You are on page 1of 141

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

BỘ MÔN GDTC - QP

LÝ THUYẾT MÔN HỌC


GIÁO DỤC THỂ CHẤT

GIÁO VIÊN: Th.s Lê Lan Phương


BÀI 1: KHÁI QUÁT MÔN HỌC

I. Nguồn gốc và sự phát triển thể dục thể


thao
1.1. Nguồn gốc
Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao
động.
Thể dục thể thao được hình thành
thông qua các hoạt động văn hoá của
con người từ thời xa xưa.
a. Thể dục thể thao có nguồn gốc từ lao
động.
• Từ thời kỳ nguyên thuỷ: Con người đã biết
chế tạo và sử dụng các công cụ lao động.
• Lao động chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Bên
cạnh đó, điều kiện lao động khó khăn, công
cụ lao động thô sơ, lao động thể lực cực
nhọc.
• Đồng thời, con người luôn phải đấu tranh
với thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ để
sinh tồn. Do vậy: Để đảm bảo cuộc sống thì
con người cần phải nâng cao trí lực và thể
lực.
b. Các hoạt động văn hoá của con
người từ thời xa xưa.
• Từ thời xa xưa, con người đã tổ chức
các lễ hội văn hoá vào dịp lễ tết, hội
được mùa….Các hoạt động trong các
lễ hội như: đấu vật, võ, bắt cung, đua
ngựa, đua thuyền, ném còn…dần trở
thành môn thể thao được lựa chọn để
tập luyện, thi đấu, rèn luyện thể chất,
phòng chữa bệnhvv.
2.1. Sự phát triển thể dục thể thao

Thể dục thể thao ra đời và phát triển gắn


liền với sự phát triển của xã hội loài
người:
• Xã hội nguyên thuỷ
• Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại)
• Xã hội Phong kiến
• Sau hoà bình lập lại
• Xã hội hiện đại
2.1. Sự phát triển thể dục thể thao
a. Xã hội nguyên thuỷ
b. Xã hội nô lệ ( Hy Lạp cổ đại)
• Để tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn
áp nô lệ. Giai cấp chủ nô cần phải có một đội
quân tinh nhuệ. Vì vậy, mục đích và nội dung
của TDTT là đáp ứng yêu cầu của chế độ
chủ nô.
c. Xã hội Phong kiến
• Mục đích và nội dung của TDTT cũng chỉ
phục vụ cho giai cấp phong kiến.
d. Sau hoà bình lập lại
• Điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Cả nước
phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế và xây
dựng đất nước. Do đó TDTT chưa được quan tâm
và đầu tư đúng mức.
e. Xã hội hiện đại
• Khi nền kinh tế đất nước phát triển, trình độ sản
xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo
và giáo dục ngày càng cao, thì TDTT dần trở thành
một lĩnh vực tương đối độc lập. TDTT được đầu tư
và phát triển từ cấp cơ sở đến trung ương.
• Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ngoài sự tác động
của kinh tế, xã hội đối với sự phát triển TDTT.
TDTT cũng có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia có nền TDTT phát triển.
II. Các khái niệm có liên quan

