You are on page 1of 41

NỘI DUNG PHẦN LÝ LUẬN CHUNG

Nội dung số 1 Các khái niệm có liên quan

1.Văn hoá thể chất( TDTT)


Muốn hiểu được văn hoá thể chất (cũng gọi là TDTT) trước tiên cần hiểu
đúng khái niệm văn hoá.
Văn hoá là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất của từng con
người xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được cải biến qua nhiều thế hệ.
Nói một cách cụ thể Văn hoá thể chất là bộ phận của nền văn hoá chung của nhân
loại, là tổng thể các giá trị về vật chất và tinh thần của xã hội được sáng tạo nên và
sử dụng hợp lý nhằm hoàn thiện thể chất cho con người góp phần làm phong phú
sinh hoạt văn hoá tinh thần của con người.
2. Khái niệm về thể thao
Là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động thể lực có
chủ đích mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức
rèn luyện thân thể), nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích
thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát
triển cân đối hợp lý.
Theo nghĩa rộng: thể thao là một bộ phận hữu cơ của văn hoá thể chất, là
toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do xã hội sáng tạo lên đã được sử dụng vào hoạt
động vui chơi giải trí, chủ yếu về mặt thể lực.
Theo nghĩa hẹp : thể thao là quá trình huấn luyện và thi đấu căng thẳng, là
hoạt động trò chơi vận động hấp dẫn, một hình thức thi đấu đặc biệt chủ yếu phần
nhiều bằng sự vận động thể lực nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt
những thành tích cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong điều kiện
chuyên môn như nhau.
3. Khái niệm Giáo dục thể chất
Theo quan điểm giáo dục học.
Giáo dục thể chất là một bộ phận của giáo dục nói chung cũngg như các mặt
giáo dục khác, giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết bao gồm những nhiệm
vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển trí tuệ thông qua quá trình sư phạm hoặc thực
hiện dưới hình thức tự giáo dục.
Theo quan điểm TDTT: giáo dục thể chất là một bộ phận của TDTT. Đó là
một trong những hình thức hoạt động cơ bản, có định hướng của TDTT trong xã
hội, một quá trìnhcó tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong
hệ thống giáo dục giáo dưỡng nói chung.
Giáo dục thể chất: là loại hình giáo dục mà nội dung chuyênbiệt là dạy học
vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động cơ bản của con
1
người.
- Hai bộ phận cơ bản của giáo dục thể chất là: giảng dạy động tác và giáo
dục các tố chất thể lực.
- Phương tiện cơ bản của giáo dục thể chất là các bài tập giáo dục thể chất.
Bài tập giáo dục thể chất là gỡ ? là những hoạt động vận động chuyên biệt do
con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với quy luật giáo
dục thể chất. Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ của giáo dục thể
chất đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người.
Tác dụng của bài tập giáo dục thể chất:
- Thông qua các bài tập giáo dục thể chất, người tập tiếp thu được kỹ năng,
kỹ xảo vận động và các kiến thức có liên quan tới chúng, cần thiết cho cuộc sống
như chạy, nhảy, ném, bơi, bắn để phục vụ cho các môn TDTT, phục vụ cuộc sống
lao động và bảo vệ Tổ quốc.
- Thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích và điều chỉnh sự
phát triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: sức mạnh, sức nhanh, sức bền.
- Nhờ các bài tập giáo dục thể chất mà có thể thay đổi hình thái, chức năng
của các bộ phận cơ thể, tạo ra những biến đổi, thích nghi ngày càng tăng của cơ thể
như: Hoàn chỉnh chức năng điều chỉnh hệ thần kinh, phát triển cơ bắp, phát triển
khả năng chức phận hệ tim mạch và hệ hô hấp.
- Giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực là hai mặt khác nhau của
một quá trình giáo dục thể chất. Chỳng có quy luật vận động riêng nhưng nó liên
quan chặt chẽ bổ sungcho nhau. Thể lực tốt giúp thực hiện bài tập được dễ dàng, kỹ
thuật tốt giúp cho bài tập thể lực có hiệu quả.
- Giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực được tiến hành song
song trong từng buổi tập, trong việc nâng cao thành tích thể thao, thể lực là nền
tảng, kỹ thuật là phương tiện để đạt thành tích.
4. Phát triển thể chất.
Thể chất: Chỉ chất lượng thân thể con người, đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về hình tháivà chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do
bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện).
