You are on page 1of 9

MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học chính khóa có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục
và đào tạo con người, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT, quản lý kinh tế
và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, cơ thể cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề
nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất…của nền kinh tế thị trường, theo
định hướng XHCN.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện
TDTT, kỹ năng vận động và kỹ năng một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng
khả năng sử dụng các phương tiện để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào tuyên truyền
và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội.

2. Yêu cầu:

- Sinh viên nắm được chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công
tác GDTC và mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sinh viên phải ý thức được trách nhiệm bản thân trong việc rèn luyện thân thể để đạt
trình độ thể chất theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và học tập tốt để đáp ứng được công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Sinh viên cần xác định rõ vai trò của môn học GDTC trong Nhà trường và tránh việc coi
nhẹ môn học này.

NỘI DUNG:

1. Nội dung môn học:

- Căn cứ theo đề cương chi tiết học phần của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện
chương trình GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng, gồm những nội dung sau:

2. Thi kết thúc môn học:

-Kiểm tra thực hành (kiểm tra thể lực):

+ Bóng chuyền

- Kiểm tra trắc nghiệm:

+ Hiểu biết về phần lý thuyết chung

+ Nguyên lý về kỹ thuật một số môn thể thao đã học.

BÀI 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (02 tiết)

I. Sơ lược lịch sử phát triển TDTT:


Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27-3-1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể
dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ hướng cho sự hình thành và phát triển nền TDTT mới. Để nền thể
thao mới hình thành và phát triển mang bản chất cách mạng, vì lợi ích của toàn dân và đất nước
thì điều cơ bản nhất là có sự định hướng đúng đắn, chỉ ra được mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng. Để
đáp ứng điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục". “Lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục” của Người như ánh dương tỏa chiếu, định hướng cho sự hình thành và phát
triển nền TDTT mới của nước Việt Nam mới.

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành
công.

Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh
khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.

Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi
người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy
đủ. Như vậy là sức khỏe.

Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.

Tự tôi ngày nào cũng tập”.Với những việc làm như: Ra Sắc lệnh thành lập ngành TDTT, viết “Lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục”, đích thân phát động phong trào Khỏe vì nước phát triển sôi nổi,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền TDTT mới của nước Việt Nam mới.

Với các tên: Nha Thể thao Trung ương thuộc Bộ Thanh niên rồi đến Nha thanh niên và Thể dục
thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (1946) và sau này là Ban Thể dục thể thao Trung ương (1957), đổi
thành Ủy ban Thể dục Thể thao (1960), Ủy ban Thể dục thể thao đã giữ được vị trí TDTT trong xã
hội và trong các giai đoạn cách mạng khác nhau. Lãnh đạo các phong trào thể thao trong nước
và quốc tế.

Kể từ khi thành lập đến nay, ngành TDTT Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của
Đảng và Chính phủ và là nguồn lực làm cho ngành TDTT Việt Nam ngày càng phát triển.

Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người rất coi trọng công tác đối ngoại của TDTT.
Người cho rằng đó là một phương tiện quan trọng để giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt
Nam và các nước trong cộng đồng quốc tế.

Cách đây tròn 10 năm, ngày 29-1-1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 25/CT về
việc lấy ngày 27-3 hàng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. “Ngày Thể thao Việt Nam” được tổ
chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và
các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh. “Ngày Thể thao Việt Nam” bắt nguồn từ những sự
kiện lịch sử buổi ban đầu của nền TDTT cách mạng.

1. Khái niệm GDTC và Thể thao:


1.1 . GDTC là gì?

Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động
(động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.

Giáo dục thể chất ở nước ta thường được gọi là thể dục thể thao trường học, nó là một bộ
phận quan trọng cấu thành nên thể dục thể thao và cũng là một bộ phận quan trọng để cấu
thành nên giáo dục ở trường học, đồng thời nó cũng là nền tảng của thể dục thể thao toàn dân.

Thể dục thể thao trường học trở thành một giao điểm của sự kết hợp giữa giáo dục và thể dục
thể thao, là một trong những trọng điểm của sự phát triển thể dục thể thao.

GDTC là một bộ phận của giáo dục nói chung, cũng như các ngành giáo dục khác, GDTC bao gồm
những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng thông qua quá trình sư phạm hoặc thực hiện dưới hình
thức tự học.