• Khái niệm thể dục thể thao


• Khái niệm giáo dục thể chất
• Khái niệm thể thao
II. Các khái niệm có liên quan
1.2. Khái niệm thể dục thể thao
• Theo nghĩa hẹp: Là một bộ phận của nền
văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà
phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực,
nhằm tăng cường thể chất cho con người,
nâng cao thành tích thể thao, góp phần
làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo
dục con người phát triển toàn diện.
• Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ những thành
tựu của xã hội trong quá trình sáng tạo
những phương tiện, phương pháp và điều
kiện nhằm phát triển khả năng thích nghi
của thế hệ trẻ và người trưởng thành.
2.2. Khái niệm giáo dục thể chất
GDTC là một bộ phận của TDTT, là một mặt của
giáo dục toàn diện như các mặt giáo dục khác,
nhưng có:
• Đặc trưng chung: Quá trình dạy học có thầy và trò.
• Đặc trưng cơ bản, chuyên biệt:
+ Là dạy học vận động.
+ Tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định
hướng các tố chất vận động.
+ Góp phần giáo dục toàn diện nhân cách người
học.
3.2. Khái niệm thể thao
• Theo nghĩa hẹp: Là một trò chơi, một hình thức thi
đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận
động thể lực, nhằm phát huy năng lực chuyên môn
chuyên môn chuyên biệt, để đạt thành tích cao, cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong
những điều kiện chuyên môn như nhau.
• Theo nghĩa rộng: Là chuẩn bị cho nó những quan
hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong
hoạt động này. Trong tập luyện và thi đấu thể thao,
con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao
nhất của thành tích thể thao, vượt qua giới hạn
năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và
qua thành tích đạt được mà nâng cao uy tín, danh
dự quốc gia, tập thể, địa phương và cả từng vận
động viên. video\627934.mp4
BÀI 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
I. Các quan điểm đường lối của đảng và nhà
nước về giáo dục thể chất trong trường học
• Nghị quyết TW 4 khoá 7
• Các văn kiện Đại hội VIII
• Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam năm 1992 tại điều 41
• Luật giáo dục
• Luật TDTT
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP TD CỦA
BÁC HỒ
• “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt
một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần
cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp
phần cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi một người dân yêu nước.
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai
cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ
dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết
lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe.
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng
gắng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập”.
CHỈ THỊ SỐ 106-CT/TW NGÀY 2/8/1958 CỦA
BCHTW ĐẢNG LĐVN
• Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân
được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính
phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân
dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…
Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để
tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng
của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát
triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số
106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác
thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”.
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng
quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà nỗ
lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng
II. Mục đích, vai trò nhiệm vụ GDTC trong
các trường Đại học
1.2. Mục đích
Góp phần đào tạo đội ngũ các bộ
khoa học kỹ thuật cho đất nước, có
thể chất cường tráng, có tri thức và
tay nghề cao, có nhân cách con
người Việt Nam, đáp ứng được nhu
cầu của nền kinh tế thị trường
2.2. Vai trò của Giáo dục thể chất
• Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục toàn diện
cho sinh viên.
• Giáo dục thể chất có vai trò chủ động nâng cao
sức khoẻ, thể chất, năng lực vận động cho sinh
viên, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn,
nghiệp vụ.
• Giáo dục thể chất góp phần xây dựng đời sống
văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã
hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa
các trường, các ngành nghề và các vùng. Mở rộng
khả năng hoà nhập với sinh viên các nước trong
khu vực và trên thế giới.
2.2. Nhiệm vụ
• Giáo dục cho sinh viên về đạo đức và
nhân cách con người Việt Nam
• Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ
sảo vận động cơ bản của một số môn thể
thao và trang bị cho sinh viên những tri
thức chuyên môn.
• Phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, củng cố
và tăng cường sức khoẻ, phát triển các tố
chất thể lực đạt trình độ thể lực quy định
của quốc gia về lứa tuổi.
III. Các hình thức GDTC
1. Giờ học Giáo dục thể chất
• Giờ học Giáo dục thể chất chính
khoá (nội khoá).
• Giờ học Giáo dục thể chất ngoại
khoá.
2. Tập các bài tập thể dục để chống
mệt mỏi
3. Tham gia các hoạt động thể thao
của nhà trường.
IV. Trách nhiệm của sinh viên
• Tham gia đầy đủ các buổi học GDTC theo thời
khoá biểu và kế hoạch dạy học của nhà trường.
• Kiểm tra sức khoẻ và thể lực định kỳ.
• Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về
TDTT tạo điều kiện tiếp thu những kiến thức về
lý luận và phương pháp GDTC.
• Có chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
• Thường xuyên tập luyện thể dục buổi sáng, thể
dục giữa giờ và tự tập luyện để phát triển thể
lực
BÀI 3: ẢNH HƯỞNG
CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CON NGƯỜI
I. Hệ máu
1.1 Chức năng của máu
• Chức năng hô hấp
• Chức năng dinh dưỡng
• Chức năng đào thải
• Chức năng bảo vệ
• Chức năng điều hoà thân nhiệt
• Chức năng điều khiển
1.2 Hồng cầu
a. Chức năng của hồng cầu: Chức năng hô hấp.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hồng cầu.
* Trong vận động:
• Trong quá trình vận động, để đáp ứng nhu cầu
vận động, số lượng hồng cầu sẽ tăng lên làm
nhiệm vụ vận chuyển ôxy cho tổ chức và tế bào
hoạt động.
• Để theo dõi sự biến đổi về hồng cầu trong vận
động dựa trên cơ sở các bài tập với công suất
khác nhau để đánh giá.
• Ở hoạt động kéo dài, bên cạnh sự phá huỷ hồng
cầu còn phát sinh chứng thiếu hồng cầu trong vận
động.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với
hồng cầu.
• Đối với những người tập luyện thường
xuyên. Đặc biệt đối với vận động viên thì
nhờ có quá trình tập luyện nên lượng hồng
cầu trong máu cao hơn so với người
thường, khả năng vận chuyển ôxy đến các
tổ chức, cơ quan tốt hơn, nên có khả năng
duy trì hoạt động lâu hơn và không bị xuất
hiện hiện tượng choáng trọng lực trong
vận động.
1.3. Bạch cầu
a. Chức năng của bạch cầu: - Chức năng
bảo vệ cơ thể
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với
bạch cầu.
Trong vận động: bạch cầu trong máu
tăng lên. Tuy nhiên sự thay đổi bạch cầu
trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào công
suất hoạt động, thời gian hoạt động, lứa tuổi,
giới tính, trình độ tập luyện
Số lượng bạch cầu tăng trong vận động
có một ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể chống
lại hiện tượng stress do các kích thích quá
mức của vận động gây ra cho người tập
* Ở trạng thái nghỉ ngơi: Khi trình độ luyện
tập thể tích máu chung lên ít nhiều
Hàm lượng Hemoglobin cũng như hồng cầu
tăng dung tích ôxy của máu tăng lượng
bạch cầu cũng tăng. Đặc biệt đối với vận
động viên tập luyện sức bền trong thời gian
dài hàm lượng tế bào limpho có thể tăng lên.
II. Hệ tuần hoàn

2.1. Cấu tạo: Hệ tuần hoàn gồm tim và


các mạch máu.
2.2 Chức năng của hệ tuần hoàn:
Đảm bảo sự lưu thông máu để vận
chuyển các chất đến mô, cơ quan
nhờ vào máu để duy trì sự sống.
VÒNG TUẦN HOÀN
CO2 O2

