You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TRUNG TÂM: TIN HỌC-NGOẠI NGỮ

TÊN ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên năm nhất Ngành hệ thống thông
tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

Tiểu luật kết thúc học phần nghiên cứu khoa học
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách môn nghiên cứu khoa
học đã tạo điều kiện thuận lợi để em nghiên cứu triển khai và hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học này.

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên năm nhất ngành hệ thống thôn tin trường
Đại học Nội vụ Hà Nội đã hợp tác, giúp đỡ em nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề
tài.

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………1

1. Tính cấp thiết của đề


tài....................................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………..2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


……….........................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu


………......................................................................................3

6. Đóng góp mới của đề tài


……….......................................................................................3

7. Kết cấu của đề


tài .............................................................................................................3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CỦA


SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
…………….4

1.1. Một số khái niệm cơ sở


…………………………………………………………….4
1.1.1. Sinh viên
…………………………………………………………………………………..4

1.1.2. Nhà trọ


…………………………………………………………………………………….4

1.1.3. Xu hướng
………………………………………………………………………………….4

1.2. Cơ sở lí luận về nhà trọ ………………………………………………………………4

1.2.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………………………


4

1.2.2. Phân loại các nhà trọ sinh viên …………………………………………………………


5

1.2.2.1. Nhà trọ theo dãy ……………………………………………………………………5

1.2.2.2. Thuê nhà riêng ( chung cư, chung cư mini ) ……………………………………6

1.2.2.3. Thuê phòng chung chủ …………………………………………………………….6

1.2.2.4. Ký túc xá …………………………………………………………………………..…


7

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng thuê trọ của sinh viên …………………………7

1.3.1. Các yếu tố …………………………………………………………………………………


7

1.3.2. Nhu cầu của sinh viên ……………………………………………………………………


8
Tiểu kết chương 1
………………………………………………………………………...8

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ………
9

2.1. Đặc điểm tình hình hình Hà Nội hiện tại ảnh hưởng đến nhà ở cho sinh viên năm
nhất ngành hệ thống thông tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
……………………………….9

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


………………………………………………………………………..9

2.1.2. Đặc điểm xã hội


…………………………………………………………………………..9

2.2. Phân tích thực trạng thuê trọ của sinh viên ……………………………………………
9

2.2.1. Tình hình sinh viên khóa K21 Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
…………………..9

2.2.2. Tình hình thuê trọ của sinh viên khóa K21 Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội ……
10

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tìm và thuê trọ của sinh viên …………………
11

2.3.1. Yếu tố chính


……………………………………………………………………………..12
2.3.1.1. Giá cả
……………………………………………………………………………….12

2.3.1.2. Vị trí …………………………………………………………………………………


12

2.3.1.3. An ninh
……………………………………………………………………………...14

2.3.2. Các yếu tố khác ………………………………………………………………………


15

2.3.2.1. Thái độ người chủ nhà trọ


……………………………………………………….15

2.3.2.1. Tiện nghi của phòng trọ


…………………………………………………………..15

2.3.2.2. Mạng internet


……………………………………………………………………...15

2.3.2.4. Mức độ ồn ào ………………………………………………………………………


16

Tiểu kết chương 2


……………………………………………………………………….16

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHO SINH


VIÊN LỰA CHỌN NHÀ Ở
……………………………………………………………………17

3.1. Đánh giá xu hướng


…………………………………………………………………..17
3.2. Các kiến nghị
………………………………………………………………………..18

Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………………………18

KẾT LUẬN .......................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM


KHẢO .................................................................................................20

PHỤ
LỤC ..........................................................................................................................21
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

- Khi mà niềm vui đỗ đại học vừa mới cập bến thì bất ngờ có một vấn đề đi kèm mà bất
cứ sinh viên nào cũng gặp phải mang tên : “ thuê trọ”.

- Các khu KTX của các trường chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của sinh viên. Vì thế
mà đa số các sinh viên phải lựa chọn quyết định là ra ngoài tìm kiếm một nhà trọ cho
mình. Tuy nhiên có một vấn đề khá nhức nhối đó là nhà trọ thì có hạn mà nhu cầu thuê
trọ lại quá nhiều, chính vì vậy mà phần lớn sinh viên buộc phải thuê trọ với những hạn
chế bắt buộc về kinh tế và chất lượng.

- Chính vì vậy mà những vấn đề liên quan tới việc thuê trọ của sinh viên luôn là đề tài
được khai thác rộng rãi trong thị trường đề tài tiều luận ngày nay, nên việc tìm hiểu xu
hướng thuê trọ và rồi đưa ra những giải pháp và những lời khuyên hữu ích cho sinh viên
có một chỗ ở thích hợp học tập là vấn đề cơ bản trong những đề tài này.

