You are on page 1of 72

DỊ ỨNG THUỐC

BS. Trần Thị Mùi


BM Dị ứng – MDLS, Đại học Y Hà Nội
MỤC TIÊU Y5

1. Trình bày được cơ chế dị ứng thuốc


2. Trình bày được các thể lâm sàng của dị ứng thuốc
3. Trình bày được chẩn đoán dị ứng thuốc
4. Trình bày được điều trị và dự phòng dị ứng thuốc
LỊCH SỬ DỊ ỨNG THUỐC

• Dị ứng thuốc được biết từ lâu


• Richet và Portier (1902): mô tả chi tiết trường hợp
sốc phản vệ trên động vật thực nghiệm
• Keefer (1943): phát hiện dị ứng thuốc penicillin
• Wilisky (1954): thông báo trường hợp sốc phản vệ
tử vong do penicillin
TÌNH HÌNH DỊ ỨNG THUỐC

1. Thế giới
• 7% trong cộng đồng
• Mỹ: 2% dân số dị ứng sau dùng thuốc
• Pháp: 14,7% các trường hợp vào viện là dị ứng thuốc
• Dị ứng thuốc xảy ra khoảng 10 -20% số BN nội trú
• Tỷ lệ sốc phản vệ khoảng 30/100,000 dân/năm; Châu Âu:
4-5/10.000 dân, Mỹ: 58,9/100.000 dân.
2. Việt Nam
• Hà Nội (1980-1984) : 2,5%
• Việt Nam (2000-2001) : 8,73%
PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THUỐC VỚI P/Ư CÓ HẠI DO THUỐC

• Quá liều gây độc (drug toxicity):


Thuốc độc, dùng quá liều; hoặc dùng đúng liều, nhưng giảm thanh
lọc (suy gan, suy thận) nên tích lũy gây độc.
• Tác dụng phụ (side effect):
Ngoài tác dụng chính còn gọi là tác dụng thứ yếu, hiệu ứng phụ,
tác dụng ở bên cạnh (side) của thuốc. Tác dụng phụ khá phổ biến,
dự kiến được, phụ thuộc liều lượng
• Tác dụng ko mong muốn (undesired effect):
là phản ứng ngoài ý muốn, đến bất ngờ với 1 số người, ko dự
kiến được khi dùng thuốc. Loại phản ứng này thường xảy ra, tần
số rất dao động, tác động xấu tới nhiều loại cơ quan của cơ thể.
DỊ ỨNG THUỐC
(DRUG ALLERGY)

• Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường do dùng thuốc, là hậu
quả của phản ứng kháng nguyên kháng thể
• Tình trạng phản ứng quá mức khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã
có giai đoạn mẫn cảm.
Thuốc

Triệu chứng
DỊ ỨNG THUỐC
• Thường không phụ thuộc liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, hay xảy ra
trên người bệnh có cơ địa dị ứng
• Thể hiện bằng một số hội chứng, triệu chứng lâm sàng nhất định và
thường có biểu hiện ở da.
• Dùng lại thuốc đó hoặc những thuốc có phản ứng chéo thì phản ứng dị
ứng lại xảy ra và có thể nặng hơn
• Triệu chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng
• Triệu chứng phụ thuộc vào loại thuốc, tần suất dùng thuốc
• Một thuốc có thể gây ra nhiều biểu hiện dị ứng và một hội
chứng có thể do nhiều thuốc gây ra
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỊ ỨNG THUỐC
Yếu tố liên quan với thuốc
Khả năng hoạt động như một hapten, tiền hapten, hoặc Pi-concept
Tần suất sử dụng thuốc
Đường dùng thuốc: TM> TB>TDD> uống
Liều: cao > thấp

Yếu tố người bệnh


Nữ: nam 2:1
Virus : HIV, EBV, HHV, CMV
Cơ địa dị ứng

Yếu tố gen
HLA B* 1502 hay liên quan đến dị ứng nặng do Carbamazepine
HLA B* 5801 hay liên quan đến dị ứng nặng do allopurinol

• HLA B*5701 hay liên quan đến dị ứng nặng do Abacavir


Br J Clin Pharmacol 2010
Allergy, Asthma & Clinical Immunology 2011
PHÂN LOẠI DỊ ỨNG THUỐC
Classification of drug hypersensitivity reactions