Phæi H« hÊp ngoµi: LÊy Oxy tõ


ngoµi vµo c¬ thÓ
§éng m¹ch
phæi Vßng tuÇn hoµn nhá
4 TÜnh
m¹ch phæi
CO2
O2

NF NT
TÜnh m¹ch v v
chñtrªn vµ TF TT
Van 3 l¸
d­íi
Van 2 l¸

§éng
2

Vßng tuÇn hoµn lín m¹ch chñ


CO

C¸c c¬ quan TC
TÕ Bµo H« hÊp trong thùc
hiÖn chøc n¨ng h« hÊp
CO2 O2 trong (H« hÊp tÕ bµo)
2.3. Tim
a. Chức năng của tim
Hút và đẩy máu đi nuôi cơ thể
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim
- Sự phì đại cơ tim và tăng thể tích buồng tim
- Các chỉ số sinh lý của tim:
* Tần số nhịp tim
+ Người bình thường là 70 – 80 lần/phút.
+ Tần số nhịp tim phụ thuộc vào:
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới tim
• Lứa tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ.
• Yếu tố tâm lý.
• Tư thế cơ thể.
• Trình độ luyện tập.
Hoạt động TDTT làm thay đổi tần số nhịp tim:
+ Ở trạng thái yên tĩnh, nhịp tim của các vận động
viên giảm phụ thuộc vào đặc thù mỗi môn thể thao.
Trung bình 60 l/p.
+ Khi hoạt động nhịp tim tăng nhanh, cường độ vận
động cao thì tần số nhịp tim tăng càng nhanh. Tần
số nhịp tim tối đa có thể đạt tới 200 – 220l/p - tuổi.
* Lưu lượng tâm thu
- Người thường là 60 – 70ml/một lần tâm
thu(một lần tim co bóp).
- Ở VĐV tăng tới 200ml ở nam và 160ml ở
nữ trong khi vận động.
* Lưu lượng phút của tim:
- Người thường là 4 – 5lít/phút.
- Khi hoạt động TDTT Lưu lượng phút đạt
giá trị tối đa là 32 – 34lít/phút. Nhưng ở
trạng thái nghỉ ngơi Lưu lượng phút của các
vận động viên trình độ cao thấp hơn so với
người thường.
III. Hệ hô hấp
1.3. Chức năng của hệ hô hấp
Vận chuyển ôxy từ bên ngoài vào cơ thể
và đào thải co2 của quá trình trao đổi chất
ra ngoài.
2.3. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới
hệ hô hấp.
- Tập luyện TDTT làm thay đổi cơ bản
trạng thái chức năng của hệ hô hấp
- Các thông số hô hấp
a. Tần số hô hấp
• Ở trạng thái nghỉ ngơi: Người thường là
16 – 20 lần/phút. Vận động viên giảm
xuống còn 9 – 10 lần/phút.
• Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt
giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu o 2mà
cơ thể đòi hỏi.
• Tần số hô hấp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới
tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức
khoẻ và các yếu tố tâm lý khác.
b. Dung tích sống
• Dung tích sống của người bình thường
khoảng 3,5 lít.
• Trong vận động dung tích sống tăng lên.
Đặc biệt dung tích sống tăng cao ở các
VĐV bơi lội, bóng nước có thể đạt tới 6 –
7 lít.
• Dung tích sống phụ thuộc vào: Lực cơ hô
hấp, Số lượng phế nang tham gia, lứa
tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, đặc thù
môn thể thao.
c. Thông khí phổi
• Ở người thường khoảng 8 – 9 lít/phút.
• Đối với VĐV thông khí phổi tối đa là 140 –
160 lít/phút, người thường là 100 lít/phút.
• Thông khí phổi tối đa tăng phụ thuộc vào
trình độ tập luyện, lứa tuổi, giới tính, môn
thể thao, lực cơ hô hấp, kích thước lồng
ngực, lực cản của đường dẫn khí.
• Trong hoạt động TDTT, lượng thông khí
phổi tăng dần lên phụ thuộc vào công suất
hoạt động. thông khí phổi tăng để thoả
mãn nhu cầu o2 trong vận động.
IV. Hệ vận động
1.4. Chức năng của hệ vận động
Hệ vận động là bộ phận quan trọng và
trực tiếp nhất quyết định khả năng hoạt
động thể lực nói chung và khả năng hoạt
động thể thao nói riêng của con người.
2.4. Xương
a. Chức năng của xương
Xương là những bộ phận rắn bên trong
tạo thành một khung vững chắc nâng đỡ
toàn bộ cơ thể và làm chỗ dựa cho các
thành phần khác của cơ thể.
a. Chức năng của xương
• Một số xương có chức năng che chở và
bảo vệ.
• Xương là chỗ bám của các cơ, hoạt động
như đòn bẩy trong bộ máy vận động.
• Ngoài ra xương còn có các chức năng khác
như: Tuỷ xương là nơi tạo huyết, sản sinh
ra các huyết cầu. Xương còng là kho dự trữ
chất khoáng mà khi cần cơ thể có thể huy
động lấy ra được.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới
xương
Quá trình tập luyện làm thay đổi cấu tạo
xương: Tổ chức xương dầy lên, bề mặt
xương sần sùi, nhất là ở những điểm bám
của cơ.
Tiết diện ngang của xương tăng lên làm
độ bền cơ học chung của xương tăng lên,
nghĩa là sức chịu đựng của xương tốt hơn
dưới tác động của một lực.
Tập luyện thường xuyên giúp cho xương
dẻo, hạn chế một số bệnh về xương như:
loãng xương, vôi hoá.
3.4. Cơ
a. Chức năng của Cơ
Cơ có vai trò duy trì sự vận động của bộ
máy vận động nhờ sự co rút hay căng
cơ.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ
Tập luyện làm ảnh hưởng rõ rệt đến hệ
cơ.
Những người tập luyện thường xuyên có
khối lượng và thể tích cơ vân tăng lên
đáng kể.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ
• Sự phì đại cơ xảy ra là do tăng kích thước
của từng sợi cơ, trong đó bao cơ dầy lên,
lượng cơ tương, số tơ cơ và các yếu tố cấu
tạo khác đều tăng.
• Sự phì đại cơ vân làm cho việc cung cấp
máu cho chúng được cải thiện hơn. Ở các
cơ được tập luyện, trong 100 sợi cơ trung
bình có 98 mao mạch, trong khi ở các cơ
không tập luyện số mao mạch chỉ có 46.
• Tập luyện thường xuyên giúp cho cơ săn
chắc.
b. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới cơ
• Tập luyện thường xuyên trong cơ còn xảy ra
những biến đổi về sinh hoá. Hàm lượng đạm
trong cơ tương và trong tơ cơ đều tăng, khả
năng trao đổi chất của cơ được tăng cường.
• Tập luyện thường xuyên làm thay đổi chức
năng của cơ, tính hưng phấn và sự linh hoạt
của cơ tăng.
• Tập luyện thường xuyên có khả năng huy
động số lượng tối đa đơn vị vận động tham
gia vào co cơ, là yếu tố quan trọng của sức
mạnh cơ vân.
4.4. Dây chằng và khớp
a. Dây chằng
Tập luyện thường xuyên giúp cho dây
chằng to, khoẻ, đàn tính tốt. Do vậy khi
hoạt động vận động với cường độ lớn,
động tác khó không bị trật khớp hay
chấn thương. video\680878.mp4
b. Khớp
Tập luyện thường xuyên thì khớp linh
hoạt, sụn chêm dầy lên chịu được áp lực
lớn. Chất hoạt dịch tăng, hạn chế một số
bệnh về khớp. video\627934.mp4
V. Hệ bài tiết
1.5. Chức năng của hệ bài tiết
• Giúp đào thải các sản phẩm phân huỷ
cuối cùng mà cơ thể không sử dụng
được nữa ra ngoài.
• Đảm bảo sự ổn định, cân bằng về cấu
tạo và tính chất của môi trường bên
trong cơ thể.
• Các cơ quan đảm nhiệm chức năng bài
tiết chủ yếu là: Thận, các tuyến mồ hôi,
phổi và ruột.
2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới
hệ bài tiết
• Hoạt động cơ bắp gây nên những ảnh
hưởng rõ rệt đối với các cơ quan bài tiết
• Trong hoạt động cơ bắp xảy ra quá trình
phân bổ lại máu. Lượng máu đi đến thận
giảm đi. Nếu trong điều kiện bình thường
dòng máu thận vào khoảng 1 lít/ phút thì
trong hoạt động thể lực nặng lượng máu
này có thể giảm xuống đến 0,25 lít/ phút.
2.5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới
hệ bài tiết
• Do lượng máu cung cấp cho thận giảm nên
lượng nước tiểu được tạo ra trong vận động
giảm đáng kể.
• Trong hoạt động cơ bắp lượng nước bị mất
nhiều do tiết mồ hôi. Vì vậy lượng nước tiểu
lại càng giảm đi.
• Trong hoạt động cơ bắp thành phần nước
tiểu cũng thay đổi.
VI. Hệ tiêu hoá