Thể chất bao gồm: Thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng của cơ
thể con người... TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất. Phát triển thể
chất đó là quá trình biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người về hình
thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Các chỉ số đánh giá
trình độ phát triển thể chất là: hình thái cơ thể như chiều cao, cân nặng, vũng ngực,
dung tớch sống, tư thế. Là mức độ phát triển các tố chất vận động như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo. Là sự thích ứng các chức năng cơ thể với những
hoạt động thể lực và những năng lực vận động cơ bản của con người như: đi, chạy,
nhảy, ném, leo trèo, mang vác.
5. Hoàn thiện thể chất:
2
Là mức độ tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ
chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển cân đối, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của
lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao độ và đầy
đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người phù hợp với quy luật
phát triển toàn diện nhõn cách và giữ gỡn nâng caosức khoẻ để hoạt động tích cực,
bền bỉ và có hiệu quả.
6. Sức khoẻ
Sức khoẻ là gì? Thế nào là người có sức khoẻ? Hiện nay có nhiều quan
niệm, nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Nôvicốp nhà sinh lý học người Nga thì
người có sức khoẻ là người có trạng thái sinh học bình thường, đảm bảo cho cơ thể
tiến hành lao động học tập và hoạt động xã hộikhác nhautrong những điều kiện
nhất định".
+ Quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khoẻ là trạng thỏi hài
hoà về thể chất, tinh thần và xã hộimà không chỉ nghĩa là không có bệnh hay
thương tật cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi
trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả.
Sức khoẻ (SK) bao gồm: sức khoẻ cỏ thể, sức khoẻ gia đình, sức khoẻ cộng
đồng, sức khoẻ xã hội.
Vị trí của sức khoẻ là: Một trong những yếu tố cơ bản đầu tiên để học tập,
lao động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Sức khoẻ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: cá nhân, môi trường cộng đồng, xã hội, tình trạng và những
vấn đề chung của từng nước và toàn thế giới (môi trường sinh thái, chiến tranh khu
vực, mức sống ,...)
Điều kiện để con người khoẻ mạnh:
- Cơ thể phát triển khoẻ mạnh, tức là hệ thống chức năng như hệ thần kinh,
tuần hoàn, hô hấp vận động... đều lành mạnh, không có bệnh tật và hoạt động bình
thường.
- Cơ thể phát triển cân đối và nhịp nhàng theo từng lứa tuổi. Các chỉ số sinh
lý phát triển bình thường như chiều cao, cân nặng, số đo vùng ngực, cơ bắp tối thiểu
phải đạt mức trung bìnhcủa người Việt Nam.
- Phải có thể lực toàn diện, phát triển đồng đều, cân đối các tố chất của cơ
thể. Các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo phải
phát triển đồng đều nhau.
- Thần kinh tâm lý hoạt động bình thường, luôn luôn có cảm hứng hưng phấn
trong cuộc sống lao động và học tập.

3
Nội dung số 2
Chức năng và tác dụng giáo dục của TDTT
*Ngày Thể thao Việt nam 27-3
Ngày 29/1/1991 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngành TDTT, Hội
đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam đó ra quyết định số
25/CT chính thức lấy ngày 27/3 làm "Ngày thể thao Việt Nam". “Ngày Thể thao
Việt nam” được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia
phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh.
1. Chức năng
1.1. Chức năng xã hội của TDTT
Các quốc gia trên thế giới khác nhau về thể chế chính trị , hình thức tôn giáo
và tín ngưỡng nhưng tất cả đều rất coi trọng tác dụng giáo dục của TDTT. TDTT
cũngg như các thiết chế tổ chức của hệ thống khác trong kết cấu xã hội luôn luôn
mang hệ tư tưởng, ý thức chính trị của giai cấp chủ đạo trong xã hội.
TDTT như một xã hội thu nhỏ, nó gắn bó và phản ánh các loại hiện trạng,
những biến động của xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa….Những quan hệ của
con người về ý thức, tư duy, đạo đức, tâm lý, hành vi …đều phản ánh trong hoạt
động TDTT và ngược lại TDTT tác động rất rõ nét tới các nhân tố con người và xã
hội theo hướng phát triển.

TDTT có tính hoạt động, tính cạnh tranh, tính nghệ thuật, tính lễ nghĩa và
tính quốc tế nên có thể khêu gợi và kích thích được lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự
hào và đoàn kết dân tộc như: tự hào có các vận động viên giỏi Lê Quang Liêm (môn
cờ vua), Hoàng Anh Tuấn (môn cử tạ)… yêu nước trong màu cờ sắc áo ở các môn
bóng đá, bóng chuyền…. và đoàn kết cùng nhau đi cổ vũ, cùng nhau đi thi đấu…
TDTT học đường của nước ta thực hiện với mục tiêu tạo nên những con
người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động. TDTT giúp học sinh
nâng cao thể chất, giáo dục tinh thần đoàn kết, các phẩm chất đạo đức…Cần từng
bước mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế và Việt Nam phải có vị trí trong các tổ chức
quốc tế về thể thao. Xã hội phát triển lành mạnh có vai trò của thể dục thể thao. Xã
hộiphát triển lành mạnh sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho TDTT phát triển
nhanh, hoà nhập một cách hiệu quả vào phong trào thể thao thế giới và khu vực.