Pichler et al. Med Clin N Am .2010;94: 645-664


PHẢN ỨNG QUÁ MẪN TYPE I

• Xảy ra vài phút, vài giờ sau tiếp xúc


với dị nguyên
• Cơ chế: Thường qua trung gian IgE
• Lâm sàng: sốc phản vệ, mày đay,
phù mạch, hen phế quản, viêm mũi
dị ứng
• Thuốc gây dị ứng: βlactam
(penicillin), giãn cơ, thuốc cản
quang…..
SỐC PHẢN VỆ
• Xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi dùng thuốc
• Phản ứng qua trung gian IgE
• Nguyên nhân: kháng sinh, giãn cơ, gây tê, cản quang, kháng
thể đơn dòng...
• Tổn thương cơ quan đích:
• Da: mày đay, phù Quincke, sung huyết da
• Hô hấp: khó thở, khò khè, thở rít
• Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa
• Tim mạch: hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất
• Điều trị: Adrenalin, truyền dịch, kháng histamin, corticoid,
thở oxy
• Nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời
Dịch cao phân tử, 2.70%
Kháng sinh 8%

Opioids
1.4%

Latex 12.1%

Thuốc gây tê gây


mê, giãn cơ 69.2%

Mertes P,Laxenaire M Allergic reactions occurring during anesthesia. European Journal


of Anesthesiology 2002; 19:240-262
SỐC PHẢN VỆ
(anaphylactic shock)

• BN: Lê Văn S. 26 tuổi. Tai nạn lao động tổn thương phần mềm ngón út
bàn tay trái. Sau tiêm SAT 15 phút xuất hiện SPV
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ
(Dùng trong Bệnh viện Bạch Mai)

Phát hiện nhanh sốc phản vệ. Các dấu hiệu đột ngột xuất hiện sau tiếp xúc dị nguyên:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn ý thức.
Mạch nhanh,nhỏ, huyết áp tụt; nghẹt thở, thở rít; đau quặn bụng, nôn mửa, đại tiểu tiện không tự chủ.
Mày đay, ban đỏ toàn thân, sưng phù môi mắt.

Xử trí sốc phản vệ. Nguyên tắc: Khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay adrenalin
(1)
Ngừng tiếp xúc dị nguyên ngay
(2)

Adrenalin ống 1mg/ml tiêm bắp ngay, người lớn ½ -1 ống /lần, trẻ em ≤ 1/3 ống /lần. Tiêm nhắc lại
sau mỗi 5-15 phút, có thể <5 phút tới khi huyết áp tâm thu > 90 mmHg ở người lớn, >70 mmHg ở trẻ em.
Adrenalin truyền TM nếu huyết động không cải thiện sau 2-3 lần tiêm bắp. Liều 0,1 g/kg/phút,
tăng tốc độ truyền 5 phút /lần, mỗi lần 0,1- 0,15 g/kg/phút (theo đáp ứng)..
(3)
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao
Thở oxy: 6-8 lít/phút cho người lớn, 1-5 lit/phút cho trẻ em
Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng: dung dịch NaCl 0,9% tốc độ nhanh 1-2 lít cho
người lớn, 500 ml cho trẻ em trong 1 giờ đầu.
Mở khí quản ngay nếu phù nề thanh môn (da xanh tim, thở rít)
Gọi hỗ trợ, hội chẩn Khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực (nếu cần)
(4)
Dimedrol ống 10mg tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 ống, trẻ em: 1 ống, có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
Methylprednisolon lọ 40 mg, tiêm bắp hoặc TM. Người lớn: 2 lọ, trẻ em: 1lọ, có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ.
Chú ý: - Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên có thể tiêm bắp adrenalin theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
- Tùy theo điều kiện và chuyên khoa mà sử dụng các thuốc và phương tiện cấp cứu hỗ trợ khác
Biên soạn: Trung tâm Dị ứng-MDLS
MÀY ĐAY-PHÙ QUINCKE
• Hay gặp nhất trong các thể quá mẫn type I
• Xảy ra vài giờ sau khi tiếp xúc dị nguyên thuốc
• Thường qua trung gian IgE
• Kháng sinh, ức chế men chuyển, chống co giật, giãn cơ, cản quang,
NSAIDs
• Tổn thương da:
• Sẩn phù, xung huyết da, ngứa nhiều;
• Phù mí mắt, môi, lưỡi, thanh quản, bộ phận sinh dục
• Điều trị: kháng histamine, corticoid ngắn ngày đợt cấp
Mày đay
(urticaria)