Xuất phát từ những lí do trên thúc đẩy tôi lựa chọn vấn đề “ Tìm hiểu xu hướng lựa chọn
nhà trọ của sinh viên năm nhất Ngành hệ thống thông tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề tài thuê trọ của sinh viên vẫn là vấn đề được để ý, đánh giá và tìm hiểu rất nhiều trong
phạm vi tiểu luận của sinh viên. Như “ Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
người thuê nhà trọ của sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội”, “ Nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê trọ của tân sinh viên K44 tại hệ đại học chính qui
trường Đại Học Kinh Tế Huế”,...Và đều đại được những thành công nhất định trong quá
trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá đó.

1
Có thể nói có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tình hình thuê trọ của sinh viên nhưng chưa
có tác giả nào nghiên cứu về “Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên năm
nhất Ngành hệ thống thông tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội” nên đây là một đề tài
mới và cần được nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn khách
quan nhất cho tân sinh viên của Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

- Khảo sát tình hình nhà ở của sinh viên, đưa ra xu hướng thuê trọ của sinh viên.

- Từ việc tìm hiểu xu hướng thuê trọ của sinh viên, đề suất giải pháp quyết định tìm và
thuê nhà ở trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ

- Cơ sở lí luận về tình hình thuê nhà ở của sinh viên năm nhất

- Tìm hiểu thực trạng vấn đề thuê trọ của sinh viên

- Đánh giá nhận xét về xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên và đưa ra kiến nghị

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tìm kiếm nhà ở của sinh viên

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian : sinh viên năm nhất ngành hệ thống thông tin trường Đại Học Nội vụ Hà
Nội

2
- Thời gian : năm 2021-2022

- Khách thể : 50 sinh viên

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp phỏng vấn

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp khảo sát thực địa

+ Phương pháp thống kê toán học

6. Đóng góp mới của đề tài

Từ việc nghiên cứu, kết luận của bản thân thì việc nghiên cứu này mang lại các nhìn thiết
thực về xu hướng tìm trọ của sinh viên. Tìm hiểu , đánh giá và đưa ra những quan điểm ,
ý kiến để giúp cho sinh viên có cơ sở tìm kiếm và lựa chọn được nhà trọ phù hợp với như
cầu của bản thân.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phân mở đầu , kết luận và tài liệu khảo sát, đề tài được chia làm 3 chương

Chương 1 : Cơ sở lí luận về thực trạng vấn đề nhà ở của sinh viên năm nhất trường Đại
Học Nội Vụ Hà Nội

3
Chương 2 : Thực trạng vấn đề nhà ở cho sinh viên sinh viên năm nhất trường Đại Học
Nội Vụ Hà Nội
Chương 3 : Đánh giá xu hướng và dự đoán xu hướng lựa chọn nhà ở của sinh viên

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CỦA SINH


VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm cơ sở

1.1.1. Sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ.
Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

1.1.2. Nhà trọ

Nhà trọ hay quán trọ là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được xây
dựng hoặc sử dụng để cung cấp cho du khách có thể tìm kiếm chỗ ở, ngủ lại qua đêm và
có thể được cung cấp thức ăn uống và phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền
thuê trọ. Nhà trọ thường nằm ở mặt tiền các đường phố nhưng cũng có thể nằm trong các
hẻm phố.

1.1.3. Xu hướng

Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó. Đó là hệ thống các nhân
tố thúc đẩy bên trong quy định Tính tích cực của con người trong hoạt động của mình.

Xu hướng của con người cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá nhân đó,
hướng vươn tới của họ và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Xu
hướng của con người được biểu hiện qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và
niềm tin.

4
1.2. Cơ sở lí luận về nhà trọ

1.2.1. Cơ sở lí luận

Theo qui định tạm thời của bộ xây dựng, điều kiện tối thiểu về một phòng ở :

1. Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 9m2; chiều rộng thông thuỷ của phòng
tối thiểu không dưới 2,40m; chiều cao thông thuỷ của phòng ở chỗ thấp nhất không dưới
2,70m.

2. Diện tích sử dụng bình quân cho mỗi người thuê để ở không nhỏ hơn 3m2 (không tính
diện tích khu phụ).

3. Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ đảm bảo yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Tỷ
lệ diện tích cửa lấy ánh sáng không nhỏ hơn 1/10 diện tích phòng. Cửa đi phải có chiều
rộng lớn hơn hoặc bằng 0,75m. Cửa đi phải có chốt khoá, cửa sổ phải có chấn song đảm
bảo an toàn, an ninh trong sử dụng; phải đảm bảo cho mỗi người thuê có giường để ngủ.

4. Phải có đèn đủ ánh sáng chung cho cả phòng (đảm bảo độ rọi tối thiểu 50 lux) ; phải
đảm bảo cho mỗi người thuê tối thiểu 01 ổ cắm điện; mỗi phòng ở phải có riêng 1
aptomat.

