ
yếu liên quan ruột non)
Quá mẫn có IgE
Nhận biết kháng nguyên

• Giai đoạn đầu tiên của đáp ứng MD là nhận biệt KN lạ


• Tế bào lympho T là “người kiểm soát” của đáp ứng MD
• Th (CD4+) nhận biết protein lạ là nguy cơ tiềm ẩn
• Cytokines được giải phóng
• Loại cytokine được tạo ra sẽ kiểm soát đáp ứng MD
Các tế bào lympho T trong phản ứng có IgE

• Có 2 loại TB T chủ yếu:


• Helper T cells (Th)
• Biểu hiện thụ thể CD4 receptor (CD4+)
• Hoạt động liên kết với phân tử MHC II
• Cytotoxic (Tc)
• Biểu hiện CD8 receptor (CD8+)
• Hoạt động liên kết với phân tử MHC I
Tế bào Th (T helper cells)

• Có 2 phân lớp, khác nhau trong việc giải phóng


cytokines:
• Th1
• Th2
• Mỗi phân lớp tạo ra các cytokine khác
nhau
Các cytokine do các phân lớp tế bào T tạo ra
• Th1 sản xuất:
• Interferon-gamma (IFN-)
• Interleukin-2 (IL-2)
• Tumor necrosis factor alpha (TNF)
• IL-12
• Th2 sản xuất:
• Interleukin-4 (IL-4)
• Interleukin-5 (IL-5)
• Interleukin-6 (IL-6)
• Interleukin-8 (IL-8)
• Interleukin-10 (IL-10)
• Interleukin-13 (IL-13)
Tế bào Th

• Th1 kích thích tạo ra đáp ứng bảo vệ chống


lại các mầm bệnh như virus hoặc vi khuẩn
• Tạo ra các kháng thể IgM, IgG, IgA

• Th2 liên quan đến hoạt động của IgE (phản


ứng quá mẫn type I)
• Tạo ra kháng thể IgE
Tế bào T trong đáp ứng miễn dịch và dị ứng
Giai đoạn 1:
• Kháng nguyên (protein) vào cơ thể
• Bị các TB trình diện KN (APC) bắt giữ
• Các TB trình diện KN:
• TB tua
• Bạch cầu đơn nhân và đại thực bào
• Lympho B
• Kích hoạt tế bào T một phần
Tế bào T trong đáp ứng miễn dịch và dị ứng
Giai đoạn 2: Đáp ứng hay không?

• Tế bào Th (CD4+) nhận biết kháng nguyên lạ


• Kháng nguyên được so sánh với ‘tự KN’ và được nhận diện là
‘ta’ hay ‘kẻ lạ’
• Nếu là kẻ lạ, tín hiệu thứ hai được tế bào T truyền đi thông
qua phức hợp receptor-ligand complex và dẫn tới KÍCH HOẠT
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH, đi kèm với việc tạo ra cytokines và
kháng thể.
• Nếu là ‘ta’, không có tín hiệu thứ hai truyền đi và tế
bào T tạm thời ở trạng thái không đáp ứng.
Tế bào B trưởng thành và sản xuất kháng thể
• IgM được tạo ra đầu tiên
• Các kháng thể đặc hiệu sau đó được sản xuất
trong quá trình chuyển đổi các lớp kháng thể (class
switching), và bộc lộ với các kháng nguyên đặc
hiệu
• Khi có kháng nguyên, tế bào B có biểu hiện KT đặc
hiệu sẽ được chọn lọc
• Chuyển lớp kháng thể sẽ xuất hiện ở giai đoạn này
• Hướng chuyển lớp KT sẽ được điều hòa bởi các
cytokine do tế bào Th tiết ra

49
Kiểm soát việc tạo ra IgE

• Tế bào Th2 tạo ra IL-4, và IL-13


• Tạo ra việc chuyển lớp thành IgE
• Việc tạo ra IgE dẫn tới quá mẫn
• IgE làm trung gian giải phóng các yếu tố trung gian gây viêm
từ tế bào mast
• Các yếu tố trung gian tác động lên các mô dẫn tới các triệu
chứng

50
Lý thuyết vệ sinh về dị ứng
• Cytokines do tế bào Th1 tiết ra sẽ dẫn tới việc chuyển lớp
từ IgM sang IgG
• IFN do tế bào Th1 tiết ra sẽ ức chế việc chuyển lớp
thành IgE
• Đây là cơ sở của “lý thuyết vệ sinh” chỉ ra việc bộc lộ với
các mầm bệnh sẽ gây ra đáp ứng Th1, từ đó ức chế Th2