Trong GDTC có hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và
giáo dục các tố chất thể lực (các năng lực thể chất). Nói cách khác đặc điểm GDTC là giảng dạy kỹ
thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học.

Phương tiện cơ bản của GDTC là các bài tập GDTC. Thông qua các bài tập, người tập tiếp thu
được các kỹ năng, kỹ xảo vận động và các kiến thức có liên quan với chúng cần thiết cho cuộc
sống như: Chạy, nhảy, ném, bắn, võ... để phục vụ cho các môn thể dục, thể thao, phục vụ cuộc
sống lao động và bảo vệ tổ quốc.

Đồng thời thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích và điều chỉnh sự phát triển
các đặc tính tự nhiên của cơ thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền... Nhờ các bài tập GDTC ta có
thể thay đổi được hình thái chức năng của các bộ phận cơ thể, tạo ra những biến đổi thích nghi
ngày càng tăng lên của cơ thể như: Hoàn thiện các chức năng điều chỉnh của hệ thần kinh, làm
tăng trưởng cơ bắp, tăng thêm khả năng chức phận của hệ tim mạch và hệ hô hấp.

Giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực là hai mặt khác nhau của quá trình GDTC.
Chúng có quy luật vận động riêng nhưng nó có liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau (thể lực tốt
giúp cho việc thực hiện bài tập kỹ thuật được dễ dàng, ngược lại kỹ thuật tốt, giúp cho việc thực
hiện bài tập thể lực có hiệu quả, thành tích cao hơn).

Thực hiện trong quá trình GDTC, nội dung giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực
thường được tiến hành song song trong từng bài tập. trong việc phấn đấu đạt thành tích thể
thao cao thì thể lực và kỹ thuật là hai yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Có thể nói thể lực là nền
tảng, còn kỹ thuật là phương tiện để đạt được thành tích vận động cao trong hoạt động GDTC.

2.2. Thể thao là gì?

Thể thao là dạng hoạt động của văn hoá thể chất mang tính đặc biệt, là hoạt động văn hoá xã
hội, là phương tiện và phương pháp hiệu quả củng cố sức khỏe và hoàn thiện thể chất, chuẩn bị
cho con người lao động và hoạt động xã hội, phát triển phẩm chất, ý chí, đạo đức và giáo dục
thẩm mĩ, mở rộng quan hệ quốc tế, củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia.
Đặc điểm của thể thao là loại hoạt động thi đấu, là sử dụng các phương tiện hiệu quả, góp phần
hình thành và hoàn thiện những năng lực thể chất tinh thần nhất định của con người.

Trong xã hội, thể thao được coi như một yếu tố có ý nghĩa giáo dục lớn lao. Thể thao được phân
ra: Thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng. Thể thao thành tích cao là việc sắp xếp một
cách có hệ thống các bài tập, chu kỳ huấn luyện, phương tiện hướng dẫn và các cuộc thi đấu với
mục tiêu nhằm giải quyết nhiệm vụ nâng cao tối đa thành tích thể thao theo hướng tích cực về
mở rộng phạm vi số lượng người tập, gồm những bài tập thể chất dưới các hình thức đa dạng
(thể dục thể hình, điền kinh nhẹ, bơi, du lịch, các bài tập theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể...).
Với mục đích nghỉ ngơi tích cực, loại trừ sự căng thẳng thần kinh, củng cố sức khỏe, nâng cao
khả năng làm việc và thúc đẩy được sự hoàn thiện thể chất trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể (RLTT) và đẳng cấp vận động viên.

II. GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng:

1. Mục đích và nhiệm vụ của GDTC:

1.1 Mục đích của GDTC :

Là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT, quản lý kinh tế và xã hội, phát
triển hài hòa, cơ thể cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng
tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất…của nền kinh tế thị trường.

1.2. Nhiệm vụ của GDTC:

- Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. Rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây
dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể,
chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập TDTT,
kỹ năng vận dộng và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng
khả năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên
truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của Nhà trường và Xã hội.

- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hòa, xây
dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu (nghiện rượu, hút thuốc…), rèn
luyện thân thể đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở
chuẩn rèn luyện thể thao theo lứa tuổi.