5. Nếu một phòng ở được xây dựng khép kín thì xí, tiểu, tắm phải có tường ngăn cách
với chỗ ngủ và phải đảm bảo hợp vệ sinh. [1]

1.2.2. Phân loại các nhà trọ sinh viên

1.2.2.1. Nhà trọ theo dãy

Là loại hình phòng trọ mà các phòng tách biệt với nhau, các phòng được trang bị đầy đủ
không gian sống, chỉ có các bạn ở trọ sống chung với nhau và hoàn toàn tách biệt với chủ
trọ. Ở loại hình này, các bạn sẽ được tự do hơn do không có quá nhiều luật lệ phải tuân
theo, bạn sẽ tự do hơn về giờ giấc cũng như cách đi lại, ra vào. Tuy nhiên việc ra vào tự
5
do nên cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Mô hình dãy nhà trọ tự quản lý là mô hình có an
ninh kém nhất trong các mô hình nhà trọ. Do là tự quản lý nên sẽ dễ có trường hợp quên
đóng cổng hoặc quên khóa cửa, việc này sẽ dễ dẫn đến trộm cắp. Không những vậy, giá
phòng trọ của dãy nhà trọ tự quản lý thường khá rẻ nên sẽ có nhiều thành phần khác nhau
đến thuê trọ, điều này dễ dẫn đến việc mất cắp trong phòng trọ.

1.2.2.2. Thuê nhà riêng ( chung cư, chung cư mini )

Là loại hình mà chủ trọ cho thuê lại 1 căn phòng trong chung cư hoặc cả chung cư. Loại
hình này thường được các bạn trẻ có thu nhập cao tìm đến vì phòng chung cư cho thuê
thường là phòng có đầy đủ nội thất và không gian sống rộng rãi nhất. Ở đây các bạn sẽ
không phải lo lắng về độ an toàn vì chung cư luôn được đảm báo về an ninh. Bên cạnh
đó, không gian sống sẽ thường cao hơn các mô hình phòng trọ khác do ở chung cư sẽ có
đầy đủ bếp, phòng ngủ, phòng khách trong khi các mô hình khác, tất cả đều được dồn vào
1 phòng. Đi kèm với những tiện ích đó chính là mức giá khá đắt đỏ, đó là lý do lớn nhất
nhiều bạn không tìm đến mô hình này. Cùng với mức giá cao, ở đây các bạn thuê trọ sẽ
phải tự lo hết tất cả các chi phí phòng trọ khác như tiền gửi xe, chi phí quản lý, … Chưa
dừng lại ở đó, các bạn sẽ phải quản lý tất cả nội thất trong phòng, nếu có tổn thất, các bạn
thuê trọ chính là những người phải chịu trách nhiệm.

1.2.2.3. Thuê phòng chung chủ

Là loại hình phòng trọ mà chủ nhà trọ và người ở trọ sẽ sống chung trong 1 tòa nhà với
cùng lối đi và cùng nơi sinh họat. Mô hình này khá hợp lý cho các bạn xa nhà nhưng vẫn
chưa đủ tự tin. Vì ở chung chủ nên các bạn sẽ được sống trong môi trường rất quy củ, có
quy định về giờ giấc, cách sinh hoạt. Không những vậy có một số chủ nhà còn nấu ăn cho
cả người ở trọ nữa. Ở đây các bạn sẽ không phải lo lắng về nhiều vấn đề như trộm cắp, an
ninh và những bạn ở trọ đây thường được lựa chọn kỹ lưỡng.

Tuy nhiên loại hình này cũng đi kèm với không ít sự bất tiện. Đầu tiên phải kế đến đó là
sự bất tiện khi sống chung với chủ nhà, bạn sẽ không được tự tiện về giờ giấc ra vào, sẽ
6
có giờ giới nghiêm và giờ đóng cửa. Tiếp đến là khu vực sinh hoạt chung, nếu như ở
chung với bạn trọ, không rửa chén có thể không sao nhưng đã ở chung với chủ thì không
rửa chén chắc chắn sẽ bị la rầy nhắc nhở. Chưa dừng lại ở đó, nếu bạn tìm được một
người chủ tốt, tất cả đều có thể rất suông sẻ, nhưng nếu chủ không tốt sẽ dễ nảy sinh vấn
đề và khó khăn trong cuộc sống ở trọ.

1.2.2.4. Ký túc xá

Ký túc xá sinh viên đôi khi còn gọi là cư xá là những công trình, tòa nhà được xây dựng
để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các sinh viên của các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Những sinh viên ở ký túc xá thường là sinh viên
xa nhà, xa quê hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn và có nguyện vọng được ở tại ký túc xá, một
số ký túc xá dành cho các sinh viên nội trú.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng thuê trọ của sinh viên

1.3.1. Các yếu tố

Như chúng ta đã biết , thì giá cả phòng trọ là một trong những vấn đề nhạy cảm khi
chúng ta lựa chọn một phòng trọ hay nhà trọ. Và đa số các sinh viên đều đặt tiêu chí giá
cả lên hàng đầu. Tuy nhiên khi nghiên cứu vấn đề này, dựa vào các cơ sở lý thuyết hành
vi tiêu dùng và chi phí lợi ích của người cung ứng , tôi đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng
đến giá phòng trọ.