51
Các điều kiện gây ra phản ứng tế bào T trong dị ứng
thực phẩm
• Nguy cơ dị ứng do di truyền
• Các trường hợp viêm ruột với con đường xử lý kháng nguyên bình
thường
• Sự non nớt của niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới việc tăng tính thấm
• Tăng việc hấp thu kháng nguyên
• Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: đáp ứng Th2 là chủ yếu ở trẻ sơ sinh

52
Quá mẫn type II (quá mẫn gây độc tế bào)
• Xảy ra khi KT gắn trực tiếp với KN trên bề mặt tế bào, cùng với
sự tham gia của bổ thể và các tế bào hiệu ứng (tiểu cầu, bạch
cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân hay đại thực bào) dẫn tới
làm tan tế bào đích.
Tế bào đích gắn với KT đặc hiệu, hoạt hóa bổ thể tạo phức
hợp C5b-9 tấn công màng tế bào đích. Đồng thời, mảnh C3b có
thể bám quanh tế bào đích và bám vào đại thực bào thực hiện
opsonin hóa, giúp đại thực bào diệt tế bào đích.
Quá mẫn gây độc tế bào trong truyền máu
• Khi truyền máu không phù hợp nhóm máu (VD: truyền máu nhóm A cho
người có máu nhóm B, thì KN trên mặt hồng cầu B sẽ phản ứng với KT
(IgM) kháng lại KN B có sẵn trong huyết thanh người cho → Phản ứng
KN-KT sẽ hoạt hóa bổ thể gây hiệu ứng tan hồng cầu của người nhận,
gây tổn thương thận do tắc nghẽn bởi một lượng lớn màng hồng cầu và
gây độc do giải phóng phức hợp hem (C34H23O4N4Fe).
• Nhóm máu Rh: Khi bố mang máu Rh+ và mẹ mang máu Rh- thì 50% đứa
trẻ chào đời mang Rh+. Nếu thai nhi mang Rh+ thì hồng cầu có thể truyền
sang mẹ, kích thích tạo KT kháng Rh. KT này có thể truyền cho con qua
nhau thai gây tan hồng cầu của thai nhi. Để tránh tai họa cho lần có thai
sau, tiêm cho mẹ KT kháng Rh (RhoGAM) để loại bỏ KN Rh ở cơ thể mẹ.
• Bệnh ban xuất huyết: xẩy ra khi phân tử thuốc (hapten) gắn xung quanh
tiểu cầu, lúc đó chúng trở thành KN mạnh. KT chống phức hợp này gây
hủy tiểu cầu khi có mặt bổ thể. Vì tiểu cầu cần cho sự đông máu nên nếu
thiếu sẽ gây xuất huyết trên da.
Quá mẫn type III
Phức hợp MD và bệnh do phức hợp MD
• Phức hợp MD: Kháng nguyên – kháng thể
- Giúp chống lại bệnh tật
- Tự KT (autoantibody) → tấn công các tổ chức → bệnh tự miễn
- TB thực bào: tiêu hủy các phức hợp MD
- Phức hợp MD không bị thực bào tiêu hủy → tiếp tục di chuyển
trong máu → mắc lại ở các tổ chức mô: bệnh tự miễn, nhiễm
trùng, khối u
Phức hợp miễn dịch
• Phức hợp MD: KT gắn với một KN hòa tan → hoạt động như một
epitope đặc hiệu → một phức hợp MD đơn lẻ
• Sau khi có một phản ứng KN-KT, phức hợp MD có thể là mục tiêu
của rất nhiều đáp ứng (sự lắng đọng bổ thể, opsonin hóa, thực bào,
quá trình thủy phân). Tế bào hồng cầu mang các thụ thể CR1 trên
bề mặt có thể gắn với C3b và gắn với phức hợp MD → mang chúng
tới các TB thực bào, chủ yếu ở gan và thận, và quay trở lại hệ thống
tuần hoàn chung
• Khi phức hợp MD lắng đọng tại các cơ quan → gây bệnh. VD: viêm
mạch máu → là quá mẫn type III theo phân loại của Gell-Coombs
• Lắng đọng phức hợp MD là đặc tính nổi bật của một số bệnh tự
miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì,
hội chứng Sjӧgren
Tác động của phức hợp MD lên thành mạch
Màng cơ
bản của
mạch máu
Phức hợp MD lắng
đọng ở thành mạch
KN

Phức hợp MD
Enzyme do BC
hoạt hóa bổ thể
trung tính tiết ra
và hấp dẫn các TB
gây phá hủy các
gây viêm như BC
TB biểu mô của
trung tính
Tế bào biểu mô màng cơ bản
Các giai đoạn của phản ứng viêm do phức hợp MD
KN hòa tan
Phức hợp MD gây viêm