• BN. Nguyễn Quang H. 34 tuổi. Viêm phế quản. tiêm 1lọ ampicilin 1g
Hen phế quản
( Bronchial asthma)

• BN. Đặng Thị V. 34 tuổi. Xuất hiện nặng ngực, cơn khó thở ra khi uống penicilin
Viêm kết mạc dị ứng cấp do thuốc
(Allergic conjunctivitis)

¶nh: N.V.§oµn

• BN. Đinh Ngọc D. 25 tuổi. Rặm mắt. Sau khi tự mua và tra thuốc
Sulfableu 1 ngày BN thấy mắt ngứa, đỏ rực
QUÁ MẪN TYPE II

• Cơ chế: IgG, IgM


• Lâm sàng: thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu
hạt, giảm tiểu cầu
• Thuốc gây dị ứng: Penicillin, sulfonamides,
chống co giật, cephalosporins, quinine,
heparin, thiazides, muối vàng
PHẢN ỨNG QUÁ MẪN TYPE III

Cơ chế: IgG, IgM, Bổ thể


Lâm sàng: bệnh huyết thanh (mày đay, đau cơ, sốt);
viêm mạch quá mẫn
Nguyên nhân : Sulfonamid, lợi tiểu, hydralazine,
penicillamine, propylthiouracil
Điều trị: NSAIDs, corticoid
Viêm mạch dị ứng
(allergic vasculitis)

¶nh: N.V.§oµn

• BN. Phạm Quang B. 16 tuổi. Viêm tai giữa. Đau bụng, đau khớp và xuất
huyết tứ chi dạng chấm dày đặc tứ chi, xảy ra 6 giờ sau khi uống 3 viên
ampicilin loại 500mg.
QUÁ MẪN TYP IV

• Phản ứng quá mẫn chậm


• Xảy ra sau vài ngày, vài tuần sau khi tiếp xúc dị nguyên
• Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào lympho T mẫn cảm
• Biểu hiện lâm sàng: viêm da tiếp xúc dị ứng, SJS, TEN,
AGEP, DRESS
• Điều trị tùy thuộc vào thể lâm sàng
VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG
• Thường xảy ra vài ngày sau khi tiếp xúc với thuốc
• Biểu hiện lâm sàng: ban đỏ, mụn nước, bọng nước, ngứa
nhiều tại vị trí tiếp xúc có thể lan rộng toàn thân
• Thường liên quan đến các thuốc sử dụng tại chỗ, mỹ phẩm
• Điều trị: corticoid bôi tại chỗ
Viêm da tiếp xúc
(Allergic contact dermatitis)

¶nh: N.V.§oµn

• BN. Nguyễn Bích Ng. 32 tuổi. Tàn nhang. 7 giờ sau khi dùng kem nghệ
Thái dưương, ngứa mặt dữ dội, nhiều mụn nưước nhỏ và rỉ nưước vàng
tại chỗ bôi thuốc.
• Viêm da tiếp xúc do kem trangala (mỡ trăn+ dexamethason+ chloramphenicol)
• BN. Vũ Mạnh H. 15 tuổi, Nẻ môi. bôi kem trangala, 2 ngày sau quanh miệng chỗ bôi thuốc
có đầy mụn nước, ngứa và sưng đau.
• Vào viện 27/12/1999
• Phản ứng quá mẫn chậm qua trung gian tế bào T
• Thường xuất hiện sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc
• Biểu hiện lâm sàng: ban đỏ tăng sắc tố da thường bắt
đầu ở miệng, bộ phận sinh dục, các chi; có thể có bọng
nước và loét niêm mạc
• Xuất hiện tại các vị trí cũ khi tiếp xúc lại với thuốc
• Nguyên nhân: Sulfonamide, tetracycline, NSAIDs,
ASA, hóa trị liệu, chống co giật

HỒNG BAN NHIỄM SẮC CỐ ĐỊNH


Hồng ban nhiễm sắc cố định
(Fixed pigmented erythema)

¶nh: N.V.§oµn

• Hồng ban nhiễm sắc cố định do HHTK


(paracetamol + cafein + phenobarbital)
• BN. Lưu Thị D. 70 tuổi. Đau đầu. Mỗi lần uống HHTK, ở một số vùng da cố định
trên mặt, người và tay chân BN lại bị thẫm đen, đau rát.
HỒNG BAN NÚT