1.6. Chức năng của hệ tiêu hoá


Hệ tiêu hoá có chức năng tiếp nhận
thức ăn và nước từ môi trường bên
ngoài vào cơ thể và thực hiện quá
trình phân giải chúng để cung cấp
các chất dinh dưỡng cho cơ thể
giúp cơ thể tồn tại.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT
tới hệ tiêu hoá

• Tập luyện TDTT có ảnh hưởng khác


nhau đối với quá trình tiêu hoá.
• Tập luyện làm tăng cường quá trình
trao đổi chất, nâng cao nhu cầu của
cơ thể về các chất dinh dưỡng. Vì
vậy, làm tăng cường hoạt động của
hệ tiêu hoá ở trạng thái nghỉ ngơi.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT
tới hệ tiêu hoá
• Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động cơ bắp,
cũng như trong giai đoạn hồi phục, sự tiết
dịch của các tuyến dịch tiêu hoá cũng như
nhu động ruột của ruột và dạ dày đều giảm.
Do:
• Trong khi hoạt động thì các trung tâm thần
kinh vận động và các trung tâm đảm bảo cho
hoạt động cơ bắp khác như: Tuần hoàn, hô
hấp… hưng phấn mạnh, gây ức chế các
trung tâm khác không có quan hệ trực tiếp
đến hoạt động co cơ, trong đó có hệ tiêu hoá.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT
tới hệ tiêu hoá
• Trong tập luyện do lượng máu đến cơ quan
tiêu hoá giảm( bìnhthường 25 – 30% lượng
máu tuần hoàn, trong vận động giảm còn
3,5%). Điều đó làm việc tiết dịch và hấp thụ
các chất dinh dưỡng ở các cơ quan tiêu hoá
giảm. Do quá trình tiêu hoá giảm trong tập
luyện, không nên tiến hành tập luyện sớm
hơn 1,5 – 2h sau khi ăn. Nếu tập sẽ ảnh
hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ
dày.
2.6. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT
tới hệ tiêu hoá
• Dạ dày căng đầy cản trở hoạt động của cơ
hoành, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động
của tim và phổi. Dạ dày chứa đầy thức ăn
làm tăng thể trọng chung, gây rối loạn định
hình động tác và tăng nguy cơ xảy ra chấn
thương trong vận động.
• Tuy nhiên, cũng không nên tập khi đang đói,
vì lượng đường dự trữ của cơ thể giảm ảnh
hưởng đến khả năng hoạt động thể lực của
cơ thể.
VII. Hệ cảm giác
1.7. Chức năng của hệ cảm giác
Thu nhận và phân tích những biến đổi của
ngoại cảnh và trạng thái bên trong của cơ
thể.
2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ
cảm giác
Các hệ cảm giác có vai trò quan trọng
trong tập luyện và thực hiện động tác. Khi
thực hiện hoạt động vận động, điều quan
trọng không chỉ là cảm thụ các kích thích
video\567844.mp4
2.7. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ
cảm giác
• Khác nhau tác động đến các cơ quan cảm
thụ khác nhau, mà còn phải phối hợp hoạt
động của các hệ đó. Vì vậy trong quá trình
tập luyện, các đường liên hệ tạm thời giữa
những trung tâm cảm giác khác nhau sẽ
được hình thành và hoàn thiện sự phối hợp
của các hệ cảm giác với nhau.
• Tập luyện thường xuyên có thể nâng cao
trạng thái chức năng của các hệ cảm giác.
Sự nâng cao đó được thể hiện ở tăng sự
nhạy cảm.
VIII. Hệ thần kinh trung ương