2. Tổ chức và quản lý GDTC trong trường Đại học, Cao đẳng:

Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa. Đổi mới nội dung, giáo trình, chương
trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt
động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với
dinh dưỡng học đường. Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia.

Phát triển thể dục thể thao ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học;
khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu
thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với tưng cấp
học, từng vùng, địa phương.

Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có sơ sở vật chất đáp
ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia.

Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên
TDTT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập
luyện thể dục thể thao, hướng dẫn viên TDTT cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước.

Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại
khóa cho hướng dẫn viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thể
chất và hoạt động thể thao trường học…

3. Các hình thức GDTC: GDTC trong các nhà trường Đại học phải được tiến hành bằng các
hình thức sau đây:

3.1. Giờ học TDTT

- Giờ học TDTT chính khoá là hình thức cơ bản của GDTC, được tiến hành trong kế hoạch giảng
dạy với thời gian 85 tiết được phân ra trong 1 học kỳ.

- Giờ học tập TDTT ngoại khoá nhằm củng cố hoàn thiện các bài tập chính khoá được tiến hành
vào giờ tự học của học sinh, giáo viên có thể phu đạo nếu học sinh yêu cầu.

3.2. Bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày

3.3. Các hình thức hoạt động thể thao quần chúng; ngoài giờ học bao gồm luyện tập trong các
câu lạc bộ. Các đội đại biểu từng môn thể thao, tham gia các cuộc thi đấu thể thao ở trong và
ngoài trường.

3.4. Giờ tự luyện tập của sinh viên

4. Phân loại sức khỏe sinh viên trong tập luyện TDTT:

Sức khỏe sinh viên trong tập luyện TDT ở nhà trường Đại học, Cao đẳng được phân ra các mức
sau đây: SỨC yếu , Trung bingf, nâng Cao

5. Nội dung học tập:

Căn cứ theo đề cương chi tiết học phần của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương
trình GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng, gồm những nội dung sau:

6. Trách nhiệm của sinh viên:

BÀI 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GDTC (02 tiết)

I. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên với tập luyện TDTT:
1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên với tập luyện TDTT:

2. Đặc điểm sinh lý của sinh viên với tập luyện TDTT:

Cần nắm vững các nội dung sau:

*Hệ thần kinh: Phát triển tới mức hoàn thiện, khả năng tư duy phân tích tổng hợp và trìu tượng
hóa giúp cho HS-SV tiếp thu nhanh và hoàn thiện kỹ thuật động tác.

Vì vậy hình thức tập luyện phải phong phú, đa dạng, tạo hứng thú học tập và tạo điều kiện hoàn
thành tốt các kỹ thuật chính.

Hệ thống thần kinh của người gồm 3 phần chính:

*Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ:

- Hệ xương: tốc độ phát triển của hệ xương giảm rõ rệt. Hệ xương của nam và nữ có sự khác
biệt vì thế trong quá trình GDTC phải sử dụng các bài tập có cường độ vận động phù hợp với đặc
điểm giới tính và độ tuổi của nam và nữ.

- Hệ cơ: đã phát triển tới mức hoàn thiện, sức co cơ khác nhau, cơ tương đối khỏe. Các bắp cơ
lớn phái triển nhanh hơn so với các cơ nhỏ. Các cơ co phát triển nhanh hơn các cơ duỗi. Cần tập
những bài tập phát triển sức mạnh để góp phần đẩy đầy đủ các cơ. Các bài tập phải đảm bảo
nguyên tắc cơ bản và đảm bảo cho tất cả các cơ ( to, nhỏ) đều được phát triển.

*Hệ tuần hoàn: Đã phát triển tới mức hoàn thiện.

- Máu: màu đỏ, lỏng, lưu thông trong hệ tuần hoàn khép kín. Là mô liên kết đặc biệt gồm huyết
tương và huyết cầu. Lương máu trong cơ thể chiếm 7- 8% khối lượng. Trong yên tĩnh 40- 50%
lượng máu không tuần hoàn, máu nằm tròn các kho dự trữ: gan, lá lách, da, cơ, phổi. Khi vận
động lượng máu này được đưa vào tuần hoàn và cung cấp chủ yếu cho các cơ quan hoạt động.
Mất 1/3 lương máu sẽ nguy hiểm cho sự sống. Tập luyện TDTT thường xuyên làm tăng số lượng
hồng cầu trong máu và tăng lượng huyết sắc tố trong hồng cầu, khả năng vận chuyển ôxi của
máu được tăng lên. Sự tuần hoàn máu diễn ra trong các mạch máu khép kín: động mạch, tĩnh
mạch, mao mạch.