Diện tích : diện tích càng rộng , giá càng cao. Điều dễ hiểu vì không gian rộng sẽ giúp
chúng ta thoải mái, thông thoáng, dễ chịu hơn. Tuy nhiên chi phí xây dựng cao khiến giá
phòng tăng lên

Số người thuê phòng : Tùy thuộc vào người cho thuê mà việc tăng thêm người sẽ có hoặc
không tăng giá phòng trọ

7
Đặc điểm vị trí : trong ngõ hẻm hoặc ngoài mặt đường ; gần các khu chợ, khu mua sắm,
dịch vụ hay không

An ninh : Vấn đề an ninh khá được quan tâm đến bởi khu đông dân cư cũng đem tới
những vấn đề không nhỏ cho an ninh khu vực như trộm cắp, phá hoại, nghiện hút, mại
dâm ,...

1.3.2. Nhu cầu của sinh viên

Nhu cầu là yếu tố ảnh hưởng cực lớn đến xu hướng lựa chọn nhà trọ cho sinh viên. Với
mỗi loại hình sinh viên khác nhau, ta sẽ thấy được xu hướng lựa chọn loại hình nhà trọ
khác nhau và từ đó thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng, sau đó đưa ra
những ý kiến đánh giá và những điều nên làm và lối đi cho xu hướng đó.

Tiểu kết chương 1

Các loại hình thuê trọ của sinh viên đang cực kì phong phú và đa dạng hóa để sinh viên
có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên thì số lượng nhà trọ thì có hạn và đi kèm đó là các yếu
tố khác nhau ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên. Vì vậy, tìm hiểu xu hướng lựa chọn
nhà trọ của sinh viên đang là vấn đề nóng được quan tâm đến .Những yếu tố được liệt kê
bên trên đang được quan tâm nhiều nhất khi thuê trọ của các sinh viên, tuy nhiên còn
những vấn đề khác và còn một số yếu tố như vệ sinh, giá điện , nước, mạng internet cũng
như một số dịch vụ phát sinh khác được trả hàng tháng.

8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm tình hình hình Hà Nội hiện tại ảnh hưởng đến nhà ở cho sinh viên
năm nhất ngành hệ thống thông tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà nội là thủ đô và là trung tâm kinh tế, chính trị của niềm Bắc vì thế nên số lượng các
trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiệp vụ hay các trường đào tạo nghề rất nhiều.
Vì vậy mà số lượng sinh viên tập trung ở đây là rất lớn. Theo thống kê mỗi năm thì tỉ lệ
các trường đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Hà nội tăng lên 6-9%/ năm.
Trong khi đó số lượng sinh viên tăng 20-30% mỗi năm ( lượng sinh viên ngoại tỉnh
chiếm 60-70%) , mà số lượng kí túc xá của cac trường đại học chỉ đáp ứng 10-20% số
sinh viên. Vậy nên vấn đề thuê trọ và tìm nhà ở của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

Chúng ta có thể thấy số lượng sinh viên mỗi năm đều rất đa đạng về quê quán, nơi ở, về
phong cách sống, cách sinh hoạt và chuyên môn khác nhau. Việc nhiều nhóm sinh viên tụ
họp về một địa điểm khiến lượng nhà ở hạn chế ở khu vực trở nên khó khăn trong việc
tìm kiếm và lựa chọn.
Năm 2022 đang là 1 năm khó khăn của đất nước nói riêng và thế giới nói chung vì tình
hình kinh tế xã hội bị trì trệ do đại dịch covid19 diễn biến phức tạp suốt 2 năm 2020-
2021. Vậy nên đây cũng là yếu tố được coi là biến cố lớn gây thay đổi xu hướng và yếu
tố lớn gây ảnh hưởng đến việc thuê trọ của sinh viên002E

2.2. Phân tích thực trạng thuê trọ của sinh viên

2.2.1. Tình hình sinh viên khóa K21 Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

9
Sinh viên khóa Khóa K21 Ngành Hệ Thống Thông tin Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
có lượng sinh viên lớn và tụ họp từ rất nhiều vùng miền khác nhau, với ngôn ngữ và các
điều kiện , hoàn cảnh và lối sống khác nhau. Bên cạnh đó tân sinh viên Khóa K21 vừa
phải trải qua một thời khì khó khăn khi phải trải qua thời gian học tập kì I năm nhất theo
hình thức online. Không có điều kiện để tham khảo, tìm hiểu để tìm cho bản thân một địa
điểm phù hợp để thuê , phục vụ quá trình học offline sau này. Bởi vậy xu hướng của sinh
viên cũng được phân hóa rất đa dạng về nhiều mặt và nhiều loại hình khác nhau.

2.2.2. Tình hình thuê trọ của sinh viên khóa K21 Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

Để tiến hành phân tích thực trạng thuê trọ của sinh viên năm nhất Ngành Hệ thống thông
tin trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, tôi đã đưa ra một câu hỏi : Bạn dự tính chọn loại hình
nhà ở nào cho thời gian học đại học?