GIAI ĐOẠN I Tế bào biểu mô


Hình thành phức Bổ thể
hợp MD
Neutrophil
Tiểu cầu GIAI ĐOẠN III
tụ tập
Phức hợp KT tự do
KN-KT Phức hợp MD
gây viêm
Hoại tử fibrin
Enzyme từ lysozome
của neutrophil
Tế bào gây
viêm

GIAI ĐOẠN II
Lắng đọng
Phức hợp phức hợp MD
KN-KT
Lắng đọng phức hợp MD gây viêm tiểu cầu thận sau
nhiễm liên cầu khuẩn
TB biểu mô
Phức hợp lớn

Nhiễm liên cầu nhóm A

Kháng thể kháng liên cầu


Màng cơ bản
của tiểu cầu Phức hợp nhỏ
thận

Phức hợp MD hình thành (KT + mảnh


hoặc sản phẩm của liên cầu + bổ thể)

Phức hợp MD lắng đọng trong tiểu


cầu thận, gây viêm → suy thận
Các bệnh do phức hợp miễn dịch
• Bệnh phức hợp MD toàn thân:
- Bệnh huyết thanh cấp
- Bệnh huyết thanh mãn
• Bệnh phức hợp MD khu trú:
- Hiện tượng Arthus
• Bệnh phức hợp MD có kháng nguyên cố định tại tổ chức
- Viêm thận do KT chống lại màng cơ bản
Bệnh phức hợp MD toàn thân
• Nguyên nhân: tai biến dị ứng hệ thống do dùng huyết thanh
điều trị
- IgE kết hợp với KN protein dị loài
• Biểu hiện:
- Bệnh huyết thanh cấp
- Bệnh huyết thanh mãn
Bệnh phức hợp MD khu trú
Hiện tượng Arthur (Nicolas Maurice Arthur, 1903): phản ứng viêm
mạch cấp do phức hợp MD (tiêm lặp lại HT ngựa vào da thỏ)

• Biểu hiện ở da: tổn thương thành mạch, tăng tính thấm thành mạch
• Tiêm KN vào trong da, cơ thể đã mẫn cảm và có KT đặc hiệu sẵn
trong máu: 4-10 giờ sau tiêm → phù nề, xuất huyết và loét tại nơi tiêm
• Thâm nhiễm BC trung tính dọc theo vách thành mạch → thoát protein
và hồng cầu ra ngoài mạch, có thể xuất hiện huyết khối
• KN vào da gặp KT tuần hoàn → tạo phức hợp MD → lắng đọng vào
thành mạch, hoạt hóa bổ thể, thu hút BC trung tính
• BC trung tính chứa cathepsin D và E (enzyme thủy phân protein),
elastaza, collagenaza, peptide 2000-5000 Dalton có tính diệt khuẩn,
giãn mao mạch, co cơ trơn, làm TB mast giải phóng histamin
Bệnh sinh của hiện tượng Arthus
Kháng nguyên

• KT kết hợp KN dọc theo thành mạch


• Phức hợp MD kết hợp bổ thể
• Hình thành các yếu tố hóa hướng Phức hợp KN-KT

động
• Thu hút BC trung tính: BC trung tính Lắng đọng ở mô,
bám vào phức hợp MD qua thụ thể thu hút bổ thể
dành cho C3 (trên bề mặt BC trung
tính)
• BC trung tính nuốt các phức hợp MD
• Trong khi nuốt, BC trung tính giải Phản ứng với bổ thể thu hút
phóng các enzyme (proteaze), chất Enzyme và neutrophil, dẫn đến viêm