1.8. Chức năng của hệ thần kinh


trung ương
• Điều khiển hoạt động của tất cả các
mô, các cơ quan và phối hợp chúng
thành chỉnh thể thống nhất.
• Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với
môi trường sống.
2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới
hệ thần kinh trung ương
• Tập luyện TDTT nâng cao năng lực của vỏ
não.
• Khả năng phát ra xung động thần kinh và
dẫn truyền rất cao.
• Tập luyện TDTT thường xuyên giúp phát
triển tốt phản xạ của cơ thể.
• Giúp con người phản ứng nhanh với mọi
tình huống. Con người nhanh nhẹn, hoạt
bát.
2.8. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT tới hệ
thần kinh trung ương
• Tập luyện TDTT thường xuyên giúp con
người hạn chế hiện tượng stress do căng
thẳng về thần kinh.
• Có tác dụng cải tạo các loại hình thần kinh:
* Dựa trên các đặc điểm của phản xạ có điều
kiện và hành vi,Paplôp đã xác định được ba
tính chất cơ bản của quá tình hưng phấn và
ức chế trong hoạt động thần kinh, là cường
độ, độ cân bằng và độ linh hoạt. Dựa vào sự
phối hợp của các tính chất đó, Paplôp phân
chia thành 4 loại hình thần kinh:
Các loại hình thầnkinh
• Mạnh – không cân bằng – sôi nổi.
• Mạnh – cân bằng – linh hoạt.
• Mạnh – cân bằng – ỳ.
• Yếu.
Đối với loại thần kinh yếu và mạnh – cân bằng –
ỳ sẽ trở nên cân bằng – linh hoạt. Thông qua
các môn trò chơi mang tính tập thể, giúp cho
con người hoà đồng, tự tin và linh hoạt hơn.
Đối với loại thần kinh mạnh – không cân bằng –
sôi nổi người tập nên tập các môn như cờ vua,
bắn súng….Giúp cho con người biết kiềm chế,
điềm tĩnh, phân tích tổng hợp chính xác, phản
ứng linh hoạt.
BÀI 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
TRONG QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN TDTT
I. Các nguyên tắc tập luyện TDTT
1.1. Ý nghĩa
Góp phần đạt hiệu quả cao trong quá trình
tập luyện và hạn chế những ảnh hưởng xấu
xảy ra.
2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực
• Trong quá trình tập luyện, tính tích cực của
người học, người tập được thể hiện qua
hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn
thành những nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
2.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực
• Hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất phụ
thuộc rất lớn thái độ tự giác, tích cực của người
học. Khi người học có thái độ tự giác, tích cực thì
sẽ giúp cho họ học nhanh hơn, tiếp thu kỹ thuật
động tác tốt hơn, nâng cao hiệu quả tập luyện.
Đồng thời sẽ hình thành thói quen tập luyện cho
người học.
• Để phát huy tích cực, tự giác thì trước hết người
tập phải xác định đúng đắn động cơ tham gia tập
luyện, hiểu được mục đích, vai trò, ý nghĩa của
GDTC, TDTT. Người học phải nhận thức đúng
đắn các nhiệm vụ của mình cần thực hiện.
3.1. Nguyên tắc trực quan
• Trong GDTC, tính trực quan đóng vai trò
quan trọng, bởi vì hoạt động của người tập
về cơ bản mang tính chất thực hành.
• Tính trực quan - một tiền đề cần thiết để tiếp
thu động tác.
• Tính trực quan - một điều kiện không thể
tách rời trong hoàn thiện hoạt động vận
động.
• Trong quá trình tập luyện cần phải sử dụng
kết hợp trực quan trực tiếp và gián tiếp.
3.1. Nguyên tắc trực quan

• Các phương pháp trực quan khác nhau


không chỉ liên quan đến nhau mà còn tác
động lẫn nhau. Việc sử dụng rộng rãi các
hình thức trực quan khác nhau làm tăng
hứng thú đối với tập luyện, làm dễ hiểu và
dễ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều
kiện để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và
kỹ sảo khác.
4.1. Nguyên tắc hệ thống
• Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường
xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên lượng
vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự
trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các
mặt khác nhau trong nội dung tập luyện.
• Tập luyện thường xuyên mang lại hiệu quả tốt hơn.
• Hoàn thiện thể chất chỉ có thể có trong quá trình
giáo dục thể chất là liên tục. Tuy nhiên, tập luyện
liên tục không có nghĩa là không nghỉ mà cần phải
cần phải kết hợp giữa lượng vận động và nghỉ
ngơi.
Các loại quãng nghỉ:
• Quãng nghỉ đầy đủ
• Quãng nghỉ ngắn
• Quãng nghỉ vượt mức
Điểm then chốt của nguyên tắc này là không cho
phép dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có
trong tập luyện. Vì vậy, phải làm sao cho hiệu quả
của mỗi buổi tập sau, được “chồng lên” trªn “dấu
vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu
thêm các dấu vết đó. Hiệu quả của một số buổi tập
được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích luỹ
của cả một hệ thống các buổi tập, tức là làm xuất
hiện những biến đổi thích nghi tương đối vững
chắc về cấu trúc và chức năng của cơ thể.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ
các khoá Trường Đại học Hà Nội

Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90)
Khoá học
TT
Chỉ tiêu ±δ Cv ε ±δ Cv ε ±δ Cv ε ±δ Cv ε

1 Chạy 100m 17.96 ± 5.52 0.01 18.59 ± 0.9 4.84 0.00 19.06 ± 3.9 0.01 19.22 ± 5.79 0.01
(gy) 0.991 1 9 0.843 9 1.117 2

2 Chạy 800m 4:34 ± 0.42 9.62 0.02 4 ± 0.332 8.4 0.01 4:52 ± 5.5 0.01 4:57 ± 5.95 0.02
(m:s) 5 0.247 2 0.272 2

3 Chạy con thoi 11.34± 0.41 3.61 0.00 11.42 ± 2.92 0.00 11.78 ± 3.6 0.00 11.85 ± 3.98 0.00
(gy) 7 0.334 5 0.433 8 8 0.47 8

4 Bật xa tại 175.30±10. 5.83 0.01 171.10 5.87 0.01 165.19 ± 5.2 0.01 162.82±10 6.38 0.01
chỗ(cm) 23 2 ±10.05 9 1 8.746 9 2 .368 3

5 Dẻo gập 11.50 ± 23.31 0.04 11.50 ± 23.7 0.04 8.91 ± 21. 0.04 8.64 ± 22.6 0.04
thân(cm) 2.68 8 2.73 2 3 1.92 5 8 1.95 8

6 NSCĐ tay 13 0.02 12.7 0.02 11. 0.02 13.5 0.02


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.2. Khảo sát thực trạng thể chất của sinh viên nữ
các khoá Trường Đại học Hà Nội (tiếp)
Năm thứ nhất (n= 90) Năm thứ hai (n= 90) Năm thứ ba (n= 90) Năm thứ tư (n= 90)
Khoá học
TT
Chỉ tiêu ±δ Cv ε ±δ Cv ε ±δ Cv ε ±δ Cv ε