Biểu đồ khảo sát hình thức nhà ở của sinh viên

3%

Nhà trọ
35% Nhà riêng
KTX

62%

Biểu đồ 1 : Khảo sát lựa chọn hình thức nhà ở của sinh viên

Theo kết quả điều tra thì có tới 62% số sinh viên hiện tại đã, đang và sẽ chọn hình thức
thuê trọ để phục vụ cho 4 năm học đại học của mình. Điều này không bất ngờ lắm đối với

10
sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất Ngành Hệ thống thông tin trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội. Việc phần lớn sinh viên lựa chọn việc thuê trọ là vì lựa chọn ở KTX khá hạn
hẹp về số lượng, thêm vào đó là việc lựa chọn ở trọ bên ngoài thay vì ở KTX hay ở cùng
với người thân giúp cho sinh viên tự do về thời gian , tự thiết kế được thời gian biểu phù
hợp cho bản thân mình.

Các lựa chọn cảu sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như : điều kiện hoàn
cảnh, sở thích, phong cách sống, mức độ hòa hợp với người khác,... Và qua đó thấy được
xu hướng cơ bản của sinh viên hướng tới trong thời điểm hiện tại đó chính là loại hình
Thuê trọ bên ngoài.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tìm và thuê trọ của sinh viên

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tìm và thuê trọ của sinh viên, tôi có
đưa ra một bài khảo sát về các yếu tố quan tâm của sinh viên :

Bảng 1 : Các yếu tố quan tâm của sinh viên khi đi thuê trọ

STT Các yếu tố quan tâm Số lượng Tỉ lệ


1 Giá cả 50 / 50 100%
2 An ninh 39 / 50 78%
3 Vị trí 31 / 50 62%
4 Yếu tố môi trường xung quanh 19 / 50 38%
5 Mạng, internet 11 / 50 22%

Qua bảng điều tra này, chúng ta có thể thấy yếu tố giá cả được quan tâm hàng đầu , tới
100% số sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng giá cả là một yếu tố quan trọng trong
việc tìm kiếm và thuê trọ. Tiếp đó là 2 yếu tố cũng khá quan trọng là an ninh và vị trí.
Vậy nên 3 yếu tố này sẽ được xếp vào nhữug yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng thuê
trọ cảu sinh viên. Còn những yếu tố còn lại như môi trường, internet và các yếu tố khác
sẽ được xếp vào phần riêng.

11
2.3.1. Yếu tố chính

2.3.1.1. Giá cả

Chắc hẳn ai trong số các sinh viên khi được hỏi đến việc thuê trọ thì vấn đề được quan
tâm đầu tiên là giá cả. Đây là một điều khá nhạy cảm của sinh viên và cũng là của các
nhà chủ mỗi khi thực hiện việc thuê nhà. Theo thống kê từ mẫu hỏi, tôi đã thu thập được
số liệu như sau :

Bảng 2 : Bảng khảo sát giá thuê trọ của sinh viên năm nhất

Giá tiền Số lượng trả lời Tổng số Tỉ lệ


1-1,5 triệu 8 50 16%
1,5-2 triệu 21 50 42%
2-2,5 triệu 11 50 22%
2,5 – 3 triệu 8 50 16%

Theo kết quả điều tra cho thấy, có tới 42% số sinh viên trả lời ( 21 trên tổng số 50 sinh
viên ) giá tiền thuê trọ dao động từ 1,5 – 2tr , đây là mức giá tiền trung bình cho một sinh
viên trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều sinh viên đã chia sẽ về
mức giá phòng trọ của mình ửo những tầm giá khác nhau : 8 sinh viên ở mức giá 1-1,5
triệu, 11 sinh viên ở mức giá 1,5-2 triệu và 8 sinh viên ở mức giá 2,5-3 triệu. Trong số 50
sinh viên tham gia khảo sát thì có 2 sinh viên có nhà riêng để ở. Đây là một kết quả tượng
trưng khá sát so và khớp với thị trường nhà trọ hiện tại.

Chắc hẳn giá cả đang được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến xu hướng lựa chọn nhà
trọ phù hợp của sinh viên hiện nay. Bởi kinh tế quyết định rất nhiều đến khả năng sinh
sống của con người, sinh viên lại mới bước chân vào môi trường mới và còn phụ thuộc
rất nhiều nên chắc chắn xu hướng hiện tại của sinh viên bây giờ sẽ hướng đến giá cả là
trên hết.