1.2 Chức năng rèn luyện sức khoẻ :
Khoa học và thực tiễn đó chứng minh, tập luyện thể thao là phương pháp có
hiệu quả nhất, tích cực nhất trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất .
Chức năng rèn luyện sức khoẻ của TDTT đó là thông qua các hoạt động vận
động khoa học, hợp lý, thông quacơ chế sinh học, y học để cải thiện và nâng cao
hiệu quả quá trình trao đổi chất, năng lực tổng hợp và phân giải các chất dinh dưỡng
trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ và tăng cường thể chất, làm cho cơ thể và bản thân

4
người tập có được sự phát triển hiệu quả.
1.3 Chức năng giải trí:
Từ xa xưa, con người đó nhận thức và tận dụng được chức năng giải trí của
TDTT làm công cụ vui chơi giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, mặt
khác TDTT được sử dụng như món ăn tinh thần . VD : Môn thể thao câu cá, các trò
chơi vận động, các hình thức biểu diễn thể thao … . Ngày nay trong thời đại công
nghiệp hoá, đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
thể chất và sức khoẻ tinh thần gây nhiều loại bệnh có tính thời đại nên giải trí bằng
TDTT là biện pháp tích cực hiệu quả nhất.
1.4 Chức năng quân sự :
Trong quá trình đấu tranh sinh tồn và bảo vệ quyền lợi của các bộ lạc, bộ tộc,
quốc gia … TDTT đó trở thành những bộ phận thể thiếu trong việc huấn luyện thể
lực, kỹ năng chiến đấu cho các binh sĩ. Để có thể giành được thắng lợi cho các cuộc
chiến tranh, các binh sỹ bắt buộc phải được huấn luyện thành thục các kỹ năng như
chạy, nhảy, bơi lội… Từ đó chức năng phục vụ quân sự của TDTT ra đời.
Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của các binh khí với các tính năng hiện
đại nên đũi hỏi các chiến sỹ phải có sức khoẻ và tinh thần thật tốt .Việc tiến hành
tập luyện toàn diện về mặt thể lực và các kỹ năng tố chất vận động như sức nhanh,
sức mạnh, sức bền…trở thành vấn đề hết sức quan trọng mà TDTT có ý nghĩa đặc
biệt trong việc đáp ứng nhu cầu trên.
1.5 Chức năng kinh tế :
Những người thường xuyên tập luyện TDTT thường có tố chất thể lực tốt và
ít có bệnh tật nhờ vậy mà khả năng hoạt động của họ sẽ tốt hơn. Khi có sức khỏe, tố
chất thể lực tốt cộng với kỹ thuật thành thạo thì hiệu suất lao động của họ sẽ cao và
đạt hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các nhà doanh nghiệp ở các nước phương Tây nhận
thức rằng: “Tiền chi cho nhân viên tập luyện TDTT cũngg ít hơn so với những tổn
thất do nhân viên làm việc thiếu chuyên cần và những trở ngại do sức khỏe gây
nên”.
Điều này đó thể hiện chức năng kinh tế ban đầu của thể dục thể thao.
TDTT giúp con người khỏe mạnh bệnh tật, giúp con người tiết kiệm được
thời gian và tài chính cho việc khám chữa bệnh.
Góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, tạo ra hiệu quả năng suất lao
động cao, phá vỡ vòng luẩn quẩn của các nước đói nghèo.
Ngoài ra lĩnh vực TDTT thành tích cao và các ngành kinh tế thương mại du
lịch … có mối quan hệ với nhau hết sức mật thiết. Một cuộc thi đấu thể thao được
tổ chức ở một địa điểm nào đó sẽ kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác nhau như :
Du lịch, thương mại, thông tin và các dịch vụ khác phát triển.
Thể thao ngày nay đã trở thành ngành kinh doanh có lợi nhuận rất cao, thông
qua các nguồn thu như: bán vé, quảng cáo, chuyển nhượng cầu thủ, truyền hình,
thuế thu nhập(lương của các cầu thủ nổi tiếng: Wayne Rooney ở câu lạc bộ MU có
5
mức lương 250.000bảng/tuần, Messi Baca 1,3 triệu Euro….).
Thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ thiết bị thể thao
TDTT mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế doanh
nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
1.6 Chức năng chính trị :
Cùng với văn hoá nghệ thuật, TDTT đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc đặt nền móng cho các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Nó thể
hiện thông qua việc tiến hành thi đấu giao hữu giữa các môn thể thao để làm tiền đề
cho các đoàn ngoại giao làm việc và hợp tác.
Trong các cuộc thi đấu quốc tế, khi vận động viên của nước nào giành được
chức vô địch thì là cờ của quốc gia đó được kéo lên cao nhất và quốc ca của nước đó
được cử hành, vinh quang và ý nghĩa về mặt chính trị này chỉ có thể có được khi các
vận động viên thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của dân tộc.
2. Tác dụng giáo dục của TDTT
Muốn xác định mục đích và nhiệm vụ của TDTT, cần nghiên cứu mối quan
hệ của TDTT với các mặt giáo dục khác. TDTT không những chỉ giải quyết nhiệm
vụ chủ yếu là hoàn thiện thể chất mà cũng có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt
giáo dục khác phát triển. Giữa các mặt giáo dục bao giờ cũng có mối quan hệ biện
chứng xong trong nội dung của phần này chúng tôi chỉ đề cập tới tác dụng của
TDTT đối với các mặt giáo dục khác như: đức, trí, mỹ học ngay trong hoạt động
TDTT.
2.1 TDTT với giáo dục đạo đức
Nội dung của giáo dục đạo đức rất rộng, nó bao gồm trình độ giác ngộ về các
hành vi phẩm chất cụ thể, trình độ giác ngộ về tư tưởng, chính trị, về tác phong và
nếp sống của con người.
Tác dụng của TDTT đối với đức dục được thể hiện;
- Thông qua tập luyện TDTT giúp cho con người nhận thức sâu sắc về bản
chất chân chính của TDTT là mang lại sức khỏe cho người lao động để tham gia
vào các hoạt động xã hộinhư lao động sản xuất, học tập và khi cần thì chiến đấu bảo
vệ tổ quốc, sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh, làm cho đời sống tinh thần
thêm phong phú.
- Ngoài ra, quá trìnhtập luyện TDTT cũng là quá trìnhhình thành, phát triển
và thử thách nhiều phẩm chất tốt đẹp như:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật trong các buổi tập luyện.
+ Có ý chí vượt gian khổ, quá trình tập luyện TDTT để hoàn thiện thể chất là
giúp cho con người có ý chí, rèn luyện tinh thần dũng cảm, linh hoạt, mưu trí những
phẩm chất đó rất cần cho con người lao động mới năng động và sáng tạo.
+ Tạo ra sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và tập thể trong tập luyện, đặc
biệt là trong thi đấu. Trong khi tập, người tập phải tự chủ, phải phối hợp chặt chẽ kỹ
thuật và chiến thuật cá nhân với đồng đội thì mới có thể giành được thành tích cao
6
cho tập thể và bản thân.
+ Thông qua tập luyện và thi đấu biểu diễn TDTT làm tăng cường tinh thần
đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các tập thể, các địa phương, các dân tộc
và bản thân mỗi người.
2.2 TDTT đối với hoạt động trí tuệ
Cơ thể con người là một khối thống nhất. Trí lực và thể lực đều do hệ thần
kinh trung ương điều khiển. Khoa học về sinh lý và tâm lý người đó khẳng định một
cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho con người phát triển năng lực hoạt
động trí óc của mình.
TDTT tác dụng trước hết đến sự phát triển các chức năng của vỏ não, đến sự
linh hoạt của thần kinh, và sự hoàn thiện của bộ máy phân tích.
TDTT có tác dụng rất lớn trong việc kéo dài năng lực lao động trí óc của con
người. Nhờ rèn luyện thân thể và vệ sinh bệnh tốt, trẻ em sớm phát huy được năng
lực nhận thức của mình như tiến bộ nhanh về ngôn ngữ, biểu hiện sớm năng
khiếu… Mặt khác, TDTT cũngg tạo điều kiện cho những người cao tuổi duy trì
được bộ óc minh mẫn, sáng suốt, kéo dài tuổi thọ của hoạt động nhận thức.
TDTT có tác dụng to lớn đến việc nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức khoa
học cho thế hệ trẻ. Chính nhờ tham gia hoạt động TDTT mà sinh viên củng cố và
mở rộng được những kiến thức khoa học phổ thông đó được học như: Sinh lý, giải
phẫu, sinh vật học, vật lý, toán học… Nhờ vậy, kiến thức văn hoá và khoa học được
củng cố và phong phú thêm, được vận dụng vào thực tiễn.
