You are on page 1of 3

Khái niệm y học thể thao, sự khác biệt giữa y học thể thao với nền y học kinh

điển là gì?

Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO


TỔ 1-Y2017B
I) Định nghĩa của y học thể dục thể thao:
Y học thể dục thể thao (TDTT) là một ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của TDTT đến cơ
thể con người và phương pháp áp dụng TDTT vào việc phòng chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ
cho con người. Đó là một môn khoa học thực hành, ứng dụng những kiến thức y – sinh học
để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất. Y học TDTT là một bộ phận cấu
thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lý, chấn thương trong thể thao.
Y học TDTT là một môn khoa học độc lập dựa trên cơ sở lý luận của các môn cơ bản khác
như: Sinh lý, sinh cơ, sinh hóa, giải phẫu, nhân trắc học…, bao gồm các đặc điểm sau:
- Y học TDTT thuộc lãnh vực của ngành y học, đối tượng nghiên cứu là con người.
- Y học TDTT là môn khoa học, ứng dụng các kiến thức y sinh học vào công tác thực tiễn.
- Y học TDTT nghiên cứu những người hoạt động TDTT, khoẻ mạnh có khả năng hoạt
động trên mức trung bình.

II) Sự khác biệt của y học thể dục thể thao:


1)Giống nhau:
• Đều dựa trên những môn lý thuyết cơ bản: sinh lý, giải phẩu, Sinh hoá, nhân trắc học,

• Đều gồm có: y học lý thuyết và y học thực hành.
2)Khác nhau:
YHTDTT YHCĐ
Đối tượng nghiên cứu những người khoẻ mạnh, có những  người có khả năng
khả năng hoạt động trên hoạt động thể lực dưới mức
mức bình thường. bình thường

Mục tiêu • Chẩn đoán,điều • Phòng ngừa bệnh


trị,phòng ngừa chấn • Điều trị bệnh
thương. • Nghiên cứu bệnh lý
• Lựa chọn vận động
viên.
• Nghiên cứu ảnh
hưởng TDTT đến cơ
thể con người
• Giáo dục thể chất.
• Áp dụng pp thể dục
để trị bệnh

Lịch sử • Với sự phát triển sâu • Có từ lâu đời


rộng của thể dục thể
thao toàn cầu,1 bộ
phận của y học tách
ra,hình thành 1 bộ
môn khoa học độc
lập là Y học thể dục
thể thao
• Phát triển gần 70
năm,kế thừa từ
YHCĐ

Những mục tiêu của YHTDTT:


1) Chẩn đoán,điều trị,phòng ngừa chấn thương:
Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT nếu có những chấn thương, bệnh lí, y học TDTT
sẽ nghiên cứu và áp dụng các phương pháp điều trị, hồi phục hợp lí nhất để người tập nhanh
chóng bình phục và trở lại tập luyện thi đấu.
-Phòng tránh:
 Làm nóng khởi động kĩ bằng cách thực hiện các động tác như: chạy bộ chậm, thả lỏng
để tăng tuần hoàn máu và oxy đến cơ bắp; kéo giãn để tăng tầm vận động các khớp;
những bài tập và động tác chuyên biệt của từng môn thể thao.Thời gian khởi động: 15-
30p và cách thời gian chơi thể thao tối đa 30p
 Làm nguội đúng cách: bao gồm chạy bộ nhẹ, thả lỏng, sau đó là các bài tập kéo giãn
cơ. giúp giảm dần nhịp tim; làm tái tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho cơ bắp, giữ
cơ bắp ở trạng thái như trước khi vận động; giúp thải trừ những chất độc cho cơ như
acid lactic; giảm nguy cơ đau mỏi cơ.
 Xoa bóp đúng cách, thường xuyên: giúp thải trừ chất độc hạ và thư giãn cơ.
 Sử dụng phụ kiện, trang thiết bị thể thao phù hợp
 Ăn uống đầy đủ: phải cân bằng các nhóm chất: tinh bột giúp nạp nhiên liệu cho cơ
bắp, chất đạm giúp tái tạo cơ bắp, các vitamin và chất vi khoáng giúp hỗ trợ các hoạt
động tế bào của cơ bắp, phải uống đủ nước.
 Nâng cao thể lực:
 Đủ thời gian hồi phục.
-Bệnh lý chấn thương thường gặp:
 Chấn thương sọ não
 Chuột rút
 Bong gân dây chằng chéo trước
 Rách dây chằng chéo trước
 Bong gân mắt cá chân
 Đau xương cẳng chân
 Đau cơ
 Tùy vào mức độ chấn thương mà bs đưa ra những biện pháp điều trị hợp lí.
2) Lựa chọn vận động viên: Lựa chọn vận động viên: đây là công tác then chốt được
đặt ra trước tiên vì việc xác định tiềm năng sinh học của co người trong hoạt động thể
lực là một nhiệm vụ cơ bản của y học thể thao. Chính vì vậy mà BS YHTT cùng với
huấn luyện viên đã tạo những buổi kiểm tra y học thể thao để xác định hiệu quả quá
trình huấn luyện, phát hiện những biến đổi xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của vận dộng
viên.

3) Nghiên cứu ảnh hưởng TDTT đến cơ thể con người:


Khoa học hóa và hỗ trợ việc tập luyện TDTT nhằm mục đích tăng cường và bảo vệ sức khỏe

4) Áp dụng pp thể dục để trị bệnh,giáo dục thể chất:


• Y học TDTT phải nghiên cứu và áp dụng thể dục chữa bệnh để
• Nâng cao thể trạng bệnh nhân, uốn nắn những lệch hình,
• Xây dựng cho bệnh nhân những phản xạ mới
• Trừ bỏ những phản xạ bệnh lý
• Thể dục chữa bệnh góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh toàn diện.
• Vận dụng các kiến thức  y sinh học vào thực tiễn huấn luyện và tập luyện
TDTT

You might also like