You are on page 1of 40

HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

TRONG BỆNH LÝ
VIÊM KHỚP
Ths. HĐTL Đỗ Ngọc Tùng
Mục tiêu bài học
1. Liệt kê được sự khác biệt của OA và RA

2. Mô tả được tầm quan trọng của lượng giá trong bệnh lý viêm khớp

3. Liệt kê được các can thiệp OT thường được dùng trong bệnh lý viêm khớp

4. Thiết kế được chương trình can thiệp cho BN có bệnh lý viêm khớp dựa
trên chẩn đoán, giai đoạn bệnh, hạn chế hoạt động chức năng, mục tiêu
và lối sống của BN
Tổng quan về các bệnh lý viêm khớp
• Bao gồm hơn 100 thể viêm khớp đặc trưng bởi đau cấp, tổn thương
tiến triển ở khớp và mô mềm (da, gân, cơ, dây chằng), hạn chế ROM,
kèm theo các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ đau

• Các dạng bệnh lý phổ biến bao gồm: viêm xuơng khớp (thoái hoá
khớp –OA), viêm khớp dạng thấp (RA), Lupus ban đỏ hệ thống, viêm
cột sống dính khớp, xơ cứng bì, gút, đau cơ xơ hoá (fibromyalgia)

• 1:5 người Mỹ trên 65 tuổi đến khám BS với lý do chính là viêm khớp
Đặc điểm giữa viêm xương khớp và Viêm
khớp dạng thấp
Đặc điểm giữa viêm xương khớp và Viêm
khớp dạng thấp
Viêm xương khớp (OA) Viêm khớp dạng thấp (RA)
đặc điểm dịch tăng theo tuổi, phổ biến ở đàn ông <50, phụ nữ >50 tuổi khởi phát 40-60, 3 nữ:1 nam
tể
Khởi đầu tiến triển chậm theo thời gian xuất hiện và tăng đột ngột sau vài tuần/tháng
đặc điểm hệ Không sốt, mệt mỏi, khó chịu, biểu hiện ngoài khớp
thống kèm theo
diễn tiến bệnh Không có tình trạng viêm, đặc trưng bởi huỷ sụn viêm, đặc trưng bởi viêm bao hoạt dịch
Các khớp có liên 1 nhiều khớp, có hệ thống
quan
Các khớp CSC, CS, háng, gối, MTP, DIP, PIP, CMC ngón cái CSC, thái dương - hàm, háng, gối, cổ chân, MTP, vai,
thường bị ảnh khuỷu cổ tay, PIP, MCP, ngón cái
hưởng
Thời gian cứng ít hơn 30P ít nhất 1 giờ, thường >2 giờ
buổi sáng
MCP: khớp bàn-ngón tay, DIP: liên đốt xa ngón tay, PIP: liên đốt gần ngón tay, MTP: khớp bàn-ngón chân, CMC: khớp cổ-bàn tay-
Hình ảnh bình thường Hình ảnh bất thường
Hình ảnh bình thường

Hình ảnh bất thường


LƯỢNG GIÁ HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU
• Mỗi BN có đặc trưng về các đặc điểm lâm sàng và khiếm khuyết chức năng
khác nhau

• Lượng giá nên chú trọng đánh giá: đau, cứng khớp, những thay đổi ở khớp
(biến dạng), mệt mỏi, các chiến lược đối phó, và các hoạt động bị giới hạn.

• Quá trình lượng giá OT bao gồm


• Bệnh sử của BN
• Hồ sơ hoạt động
• Tình trạng thực hiện hoạt động
• Tình trạng xã hội, tâm lý, và nhận thức
• Tình trạng lâm sàng
Bệnh sử
Nên dựa trên thông tin từ người bệnh và các cận lâm sàng
• Chẩn đoán
• Thời gian khởi bệnh và chẩn đoán ban đầu
• Các bệnh lý kèm theo
• Các thuốc đang sử dụng và thời gian dùng
• Các liệu pháp/phuơng pháp điều trị hỗ trợ/thay thế
• Tiền sử phẩu thuật
Hồ sơ hoạt động
• Nên dùng câu hỏi mở
• Vai trò trước đây và hiện tại của BN
• Công việc
• Mức độ hoạt động
• Khả năng tham gia vào các hoạt động có
ích
Lấy thông tin hồ sơ hoạt động thông qua
câu hỏi “ 1 ngày bình thường của bạn như
thế nào?”
Tình trạng thực hiện hoạt động
• Nhận diện công việc
• Mức độ độc lập trong các hoạt động chức năng
• Phỏng vấn
• Quan sát
• Các hoạt động đánh giá mức độ độc lập bao gồm: ADLs, IADLs,
trường học, công việc/nơi làm việc, ngủ/nghỉ, vui chơi, giải trí, hoạt
động xã hội, thiết bị hỗ trợ (di chuyển/thích nghi), và thiết bị bù trừ.
• Thời gian hoàn thành các hoạt động
• Nhận diện được các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độc thực hiện
hoạt động và mức độ hài lòng khi thực hiện
PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG CHỨC NĂNG CỦA RA
Phân loại Mô tả
Loại I luôn luôn thực hiện được hoàn chỉnh toàn bộ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tự
chăm sóc, công việc/học tập/nội trợ, vui chơi-giải trí)