gây viêm làm tổn thương thành mạch cytokine gây viêm
Bệnh phức hợp MD: kháng nguyên cố định tại
tổ chức
• Viêm thận do KT chống màng cơ bản
cầu thận
• Thí nghiệm Masugi:
- Lấy màng cầu thận chuột cống trắng
gây MD cho thỏ
- Lấy KT thỏ chống màng cơ bản tiêm
cho chuột → KT bám vào màng cầu
thận chuột (có cố định bổ thể)
- Sau vài giờ, BC trung tính thâm nhiễm
vách mao mạch cầu thận → tổn
thương màng cơ bản → protein niệu
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
- Tổn thương do tác dụng gây độc của ▪ Giai đoạn 1: KT chống màng cơ bản kết hợp KN
huyết thanh với màng cơ bản cố định ở cầu thận
▪ Giai đoạn 2: Chuột sinh KT chống IgG thỏ
đang bám vào màng cơ bản (IgG thỏ thành KN)
Kháng nguyên gây bệnh phức hợp MD ở người
1. KN là protein khác loài: Bệnh huyết thanh
2. KN vi khuẩn: Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu ở trẻ em
3. KN ký sinh trùng: Viêm thận/khớp sau sốt rét ác tính
4. KN virus: Viêm gan B: viêm khớp và viêm thận
5. Tự KN: Lupus ban đỏ; bệnh viêm khớp dạng thấp
6. KN nấm: Bệnh phổi nhà nông: phức hợp hình thành tại phế nang
giữa KT và KN là bào tử nấm ở rơm rạ gây viêm phổi quá mẫn
Quá mẫn muộn
• Tổn thương do tương tác KN với tế bào Th1 đã mẫn cảm với
các KN đó
• Phản ứng xảy ra sau 24h
• Tế bào T độc phá hủy TB đích đã có KN đặc hiệu bám trên bề
mặt
• TB T tiết lymphokin → ĐTB tập hợp quá nhiều → tạo thành TB
khổng lồ (u hạt)
• Hai ví dụ điển hình:
- Quá mẫn muộn với VK lao
- Quá mẫn muộn do tiếp xúc
Quá mẫn muộn với vi khuẩn lao (1)
• Hiện tượng Koch: đáp ứng MD tế bào với VK lao

Bình thường Ngày 10-14: tại nơi tiêm: cục rắn, vỡ,
Canh trùng
hình thành ổ loét → không lành được →
nuôi VK lao
chuột chết
Nhiễm VK lao từ
4-6 tuần trước Sau 2 ngày: tại nơi tiêm: ngạnh kết
Canh trùng
(chai) → da sẫm màu → lan thành vòng
nuôi VK lao
tròn đ/kính 0.5-1cm
Vùng da đó hoại tử, bong, để lại ổ loét
nông → lành
Hạch lympho địa phương không nhiễm
VK lao → chuột không chết