7 Sloan - Test 80.01 ± 8.2 0.017 81.09 ± 7.1 0.01 72.42 ± 6.32 0.01 71.14 ± 5.4 0.011
6.56 5.71 3 4.58 4 3.839

8 Dung tích 2.55 ± 12.1 0.024 2.68 ± 12.1 0.02 2.42 ± 12.26 0.02 2.36 ± 12.6 0.027
sống(l) 0.31 0.326 8 0.297 8 0.298 2

9 Chiều cao (cm) 155.167 3 0.006 154.82 ± 3.24 0.00 155.152± 2.93 0.00 154.79±4. 3.21 0.004
±4.662 5.02 6 4.548 6 97

10 Cân nặng (kg) 45.70 ± 6.44 0.013 45.57 ± 4 8.77 0.01 46.94 ± 9.9 0.02 46.93±4.3 9.2 0.006
2.942 6 4.652 2 2

11 Vòng bụng 64.89 ± 3.48 0.007 64.67 ± 3.64 0.00 65.94 ± 3.26 0.00 66±1.935 2.93 0.007
(cm) 2.261 2.35 7 2.15 7

12 Quetelet(g/cm) 294.39 ± 4.88 0.01 293.86 ± 5.89 0.01 302.382± 4.48 0.01 302.68±19 6.3 0.013
14.38 17.3 1 13.56 .078
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.3. So sánh thực trạng thể chất của các khoá (theo chỉ số t student)

Khoá học Năm 3-


TT Năm1-2 Năm1-3 Năm1-4 Năm 2-3 Năm 2-4
Chỉ tiêu 4

1 Chạy 100m (gy) -4.7 -8.13 -7.9 -3.92 -4.29 -1.08


2 Chạy 800m (m:s) 6.4 -3.49 -4.39 -12.54 -13.4 -1.24
3 Chạy con thoi (gy) -1.5 -6.77 -7.68 -6.24 -7.24 -1
4 Bật xa tại chỗ (cm) 2.9 6.93 8.015 4.36 5.67 1.58
5 NSCĐ tay (lần) -4.9 4.65 5.4 9.66 10.28 0.9
6 Dẻo gập thân (cm) 0.0 7.29 8.12 6.99 7.78 0.9
7 Dung tích sống (lít) -2.9 2.791 4.156 5.77 7.249 1.29
8 Sloan-Test -1.2 8.8 11 11.68 14.72 1.94
9 Chiều cao (cm) 0.5 0.0 0.52 -0.48 0.042 0.49
10 Cân nặng (kg) 0.3 -2.04 -2.2 -2.14 -2.28 0.01
11 Vòng bụng 0.7 -3.09 -3.5 -3.9 -4.4 -0.19
5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
• Tăng từ từ khối lượng và cường độ vận
động. Trong quá trình tập luyện, học kỹ
thuật, động tác phải từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tổ hợp.
• Tăng lượng vận động từ ít đến nhiều, cường
độ và thời gian tập luyện cũng tăng dần.
• Vì sao phải tăng lượng vận động, cường độ
và thời gian. Bởi vì, Khi lượng vận động vừa
trở nên quen thuộc và không còn gây nên “
thích nghi thừa ra nữa” thì sẽ không còn là
nhân tố cơ bản gây nên những thay đổi tốt
trong cơ thể.
5.1. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
• Để đảm bảo tiếp tục nâng cao các khả
năng chức phận của cơ thể, cần phải đổi
mới có hệ thống khối lượng và cường độ
vận động. Đó là một trong những quy luật
căn bản của quá trình giáo dục thể chất.
• Việc tăng lượng vận động phải vừa sức
với người tập, không vượt quá khả năng
chức phận của cơ thể, tương ứng với đặc
điểm lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân.
6.1. Nguyên tắc toàn diện
• Quá trình giáo dục thể chất là giúp cho cơ
thể người tập phát triển toàn diện, cân đối.
Do đó cần phải tập để phát triển hài hoà cả
về hình thái lẫn chức năng, phát triển đầy đủ
các tố chất thể lực. Sự phát triển toàn diện là
cơ sở nâng cao thành tích thể thao.
• Tất cả các môn thể thao đều dựa trên nền
tảng các tố chất thể lực. Các tố chất thể lực
có mối quan hệ khăng khít với nhau, làm ảnh
hưởng và bổ trợ cho nhau phát triển.
6.1. Nguyên tắc toàn diện
• Vì vậy, Nếu trong tập luyện, đặc biệt trong
huấn luyện thể thao thành tích cao, chỉ chú
trọng một tố chất nào đó cần cho chuyên
môn, thì cũng chỉ đạt được thành tích
trước mắt, sau đó trình độ sẽ bị dừng hoặc
giảm sút.
• Trong các môn thể thao có một số môn
phát triển không cân đối như cầu lông,
bóng bàn…cần tập các bài tập bổ trợ để
phát triển cân đối.
7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân
• Mỗi cá nhân có cấu tạo giải phẫu, đặc điểm
về giải phẫu, khả năng chức phận khác
nhau. Do vậy, trong quá trình GDTC việc sử
dụng các phương tiện, phương pháp, điều
kiện tiến hành phải phù hợp với đặc điểm
các nhân, để đảm bảo phát triển năng lực
của người tập ở mức cao nhất.
• Lượng vận động phải vừa sức với người
tập. Nghĩa là lượng vận động không quá cao
và không quá thấp. Lượng vận động đó có
sự kích thích phát triển thể chất cho người
tập.
7.1. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm cá nhân
• Nếu lượng vận động quá mức sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ của người tập
hoặc yêu cầu quá cao trong quá trình tiếp