Loại II có thể thực hiện được toàn bộ các hoạt động tự chăm sóc, và các hoạt động liên
quan đến công việc/học tập/nội trợ. Tuy nhiên có khó khăn/hạn chế trong các hoạt
động vui chơi-giải trí
Loại III có thể thực hiện được toàn bộ các hoạt động tự chăm sóc. Tuy nhiên gặp khó
khăn/hạn chế trong các hoạt động liên quan đến công việc/học tập/nội trợ, và các
hoạt động vui chơi-giải trí
Loại IV gặp khó khăn/hạn chế trong toàn bộ các hoạt động tự chăm sóc, các hoạt động liên
quan đến công việc/học tập/nội trợ, và các hoạt động vui chơi-giải trí

Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: mặc/cởi quần áo, ăn uống, tắm, chải chuốt, và vệ sinh.
Tình trạng xã hội, tâm lý, và nhận thức
• Khoảng 50% BN VK phải trải qua việc mất các mối quan hệ xã hội

• Đau, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và thuốc -> chú ý, trí nhớ ngắn hạn, và các
kỹ năng giải quyết vấn đề

• Những BN có tình trạng mãn tính xây dựng các chiến lược đối phó giúp đối
mặt với các thay đổi chức năng thể chất, vai trò trong cuộc sống, vẻ bề
ngoài do các biến dạng và tác dụng phụ của thuốc

• Những cơn đau kéo dài/nỗi sợ đau/sự thay đổi hình ảnh cơ thể, nhận thức
bản thân, diễn tiến bệnh, suy giảm hoạt động tình dục, thay đổi/mất vai trò,
mất thu nhập -> stress tâm lý nghiêm trọng
Tình trạng lâm sàng
• Các yếu tố viêm
• ROM
• Sức mạnh cơ
• Chức năng bàn tay
• Cứng
• Đau
• Cảm giác
• Mất ổn định khớp/biến dạng/dáng bộ
• Sức bền
• Khả năng di chuyển chức năng
Các biến dạng ở tay phổ biến ở BN VK

Boutonnière Swan neck Nodes


Lệch trục Lệch trục, bán trật/sai khớp nhẹ Bán trật/sai khớp nhẹ ngón cái
Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch can thiệp
• Thiết lập mục tiêu cần xem xét cẩn thận các yếu tố
• Mục tiêu đã nêu của BN
• Nhu cầu của BN
• Giai đoạn của bệnh
• Công cụ COPM thường được áp dụng để thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch điều trị
và đo lườg kết quả
• Kế hoạch điều trị nên dực theo tiến trình tự nhiên của bệnh. Mục tiêu chung của
OT
• Duy trì/gia tăng khả năng tham gia vào các hoạt động có ích/có ý nghĩa
• Duy trì/gia tăng ROM/sức mạnh cơ
• Duy trì/gia tăng sức bền
• Bảo vệ chống lại/hạn chế tối đa các biến dạng
• Nâng cao hiểu biết về bệnh lý và các phương pháp điều trị
• Hỗ trợ điều chỉnh tình trạng khuyết tật
GĐ Triệu chứng Mục tiêu Can thiệp tham khảo
Cấp Đau, viêm, nóng, đỏ, Giảm đau, viêm Nẹp, nghỉ ngơi, bảo vệ khớp, thiết bị trợ giúp, các liệu pháp
cứng, giới hạn vận Duy trì ROM điều trị bằng tác nhân vật lý
động Duy trì sức mạnh và sức Các bài tập ROM/AROM nhẹ nhàng và không đau (không kéo
bền giãn), tư thế thích hợp
Hoạt động chức năng dưới mức chịu đựng, bài tập đẳng
trường