12
2.3.1.2. Vị trí

Một yếu tố không thể bỏ qua khi lên kế hoạch thuê trọ đó chính là vị trí nhà trọ. Một ví trí
đẹp và thích hợp sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng và việc đi lại tiện lợi sẽ trở
nên dễ dàng hơn rất nhiều. Theo một kết quả điều tra về khoảng cách từ nhà trọ tới
trường học và các địa điểm khác của tôi, thu được bảng như sau :

Khoảng cách nhà ở của sinh viên so với trường học

> 2km
10%
< 1km
24%

< 2km
66%

< 1km < 2km > 2km

Biểu đồ 2 : Khảo sát khoảng cách nhà trọ với trường của sinh viên

Theo như kết quả điều tra thì khoảng cách trung bình từ nhà ở của sinh viên đến trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội rơi vào khoảng dưới 2 km. Đây là một khoảng cách trung bình
cho sinh viên để phục vụ tối thiểu đến tối đa nhu cầu sinh hoạt và học tập của mình. Bên
cạnh việc khảo sát khoảng cách, tôi còn thu thập được nhiều ý kiến về vị trí thích hợp và
mong muốn của sinh viên đối với nhà trọ của mình :

Bảng 3 : Khảo sát ý kiến về vị trí mong muốn của sinh viên năm nhất

Vị trí Lượt chọn Đánh giá tỉ lệ

13
Gần trường 53 / 150 35.3%
Gần khu chợ 42 / 150 28%
Gần bạn bè, người thân 37 / 150 24.6%
Gần các trạm xe buýt 10 / 150 6.6%
Gần trung tâm thành phố 8 / 150 5.5%

Từ những ý kiến ở trên, ta có thể thấy xu hướng cơ bản của sinh viên trong vấn đề vị trí
đó là gần trường và các khu thương mại hàng hóa. Đây đúng với đa số các sinh viên nói
chung và tân sinh viên trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội nói riêng, bởi lẽ việc thuê trọ
trước tiên phải phục vụ mục đích giúp cho việc học tập hiệu quả nhất

2.3.1.3. An ninh

Một trong vấn đề quan tâm hàng đầu của các sinh viên là yếu tố an ninh. Với một câu hỏi
hết sức đơn giản là : “Các bạn cảm thấy sao về việc một ngày nào đó đi về phòng trọ của
mình và thấy mất đi đồ đạc của bản thân ?”. Tất nhiên mọi câu trả lời mà tôi nhận được
đều mang tính tiêu cực và không thể chấp nhận. Đúng vậy, không ai muốn khi trở về
phòng trọ của mình mà lại gặp cảnh mất mát đúng không.

Với vô vàn các yếu tố có thể xảy ra trong các nhà trọ như: tình trạng trộm cắp tài sản, gây
rối trật tự công cộng, lừa đảo, đánh nhau,… diễn ra nhiều, gây bất bình trong quần chúng
nhân dân. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu, số lượng người thuê trọ lớn trong khi
các chủ nhà trọ chưa nắm rõ quy định pháp luật về cư trú, buông lỏng quản lý. Song song
với đó là người thuê nhà đến từ nhiều địa phương - vùng miền khác nhau, có sự khác biệt
trong lối sống, sinh hoạt chưa có sự kết nối cũng như tính đoàn kết.

Đặc biệt, nhiều người thuê nhà trọ mất cảnh giác, chủ quan lơ là trong việc bảo vệ tài sản
để sơ hở cho kẻ gian lấy mất,… Trong khi an ninh của cả khu vực chưa được đảm bảo và
giám sát chặt chẽ từ chính chủ nhà trọ cho đến chính quyền địa phương. Chính vì vậy mà
vấn đề an ninh lại được đặt lên ngang với yếu tố giá cả khi sinh viên lựa chọn việc thuê
trọ. Việc lựa chọn một tòa nhà, khu nhà có an ninh tốt từ thiết bị cho đến con người. Một
14
khu nhà được giám sát chặt chẽ bởi bảo vệ, bởi hệ thống camera, hay ra vào bằng khóa
vân tay,... Dù chi phí thuê phòng hoặc các phí phụ có thể cao hơn nhưng đổi lại bạn sẽ
không phải lo lắng về an ninh phòng ở của mình.

2.3.2. Các yếu tố khác

2.3.2.1. Thái độ người chủ nhà trọ

Thái độ của người chủ cho thuê phòng trọ sẽ phần nào tác động đến quyết định chọn thuê
phòng của chúng ta. Theo đánh giá khách quan từ nhiều sinh viên, thì người chủ nhà có
thái độ hòa nhã, vui vẻ và dễ tính một chút thì mới có thể thu hút được khách đến thuê
trọ. Nhưng không vì vậy mà nơi lỏng, các chủ nhà cũng phải “khó tính” đúng lúc, đúng
chỗ để có thể quản lí được tốt nề nếp khu trọ của mình. Việc ở trọ chung hoặc riêng với
chủ nhà đều có điểm tốt riêng, nhưng nếu chủ nhà quá khó tính thì sẽ gây ảnh hưởng đến
cuộc sống riêng tư, mất đi sự thoải mái của người thuê trọ.

