You are on page 1of 12

Nhổ răng và tiểu phẫu thuật

Đau, Ngưỡng đau


Chế ngự đau trong nha khoa
Thực hiện: Nhóm 3 lớpCK1 RHm K28
ĐAU
1. Định nghĩa: đau là một cảm giác khó chịu, được hình thành bởi
não bộ, tạo ra bởi sự dẫn truyền thần kinh từ 1 kích thích đau gây
nên.
2. Phân loại theo cơ chế
a) Đau cảm thụ: đau do tổn thương tổ chức ( cơ, da, nội tạng…)
b) Đau thần kinh: đau sau herpes, đau dây V, bệnh thần kinh ngoại vi
do ĐTĐ, các bệnh đau thần kinh trung ương do tổn thương não
hoặc tuỷ sống…
c) Một số dạng đau đặc biệt khác như đau tâm sinh, đau hỗn hợp
gồm 2 cơ chế đau cảm thụ và thần kinh.
ĐAU
3. Phân loại theo thời gian:
a) Đau cấp tính: mới xuất hiện, cường độ mạnh. Thời gian dưới 3
tháng
b) Đau mạn tính: dai dẳng, tái đi tái lại.
Cơ chế gây đau
• Kích thích trực tiếp các đầu thần kinh tại chỗ, tạo xung thần kinh truyền đến tuỷ sống, hành
não, cầu não và đến vỏ đại não tạo ra cảm nhận đau.
• Đồng thời, tại các mô tổn thương xảy ra quá trình viêm, há huỷ tế bào phóng thích các hoá
chất trung gian như prostaglandine, histamin, bradykinin….
NGƯỠNG ĐAU
• Là cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm giác đau.
Một cường độ kích thích mạnh có thể gây ra cảm giác đau sau 1 thời
gian ngắn, nhưng cường độ nhẹ cần thời gian dài hơn mới gây ra cảm
giác đau.
• Các yếu tố phụ thuộc:
- Tình trạng xúc cảm
- Tình trạng sức khoẻ
- Tuổi
- Giới tính
- Chủng tộc
CHẾ NGỰ ĐAU TRONG NHA KHOA
1. Loại bỏ nguyên nhân gây đau: bằng các phương pháp nội khoa,
ngoại khoa.
2. Ngăn đường dẫn truyền: gât tê tại chỗ, gây tê vùng. 1 liều lượng
thuốc tê thích hợp ngăn cản sự khử cực của màng tế bào thần
kinh, từ đó ngăn chặn được truyền dẫn của xung thần kinh.
3. Nâng cao ngưỡng đau: dùng thuốc giảm đau tác động lên dây
thần kinh trung ương hoặc ngoại biên.
4. Phương pháp ức chế vỏ não: các loại thuốc gây mê như ether,
barbituric … ức chế thần kinh trung ương.
5. Phương pháp tâm lý liệu pháp.
Thang 3 bậc điều trị giảm đau của WHO
Thuốc điều trị đau do viêm
Đau do viêm liên quan tới sự hoạt hoá thụ thể đau về tuỷ gai và lên não bộ. Vì thế thuốc có thể điều biến đau
Tại 4 vùng:
Các thuốc giảm đau ngoại biên
• Ức chế sự tổng hợp Prostaglandins, giảm sự nhạy cảm của các đầu
thần kinh với các chất gây đau như histamin, bradykinin…
1. Thuốc giảm đau hạ sốt: Nhóm Acetaminophen có tác dụng giảm
đau ngắn hanh, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 30-60
phút, thời gian bán huỷ 2-4h. Ít gây phản ứng phụ, có thể dùng
cho phụ nữ có thai. Vd: paracetamol, tylenol.
2. NSAIDs giảm đau, hạ sốt, kháng viêm: Aspirin, diclofenac,
ibuprofen…
3. Các thuốc giảm đau trung ương ít dùng trong nha khoa
NSAIDs dùng trong Răng hàm mặt
• Acid niflumic: chống viêm tốt, chống đau yếu. Có dạng gel dùng để
chải răng và xoa nướu, thích hợp cho việc điều trị viêm nướu và
viêm nha chu.
• Diclofenac: làm giảm nhanh các cơn đau tự phát hay khi vận động,
giảm sưng do viêm và chấn thương. Hiệu quả tốt với bệnh nhân
đau khớp TDH.
• Meloxicam: tác dụng kéo dài, chỉ cần dùng 1 liều 220mg cho 1 ngày.
Giảm đau nhanh chóng.
THUỐC TÊ
Phong bế thần kinh ngoại biên bằng thuốc tê cũng là kỹ thuật hữu ích để điều trị
đau do viêm. Được dùng nhiều nhất là procaine, lidocaine hoặc prilocaine. Trong
khi procaine thường dùng để chẩn đoán do tác dụng yếu và không kéo dài.
Lidocaine được dùng nhiều trong điều trị do hiệu năng tốt, tác dụng nhanh và
không quá kéo dài. Prilocaine hiệu quả không kém lidocaine. Tác dụng khá nhanh
và ít độc nhất trong số các thuốc tê nhóm amino-amide.
KẾT LUẬN
Kiểm soát đau bằng thuốc là một lĩnh vực rộng lớn và phức
tạp. Không một loại thuốc nào hiệu quả cho mọi trạng thái
đau với mọi bệnh nhân. Với cơ chế đau và điều biến đau như
đã trình bày, có lẽ không thể có một loại thuốc giảm đau vạn
năng. Đau chỉ có thể kiểm soát hiệu quả nhờ kết hợp đúng
đắn nhiều loại thuốc với nhau.

You might also like