You are on page 1of 2

HIỆN TƯỢNG CÔNG THUỐC LÀ GÌ ?

TẠI SAO CÓ THỂ BỊ ĐAU HƠN KHI MỚI DÙNG


THUỐC XƯƠNG KHỚP ?
Thuốc YHCT luôn được nhiều người bệnh tin dùng bởi tính hiệu quả cũng như độ an toàn, đặc
biệt thuốc rất phù hợp với người mắc các bệnh mạn tính. Tuy vậy, trong một số trường hợp khi
sử dụng thuốc YHCT bệnh nhân lại thấy “bệnh tăng lên” và chỉ thuyên giảm dần nếu dùng lâu
dài & đủ đợt điều trị. Hiện tượng này được gọi là CÔNG THUỐC, rất thường gặp trong điều trị
nhiều bệnh lý và nó HOÀN TOÀN KHÁC với TÁC DỤNG PHỤ của một thuốc.
Theo đúc kết của Y học cổ truyền, để điều trị bệnh xương khớp có nguyên nhân là Phong – Hàn
– Thấp, các bài thuốc xương khớp cần kết hợp các vị thuốc khu phong, tán hàn, trừ thấp có tính
ấm nóng và tính “công” rất mạnh, tác động trực tiếp vào vị trí khớp xương bị đau, sưng và vùng
thần kinh bị chèn ép. Điều này vô tình đã gây ra hiện tượng “đau tăng” sau khi uống thuốc, và
một số triệu chứng như nóng trong, nhiệt, táo bón…

Sau khoảng 2 – 10 ngày dùng thuốc, các triệu chứng đau có thể tăng nhẹ, các khớp sưng đau,
nhức mỏi, khớp cứng hơn một chút, đau tăng nặng khi vận động, cơ thể mỏi mệt khó chịu.

Đây là dấu hiệu cho thấy thuốc bắt đầu có tác dụng. Mức độ công thuốc sẽ tùy theo cơ thể và
tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Không phải bệnh nhân nào sau khi uống thuốc cũng gặp phải
tình trạng này, bởi mỗi cơ thể đáp ứng với sức công phá của thuốc khác nhau. Nhưng có thể nói
tình trạng đau tăng khi uống thuốc xương khớp là 1 dấu hiệu tốt khi các bài thuốc bắt đầu có
tác dụng.

Ngoài ra, theo chia sẻ của các lương y, cơ chế tác dụng của thuốc y học cổ truyền bao gồm Trị
Tiêu và Trị Bản. Trị Tiêu là điều trị “ngọn” bệnh hay các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Trị
Bản là điều trị gốc bệnh, bệnh mạn tính, những rối loạn chức năng từ trong tạng phủ. Mục đích là
điều hòa chức năng tạng phủ và điều hòa lưu thông khí huyết và thông kinh lạc trong cơ thể.

Khi mới uống thuốc, thuốc phát huy tác dụng sẽ đẩy mạnh quá trình đào thải độc tố, tà khí trong
cơ thể - đây chính là nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Chính sự đào thải này khiến người bệnh có
cảm giác bệnh tăng nặng hơn. Thậm chí, người bệnh còn thấy nước tiểu có màu đục, đỏ - độc tố
được đào thải ra ngoài.

=> Điều này lý giải tại sao một số người dùng thuốc Đông y điều trị xương khớp bị đau tăng lên
trong thời gian đầu.

Khi bị đau nhức xương khớp hơn, có nên ngừng thuốc?

Khi bị công thuốc, bệnh nhân tuyệt đối không nên ngừng thuốc, cần tiếp tục dùng thuốc đúng
liều, theo đợt điều trị. Dần dần hiện tượng công thuốc sẽ thuyên giảm, tình trạng bệnh sẽ cải
thiện dần, thậm chí chấm dứt hoàn toàn, không tái phát.
Nếu tình trạng đau tăng nặng đến mức khó chịu, bệnh nhân có thể áp dụng một vài biện pháp hỗ
trợ giảm đau:

 Chườm ấm: chườm ấm bằng túi muối rang, ngải cứu sao muối để giảm cứng cơ, cứng
khớp.
 Chườm mát: chườm mát bằng khăn, túi vải giúp giảm sưng nóng các khớp.
 Ngâm chân: đun nước gừng và muối, để nguội bớt rồi ngâm chân cũng giúp giảm đau,
giúp ngủ ngon hơn.
 Thuốc giảm đau: nếu tình trạng đau nhức nhiều, khó chịu thì có thể dùng các thuốc giảm
đau thông thường. Tuy nhiên, không nên uống nhiều thuốc giảm đau.
 Dùng miếng dán giảm đau : bệnh nhân có thể dán miếng giảm đau vào các khớp sưng
đau, để làm mát, làm dịu nhẹ cơn đau nhức xương khớp.
 Uống các thức uống có tính mát như nước bột sắn dây, nước đỗ đen ninh không đường,
nước ép rau má…
 Tiếp tục dùng thuốc theo đúng đợt điều trị: triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ giảm
dần sau một thời gian ngắn.

You might also like