• Phản ứng quá mẫn chậm


• Lâm sàng:
• Tiền triệu: hội chứng giả cúm (sốt, đau mỏi cơ toàn thân)
• Cục đỏ dưới da, ranh giới không rõ, đường kính 2-6cm (giai đoạn
đầu: căng cứng và đau; giai đoạn sau: mềm hơn nhưng không loét
hay hoại tử) kéo dài 2-7 tuần
• Đau khớp, hạch ngoại vi
• Thuốc: sulfonamide, dẫn xuất halogen, muối vàng, sulfonylureas
• Tìm nguyên nhân khác
Hồng ban nút
( erythema nodosum)
.

¶nh: N.V.§oµn

• BN. Ngô Kim Thị Kim Th. 26 tuổi. Viêm loét lợi. Sau uống 4 viên
metronidazol xuất hiện hồng ban nút
Hồng ban đa dạng
(erythema multiform)

¶nh: N.V.§oµn

• Hồng ban đa dạng do Rodogyl (spiramycin + metronidazol).


• BN. Hồ Thi Q. 31 tuổi. Đau răng. 6 giờ sau khi uống 2 viên Rodogyl, xuất hiện
ban đỏ, ngứa và nhiều dạng tổn thưương trên da và nhiều ban hình bia bắn.
HỒNG BAN ĐA DẠNG

• Tổn thương hình bia bắn có thể phẳng hoặc gồ trên mặt
• Nguyên nhân:
+ do thuốc
+ do virus chủ yếu là Herpes
• Có thể tiến triển thành Lyell
• Điều trị: Corticoid + Kháng histamin + điện giải
• Phản ứng quá mẫn chậm qua trung gian tế bào T
• Thường xảy ra sau khi sử dụng thuốc khoảng 2-6 tuần
• Nhóm thuốc thường gặp: chống co giật, sulfonamides, minocycline,
allopurinol
• Biểu hiện lâm sàng: sốt cao liên tục 39-40 độ C, ban da, bong vảy, ngứa
nhiều, viêm gan cấp, suy thận cấp, viêm phổi kẽ, viêm thận kẽ
• Xét nghiệm: tăng bạch cầu ái toan, tăng men gan, suy thận
• Liên quan đến HHV-6
• Có khả năng tái phát mặc dù không tiếp tục sử dụng thuốc
• Điều trị: corticoid tại chỗ, toàn thân, ức chế miễn dịch

HỘI CHỨNG DRESS


(DRUG RASH WITH EOSINOPHIL AND SYSTEMIC
REACTIONS)
Hội chứng phát ban toàn thân và tăng BC ái toan (DRESS) do allopurinol.
HỘI CHỨNG AGEP
(ACUTE GENERALIZED EXANTHEMATOUS PUSTULOSIS)

• Phản ứng quá mẫn chậm, thường xuất hiện trong vòng 1 ngày sau sử dụng thuốc
(~90%), có thể do nhiễm virut cấp
• Biểu hiện lâm sàng
• Khởi phát nhanh (3-4 ngày)
• Sốt tại thời điểm nổi ban
• Ban dạng mụn mủ li ti, đồng đều thường xuất hiện ở thân mình và có thể có ở mặt
• Có thể lui bệnh sau 2 tuần mà không cần điều trị (~10%)
• CLS: Tăng bạch cầu (đoạn đa nhân trung tính, máu lắng tăng, CRP tăng). Test áp
đọc sau 48h và 96h
• Nhóm thuốc: kháng sinh nhóm betalactam, tetracyclin, sulfonamide, chống nấm,
carbamazepine
• Điều trị: Corticoid (tại chỗ + toàn thân), kháng histamine, điều trị triệu chứng
Hội chứng AGEP

¶nh: N.V.Đoµn

• Tổn thưương mặt trong hội chứng đỏ da toàn thân (AGEP-Acute generalized exanthematous pustulosis) do amoxicilin

• BN. Trân Quốc A. 57 tuổi. Viêm phế quản. 12h sau khi uống 4 viên amoxicilin 500mg, da toàn thân đỏ rực da và rất ngứa.