Bán cấp giảm viêm, ấm, khớp Nẹp, bảo vệ khớp, thiết bị hỗ trợ, các liệu pháp điều trị bằng
còn hơi đỏ, giảm đau, tác nhân vật lý
cứng giới hạn vào buổi Các bài tập ROM/AROM nhẹ nhàng và kéo giãn nhẹ, tư thế
sáng thích hợp
Gia tăng hoạt động chức năng theo mức chịu đựng, bài tập
đẳng trường

Mãn tính viêm tối thiểu, ít đau, Bảo vệ khớp, nẹp khi cần, thiết bị hỗ trợ khi cần, các liệu
hoạt động tăng khả năng chịu pháp điều trị bằng tác nhân vật lý khi cần
đựng trong các hoạt Các bài tập ROM/AROM nhẹ nhàng và kéo giãn đến cuối tầm
động, sức bền kém Các bài tập đế kháng, Bài tập cardio, tăng các hoạt động
chức năng
Mãn tính Không viêm, đau và
không hoạt cứng khi không hoạt
động động/sử dụng, sức bền
kém
CAN THIỆP HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU
Phương pháp điều trị hữu ích trên lâm sàng và chức năng
• Nghỉ ngơi và thư giãn
• Phương pháp điều trị dùng các tác nhân vật lý
• Bài tập trị liệu
• Hoạt động sở thích
• Nẹp
• Huấn luyện/đào tạo hoạt động sinh hoạt/công việc
• Tư vấn và giáo dục sức khoẻ
Nghỉ ngơi và thư giãn
• Nghỉ ngơi chủ động -> giảm viêm/đau

• Khuyến cáo ngủ 8-10h (ban đêm) và 1h (ban ngày)

• Cố định khớp khi nghỉ ngơi tránh các hoạt động quá mức và gây áp lực lên
khớp

• Nghỉ ngơi cho thấy hiệu quả qua việc cải thiện mức độ năng lượng, khớp giảm
sưng, đau và mệt mỏi
Phương pháp điều trị dùng các tác nhân vật lý
• Giúp giảm đau, viêm, và duy trì/cải thiện ROM

• Các PP được sử dụng phổ biến:


• Nhiệt nóng: tăng tuần hoàn, giảm đau, cải thiện độ đàn hồi của mô. Tuy nhiên gây
tăng phản ứng viêm
• Lạnh: giảm viêm, đau. Tuy nhiên gây tăng độ nhớt của mô, giảm mức độ đàn hồi của
mô -> khớp cứng hơn

• Nhiệt nóng có thể dùng: túi chườm nóng, paraffin, thuỷ trị liệu
• Nhiệt lạnh: túi chườm đá, túi gel lạnh
Bài tập trị liệu
• Duy trì sức cơ, ngăn ngừa teo cơ do không dùng, duy trì và
cải thiện ROM. Ngoài ra các bài tập trị liệu còn giúp giảm
căng thẳng

• Quy luật cho chương trình tập luyện:


• Tránh tăng áp lực lên khớp
• Tránh gây đau, sưng khớp
• Hoạt động trong khoảng ROM thoải mái
• Thực hiện bài tập chậm, trơn tru, và kỹ thuật phù hợp
• Nên có khoảng nghỉ giữa các bài tập
Bài tập ROM cho RA
Hướng dẫn:
• Bắt đầu với 5 lần cho mỗi bài tập, 1-2 lần/ngày
• Tăng tiến 10 lần cho mỗi bài tập, 1-2 lần/ngày
• Thực hiện tất cả bài tập nhẹ nhàng, trơn tru nhất có thể
• Trong đợt cấp (bùng phát) có thể cắt giảm số lần nhưng
không được ngưng tập
Các bài tập cho các khớp: thái dương hàm, cột sống cổ, vai và
khuỷ tay, cẳng tay và cổ tay, ngón tay
• Hình ảnh bài tập
Tập với dụng cụ xe đạp tại chổ, đi bộ, nhảy
Hoạt động sở thích
• Trao đổi với BN về các sở thích hiện tại và trước đây -> lựa chọn hoạt
động phù hợp

• Áp dụng dựa trên nguyên tắc giống cái bài tập trị liệu
Nẹp
• Thường được chỉ định trong bệnh lý viêm khớp

• Được sử dụng với nhiều lý do khác nhau -> tối đa hoá chức năng

• Chỉ định nẹp:


• Giảm viêm
• Giảm đau
• Hỗ trợ ổn định khớp
• Đặt tư thế đúng
• Hạn chế cử động không mong muốn
• Gia tăng ROM
CHỈ ĐỊNH NẸP TRONG RA