- Tổ chức nơi xảy ra phản ứng: thâm nhiễm đại thực bào → tụ lại với nhau → u hạt
- Trong bào tương ĐTB: vi khuẩn lao (bị ức chế, không phát triển)
➢ Chuột lang nhiễm lao có đáp ứng MD chống VK lao. Đáp ứng này giúp cơ thể khu trú, tiêu diệt VK lao tại nơi xâm nhập,
không cho chúng lan tỏa ra xung quanh
Quá mẫn muộn với vi khuẩn lao (2)
• Sự tương tác giữa lympho T với VK lao → khu trú VK lao
- Đáp ứng MD tế bào: có ý nghĩa bảo vệ
- MD bệnh lý: phản ứng viêm tại nơi tiêm: sưng nề, ngạnh kết tổ
chức thượng bì, ĐTB và lympho bào tạo u hạt (granuloma)
➢Phản ứng viêm này được gọi là quá mẫn muộn với VK lao
➢Cơ chế: lympho T tương tác với KN đặc hiệu → tiết lymphokin
→ chiêu mộ ĐTB, một số BC hạt đến → hoạt hóa, giữa các TB
thực bào lại để chúng tiêu diệt VK lao.
o Trong quá trình đó, ĐTB và BC hạt giải phóng enzyme làm tổn thương
tổ chức
o Một số lymphokine (lymphotoxin) hủy hoại tế bào
Quá mẫn muộn với vi khuẩn lao (3)
• Là tổn thương tổ chức
• Biểu hiện cơ thể đã có đáp ứng MD chống VK hay chưa
• Kiểm tra khi nghi nhiễm VK lao: tiêm các sản phẩm hòa tan
tuberculin và PPD (purified protein derivative)→ Mantoux test
- Tuberculin: dịch lọc đậm đặc của canh trùng nuôi VK lao
(glycerol)
- PPD: protein tinh chế từ dịch nuôi cấy VK lao
➢U hạt lan rộng hơn so với tiêm VK vẹn nguyên
➢Đo đường kính của ngạnh kết: kết luận dương tính với VK lao khi đo
được 5, 10, 15mm tùy vào từng trường hợp
Quá mẫn muộn do tiếp xúc
• Một số hóa chất gắn với protein tạo phức hợp có tính sinh MD, kích
thích sự mẫn cảm của lympho T
➢Viêm da, eczema kiểu phản ứng quá mẫn muộn
• Hóa chất: ion kim loại (chrom, nickel, beryllium), hợp chất lipid→ gắn
với protein thành phức hợp không hòa tan → phản ứng viêm
- Các thuốc nhuộm tóc có thể gây viêm da kiểu quá mẫn muộn
• Cơ chế:
- Lymphokine
- Tế bào T độc: tấn công các tế bào có các hóa chất gắn với protein
của màng TB → gây độc trực tiếp
Các bệnh tự miễn
• Trạng thái tự miễn: đáp ứng MD chống lại các thành phần của
bản thân → đáp ứng tự miễn
- Sinh ra kháng thể (tự kháng thể)
- Sinh ra các lympho T mẫn cảm
• Bệnh tự miễn: tổn thương bệnh lý do tương tác giữa tự KT
hoặc lympho T mẫn cảm với các thành phần tổ chức của cơ thể
Tự kháng nguyên và tự kháng thể trong bệnh
tự miễn
• Định nghĩa bệnh tự miễn: Trạng thái bệnh lý do có sự kết hợp
của tự KT với tự KN mà gây ra viêm và dẫn đến tổn thương chủ
thể và chức năng tại tế bào, mô hay cơ quan
• Hai tình trạng khi cơ thể bình thường không đáp ứng MD với
một kháng nguyên:
- Dung nạp miễn dịch
- Vô cảm
Dung nạp miễn dịch
• Khi cơ thể chấp nhận một KN, không phản ứng chống lại →
dung nạp miễn dịch với KN đó
• Bình thường: Dung nạp KN của bản thân, không dung nạp KN
lạ
• Bệnh tự miễn: đối xử với một số KN của bản thân như đối với
các KN lạ: không dung nạp, có phản ứng MD chống lại
Sự phá vỡ trạng thái dung nạp (1)
1. Thuyết clone cấm (forbidden
clone theory)
• Một số clone lympho bào bị
đột biến: TB đột biến có thêm
KN bề mặt → bị cơ thể tiêu
diệt
• TB đột biến bị mất KN bề mặt
→ không bị cơ thể tiêu diệt →
tồn tại trong cơ thể, khác cơ
thể về di truyền → sinh ra các
đáp ưng MD chống lại cơ thể
(giống phản ứng mảnh ghép)
Cơ chế xuất hiện đáp ứng tự miễn
theo thuyết clone ‘cấm’
Sự phá vỡ trạng thái dung nạp (2)
2. Thuyết kháng nguyên ẩn dật
(Sequestered antigen theory)
• Thời kỳ bào thai: các lympho bào
‘nhận mặt’ KN bản thân: những
KN cách biệt về phương diện giải
phẫu với hệ thống lympho hoặc
ẩn dật thì không được nhận mặt
(nhân mắt, thủy tinh dịch, TB thần
kinh, tinh trùng, tuyến giáp,…)
• Khi lớn lên → chấn thương, nhiễm
trùng → các KN trên thoát ra và
tiếp xúc với hệ thống lympho →
xuất hiện đáp ứng tự miễn Cơ chế đáp ứng tự miễn theo
thuyết ‘ẩn dật’ kháng nguyên
Sự phá vỡ trạng thái dung nạp (3)
3. Thuyết thiếu hụt miễn dịch
• Cơ thể không tiêu diệt được TB
lympho đột biến (có hay không có
KN bề mặt)
• Cơ thể không tiêu diệt được VSV Cơ chế đáp ứng tự miễn theo
gây bệnh sống tiềm tàng trong cơ thuyết thiếu hụt MD (kiểu 1)
thể → giải phóng KN →kết hợp KT
tạo phức hợp KN-KT, hoặc KN bám
lên bề mặt TB cơ thể → biến TB
thành đích tấn công của KT/lympho
mẫn cảm
- Viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bị, hội
chứng Sjӧgren
Cơ chế đáp ứng tự miễn theo
thuyết thiếu hụt MD (kiểu 2)
Dòng cấm trong thuyết chọn lọc clone
• Trước khi các tế bào lympho thực hiện chức
năng, chúng được kiểm tra lựa chọn tại tủy
xương và tuyến ức
• Dung nạp dòng lympho T
- Chọn lọc dương: các TB T nhận biết được MHCI
và MHCII
- Chọn lọc âm: loại bỏ TB T có phản ứng với KN
của bản thân
• Dung nạp dòng lympho B: các phân tử IgM trên
bề mặt lympho B liên kết với nhau một cách tự
nhiên hay kết hợp với KN của bản thân → các
lympho B này sẽ tự bị loại trừ theo cơ chế
apoptosis. Nếu không, chúng sẽ trở thành dòng
B tự phản ứng, tạo ra tự kháng thể
Yếu tố cơ địa trong bệnh tự miễn
• Giới tính, gia đình, chủng tộc: lupus ban đỏ, tiểu đường type I,
vv… (sự trùng hợp cao trên các cặp sinh đôi đồng hợp tử)
• Các biến đổi cơ địa: chủ yếu ảnh hưởng tới giai đoạn trình diện
kháng nguyên
- Thay đổi tại TCR: các TB T tự phản ứng có sự tăng biểu lộ một
loại TCR nhất định
- Thay đổi MHC
- Thay đổi tại Ig
Tình trạng vô cảm và các yếu tố đồng kích thích
• Hoạt động của lympho T phụ thuộc
- Kháng nguyên
- Các yếu tố đồng kích thích (costimulator)
➢KN có tính mẫn cảm mạnh, nhưng thiếu các yếu tố đồng kích
thích → lympho bào không được hoạt hóa, ở trạng thái vô cảm
• Bình thường, lympho T vô cảm với tự KN vì không nhận diện
đầy đủ KN, hoặc thiếu các yếu tố đồng kích thích
• Bệnh lý tự miễn: tình trạng vô cảm trên không còn