thu động tác cũng không đạt hiệu quả
trong việc trang bị những kỹ năng, kỹ sảo
động tác. Đặc biệt đối với những động tác
khó, nguy hiểm có thể gây cảm giác sợ hãi
cho người tập.
• Cần xác định được một cách khoa học các
tiêu chuẩn hợp lý nhất về lượng vận động
cho mỗi nhóm giới tính, lứa tuổi.
II. Cấu trúc của một buổi tập
1.2. Phần chuẩn bị
Mục đích: Tạo được tâm thế cho người tập, làm
cho người tập có một trạng thái sẵn sàng nhất, để
thực hiện nhiệm vụ chính của buổi tập.
Nhiệm vụ chính của phần này:
• Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ cho buổi tập. Đây là
yếu tố khách quan tác động rất lớn đến hiệu quả
buổi tập.
• Khởi động: Mục đích của khởi động là đưa cơ thể
từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, tăng cường
hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, tăng
cường khả năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, hạn
chế chấn thương.
1.2. Phần chuẩn bị
• Thời gian khởi động không cố định. Căn cứ vào
nhiệm vụ của buổi tập, thời tiết để vận dụng. Nếu
buổi tập phải thực hiện với khối lượng lớn hoặc tập
trong điều kiện lạnh, thì cần phải khởi động kỹ, thời
gian khởi động phải dài. Nếu thực hiện với khối
lượng nhỏ hoặc tập trong điều kiện mùa hè, thì thời
gian khởi động ngắn.
2.2. Phần cơ bản
Đây là phần quan trọng của buổi tập, nhằm giải
quyết những nhiệm vụ khó khăn, trọng tâm, cơ bản
của buổi tập. Tuỳ thuộc vào nội dung của buổi tập
mà phần này chia thành những phần nhỏ như:
Củng cố động tác cũ, học động tác mới, phát triển
thể lực.
2.2. Phần cơ bản
• Nếu buổi tập chủ yếu là học động tác mới thì
phải tuân theo trình tự: Làm quen - học sâu -
hoàn thiện.
• Nếu buổi tập phát triển các tố chất thể lực thì
phải tuân theo trình tự: Bài tập tốc độ - sức
mạnh - sức bền.
3.2. Phần kết thúc
• Là phần giúp cơ thể dần hồi phục sau vận
động. Do đó sử dụng các động tác nhẹ
nhàng, thư dãn để thả lỏng.
III. Các bệnh thường gặp trong tập luyện
và thi đấu thể thao.
1.3. Choáng trọng lực.
a. Khái niệm
Choáng trọng lực là một bệnh lý cấp tính xảy ra
khi chạy về đích bị ngã xuống và mất tri giác tạm
thời trong thời gian ngắn.
b. Nguyên nhân
• Khi về đích, người tập giảm tốc độ đột ngột, không
tiếp tục vận động nhẹ nhàng. Khi cơ bắp ngừng
hoạt động đột ngột, tốc độ máu lưu thông trong
mao mạch, tĩnh mạch bị cản trở, làm cho lượng
máu lớn tích tụ ở mạch máu chi dưới, lượng máu
về tim giảm rõ rệt, lượng máu qua tim thấp. Do
vậy, máu lưu thông lên não ít, não bị thiếu máu
thiếu o2 đột ngột, dẫn đến bị choáng.
c. Triệu chứng Choáng trọng lực.
Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, hoa
mắt, chóng mặt, tai ù, buồn nôn, tim đập yếu,
nhịp thở chậm, đồng tử hai mắt co lại, mất tri
giác, toàn thân vô lực, choáng ngã xuống.
d. Cách xử lý
Đưa người tập vào nơi thoáng mát( vào mùa
hè), ấm áp vào( mùa đông). Đặt người nằm
ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu
dễ lưu thông, lấy nước ấm lau người, dùng
động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để
máu về tim. Có thể châm cứu hay bấm
e. Cách phòng ngừa choáng trọng lực.
• Khi về đích không dừng lại đột ngột, phải
chạy với tốc độ giảm dần, hít sâu, thở đều
trong khoảng thời gian thích hợp để hệ
thống tuần hoàn và hô hấp hồi phục.
2.3. Say nắng
a. Khái niệm
Say nắng là hiện tượng rối loại sinh lý điều
hoà thân nhiệt của cơ thể do môi trường
nắng nóng gây ra.
b. Nguyên nhân Say nắng
• Cảm nóng: Do khí hậu oi bức, độ ẩm không khí
cao, làm cho quá trình thải nhiệt của cơ thể bị cản
trở.
• Khi tập luyện với lượng vận động lớn, trong điều
kiện thời tiết nắng, nóng, oi bức dẫn đến thân nhiệt
trong cơ thể có thể tăng cao, có khi lên tới 40 –
41độ và kéo dài, làm chức năng sinh lý của cơ thể
bị rối loại.
• Cảm nắng: Do tập luyện vào đầu mùa hè, không
đội mũ nên ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
đầu, gáy. Tia hồng ngoại sẽ làm mạch máu não bị
sung huyết, căng lên gây cho cơ thể có các phản
ứng rất mạnh mẽ.
c. Triệu chứng Say nắng