GĐ Triệu chứng/thay đổi trên X-quang Chỉ định nẹp

Sớm chưa có thay đổi/phá huỷ khớp, có nẹp khi nghỉ giúp giảm viêm cấp tính, giảm
thể có loãng xương đau, bảo vệ khớp
Trung bình loãng xương có phá huỷ xương, nẹp ban ngày đề tạo sự thoải mái, nẹp ban
phá huỷ sụn nhẹ, không biến dạng đêm để giảm đau, và/hoặc bảo vệ khớp
khớp, hạn chế khả năng vận động chống lại biến dạng tiềm ẩn
khớp, teo cơ, có thể có tổn thương nẹp để tăng ROM
mô mềm ngoài khớp
Nặng sụn và xương bị phá huỷ, biến nẹp ban ngày để cải thiện chức năng (giảm
dạng khớp, teo cơ tiến triển, có đau, cung cấp sự ổn định, hạn chế chuyển
thể tổn thương mô mềm ngoài động không mong muốn, khớp đúng vị trí)
khớp nẹp ban đêm để giữ tư thế và thoải mái
Cuối giống như GĐ nặng, và có xơ cứng
khớp
Các loại nẹp thường được dùng trong viêm khớp
Huấn luyện/đào tạo hoạt động sinh hoạt/công việc
• Phân tích hoạt động và môi trường giúp BN duy trì, phục hồi,
tăng khả năng tham gia vaò các hoạt động/công việc mong
muốn

• Thay đổi môi trường, sử dụng các phương pháp thay thế, và
các dụng cụ trợ giúp khi cần -> gia tăng mức độ độc lập, các
hoạt động thực hiện dễ dàng/an toàn, ít đau và giảm áp lực
lên khớp
Các dụng cụ trợ giúp thường dùng cho BN VK

Hoạt động Các dụng cụ trợ giúp

Mặc/cởi quần áo

Tắm

Toileting

Chải chuốt

Ăn

Chuẩn bị bữa ăn

Các hoạt động sinh


hoạt khác
Các dụng cụ trợ giúp thường dùng cho BN VK

Hoạt động Các dụng cụ trợ giúp

Mặc/cởi quần áo gậy giúp mặc quần áo, đồ mang giày/vớ, dụng cụ giúp khuy cúc, móc khoá kéo quần/áo, dây giày co
giãn

Tắm sen tắm, ghế tắm, thanh vịn, bông tắm có cán dài

Toileting bồn cầu cao, thanh vịn, bệt vệ sinh tự động

Chải chuốt bàn chải có đồ gắn tích hợp vào tay, lược/bàn chải cán dài, đồ cắt móng tay chuyên dụng (có hộp
đựng móng sau cắt)

Ăn dụng cụ ăn có tay cầm, ly/cốc nhẹ và có tay vịn chữ T

Chuẩn bị bữa ăn dụng cụ mở chai/lọ, thớt thích nghi, đồ dùng có tay cầm, dao, xe đẩy, dụng cụ bật/tắt thiết bị bếp,
cây với

Các hoạt động sinh hoạt tay nắm cửa, tay cầm mở rộng, đồ cầm viết, kéo có móc, loa ngoài cho điện thoại
khác
• Dụng cụ hỗ trợ tắm, ăn uống, mặc
quần áo

Hình ảnh right


angle knife
Tư vấn và giáo dục sức khoẻ
• BN và ngươì nhà-> trao quyền cho BN và có được thay đổi tích cực
• Quá trình bệnh lý
• Quản lý triệu chứng
• Bảo vệ khớp và quản lý mệt mỏi
• Đánh giá về đau đúng đắn
• Duy trì ROM và sức mạnh cơ
• Sử dụng khớp trong mặt phẳng chức năng và ổn định nhất
• Tránh các tư thế gây biến dạng
• Sử dụng các khớp mạnh nhất còn lại
• Đảm bảo thực hiện đúng cử động
• Tránh giữ 1 tư thế trong thời gian dài
• Tránh các hoạt động mà bạn phải thực hiện trong thời gian quá dài và không thể dừng lại->
gia tăng áp lực
• Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi
• Giảm áp lực và nổ lực quá mức
Các trang web hữu ích cho BN Viêm khớp
1. https://www.arthritisaction.org.uk/living-with-arthritis/resource-
centre/exercises/
2. https://www.cdc.gov/arthritis/interventions/programs/afap.htm
3. https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/physical-
activity/walking/walk-with-ease
4. https://www.cdc.gov/arthritis/interventions/self_manage.htm
5. https://nras.org.uk/information-support/connect-with-others/
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like