Lympho T có vai trò trung tâm trong bệnh sinh bệnh tự miễn!!!
Yếu tố môi sinh trong bệnh tự miễn
• Nhiễm trùng
- Tự KT bất thường: sau nhiễm trùng VK, KST cấp hoặc mạn tính
(yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân)
- Tỷ lệ mắc bệnh tự miễn thấp hơn ở các nước đang phát triển
so với các nước Âu-Mỹ; ở nông thôn ít hơn ở thành thị
Yếu tố môi sinh trong bệnh tự miễn
• Thuốc: Tai biến do dùng thuốc (hormone, huyết thanh, tinh chất
VK) → 2 nhóm: dị ứng và bệnh tự miễn
- Thiếu máu dung huyết tự miễn do procainamid, α-methyldopa
- Hội chứng nhược cơ do penicillamin, trimethandion, thiopronin
- Viêm giáp trạng tự miễn sau điều trị bằng lithium, penicillamin,
amiodaron, IL-2, IFN-α
- Viêm cầu thận sau điều trị muối vàng, penicillamin
- Viêm đa cơ và thiểu năng cơ vùng thắt lưng sau dùng
penicillamin, piritinol
Các bệnh tự miễn do phức hợp MD
• Tự miễn
Chứng hoàng đản trong bệnh Lupus ban đỏ
- Viêm khớp dạng thấp thiếu máu do tan huyết

- Lupus ban đỏ hệ thống Viêm tuyến giáp

- Xơ cứng bì Viêm phổi


- Tiểu đường type I Viêm màng trong tim
á cấp tính
- Bệnh Crohn’s Viêm gan
Viêm thận tiểu cầu
- Hội chứng Sjӧgren
• Nhiễm trùng dai dẳng
- Bệnh phong
- Vẩy nến Viêm mạch máu ở da