Ngoài ra, nhờ tham gia hoạt động TDTT mà người tập hiểu sâu hơn về cơ
thể con người, về vệ sinh tập luyện, về phương pháp rèn luyện thân thể, hiểu rõ và
biết thưởng thức nghệ thuật TDTT. TDTT cũng là bài học sinh động về tự nhiên và
xã hội cho con người, thông qua những buổi hành quân cắm trại các trò chơi, những
buổi tham quan hoặc trực tiếp tham gia thi đấu…
2.3 TDTT đối với thẩm mỹ
TDTT là phương tiện góp phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mỹ cho sinh
viên:
- Trước hết, TDTT làm cho sinh viên nhận thức đúng đắn và có tình cảm đối
với những hành vi, cử chỉ đẹp, lành mạnh của con người. Đó là cái đẹp của hành vi
dũng cảm, ý chí kiên cường vượt mọi khó khăn trong tập luyện và trong thi đấu,
hoặc những hành vi tự giác nhận lỗi khi vi phạm các nguyên tắc thao trường, cái
đẹp về tư tưởng, tình cảm lành mạnh của con người, biết gắn trách nhiệm của cá
nhân vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của con
người. TDTT sẽ làm cho cơ thể phát triển cân đối, tư thế đi, đứng chính xác, tác
phong nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh thần sảng khoái…
- TDTT đó tạo điều kiện cho sinh viên biết thưởng thức vẻ đẹp hùng vĩ của
thiên nhiên, đất nước, thấy được cái đẹp muôn hình muụn vẻ của hoạt động lao
7
động sản xuất của một xã hộitrong các cụng trường, nhà máy, đồng quê… thông
qua hoạt động TDTT ở ngoài trời, du lịch, tham quan, cắm trại…
- Ngoài ra, hoạt động TDTT cũng hàm chứa nhiều yếu tố nghệ thuật như các
động tác của vận động viên trên sân cỏ, trên dụng cụ khi đó đạt đến trình độ điêu
luyện. Các môn thể dục tự do, thể dục nghệ thuật là những môn thi đấu vừa khỏe
vừa đẹp, đặc biệt là thể dục đồng diễn được coi là môn nghệ thuật tổng hợp.
2.4 TDTT đối với lao động
Nhiệm vụ tổng quát của giáo dục lao động là giáo dục thái độ và niềm tin
đúng đắn đối với mọi loại hình lao động (trí óc, chân tay, nghề nghiệp…). Hình
thành tâm lý(sẵn sàng) tham gia mọi hoạt động xã hội. Bồi dưỡng cho sinh viên có
kiến thức, kỹ năng thích hợp với điều kiện phát triển của xã hội.
TDTT ảnh hưởng đến lao động sản xuất được thể hiện trong khuynh hướng
cơ bản của nó chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực nghề nghiệp. Nhờ tập
luyện TDTT mà nâng cao thể lực toàn diện, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
cơ bản nhằm giúp cho con người thích ứng nhanh chóng với các điều kiện lao động
phức tạp như rèn sức bền để lao động được lâu dài, rèn sức nhanh để sản xuất được
nhiều và nhanh chóng, rèn sức mạnh để đảm nhận những công việc nặng nhọc, rèn
đôi tay khéo léo để thao tác được chính xác, luyện cho thần kinh vững chắc để chịu
đựng được áp lực công việc với công nghệ sản xuất hiện đại hoá…
Nhiệm vụ chủ yếu của TDTT là mang lại sức khỏe và làm phong phú đời
sống văn hoá và giáo dục cho con người. Từ đó sẽ có tác dụng và nâng cao năng
suất lao động, kéo dài tuổi thọ sáng tạo của người lao động.

Nội dung số 3:
Các nguyên tắc và phương pháp tập luyện
1. Nguyên tắc tự giác và tích cực.
Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác,
gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập - rèn luyện. Nó bắt nguồn từ
một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm được những kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng
hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực và tinh thần... nhất định
cùng khắc phục những khó khăn trên con đường đó.
Theo quan điểm của tâm lý học Mácxít: tính tích cực có nguồn gốc là nhu
cầu và hứng thú. Nhu cầu có vai trò là động lực của hoạt động tích cực.
Nhu cầu là những đòi hỏi cần phải được thoả mãn. Thí dụ: khi khát cơ thể
có nhu cầu về uống nước. Tập luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, phát triển cơ thể
cân đối... là nhu cầu không thể thiếu được của mọi người nhất là thanh, thiếu niên.
Như đã nói ở trên tính tích cực hoạt động còn có một yếu tố nữa là hứng
thú.
Hứng thú chính là thái độ đặc thù của con người với đối tượng nào đó mà do

8
tính hấp dẫn của đối tượng đó gây nên. Thí dụ: người thích tập bóng đá, người
muốn tập bóng bàn, bóng rổ....