2.3.2.1. Tiện nghi của phòng trọ

Đa số sinh viên có thu nhập tương đối khá là chọn cho mình phòng trọ có sẵn toilet và
nhà tắm riêng để tiện sinh hoạt và đảm bảo an toàn .Còn lại đa số các chủ nhà trọ chỉ cho
thuê 1 căn phòng trống, còn các dụng cụ sinh hoạt thì sinh viên tự trang bị cho mình. Chỉ
một số ít nhà trọ là có sẵn giường ngũ, kệ đựng sách và quần áo ,quạt máy để tạo lợi thế
cạnh tranh so với các nhà trọ khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn của sinh
viên.

2.3.2.2. Mạng internet

Trong thời đại 4.0 thì chắc hẳn internet là cực kì cần thiết cho sinh viên, nhất là trong thời
buổi học trực tuyến như bây giừo thì việc kết nối mạng internet là cực kì cần thiết cho
sinh viên. Đa số các nhà trọ chung chủ hoặc loại hình cơ bản đều cung cấp một dịch vụ
internet, nhưng việc lắp đặt và tốc độ mạng còn tùy thuộc vào mỗi chủ khác nhau. Ngoài

15
ra có một vài nơi không cung cấp dịch vụ có sẵn nên sẽ tốn chi phí lắp đặt và gia hạn
riêng. Vì vậy yếu tố này cũng khá được quan tâm của các bạn sinh viên hiện nay.

2.3.2.3. Mức độ ồn ào

Bất cứ ai đều mong muốn mình có một không gian sinh hoạt mà bị ảnh hưởng bởi tiếng
ồn xung quanh cả. Đa phần sinh viên không thể chọn lựa được tiêu chí này vì phần lớn
lúc thuê phòng thì chưa biết được biểu hiện của tiêu chí này, cho đến lúc biết thì cũng
ngại chuyển chỗ mới vì mất thời gian và chi phí tìm chỗ mới. Mà đa số các nhà trọ thì ồn
ào do có quá nhiều phòng liền kề với nhau.

Tiểu kết chương 2

Qua việc điều tra, thống kê, xu hướng lựa chọn của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
chủ quan như lối sống , văn hóa, cách sinh hoạt, sở thích,... ngoài ra còn do các yếu tố
khách quan như giá cả, an ninh , vị trí và một số các yếu tố khác.

Việc tìm kiếm nhà trọ phù hợp để đáp ứng đúng xu hướng của sinh viên hiện nay là
không dễ, để tìm kiếm được một nhà trọ phù hợp thì việc kết hợp các tiêu chí trên lại
càng không dễ dàng và ảnh hưởng nhiều đến xu hướng cốt lõi của sinh viên. Vậy nên cần
có những đánh giá phù hợp và lối đi chính xác cùng những quan điểm đúng đắn giúp cho
sinh viên có cái nhìn đúng , lựa chọn kỹ trước khi thuê trọ để tránh việc mất thời gian và
chi phí cho việc chuyển trọ nhiều lần.

16
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHO SINH
VIÊN LỰA CHỌN NHÀ Ở

3.1. Đánh giá xu hướng

Theo các đánh giá xu hướng cảu sinh viên, với 3 yếu tố chính được đề ra ở phần phân
tích. XU hướng của sinh viên có thể chia theo nhiều hướng :

Giá rẻ : Sinh viên đa phần là không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, phụ thuộc vào bố
mẹ là nhiều. Hoàn cảnh gia đình tuy từng người những hầu hết, sinh viên đi tìm nhà trọ
đều không mong muốn một cái giá quá cao. Thông thường, các bạn sinh viên sẽ ở theo
nhóm từ 2-3 người để cùng chia tiền nhà cho rẻ. Mức thuê có thể chấp nhận được là từ
700.000 đến 1 triệu đồng một người/ một tháng. Tương ứng với số tiền này, những căn
phòng trọ sẽ có diện tích khoảng từ 13-15 m2 một phòng, ở được từ 2-3 người. Giá cho
thuê nhà thì sẽ đi kèm với giá điện, nước. Hầu hết, sinh viên muốn được ở những khu trọ
tính điện, nước theo giá nhà nước để không phải chịu thêm khoản phí nào mà chủ trọ đặt
ra.

Xu hướng này khá đúng với lượng lớn sinh viên ở thời điểm hiện tại. Nhưng kèm theo đó
là sự khó khăn trong việc lựa chọn phù hợp. Vì vậy cần có sự khảo sát giá cả tốt trước khi
tiến hành thuê trọ

Gần trường : Không phải sinh viên nào khi lên thành phố học cũng có thể chủ động trong
phương tiện cũng như thạo đường xá. Thêm vào đó, việc phải chịu phí thuê nhà hay điện
nước hàng tháng khiến họ không muốn chịu thêm phí đi lại cho việc đến trường vì đơn
giản, họ có quyền lựa chọn nơi ở phù hợp với điều kiện của mình.

Tuy nhiên, có một thực tế là, những khu trọ gần trường thì giá cho thuê sẽ cao. Chính vì
thế, nhiều sinh viên cũng không quá coi trọng tiêu chí này. Một khu trọ không quá hẻo
lánh, dễ dàng di chuyển, gần bến xe bus, chợ hay siêu thị ngày nay được các bạn sinh
viên khá quan tâm thay vì gần trường như trước đây.

