You are on page 1of 6

VẤN ĐÁP THỂ CHẤT

Câu 1: Quan điểm về sức khỏe? Nêu những phương


pháp để củng cố và tăng cường sức khỏe?
Quan điểm về sức khỏe
- Sức khỏe là vốn quý của của con người, là 1 trạng thái
thoải mái về thể chất, tinh thần.
Sức khỏe Thể chất: Càng sảng khoái, thoải mái càng
chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng
khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn,
sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh,
khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi
trường.
Sức khỏe Tinh thần: là sự biểu hiện của nếp sống lành
mạnh, văn minh và có đạo đức. Bình an trong tâm hồn.
Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng
thẳng trong cuộc sống
- Sức khỏe gồm: +) Sức khỏe cá thể
  +) Sức khỏe gia đình +) Sức khỏe cộng đồng
                              +) Sức khỏe xã hội
-Phương pháp củng cố tăng cường sức khỏe:
- Chề độ dinh dưỡng: Ăn uống điều độ
-Liệu pháp tâm lí
-TDTT thường xuyên
Câu 2: Nguồn gốc của TDTT
- Thể dục thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của
xã hội loài người.Nó có nguồn gốc từ lao động, được hình
thành thông qua các hoạt động văn hóa của con người từ
xa xưa. Thể dục thể thao được phát sinh trong những điều
kiện sinh hoạt vật chất nhất định của xã hội đặc biệt là săn
bắt.

Câu 3: Đặc tính của TDTT?


TÍNH LỊCH SỬ: TDTT xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của xã hội loài người và tuân theo sự phát triển xã
hội ấy.
TÍNH GIAI CẤP: Trong xã hội phân chia giai cấp
TDTT phụ thuộc vào lợi ích chủ quan của giai cấp
thống trị và phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế
khách quan gắn với lợi ích thân thiết của giai cấp thống
trị.
TÍNH DÂN TỘC: Mỗi một dân tộc khác nhau thì
TDTT lại mang một màu sắc riêng. Nó được thể hiện ở
lối sống, nếp nghĩ, tập tục, truyền thống và văn hóa nói
chung của từng dân tộc.
Câu 4: Nêu khái niệm TDTT?
TDTT là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình
hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực
(thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể)
nhằm tăng cường thể chất, nâng cao thành tích thể
thao, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt văn
hoá và giáo dục con người 1 cách toàn diện.

Câu 5: Nêu khái niệm Thể chất?


Thể chất là những đặc trưng tương đối ổn đinh về hình
thái và chức năng của cơ thể, được hình thành và phát
triển so bẩm sinh di truyền và ảnh hưởng, tác động của
điều kiện sống.

Câu 6: Nêu khái niệm phát triển Thể chất?


 Phát triển thể chất là một quá trình hình thành, biến
đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người về
hình thái, chức năng, tố chất thể lực và năng lực thể
chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền
của cơ thể.

 Câu 7: Khát quát về Thể thao ?


Thể thao là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức
năng mở rộng giới hạn khả năng thể chất và tinh thần của
con người.
Trong xã hội thể thao gồm hai bộ phận thể thao cho mọi
người (thể thao quần chúng) và thể thao thành tích cao
(thể thao đỉnh cao).

Câu 8: Khái quát về Thể Dục?


  Là một hệ thống các bài tập đa dạng, được chọn lọc
và thực hiện với những phương pháp khoa học, nhằm
phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện khả năng vận
động. Căn cứ vào những nhiệm vụ đặt ra cho người
tập, những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính và cá nhân
ngườitập.                                                                         

-------------------------------------------------------------------

+) Hệ tiêu hóa
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ nâng cao
được công năng tiêu hoá của dạ dày và ruột,   tăng
cường sự khoẻ mạnh cho gan
Việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng
được diễn ra thuận lợi
Câu 9:Vai trò của TDTT đối với sự phát triển hài hòa,
cân đối thể chất con người?
- Thúc đẩy phát triển thể hình cân đối: Làm cho ngoại
hình đẹp thêm, tăng cường phân giải mỡ giúp tiêu hao
năng lượng dư thừa.
- Phát triển toàn diện các năng lực thể chất: Tăng cường
quá trình trao đổi năng lượng , nâng cao nhu cầu về các
chất dinh dưỡng , tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Nâng cao năng lực thể chất của cơ thể: Điều hòa trạng
thái tâm lí, phòng trừ 1 số bệnh tật, sức khỏe dồi dào.

-------------------------------------------------------------------
-
chưa được oxy hóa hết gây nên hiện tượng mõi cơ và
thở gấp.
- Nên tập luyện thường xuyên thì lồng ngực sẽ nở,
dung tích sống được tăng lên, số lần hô hấp sẽ giảm đi,
hiện tượng nợ dưỡng khí sẽ giảm đi, do đó cơ thể hồi
phục nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, phổi
sẽ làm việc thong thả hơn.
- Người không tập luyện thì khi hoạt động sẽ thở gấp,
nông, cảm thấy mau mệt mỏi…  

Câu 10: TDTT có ảnh hưởng rất lớn đến 3 hệ: hệ tuần
hoàn, hô hấp và tiêu hóa? Hãy trình bày ảnh hưởng
của TDTT đến 1 trong 3 hệ trên?
+) Hệ tuần hoàn
 - Khi con người tập luyện TDTT thì hoạt động của các
cơ tăng lên, cơ thể yêu cầu phải cung cấp thêm chất
dinh dưỡng và oxy nhiều hơn lúc bình thường để duy
trì hoạt động
- Người thường xuyên tập luyện thì cơ tim dày và chắc
hơn, sức co bóp của tim mạnh hơn và nhịp đập của tim
trong mỗi phút ít hơn
- Tập luyện TDTT làm tăng tính đàn hồi của máu, toàn
bộ mạch máu đều co giãn tốt
- Tập luyện TDTT thì hồng cầu tăng lên từ 4 triệu lên 4
triệu rưỡi - 5 triệu, bạch cầu tăng từ 6000 lên 10.000
nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Da thịt VĐV luôn thắm đỏ hơn người bình thường.
+) Hệ hô hấp
  Khi tập luyện, cơ thể sản sinh ra nhiều axit láctic làm
ảnh hưởng đến hoạt động của cơ nên cần có khối lượng
oxy lớn để oxy hóa nó. Khi tập luyện càng nặng thì cơ
thể yêu cầu oxy càng nhiều. Song lượng oxy hít vào
chưa đáp ứng đủ yêu cầu cơ thể nên axit lactic

You might also like