Bản thân hứng thú có 2 loại mang tính thời gian đó là:
- Hứng thú nhất thời.
- Hứng thú bền vững.
Hứng thú bền vững chính là hứng thú ngự trị trong một thời gian lâu dài,
thường xuyên thức tỉnh sự chú ý và ý thức của người đó.
* Cách thể hiện nguyên tắc này trong tập luyện.
Người tập phải xây dựng hứng thú bền vững đối với mục đích chung và đối
với nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập. Nói cách khác người tập phải thường xuyên
hiểu được sự cần thiết của tập luyện và lợi ích của nó, phải hiểu biết được ý nghĩa
chân chính của hoạt động giáo dục thể chất. Hoạt động đó được khai thác để đáp ứng
nhu cầu phát triển cân đối, củng cố tăng cường sức khoẻ cho người tập, phục vụ cho
học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từng cá nhân phải hiểu được rằng: với cơ thể mình thì nên tập môn nào?
Khối lượng tập ra sao? Cần phải sử dụng bài tập nào để phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi giới tính, trình độ thể lực (sức khoẻ), phù hợp với tính chất công việc và thời
gian rảnh rỗi mà mình hiện có.
Trong quá trình tiến hành tập luyện, người tập phải tự phân tích một cách có
ý thức bài tập đó xem yếu lĩnh cơ bản, điểm mấu chốt của động tác đó ở chỗ nào?
Làm thế nào để thực hiện chính xác có hiệu quả yếu lĩnh đó? Trong quá trình vận
dụng các bài tập cần phải sáng tạo, để sao cho bài tập đó thể hiện chính xác nhất với
thời gian ngắn nhất và phù hợp với người tập về nhiều mặt... thời gian, không gian,
trang thiết bị tập luyện.
2. Nguyên tắc thích hợp (vừa sức) và cá biệt hoá.
Nguyên tắc này yêu cầu tính đến đặc điểm của người tập và mức tác động
của những nhiệm vụ học tập đề ra cho họ, đồng thời có tính đến các đặc điểm lứa
tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị sơ bộ và cả những sự khác biệt cá nhân về năng lực
thể chất và tinh thần.
Trong giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì nó gây tác
động rất mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Chỉ cần lượng
vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng được phần nào là đã có thể nảy sinh nguy
cơ đối với sức khoẻ người tập, gây nên hậu quả ngược lại. Việc tuân thủ đúng mức
nguyên tắc này bảo đảm hiệu quả của giáo dục thể chất.
Vậy một lượng vận động như thế nào là thích hợp? Lượng vận động được
coi là thích hợp là lượng vận động khi người tập thực hiện phải khắc phục những
khó khăn... Khó khăn đó có thể được khắc phục một cách có hiệu quả nếu có sự
động viên đúng mức sức mạnh, tinh thần và thể chất của người tập.
Yếu tố thứ hai xác định lượng vận động là hợp lý nếu lượng vận động đó có
hiệu quả nâng cao sức khoẻ người tập. Để hiểu rõ hai yếu tố xác định lượng vận
9
động hợp lý ta xem xét hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Một người tập chạy cự ly trung bình với khối lượng
5km/ngày trong một quá trình tập với khối lượng đó, người tập phải khắc phục khó
khăn do mệt mỏi gây ra, sau 2 tháng tập sức khoẻ của người đó tăng lên ta đánh giá
lượng vận động trên là vừa sức.
Trường hợp 2: Một người khác cũngg tập chạy với khối lượng 5km/ngày, mặc
dù anh ta vẫn chạy và hoàn thành cự ly chạy đã đặt ra (do anh ta cố sức), sau 2 tháng
trong quá theo dõi thấy anh ta kém ăn, kém ngủ chân tay bứt rứt và một số chỉ tiêu sinh
lý khác suy giảm, sức khoẻ anh ta giảm sút như vậy với trường hợp này khối lượng tập
là quá sức.
* Cách thể hiện nguyên tắc này trong tập luyện:
Khi tập người tập phải tiến hành theo nguyên tắc:
- Căn cứ vào sức khoẻ người tập: Bản thân mỗi người phải biết được tình
trạng sức khoẻ của mình mà tập luyện những nội dung cho phù hợp nếu phương
pháp tập luyện, lượng vận động không phù hợp với trạng thái, sức khoẻ người tập
thì người tập luôn luôn ở tình trạng gắng sức, tích tụ, mệt mỏi vì vậy hiệu quả tập
luyện không đạt được.
