You are on page 1of 27

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

BIẾN CHỨNG GÂY TÊ


BS. Nguyễn Đức Tâm
Khoa: PT – GM – HS

1
NỘI DUNG CHÍNH
I. THUỐC GÂY TÊ VÀ SỬ DỤNG THUỐC GÂY TÊ
1. Gây tê và thuốc gây tê
2. Các loại thuốc gây tê
3. Ưu và nhược điểm của thuốc gây tê
II. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
1. Gây tê ngoài da và niêm mạc
2. Gây tê thần kinh
3. Gây tê ngoài màng cứng
4. Gây tê khoang cùng
5. Gây tê tủy sống
6. Gây tê đám rối
III. BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
1. Biến chứng từ gây tê tủy sống
2. Biến chứng gây tê ngoài màng cứng

2
I. THUỐC GÂY TÊ & SỬ DỤNG THUỐC
GÂY TÊ

3
Gây tê và thuốc gây tê
• Gây tê là một phương pháp vô cảm dùng thuốc tê để ngăn chặn luồng dẫn truyền
thần kinh. Tuỳ theo phương pháp gây tê mà phóng bế này có thể làm mất cảm giác
đơn thuần hoặc kết hợp với liệt vận động.
• Thuốc gây tê là các dược chất có đặc tính phong bế, ngăn chặn luồng dẫn truyền
thần kinh khi thuốc tê tiếp xúc với mô thần kinh ở những nồng độ thích hợp.
• Thuốc gây tê tác dụng vào mọi nơi của thần kinh và khi hết thời gian tác dụng thì
chức năng của thần kinh phục hồi bình thường.

4
Các loại thuốc gây tê

Thuốc tê

Nhóm Nhóm Amino


Amino ester amide

Procain Tetracain Lidocain Bupivacain

5
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc gây tê
ƯU ĐIỂM: NHƯỢC ĐIỂM
• Ít tốn kém, không gây cháy nổ. • Bệnh nhân sợ do nghe và đôi lúc
thấy được các động tác phẩu thuật.
• Chăm sóc sau khi mổ ít vất vả hơn • Có những vùng mổ không thể gây tê
gây mê. được, hoặc cuộc mổ kéo dài thuốc
• Thuận lợi cho những mổ trong tê không bảo đảm.
ngày, các cuộc mổ nhỏ, bệnh nhân • Dị ứng và nhiễm độc thuốc.
có dạ dày đầy.
• Trong các phẩu thuật cần có sự
phối hợp của bệnh nhân lúc mổ
như nối gân, thẩm mỹ….

6
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ

12
Các phương pháp gây tê

1. GÂY TÊ NGOÀI DA VÀ NIÊM MẠC


Thường dùng trong tê mũi họng, khí phế
quản, thực quản và tiết niệu
2. GÂY TÊ THẦN KINH (NERVE BLOCK)
Tiêm thuốc tê tiếp xúc với thần kinh làm
phóng bế cả cảm giác và vận động của dây
thần kinh đó chi phối. Ví dụ: gây tê thần kinh
đùi, thần kinh trụ, quay, giữa…

Phong bế thần kinh giữa

13
Các phương pháp gây tê
3. GÂY TÊ TUỶ SỐNG
(RACHIANESTHÉSIE):
Hay còn gọi là gây tê dưới
màng cứng. Bơm thuốc tê
vào khoang dưới màng
cứng. Mất cảm giác và vận
động ở phía dưới chổ
phong bế. Thường dùng
cho các vùng mổ từ dưới
rốn trở xuống.

14
Các phương pháp gây tê
4. GÂY TÊ KHOANG CÙNG:
(ANESTHÉSIE CAUDALE): Đây là
loại gây tê ngoài màng cứng, nhưng
vị trí chích là khe cùng cụt và nơi
bơm thuốc là khoang cùng.
Thường dùng cho các cuộc mổ ở
vùng hậu môn sinh dục.

15
Các phương pháp gây tê
5. GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG (ANESTHÉSIE PÉRIDURALE): Là tiêm thuốc tê vào
khoang ngoài màng cứng làm phong bế cảm giác lẫn vận động của các rễ thần tuỷ sống
vùng được tiêm thuốc.

16
Các phương pháp gây tê
6. GÂY TÊ ĐÁM RỐI: Tiêm thuốc tê vào các đám rối thần kinh, như gây tê đám rối thần kinh
cánh tay, gây tê đám rối cổ…..

Gây tê trên xương đòn

17
BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

18
Biến chứng từ gây tê tủy sống
1 Nguyên nhân
Thường là do thuốc tê ngấm vào máu bệnh nhân quá nhanh với một liều
lượng lớn

2 Các biến chứng từ gây tê tủy sống


Trong mổ: Sau mổ:
• Tê tủy sống toàn thể • Đau đầu
• Tụt huyết áp • Biến chứng thần kinh
• Nhịp chậm • Viêm màng não
• Đau • Áp xe ngoài màng cứng
• Đau

19
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Tê tủy sống toàn thể

1 Nguyên nhân
Hiếm nhưng là biến chứng nặng nề do block cao

2 Triệu chứng
• Suy hô hấp do: ức chế TK liên sườn và TK hoành
• Nhịp chậm do: ức chế ε
• Tụt HA do: giãn mạch quá mức
• Mất ý thức và ngưng tim do: thuốc lan lên cao

20
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Tê tủy sống toàn thể

3 Xử trí
• Chú ý những biểu hiện lo lắng, hốt hoảng cần sự hỗ trợ
• Đặt NKQ và giúp thở với Oxy 100%
• Điều trị mạch chậm và tụt HA
• An thần: Midazolam, propofol…
• Tiếp tục giúp thở cho đến khi thuốc tê hết tác dụng và BN tự thở

21
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Tụt huyết áp
1 Nguyên nhân
• Giãn mạch và giảm thể tích tuần hoàn

2 Triệu chứng
• ???

3 Xử trí
• Ephedrine: 30mg/1m có tác dụng co mạch và tăng nhịp tim
• Liều dùng: Bolus 3- 6mg: hiệu quả sau 5- 15ph.
• Kiểm tra HA, mạch → không hiệu quả → lặp lại liều.
• Liều tối đa: 60mg
• Pha 10 - 15mg/ dd NaCl 0.9%: ngừa tụt HA

22
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Nhịp chậm
1 Nguyên nhân
???