- Tim: sự tuần hoàn máu diễn ra thao hai vòng tuần hoàn: lớn và nhỏ

- Mạch: là tần số co bóp của tim. Đối với người không luyện tập mạch đạt 60-80 lần/phút. Trong
khi người luyện tập khi ở trạng thái yên tĩnh có thể là 50 lần/phút, khi vận động mạch sẽ tăng
lên, nghỉ ngơi hồi phục sau 15 phút mạch trở về trạng thái ban đầu.

- Huyết áp: được hình thành do lực bóp của tim và sức căng của thành mạch máu. Huyết áp bình
thường là 120/70mmHg, khi vận động tăng lên cao ( tùy thuộc vào mức độ vận động), khi phục
hồi 15-30 phút sẽ trở về trạng thái bình thường.

* Hệ hô hấp: là tổ hợp các quá trình sinh lý đảm bảo cung cấp ôxi cho cơ thể và đào thải khí
cácbonic ra ngoài. Quá trình hô hấp được đánh giá bằng các chỉ số:

+ thể tích hô hấp + thông khí phổi + nhu cầu ôxi


+ thể tích hô hấp + dung tích sống + hấp thụ ôxi.

II. Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động:

1. Kỹ năng vận động: Là 1 hình thức hành động được hình thành theo cơ chế phản xạ có
điều kiện, nhờ quá trinh luyện tập thường xuyên.

Khả năng vận động được hình thành gồm 3 ……………….

2. Kỹ xảo vận động: Là 1 hình thức hành động được hình thành trên nền của kĩ năng vận
động, thực hiện tới mức tự động hóa các động tác qua các đường dây liên hệ tạm thời trên vỏ
não, để có các kích thích phản ứng trả lời quá trình thực hiện động tác.

III. Vệ sinh tập luyện, thi đấu và giữ gìn sức khỏe đối với sinh viên:

1. Khái niệm vệ sinh TDTT: nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường cho người tập
nhằm tang hiệu quả luyện tập, nâng cao trạng thái sức khỏe chung, đề phòng chấn thương và
những ảnh hưởng xấu của môi trường đối với cơ thể người.

2. Nội dung của vệ sinh TDTT trong quá trình tập luyện, thi đấu và giữ gìn sức khỏe đối với
sinh viên:

- Vệ sinh cá nhân

- Vệ sinh môi trường

- Vệ sinh sân bãi, dụng cụ TDTT

- Vệ sinh nhằm hồi phục và nâng cao khả năng làm việc.

BÀI 3: KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TRONG QUÁ TRÌNH GDTC (03 tiết)

I. Kiểm tra y học trong quá trình GDTC:

1. Khái niệm kiểm tra y học trong quá trình GDTC: Là nghiên cứu trạng thái sức khỏe, mức
độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng và trinh độ tập luyện của người tập đến tác động của
quá trình tập luyện. qua đó phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể để tiến hành lập kế
hoạch luyện tập chính xác và tăng cường sức khỏe.

2. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra y học: Đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các
hình thức phương tiện GDTC. Thúc đẩy việc sử dụng GDTC để phát triển hài hòa, củng cố và tăng
cường sức khỏe người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với người tập.

3. Các hình thức tiến hành kiểm tra y học:

- Kiểm tra y học thường kì đối với tất cả những người tham gia tập luyện.

- Theo dõi y học- sư phạm đối với người tập trong quá trình GDTC.

- Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác.

- Đề phong và điều trị bước đầu các trấn thương và trạng thái bệnh lý.

- Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức y học trong nhà trường

4. Nội dung kiểm tra y học trong nhà trường: hỏi về tiểu sử bản thân, gia đình, quá trình
luyện tập để nắm được các thông tin, đặc điểm phát triển thể lực, điều kiện sống và làm việc,...