- Căn cứ vào đặc điểm giới tính lứa tuổi: Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và
chức năng sinh lý ở nam và nữ, ở người trưởng thành và thanh thiếu niên khác nhau
nên nội dung tập luyện áp dụng cho từng đối tượng cũngg phải phù hợp với giới
tính, lứa tuổi và đặc điểm phát triển của từng lứa tuổi .
- Sử dụng các bài tập phát triển thể chất thích ứng với ngành nghề và tránh
được hậu quả xấu do ngành nghề gây ra cho sức khoẻ.
3. Nguyên tắc hệ thống.
Nguyên tắc hệ thống là nhiều nguyên tắc được liên kết với nhau theo một
quy luật. Cơ sở của nguyên tắc này là: Tập luyện thường xuyên có hệ thống sẽ có
tác dụng củng cố chắc chắn các động tác cũ, dễ dàng hơn trong tiếp thu, hoàn thiện
và phát triển các bài tập mới.
Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất là
luân phiên hợp lý giữa lượng vận động với nghỉ ngơi, không cho phép người tập
nghỉ dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có trong quá trình tập luyện. Việc này
có kết quả là:
Hiệu quả của một số buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả
những biến đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng, chính các
biến đổi này là cơ sở của trình độ chuẩn bị thể lực, huấn luyện và các kỹ xảo vận
động vững chắc.
- Tính liên tục của tập luyện là phải thường xuyên, suốt đời.
- Tập luyện thường xuyên ở mức độ giáo dục thể chất phổ cập của quần
chúng (không phải vận động viên) một tuần thường tiến hành từ 2-3 buổi.
- Thứ tự sắp xếp nội dung của một buổi tập và một chu kỳ tập trong một tuần.
10
Tập sức mạnh - sức nhanh - sức bền hoặc tập sức nhanh - sức mạnh - sức bền.
4. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
Tập luyện TDTT cũngg như bất kỳ một quá trình hoạt động nào khác, muốn
phát triển phải không ngừng vận động, đồng thời thay đổi từ buổi tập này sang buổi
tập khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Nét tiêu biểu ở đây là tăng độ phức tạp của các bài tập, tăng sức mạnh và
thời gian tác động của bài tập đó. Cần phải lựa chọn các bài tập có độ khó thích
hợp, khối lượng vận động thích hợp sau đó nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ nhẹ đến nặng giúp người tập có thể nắm vững kỹ năng và nâng cao dần
thể chất.
Thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Tăng lượng vận động một cách từ từ vừa sức với người tập. Khi vận dụng
nguyên tắc này cần chỳ ý qui luật: Làm quen – tăng dần - thích ứng - nâng cao tiếp -
thích ứng…dựa vào mức độ hoàn thành và củng cố kỹ năng kỹ xảo, sự thích nghi
với lượng vận động mới.
5. Nguyên tắc an toàn.
Cơ sở của nguyên tắc:
Mục đích của giáo dục thể chất là tăng cường sức khoẻ, phục vụ lao động,
học tập, công tác, bảo vệ Tổ quốc. Muốn đạt được mục đích ấy cần đảm bảo an toàn
tuyệt đối, không được để xảy ra chấn thương đáng tiếc.
Thực hiện nguyên tắc này cần tránh các nguyên nhân gây chấn thương sau
đây:
- Do thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần tập luyện của người tập luyện chưa
tốt.
- Coi thường tổ chức kỷ luật tập luyện, chưa nắm được kỹ thuật động tác.
- Không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện cơ bản trong hoạt động giáo dục
thể chất.
- Thiết bị dụng cụ, sân bãi không đảm bảo yêu cầu của tập luyện.
- Chưa biết cách bảo hiểm.
6. Phương pháp tập luyện TDTT.
Theo quy luật nhận thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động thì hệ
thống các phương pháp áp dụng trong các giờ học hiện nay được chia làm 3 nhóm.
Mỗi nhóm là một hệ thống phương pháp và được vận dụng linh hoạt trong thực tiễn
giáo dục thể chất.
Phương pháp sử dụng lời nói (chủ yếu áp dụng cho giáo viên) gồm có: thuyết
trình (giảng giải), vấn đáp, phân tích, đánh giá, ra lệnh (khẩu lệnh).
Phương pháp trực quan gồm: Làm mẫu, tập thử (trực quan trực tiếp),
xem tranh ảnh, phim, giáo trình, âm thanh, tín hiệu ánh sáng...(trực quan gián
tiếp).
Phương pháp tập luyện (áp dụng cho sinh viên và những người tham gia tập
11
luyện TDTT).
Sau đây chúng tôi chỉ trình bày các phương pháp tập luyện giúp cho sinh
viên trong nhà trường có những giờ học giáo dục thể chất hiệu quả nhất.