2 Triệu chứng
• ???

3 Xử trí
• M < 60 lần/ ph hay M <70 lần ph + tụt HA: Atropin IV
• Tụt HA + M >70 lần/ ph: ephedrin IV

23
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Đau trong và sau mổ
1 Nguyên nhân
• Bắt đầu phẫu thuật: Chưa đủ thời gian bắt đầu tác dụng.
• Trong quá trình phẫu thuật: Block chưa đủ cao
• Đau khi đóng phúc mạc.
• Đau ở cuối cuộc mổ: thuốc tê hết tác dụng.
2 Xử trí
• Giải thích cho BN
• Tùy theo nguyên nhân mà sử dụng:
• Pethidin 25mg IV Ketamin 5- 10mg IV
• Thuốc kháng viêm Non - steroid Thuốc tê tại chỗ
• Gây mê

24
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Đau đầu sau mổ

1 Nguyên nhân
???

2 Triệu chứng
• Trong vòng 24h sau gây tê
• Đau đầu do tư thế: đau khi ngồi và giảm khi nằm
• Đau vùng chẩm, có thể có cứng cổ
• Buồn nôn, nôn, chóng mặt, sợ ánh sáng
• Thường gặp ở BN nữ, trẻ và sản phụ

25
Biến chứng từ gây tê tủy sống
Đau đầu sau mổ
3 Xử trí
• Nằm đầu thấp cho đến khi thuốc tê hết tác dụng
• Uống nhiều nước hay truyền dịch
• Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin
• Nước uống có chứa Caffein: trà, cafe, Coca- cola.
• Đau đầu nặng: Bơm vào khoang NMC 15 - 20ml máu
4 Phòng ngừa
• Dùng kim nhỏ: 16 gauge - tỷ lệ đau đầu 75%, 20 gauge - 15%,
25 gauge - 1%
• Tránh làm rách màng cứng
• Nằm trong vòng 24h sau GTTS làm giảm nguy cơ đau đầu sau GTTS.

26
Biến chứng từ gây tê ngoài màng cứng
1 Nguyên nhân
???

2 Các biến chứng của gây tê ngoài màng cứng


Trong mổ: Sau mổ:
• Tê tủy sống toàn thể • ???
• Ngộ độc thuốc tê

27
Biến chứng từ gây tê ngoài màng cứng
Tê tủy sống toàn thể

1 Nguyên nhân
• Biến chứng nghiêm trọng do chọc thủng màng cứng và bơm 1 lượng
lớn thuốc tê vào

2 Triệu chứng
• Như triệu chứng từ gây mê tủy sống

3 Xử trí
• Đặt NKQ giúp thở với dưỡng khí 100%
• Truyền dịch nhanh kết hợp vận mạch
• Hồi sinh tim phổi nếu ngừng tim với Adrenalin

28
Ngộ độc thuốc tê

1 Nguyên nhân
• ???

2 Triệu chứng
• Mất ý thức đột ngột, hoặc có những cơn co giật
• Trụy tim mạch do giảm sức co bóp cơ tim
• Rối loạn nhịp tim; nhịp nhanh kịch phát hoặc nhịp chậm do
block dẫn truyền, xoắn đỉnh, vô tâm thu.
• Những rối loạn nhịp tim cũng như về ý thức xuất hiện đột ngột
sau liều tiêm đầu tiên từ vài giây cho đến 40 phút sau khi tiêm

29
Ngộ độc thuốc tê
3 Xử trí
• Ngừng tiêm thuốc
• Gọi thêm người giúp đỡ
• Chuẩn bị giải phóng đường thở
• Thở oxy 100%
• Cấp cứu khi ngừng tuần hoàn và hô hấp

4 Điều trị ngộ độc thuốc bằng dung dịch INTRALIPIDE 20%
Cơ chế của INTRALIPIDE 20% trong điều trị ngộ độc thuốc tê: Dùng
intralipide 20% đường tĩnh mạch để điều trị ngộ độc thuốc tê với cơ chế
do tăng sự đào thải của các thuốc tê tan trong mỡ từ đó làm giảm sự gắn
kết của thuốc tê tại cơ tim.

30
Ngộ độc thuốc tê
4 Điều trị ngộ độc thuốc bằng dung dịch intralipide 20%
Các bước điều trị:
• Tiêm liều bolus intralipide 20%; 1.5ml/kg (tiêm 100ml trong
vòng 01 phút)
• Duy trì intralipide qua syring điện với liều: 0.25ml/kg/phút
(400ml trong vòng 20 phút)
• Tiêm bolus lần hai với liều 100ml chia làm 02 lần trong vòng 05
phút nếu như không có dấu hiệu phục hồi của tim mạch
• Sau 05 phút nếu không có sự hồi phục của tim mạch thì tăng
liều bolus thêm 0.5ml/kg/phút (400ml trong vòng 10 phút)
• Tiếp tục dùng các thuốc trợ tim cho đến khi phục hồi tuần hoàn
• Sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (CEC) nếu phương pháp hồi
sức này thất bại

31
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE
CỦA QUÝ BÁC SỸ

32

You might also like