- Viêm màng trong tim


- Sốt rét Viêm khớp
- Bệnh trùng mũi khoan
- Viêm gan virus
Các biểu hiện tại cơ quan của các bệnh tự miễn
• Máu: thiếu máu, tan huyết, giảm bạch cầu, tiểu cầu
• Hệ thần kinh: Viêm não dị ứng, thóa hóa myelin
• Hệ nội tiết: viêm tuyến giáp cấp, bán cấp, mạn tính; bệnh Addison
• Hệ tiêu hóa: thiếu máu ác tính, viêm loét đại tràng, bệnh ruột nhạy cảm với
gluten
• Gan: viêm gan mạn tính
• Thận: hội chứng Goodpasture, viêm thận do tự kháng thể chống màng cơ
bản
• Cơ: bệnh nhược cơ nặng
• Tim: sốt dạng thấp
• Mắt: viêm màng bồ đào, nhãn viêm giao cảm
• Da: lupus, viêm da dạng herpet
Lupus ban đỏ hệ thống
• Dịch tễ học:
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (0-76 tuổi), nhiều hơn ở 10-40 tuổi.
- Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam: 8-9 bệnh nhân nữ/1-2 bệnh nhân nam
• Nguyên nhân:
- Yếu tố bẩm sinh (di truyền)
- Yếu tố mắc phải:
+ Virus: yếu tố khởi phát gen trong cơ thể gây rối loạn hệ MD
+ Thuốc: hydralazin, procainamid
+ Hormone giới tính: nữ nhiều hơn nam, trong tuổi sinh đẻ
+ Tia cực tím: làm thay đổi DNA → trở thành KN
Biểu hiện bệnh lupus ban đỏ (1)
1. Sốt: kéo dài không rõ nguyên nhântriệu chứng gầy sút, mệt mỏi,
kém , kèm
2. Da và niêm mạc: ban đỏ hình cánh bướm ở mặt; mảng, vảy mịn
ở hai cánh mũi, gò má, dưới cằm; ban đỏ vùng trước ngực, lưng,
đầu ngón tay; da nhạy cảm với ánh sáng; loét miệng, họng; rụng
tóc
3. Cơ xương khớp: đau cơ, đau khớp; viêm khớp đơn thuần; hoại
tử xương vô khuẩn; viêm cơ; viêm khớp nhiễm trùng
4. Thận: tổn thương cầu thận (nguyên nhân gây tử vong)
5. Tim mạch
• Tim: viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim
• Hệ mạch: tổn thương mạch vành, huyết khối tĩnh mạch
Biểu hiện bệnh lupus ban đỏ (2)
6. Hô hấp: viêm màng phổi; tổn thương nhu mô (viêm phổi
lupus, chảy máu phế nang)
7. Hệ thần kinh: đau đầu, co giật kiểu động kinh; rối loạn tâm
thần; viêm não, viêm màng não; hội chứng viêm tủy cắt ngang
8. Máu và hệ sinh máu: thiếu máu; giảm tiểu cầu; rối loạn đông
máu; lách và hạch to ở nhiều địa điểm
9. Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn; gan to; viêm tụy
10. Mắt: viêm võng mạc, viêm kết mạc xung huyết; tắc động
mạch võng mạc, viêm thần kinh thị giác; hội chứng xơ teo tuyến
lệ, teo tổ chức liên kết mắt
Viêm khớp dạng thấp
• Rheumatoid arthritis: phố biến
ở châu Âu
• Nguyên nhân: phức hợp MD
lưu động trong máu → u hạt
dưới da, quanh mạch máu,
trong cơ tim, van tim và phổi
• Đặc điểm bệnh: các ‘yếu tố
dạng thấp’ trong huyết thanh
bệnh nhân → KT chống các
phân tử γ globulin mà cấu
trúc đã bị thay đổi
Yếu tố dạng thấp
• Trọng lượng phân tử 900.000;
• Là IgM do TB plasma SX ra ở hạch bạch huyết, tổ chức hạt của màng bao
khớp, u hạt dưới da
• Phát hiện bằng phản ứng ngưng kết với huyết thanh bệnh nhân: dùng hạt
latex gắn γ globulin người → HT có khả năng ngưng kết hồng cầu cừu đã
bọc HT thỏ kháng cừu, hoặc HC cừu đã bọc γ globulin của bất cứ ĐV nào,
hoặc HC người có bọc KT kháng Rhesus không hoàn toàn
• Không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh VKDT: đây là tự KT hình
thành khi mắc bệnh
• Một số bệnh có tổn thương u hạt như phong, giang mai cũng có yếu tố
dạng thấp
• Tổn thương ở khớp là do sự hình thành, lắng đọng của phức hợp MD tại
khớp (tự KT và KN bản thân)
THIẾU HỤT MIỄN DỊCH
1. Khái niệm: trạng thái lympho B hoặc T hoặc cả hai không có khả
năng phản ứng với kháng nguyên
2. Chia bệnh thiếu hụt MD làm 2 loại:
• Thiếu hụt MD tiên phát:
- Nhóm 1: THMD do tổn thương tế bào gốc ở tủy xương
- Nhóm 2: THMD do tổn thương quá trình biệt hóa lympho B
- Nhóm 3: THMD do tổn thương quá trình biệt hóa lympho T
• Thiếu hụt MD thứ phát: hậu quả của các bệnh khác dẫn đến mất lympho
B, lympho T, globulin miễn dịch
HIV và AIDS
3. Ngoài ra còn có thiếu hụt chức năng thực bào (khuyết tật chức năng
thực bào bào); thiếu hụt bổ thể
Một số bệnh thiếu hụt miễn dịch tiên phát thường gặp (1)
1. Không có γ globulin huyết bẩm sinh kiểu Bruton
• Bệnh di truyền, chỉ ở bé trai
• Trong máu, tủy xương, lách, hạch lympho: không có lympho B
• Tổ chức lympho: không có nang lympho
• Không có TB plasma ở hạch, ruột, lách
• Trẻ bt: rất nhiều lympho B trong hạch hạnh nhân → trẻ mắc bệnh có hạch HN nhỏ xíu;
không thấy IgM, IgA, IgD, IgE trong huyết thanh, IgG< 50 mg/ml
• Không tạo KT đặc hiệu khi tiêm KN đặc hiệu
• Tuyến ức phát triển bt: trẻ có phản ứng da kiểu quá mẫn muộn, viêm da tiếp xúc, đáp
ứng thải ghép
• Có IgG từ mẹ: 6-9 tháng tuổi phát triển bt. Sau đó bị viêm tai giữa, viêm phổi, viêm da
mủ, viêm màng não. Ngoài ra: khớp sưng giống viêm khớp dạng thấp
• Điều trị: tiêm γ globulin tinh chế từ huyết tương của 2000 người trộn lẫn → pha thành
dung dịch 16%. Tiêm bắp 4 tuần /lần, liều 0.6ml (=100mg)/1 kg thể trọng → tránh
được các nhiễm trùng sinh mủ
Một số bệnh thiếu hụt miễn dịch tiên phát thường gặp (2)
2. Thiếu hụt MD kết hợp nguy kịch (severe combined
immunodeficiency-SCID)
• Bệnh di truyền: lặn, liên quan giới; Tỷ lệ mắc
nam:nữ = 3:1 ATP
• 50% bệnh nhân: lặn tự thân kèm theo không có ADP
enzyme adenosin deaminaza (ADA), hoặc purin AMP
nucleozid phosphorylaza (PNP). Thiếu hụt ADA và ADA PNP
PNP → tích lũy ATP ở tổ chức → ngăn cản biệt Adenosin Inosin Hypoxanthine
hóa lympho T → bệnh nhân SCID không có lympho
T → giảm lympho máu
•Tuyến ức không có lympho bào, chỉ có TB biểu mô
- 90% bệnh nhân không có lympho B: không có γ globulin huyết
- Không có phản ứng quá mẫn muộn, không có đáp ứng thải ghép
- Dễ nhiễm trùng, khó sống được 2 năm
- Điều trị: ghép tủy xương lấy từ anh em ruột: chưa hiệu quả
Thiếu hụt MD thứ phát: Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS) (1)
• HIV: retrovirus
• Genome: ARN một sợi, enzyme phiên mã ngược
• Bao bọc capside: vỏ ngoài lipoprotein; mặt vỏ ngoài chứa các gai
glycoprotein mw=120kDa (gp120); các gai gắn vào thụ thể CD4 trên
mặt lympho T CD4 và đại thực bào → TB đích chính của HIV
• Sau khi xâm nhập TB → enzyme tiêu hóa của TB cởi bỏ vỏ ngoài
của virus → sợi ARN virus được sao thành DNA đơn nhờ enzyme
phiên mã ngược
• Sợi DNA → làm khuôn tổng hợp sợi DNA mới (cơ chế bổ sung) →
sợi DNA xoắn kép → vào nhân (khi TB phân chia) → tích hợp vào
NST chủ nhờ enzyme intergraza → pro virus (tiền virus) → nằm im
trong TB vài tháng đến vài năm
Nhiễm HIV trong các tế bào T đích