- Kiểm tra đánh giá sự phát triển thể lực: sự phát triển thể lực được đánh giá thông qua
mức độ phát triển của các tổ chức xương, cơ; hình dáng, kích thước của các bộ phận và chức
năng cơ bản của các cơ quan trong cơ thể; phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực có 3
phương pháp:

+ phương pháp quan sát: dùng để đánh giá trạng thái da, bộ xương, sự phát triển của cơ và lớp
mỡ dưới da. Khi quan sát phải xác định được hình dáng lồng ngực, lưng, bụng và tứ chi. Bởi đây
là yếu tố tạo nên thể hình của người tập.

+ phương pháp đo đạt: phương pháp này được tiến hành vào cùng một lúc( tốt nhất là vào buổi
sáng) và theo một phương pháp tiêu chuẩn. Để đánh giá sự phát triển thể lực cần phải đo các
chỉ số sau: chiều cao đứng và ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, vòng cổ, vòng cánh tay-
cẳng tay, chiều rộng vai, chiều rộng hông, dung tích sống, lực kéo của cơ, lực bóp của cơ, độ dày
lớp mỡ dưới da. Trên cơ sở phương pháp đánh giá, chúng ta có thể xây dựng phương pháp tập
luyện phù hợp và hạn chế, khắc phục các yếu điểm.

+ phương pháp kiểm tra chức năng của các hệ cơ quan: trong hoạt động thể lực hầu như các hệ
cơ quan đều có sự thay đổi nhất định nhưng hệ tuần hoàn và hệ hô hấp là những cơ quan có vai
trò quan trọng nhất trong hoạt động thể lực. phương pháp kiểm tra chức năng của hệ hô hấp và
tuần hoàn gồm có: thử nghiệm 30 giây, thử nghiệm bước bục( test havard), thử nghiện nín thở
sau khi hít, thử nghiệm nín thở sau khi thở.

Ngoài các phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực nêu trên, trong quá trình GDTC cần kết
hợp với phương pháp theo dõi y học sư phạm để hoàn thành quá trình tập luyện của người tập.
Theo dõi y học sư phạm được tiến hành trước, trong và sau giờ tập luyện tập và thi đấu thể
thao. Nó sử dụng các phương pháp kiểm tra y học đơn giản như: theo dõi mạch đập, tần số thở,
huyết áp, lực cơ trong quá trình tập luyện của biểu tập, kết hợp với đánh giá các dấu hiệu mệt
mỏi bên ngoài và sự tự theo dõi các nhân( nhật kí tập luyện).

II. Tự kiểm tra y học trong quá trình GDTC:

1. Khái niệm tự kiểm tra y học: là sự theo dõi thường xuyên của HS-SV đối với trạng thái
sức khỏe và tình trạng thể lực của mình trong quá trình GDTC.

2. Nội dung tự kiểm tra y học: gồm các chỉ số cơ bản sau: cảm giác chung, cảm giác ăn
uống, ngủ, mạch đập, cảm giác đau, cân nặng, nội dung tập luyện TDTT, thành tích tập luyện và
nhưng vi phạm trong chế độ sinh hoạt.

III. Chấn thương trong hoạt động TDTT:

1. Nguyên nhân gây chấn thương trong hoạt động TDTT: rất đa dạng, được chia thành các
nhóm chính:
- Phương pháp giờ học không đúng.

- Phương pháp tổ chức tập luyện không tốt.

- Không đảm bảo các yêu cầu an toàn của trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết không phù hợp.

- Vi phạm các quy định về kiểm tra y tế.

- Ý thức của người tập kém, vi phạm các quy định và luật thi đấu TDTT.

2. Cách phòng tránh:

- Khắc phục triệt để các nguyện nhân nêu trên.

- Kiểm tra thường xuyên trang thiết bị tập luyện.

- Tăng cường quản lý dạy và học 1 cách chặt chẽ.

- Người tập phải được bồi dưỡng đầy đủ về kĩ năng, bảo hiểm và tự bảo hiểm khi thực
hiện các bài tập.

3. Một số chấn thương và phản ứng xấu của cơ thể trong tập luyện TDTT:

- Choáng trọng lực.

- Hạ đường huyết và choáng do hạ đường huyết.

- Viêm cơ cấp tính.

- Say nắng (say nóng).

- Giãn và đứt dây chằng.

- Cầm máu.

- Gãy xương.

- Ngạt nước, …

You might also like