17
Cơ sở hạ tầng tốt : Sinh viên là một trong những đối tượng có nhu cầu sử dụng mạng lớn
nhất trong xã hội. Học tập hay công việc đều cần đến internet, cho nên, xu hướng tìm nhà
trọ của họ hiện nay là có đường truyền mạng ổn định và giá cả hợp lý. Có thể dễ dàng
nhận thấy, an ninh cũng rất quan trọng.

Nhiều vụ mất cắp xảy ra ở các khu trọ của sinh viên khiến họ lo lắng về nơi ở của mình.
Chính vì thế, một nơi ở an nình được đảm bảo sẽ là lựa chọn hàng đầu của sinh viên thay
vì những khu trọ lộn xộn nhiều kẻ gian.

3.2. Các kiến nghị

Tìm kiếm thông tin : Việc lựa chọn nguồn tin chính xác là yếu tố quan trọng nhất trong
quá trình tìm hiểu và đi tới quyết định. Có thể lấy nguồn thông tin từ việc đi khảo sát thực
địa, lấy thông tin từ các nguồn tin cậy như người thân, những mối quan hệ quen biết thân
thiết xung quanh vị trí thuê trọ, sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, tik
tok để bổ sung nguồn thông tin nếu không có khả năng khảo sát thực địa.

Tiểu kết chương 3

Xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định và cần
kết hợp nhiều yếu tố để có một quyết định chính xác khi quyết định thuê trọ. Bên cạnh đó
các chủ nhà trọ có thể nâng cao chất lượng theo các xu hướng riêng để có lượng sinh viên
phù hợp với từng xu hướng trên có khả năng thuê trọ theo ý thích.

KẾT LUẬN
18
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát đã được trình bày trong các
chương, mục của báo cáo đề tài, em rút ra một số kết luận sau: Việc tìm hiểu, đánh giá xu
hướng lựa chọn và thuê trọ của sinh viên năm nhất ngành hệ thống thông tin trường Đại
học Nội Vụ Hà Nội. Giúp cho các tân sinh viên có cái nhìn tổng quát nhất về xu hướng
trong thời điểm hiện tại. Qua đó lựa chọn được hướng quyết đinh và có lựa chọn sáng
suốt nhất cho việc tìm kiếm nhà trọ phù hợp với bản thân sinh viên.

Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài
báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình viết bài. Rất mong
nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để bài viết của bản thân được
hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

19
[1] trích Luật nhà ở số 56/2005/QH

PHỤ LỤC

20
PHỤ LUC 1 : PHIẾU KHẢO SÁT XU HƯỚNG THUÊ TRỌ CỦA SINH
VIÊN NĂM NHẤT NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NỘI VỤ HÀ NỘI

Câu 1 : Bạn dự tính chọn loại hình nhà ở nào cho thời gian học đại học ?

o Ở thuê

o ở KTX

o Nhà riêng

Câu 2 : Vị trí nơi ở của bạn so với trường như thế nào ?

o <1km

o <2km

o >2km

Câu 3 : Nơi trọ của bạn hiện tại có bao nhiêu người ở?

o 1

o 2

o 3

o 4

o Trên 4 người

21
Câu 4 : Bạn sống cùng ai ?

o Người lạ ghép phòng

o Người thân

o Bạn cùng lớp

o Khác…

Câu 6 : Giá thuê trọ hiện tại của bạn

o 1 - 1,5 triệu

o 1,5 - 2 triệu

o 2 - 2,5 triệu

o trên 3 triệu

Câu 7 : Diện tích phòng trọ của bạn

.....................................................................................................................

Câu 8 : Đánh giá về mức hài lòng với nhà trọ của bạn

o Hài lòng

22
o Chưa hài lòng lắm

o không hài

Câu 9: Yếu tố mà bạn quan tâm khi thuê trọ

□ Giá Cả
□ An Ninh
□ Vị trí
□ Yếu tố môi trường xung quanh
□ Mạng internet

Câu 10 : vị trí mong muốn của bạn khi thuê

□ Gần trường
□ Gần khu chợ
□ Gần bạn bè, người thân
□ Gần các trạm xe buýt
□ Gần trung tâm thành phố

PHỤ LỤC 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT XU HƯỚNG THUÊ TRỌ CỦA SINH VIÊN
NĂM NHẤT NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ
HÀ NỘI

23
24
25
26
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1 : Khảo sát lựa chọn hình thức nhà ở của sinh viên

Biểu đồ 2 : Khảo sát khoảng cách nhà trọ với trường của sinh viên

Bảng 1 : Các yếu tố quan tâm của sinh viên khi đi thuê trọ

Bảng 2 : Bảng khảo sát giá thuê trọ của sinh viên năm nhất

Bảng 3 : Khảo sát ý kiến về vị trí mong muốn của sinh viên năm nhất

27

You might also like