• Vào viện 20/1/2006


• Phản ứng quá mẫn chậm qua trung gian tế bào TCD8, thường xuất
hiện sau khi sử dụng thuốc 1-3 tuần
• Biểu hiện lâm sàng
• Giai đoạn sớm: sốt, đau rát họng, viêm kết mạc
• Giai đoạn muộn: loét các hốc tự nhiên (≥ 2 hốc tự nhiên), ban đỏ bọng
nước trên da (diện tích < 10% diện tích da cơ thể)
• Có thể tiến triển thành Lyell
• Nhóm thuốc: Sulfonamides, nevirapine, corticosteroids, chống co
giật, NSAIDs (oxicams), allopurinol, phenytoin, carbamazepine,
lamotrigine, barbiturates, pantoprazole, tramadol
• Chẩn đoán xác định: loét trên 2 hốc tự nhiên + diện tích da tổn
thương bọng nước <10% diện tích cơ thể
• Điều trị: Tại chỗ và chăm sóc tổn thương da + corticoid

HỘI CHỨNG STEVEN-JOHNSON


HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON
(STEVENS – JOHNSON SYNDROME: SJS)

¶nh: N.V.§oµn

SJS Do thuốc chống động kinh


• Phản ứng quá mẫn chậm qua trung gian tế bào TCD8, thường xuất
hiện sau khi sử dụng thuốc vài tuần đến 2 tháng
• Biểu hiện lâm sàng
• Giai đoạn sớm: giống như SJS
• Giai đoạn muộn: có thể loét các hốc tự nhiên, ban đỏ bọng nước
trên da trên 30% diện tích da cơ thể
• Nhóm thuốc: giống như SJS
• Chẩn đoán xác định: diện tích da bọng nước > 30% diện tích cơ thể

HỘI CHỨNG LYELL (TEN)


(TOXIC EPIDERMIS NECROLYSIS)
Điều trị:
• Dừng thuốc gây dị ứng và tất cả các thuốc không cần thiết
• Sử dụng các biện pháp vô khuẩn khi thăm khám và can thiệp
• Chăm sóc tổn thương da, sử dụng nitrat bạc hoặc Vaseline
• Loại bỏ những mảnh bong da và niêm mạch hàng ngày; sử
dụng dd sát khuẩn đƣờng miệng hoặc xịt mũi họng
• Nằm đệm khí – nước

HỘI CHỨNG LYELL (TEN)


(TOXIC EPIDERMIS NECROLYSIS)
Điều trị:
• Bồi phụ nước điện giải
• Đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch trung tâm
• Kiểm soát đau giảm đau, dinh dưỡng+ kháng sinh khi có bội
nhiễm+ IVIG 2g/kg/ngày (3-5 ngày) hoặc cyclosporin A 5mg/kg/
2 tuần
• Ít có vai trò corticoid, có ý nghĩa trong giai đoạn đầu + kháng
histamin
• Cấy da, máu, nước tiểu hàng ngày
• Dinh dưỡng đường TM hoặc đặt sonde dạ dày nếu không ăn được
đường miệng
• Hội chẩn ck mắt, nhỏ dung dịch sát khuẩn hằng ngày
• Dùng chống đông dự phòng tắc mạch

HỘI CHỨNG LYELL (TEN)


(TOXIC EPIDERMIS NECROLYSIS)
NGUY CƠ:
• Mất cân bằng nứớc điện giải
• Tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn do thay đổi hệ vi khuẩn trên da và tình
trạng tổn thƣơng da.
• Tăng nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi, tắc mạch, viêm phổi do hít do
nằm lâu và bất động
• Tổn thƣơng các hốc tự nhiên: mắt, miệng, sinh dục thậm chí mù
• Có thể tổn thương nội tạng
• Có nguy cơ tử vong

HỘI CHỨNG LYELL


HỘI CHỨNG LYELL
(TOXIC EPIDERMAL NECROLYSIS SYNDROME: T.E.NS)

¶nh: N.V.§oµn

Hội chứng Lyell do carmabazepin


BN. Bùi Thị Q. 21 tuổi. Động kinh. Sau 20 ngày uống Tegretol
(viên 100mg, 2viên/ngày) xuất hiện H/C Lyell
• Hội chứng Lyell với dấu hiệu Nikolski (+).
• BN. Trần Thị H. 22 tuổi. Viêm cầu thận. Sau 2 ngày uống amoxycillin 500mg(2
viên/ngày), bị hội chứng Lyell
• Vào viện 20/10/2003.
Hội chứng Stevens-Johnson/ TEN
CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
DỊ ỨNG THUỐC

