You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN CƠ THỂ HỌC VẬN ĐỘNG

1.Khái niệm Giáo dục thể chất?


-Là một loại hình giáo dục mà đặc điểm chuyên biệt là giảng dạy kỹ năng vận động và phát triển có chủ định các tố chất
thể lực.
-Tổng hợp quá trình đó được xác định bằng sự phát triển thể lực của người học.
2.Tại sao nói Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục?
-Môn học có nội dung chuyên biệt là giảng dạy kỹ năng vận động.
-Là một môn học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân .
3.Thể chất là gì?
-Chất lượng của cơ thể.
4.Phát triển thể chất là gì?
-Phát triển chất lượng của cơ thể, quá trình biến đổi các yếu tố về hình thái-chức năng cơ thể dưới sự tác động của các
điều kiện tự nhiên, xã hội.
5.Kể tên các nhân tố đặc trưng cấu thành về thể chất con người?
-02 nhân tố đặc trung: Hình thái-chức năng.
-Hình thái: Chiều cao, cân nặng, tỷ lệ % cơ-mỡ trong cơ thể, số đo các vòng trong cơ thể (cổ, ngực, bụng, đùi, bắp tay,…)
-Chức năng: Tần số nhịp tim, thể tích phổi, ….
6.Trình bày sự khác biệt giữa kỹ năng vận động và kỹ xảo vận động?
-Kỹ năng vận động: Quá trình hoạt động vận động có sự tham gia của ý thức.
-Kỹ xảo vận động: Quá trình hoạt động vận động không có sự tham gia của ý thức (tự động hóa của cơ thể).
7.Khái niệm về sức khỏe?
-Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì sức khỏe là:
.Trạng thái cơ thể không bệnh tật.
.Khỏe mạnh về thể chất
.Khỏe mạnh về tinh thần.
.Khỏe mạnh về xã hội.
8.Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
-Không bệnh tật : Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, …
-Thể chất: Di truyền, giới tính, dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi-hồi phục, giấc ngủ,..
-Tinh thần: Gia đình, bạn bè, công việc, thu nhập cá nhân, tình cảm,…
-Xã hội: Mối quan hệ xã hội, giáo dục, phúc lợi xã hội, văn hóa,…

9.Tố chất thể lực là gì?


-Những đặc điểm đặc trưng riêng biệt về thể lực của con người.

10.Trình bày các nhân tố cấu thành tố chất thể lực?


-Có 05 nhân tố cấu thành: Sức nhanh - sức mạnh - sức bền - độ dẻo - khả năng phối hợp vận động.

11.Trình bày sự khác biệt giữa thể dục và thể thao?


-Thể dục: Những hoạt động vận động có đặc điểm giúp phát triển thể chất, rèn luyện nâng cao sức khỏe con người.
-Thể thao: Những hoạt động vận động dưới dạng trò chơi, có sử dụng luật trong quá trình thi đấu hoặc biểu diễn.