Nhiễm dạng âm ỉ Nhiễm dạng hoạt động

Sự sao chép DNA của tiền virus


Tổng hợp các thành phần của virus
Hợp thành virus
Nảy nở virus từ tế bào chủ
Thiếu hụt MD thứ phát: Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS) (2)
• Gien HIV → biểu hiện: khi có kích thích của yếu tố phiên mã của TB
chủ gắn vào đầu lặp lại dài của provirus → phiên mã tạo ARN khác
nhau nhờ ARN-polymeaza của TB
• Một số ARN genome của virus, một số là ARN thông tin để tổng hợp
protein capsid
• Vỏ capsid + ARN genome tạo hạt virus (virion) → chui ra ngoài lặp
lại vòng đời mới ở TB CD4 khác → một thời gian ngắn sau nhiễm đã
có 1-100 TB chứa HIV
• Lúc đầu cơ chế bảo vệ của cơ thể giảm tốc độ nhân lên của virus →
sau chúng vượt qua và nhiễm ngày càng nhiều vào các tế bào T →
dựa vào số lượng TB T trong máu xác định mức độ nhiễm: nếu
<600/µl → mất đáp ứng MD qua trung gian TB → nhiễm bệnh cơ hội
Thiếu hụt MD thứ phát: Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải (AIDS) (3)
• Bắt đầu nhiễm: dòng TB B hình thành → huyết thanh chứa
lượng lớn IgG, IgM và IgA
• Giai đoạn sau của AIDS: lượng KT giảm đột ngột → các KT
kháng gp120 giảm theo
• Liệu pháp chống HIV thành công nhất: dùng chất ức chế
enzyme phiên mã ngược của HIV → cản trở sự tổng hợp
genome của virus
Dideoxynucleozit, azidotimidin, zidovudin
• Phòng bệnh: ngăn chặn lây lan qua quan hệ tình dục, tiêm
chích ma túy, truyền máu!!!

You might also like