• Thường thực hiện sau khi hết tổn thương da khoảng 4-6 tuần
• Tùy thuộc vào type quá mẫn mà có các phương pháp phù
hợp
• Quá mẫn type I: test lẩy da, nội bì, test kích thích, định
lượng IgE đặc hiệu, hoạt hóa bạch cầu ái toan
• Quá mẫn type IV: test áp da, chuyển dạng lympho bào
CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TEST LẨY DA
TEST LẨY DA (PRICK TEST)
PRICK TEST
TEST NỘI BÌ
(INTRADERMAL TEST)
TEST NỘI BÌ (INTRADERMAL SKIN TEST – IDT)

• Độ nhạy cao hơn prick test


• Có thể có (+) giả
• Có thể có đáp ứng toàn thân
• Chỉ làm khi prick test (-)
trong khi nghi ngờ là thuốc
gây dị ứng
TEST ÁP

Dán các dị nguyên Dương tính mạnh


TEST ÁP
TEST ÁP

? + ++ +++
Theo tiêu chuẩn ICDRG
GIÁ TRỊ CỦA TEST DA

• Giá trị của test da phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng của tổn
thương da do thuốc
• Giá trị của test da cũng phụ thuộc vào thuốc làm xét nghiệm
• Có vai trò xác định mẫn cảm chéo
• Test da cũng có thể gây tái phát triệu chứng (10% IDM ở bệnh
nhân AGEP)
IMMEDIATE REACTIONS SERUM TRYPTASE

Plasma histamine
Serum tryptase
24-hr Urinary histamine metabolite

0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330


An elevated level supports a diagnosis of anaphylaxis.
Normal levels do not exclude anaphylaxis.
PHẢN ỨNG PHÂN HỦY MASTOCYTE
KHÁC

• Thử nghiệm hấp thụ dị nguyên phóng xạ (Radio Allergo


Sorbent Test : RAST)
• Định lượng IgE toàn phần băng fpp enzym trên máy ES33
(Enzymun Test System Multistep33)
TEST KÍCH THÍCH
(PROVOCATION TEST)
ĐỊNH NGHĨA: Test kích thích với một thuốc (DPT) được định nghĩa
là việc dùng thuốc có kiểm soát để chẩn đoán tăng
nhạy cảm với thuốc cả theo cơ chế miễn dịch và
không theo cơ chế miễn dịch.
• Dương tính: tái hiện lại được triệu chứng ban đầu hoặc chí ít
cũng có một triệu chứng khách quan.
• Âm tính: không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong quá trình
làm test cũng như quá trình theo dõi ( thậm chí vài ngày đến vài
tuần phụ thuộc vào thuốc và cơ chế miến dịch bệnh học)
• Dương tính giả: tâm lý, TC có trước (mày đay), thuốc làm nặng
bệnh, bệnh xuất hiện đồng thời
• Âm tính giả: thuốc chống dị ứng, thiếu các thành phần phối
hợp (nhiểm virus, ánh sáng, phối hợp các thuốc, hoạt động thể
lực), giai đoạn kháng - refactory period), GĐ giải mẫn cảm tự
nhiên, dung nạp hoặc giải mẫn cảm do test, nhầm thuốc.

Aberer, W., Kranke, B. Immunol Allergy Clin North Am. 2009 Aug;29(3):567-84.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN DỊ ỨNG THUỐC

1. Khai thác tiền sử

2. Khám

3. Test chẩn đoán


XÉT NGHIỆM CHẨN DOÁN TYP I
- Invitro:
+ Định lượng histamine
+ Định lượng tryptase
+ Định lượng IgE đặc hiệu
- Invivo:
+ Test lẩy da
+ Test nội bì
+ Test klích thích
PHÒNG VÀ HẠN CHẾ DỊ ỨNG THUỐC

1. Tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đúng


chỉ định
2. Khai thác tiền sử dị ứng khi kê đơn, trước dùng
thuốc là quan trọng nhất
3. Hộp phòng SPV có ở mọi nơi dùng thuốc
4. Sau khi tiêm thuốc, để BN ở lạị 10-15 phút đề
phòng SPV xảy ra muộn

You might also like