• Cảm nóng: Biểu hiện đầu tiên là co cứng


các nhóm cơ ở tay, chân, bụng…, do trong
cơ thể bị mất lượng muối quá nhiều khi bài
tiết theo tuyến mồ hôi. Sắc mặt đỏ hồng,
toát mồ hôi, khát nước.
• Cảm nắng: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,
buồn nôn, nhức đầu. Toàn thân hoặc mặt
ban đỏ, mồ hôi toát ra nhiều, mạch tăng,
huyết áp hạ, thở khó. Nếu nặng có thể hôn
mê, quá nặng dẫn đến tử vong.
d. Cách xử lý say nắng
• Đưa người bị say nắng vào chỗ thoáng mát, yên
tĩnh, đặt người nằm ngửa, gối đầu cao, cởi, nới bớt
quần áo, quạt mát, dùng khăn ướt chườm vào đầu
và lau khắp người. Nếu bị hôn mê thì bấm huyệt,
châm cứu. Khi người say nắng tỉnh cho uống nước
chè xanh, nước chè đường, nước chanh và nên bổ
sung ít muối.
• Nên theo dõi nhiệt độ, để cơ thể không bị lạnh.
e. Cách phòng ngừa
• Khi tập luyện trong mùa hè nắng, nóng. Cần phải
có biện pháp chống nắng, nóng như tập dưới mái
che, bóng cây. Những ngày khí hậu oi bức, không
nên tập quá lâu. Cần chú ý chế độ ăn uống đủ
nước, muối và vitamin.
3.3. Đau bụng trong tập luyện
a. Khái niệm
• Đau bụng thường gặp nhất trong quá trình
tập luyện, đặc biệt trong chạy cự ly trung
bình, dài, maratong.
b. Nguyên nhân
• Tập luyện không thường xuyên, trình độ
tập luyện thấp, khởi động chưa đủ, không
kỹ, sức khoẻ không đảm bảo.
• Sự kết hợp giữa vận động và thở không
nhịp nhàng, chế độ ăn uống, tốc độ và
cường độ tăng nhanh hay đột ngột.
c. Triệu chứng đau bụng trong tập luyện
• Khi bước vào phần cơ bản thấy đau ở hạ sườn
phải, hạ sườn trái.
• Nếu ấn tay vào thì thấy đỡ đau, sau đó cơn đau
lại tăng lên, không thể tiếp tục tập được.
• Nếu dừng tập thì cơn đau giảm dần và dễ chịu
hơn. Nếu tiếp tục tập lại xuất hiện đau bụng.
d. Cách xử lý
• Nếu xuất hiện đau bụng, dùng tay ấn vào chỗ đau,
giảm tốc độ vận động. Hít sâu và thở nhịp nhàng
trong thời gian 5 – 10 phút có thể khỏi.
• Nếu đau nặng quá phải dừng tập, có thể mời bác
sĩ đến khám để xác định nguyên nhân.
e. Cách phòng ngừa đau bụng trong tập
luyện
• Phải tuân thủ tốt các nguyên tắc tập luyện.
• Trước khi tập không nên ăn quá no, uống
nước nhiều. Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi
1h30 – 2h mới tập.
• Cần phải khởi động kỹ, kết hợp nhịp
nhàng giữa thở và vận động.
4.3. Chuột rút
a. Khái niệm
• Chuột rút là hiện tượng cơ bắp co cứng,
không chủ động co duỗi được.
4.3. Chuột rút
b. Nguyên nhân
• Do bị lạnh( không khởi động kỹ vào mùa đông).
• Tập luyện trong điều kiện oi bức, cơ thể ra nhiều
mồ hôi, làm mất nhiều nước và muối.
• Tập luyện và thi đấu với cường độ cao, thời gian
kéo dài( cơ bắp phải liên tục co rút nhanh, thả
lỏng không đầy đủ.
c. Triệu chứng
• Cơ bị co cứng không thả lỏng được.
• sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy cứng và rất
đau. Người tập không thể tiếp tục tập luyện được
nữa.
• Nếu ở môn bơi, lặn rất nguy hiểm có thể dẫn đến
tử vong.
d. Cách xử lý Chuột rút
• Nếu cơ bị co rút, thì kéo căng cơ bị chuột
rút theo hướng ngược lại, đến lúc cơ đó
không tự co lại nữa.
• Nếu bị chuột rút ở dưới nước phải nhanh
chóng đưa nạn nhân lên bờ, để xử lý.
e. Cách phòng ngừa
• Phải khởi động kỹ, đặc biệt với thời tiết
lạnh.
• Đảm bảo chế độ ăn uống: nước, vitamin và
muối.
5.3. Hạ đường huyết
a. Khái niệm
• Hạ đường huyết là do lượng đường trong cơ thể
hạ thấp hơn so với mức cho phép.
b. Nguyên nhân
• Do cường độ vận động lớn, thời gian tập luyện
kéo dài.
• Tập luyện trong điều kiện đói.
c. Triệu chứng
• Bủn rủn chân tay, chóng mặt, toát mồ hôi, sắc
mặt tái nhợt.
• Cảm giác đói không chịu được
• Nếu nặng hơn có thể bị rối loại tinh thần( tập
không tập trung), co giật toàn thân hay cục bộ,
hôn mê.
d. Cách xử lý hạ đường huyết
• Cho người tập vào nơi yên tĩnh nằm nghỉ( chú ý
giữ ấm).
• Uống nước đường, sữa. Ăn thức ăn dễ tiêu nhiều
lần.
• Nếu nặng có thể tiêm tĩnh mạch glucoza.
• Nếu bị hôn mê thì châm cứu hoặc bấm huyệt.
Nhanh chóng đưa đến bác sĩ để giải quyết.
e. Cách phòng ngừa
• Nếu bị ốm, mệt, đói không nên tham gia tập luyện
trong thời gian dài và cường độ lớn.
• Trước khi tập nên bổ sung đường.
IV. Vệ sinh cá nhân và sinh hoạt
1. Dinh dưỡng và nước uống
a. Dinh dưỡng
• Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
con người, đặc biệt đối với người tập luyện và
vận động viên.
• Để có thành tích thể thao cao và hiệu quả tập
luyện tốt, cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp
và đảm bảo.
• Một chế độ ăn tốt là chế độ cung cấp đầy đủ
năng lượng( calo), tất cả các chất dinh
dưỡng( các chất bột đường, chất đạm, chất béo,
các vitamin, các chất khoáng và nước).
a. Dinh dưỡng
• Ăn đủ năng lượng nghĩa là giúp chúng ta duy trì
cân nặng.
• Nhu cầu năng lượng hàng ngày của một người
chơi thể thao là năng lượng cần thiết, để duy trì
sự sống của tim, phổi, gan, thận….Năng lượng
này có thể ước tính 22kcal cho 1 kg cân nặng.
b. Nước
• Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Bởi vì
nước vận chuyển các chất đến các cơ quan vận
động, thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
b. Nước
• Nước làm mát cơ thể, làm lớp đệm bôi trơn các
khớp, các cơ quan, các mô…
• Để phòng ngừa mất nước, bằng cách uống đủ
nước trước và trong khi tập. Nếu để tình trạng mất
nước xảy ra, thì cơ thể sẽ bị mất muối, dẫn đến
hiện tượng rối loạn chức năng.
• Cách sử dụng nước:
- Uống nước trên 500ml( 2-3 ly) 2h trước khi tập.
- Trong hoạt động, ở điều kiện thời tiết nắng nóng,
cường độ cao, lượng mồ hôi ra nhiều, nên uống
nước khoảng 1-2 ly để bù mồ hôi bị mất.
- Sau tập luyện nên bù nước trong vòng 2h sau khi
ngừng tập.
2. Ngủ
• Đảm bảo giấc ngủ 7-8h mỗi ngày, cần
phải ngủ trưa.
3. Kiểm tra sức khoẻ
• Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
• video\532833.mp4
• video\videoplayback_2.flv
• video\videoplayback_3.flv
• video\videoplayback.flv

You might also like