12.Ở HSU, để đo lường các tố chất thể lực/kiểm tra sức khỏe cho SV ở các môn học GDTC thì các GV GDTC đã sử
dụng bộ công cụ đo lường gồm những test nào?
-Bộ công cụ đo lường gồm 06 test:
.Test Nằm ngửa gập bụng 30s – đơn vị tính: Số lần
.Test Bật xa tại chỗ– đơn vị tính: cm
.Test Chạy con thoi 4x10m– đơn vị tính: Giây
.Test Chạy 30m xuất phát cao– đơn vị tính: Giây
.Test Lực bóp tay thuận– đơn vị tính: kg
.Test Chạy 5 phút tùy sức– đơn vị tính: m
13.Trình bày khái niệm về sức nhanh?
-Khả năng thực hiện hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn nhất.
14.Trình bày khái niệm về sức bền?
-Khả năng duy trì hoạt động vận động trong khoảng thời gian dài – nhất định.
15.Trình bày khái niệm về sức mạnh?
-Khả năng thực hiện hoạt động vận động bằng sức mạnh cơ bắp.
16.Trình bày khái niệm về khả năng phối hợp vận động?
-Khả năng thực hiện tổ hợp kỹ thuật động tác tay-chân-thân mình.
17.Trình bày cấu tạo tổng quát cơ thể người theo 6 cấp độ?
-Phân tử  Tế bào  Mô Cơ quan  Hệ cơ quan  Cơ thể.
18.Kể tên các hệ cơ quan cấu thành nên cơ thể con người?
-Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ vỏ bọc, hệ xương, hệ cơ, hệ khớp, hệ sinh dục, hệ miễn dịch, hệ nội
tiết,….
19.Khái niệm hệ xương? Chức năng? Đặc tính của hệ xương?
-Khái niệm: Là đơn vị cấu thành nên hệ vận động cơ thể người.
-Chức năng: Nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu, trao đổi chất. Người trưởng thành có 206 xương gắn kết với nhau tạo
thành một khung xương, phối hợp với các phần mềm thực hiện nhiệm vụ vận động.
-Đặc tính: Mềm dẻo – bền chắc.
20.Thành phần bộ xương người bao gồm?
-Chia làm 03 phần: Xương đầu mặt – xương thân mình – xương tứ chi.
21.Khái niệm hệ cơ quan phân tích?
-Hệ cơ quan phân tích gồm những tế bào đã được biệt hóa để tiếp nhận mọi dạng kích thích từ môi trường bên ngoài và bên
trong cơ thể.
22.Hệ cơ quan phân tích bao gồm các bộ phận nào?
-Thính giác – Thị giác – Vị giác – Xúc giác – Khứu giác.

23.Khái niệm hệ vận động? Cấu tạo? Chức năng?


-Khái niệm: Là đơn vị cấu thành nên cơ thể người.
-Cấu tạo: Gồm 03 hệ, hệ cơ-hệ xương-hệ khớp.
-Chức năng: Thực hiện các hoạt động của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

24.Khái niệm hệ cơ? Phân loại cơ ở người? Chức năng? Đặc điểm phát triển hệ cơ?
-Khái niệm: Là đơn vị cấu thành nên hệ vận động của cơ thể người.
-Phân loại: Gồm 03 loại, cơ xương-cơ trơn-cơ tim.
-Chức năng: Co duỗi, hỗ trợ thực hiện các hoạt động vận động.
-Đặc điểm phát triển hệ cơ: Cơ thể người có khoảng 600 cơ, số lượng cơ không thay đổi, cơ chỉ thay đổi về kích thức (nhỏ
đi hoặc phì đại) tùy theo hoạt động của nó.
25.Khái niệm hệ khớp? Phân loại? Chức năng? Phương pháp rèn luyện hệ khớp?
-Khái niệm: Là đơn vị cấu thành nên hệ vận động của cơ thể người.
-Phân loại: Gồm 03 loại, khớp động-khớp bán động-khớp bất động.
-Chức năng: Liên kết 2 hoặc nhiều xương lại với nhau, hỗ trợ thực hiện các hoạt động vận động.
-Phương pháp rèn luyện: Dựa vào đặc điểm, đặc tính để sử dụng các bài tập có biên độ rộng, lớn như yoga, ép dẻo, xoạc
dọc, xoạc ngang.
26.Khái niệm hệ thần kinh? Cấu tạo hệ thần kinh trung ương? Chức năng của hệ thần kinh?
-Khái niệm: Là đơn vị cấu tạo nên cơ thể người. Cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người tồn tại dưới dạng ống, tạo
thành mạng lưới đi khắp cơ thể.
-Cấu tạo: Não bộ và tủy sống.
-Chức năng: Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường, điều khiển điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể,
giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống, ở người có hoạt động của hệ thần kinh cấp cao nên tạo được sự khác biệt với
các loài động vật khác: Tư duy, ngôn ngữ, đời sống xã hội.

You might also like