Các phương pháp tập luyện dựa trên cơ sở tích cực vận động của chính
người tập như vậy luyện tập ở đây không chỉ đơn thuần là bắt chước, mà bất kỳ sự
bắt chước nào của con người cũngg là hoạt động có ý thức. Quá trình tập luyện
TDTT là quá trình tiến hành các thao tác tư duy vào vận động các tri thức khoa học
về giải phẫu, sinh lý, sinh cơ,.... tâm lý vào thực tiễn. Trên cơ sở đó mới nắm vững
kỹ thuật động tác rèn luyện kỹ năng vận động và hình thành kỹ xảo động tác.
6.1 Nhóm phương pháp chung trong tập luyện:
Khi sử dụng nhóm phương pháp này người tập(sinh viên) cần lưu ý những
vấn đề sau:
- Tìm hiểu đặc điểm môn thể thao sẽ(đang) tập: lịch sử phát triển, ý nghĩa tác
dụng, phân loại kỹ thuật…
- Có khái niệm hiểu biết về các kỹ thuật động tác.
- Tập tuần tự từng kỹ thuật động tác theo nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
- Giảng viên: Hướng dẫn cho người tập cách chia nhỏ các động tác và học
từng động tác riêng lẻ, cách lắp ghép kỹ thuật động tác, củng cố và hoàn thiện kỹ
thuật hay toàn bài tập.
- Thực hành bài tập trong điều kiện trạng thái tâm lý khác nhau để tăng sự ổn
định kỹ thuật trong kiểm tra hay thi đấu.
6.2:Nhóm phương pháp tập luyện để nâng cao và duy trì sức khỏe:
Khi thực hiện phương pháp này cần tuân thủ các nguyên tắc tập luyện cơ bản
sau:
- Đánh giá đặc điểm tình trạng sức khỏe của người tập (có bệnh gỡ không,
giới tớnh, tuổi tác…)
- Tìm hiểu để lựa chọn môn tập phù hợp với sức khỏe, sở thích và điều kiện
(thời gian, công việc, khả năng tài chính…)
- Tạo niềm tin vào tác dụng của việc tập luyện đối với sức khỏe của mình để
từ đó tạo cảm hứng tập luyện.
- Lên kế hoạch tập, chọn điạ điểm, hướng dẫn viên(nếu có) theo nguyên tắc
từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng. Trong buổi tập chú ý đảm bảo tuần tự các bước
(khởi động, trọng động, hồi phục) và sử dụng hợp lý lượng vận động.
- Chuẩn bị trang thiết bị, trang phục, dụng cụ phù hợp để tập luyện.
- Tập trung tư tưởng thực hiện chặt chẽ kế hoạch tập luyện.
- Kiểm tra kết quả tập luyện thông quatrạng thỏi tình cảm (tõm lớ), chế độ ăn
ngủ, kiểm tra y học.
- Mở rộng mối quan hệ giao lưu trong hoạt động tập luyện.
Trên đây chỉ là những phương pháp truyền thống cơ bản nhất thường được
sử dụng trong quá trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất và huấn luyện thể
12
thao, tuy nhiên trong quá trình huấn luyện thể lực, kỹ chiến thuật TDTT thì còn nhiều
phương pháp phức tạp khác mà phạm vi tài liệu này không đề cập đến.

Nội dung số 4:
Chấn thương TDTT và cách phòng ngừa
1. Khái niệm
*Chấn thương: Là sự tổn hại những tổ chức tế bào, mô của cơ thể do một
tác động nào đó từ bên ngoài cơ thể gây nên như tác động cơ học, lý học, hoá học.
Tác động cơ học như va đập, ngã dẫn đến (đụng dập, gãy xương…), tác động hóa
học (bỏng hóa chất, nhiễm độc)….
Chấn thương thể thao: Là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng cơ
thể do tập luyện và thi đấu thể thao gây ra.
2. Nguyên nhân
* Do thiếu sót và sai lầm trong phương pháp tập luyện:
- Vi phạm nguyên tắc tập luyện cơ bản: Khởi động thiếu hoặc không đầy đủ,
không tuân thủ nguyên tắc tập luyện cơ bản.
- Giáo án bài tập quá cứng nhắc không phù hợp với diễn biến sức khỏe và
tâm lý người tập.
- Lượng vận động và nghỉ ngơi chưa hợp lý.
- Thi đấu thiếu sự chuẩn bị chu đáo về thể lực, tâm lý, kỹ thuật.
* Do đặc điểm kỹ thuật của từng môn thể thao.
* Do tổ chức tập luyện và thi đấu không chu đáo, điều kiện vệ sinh tập luyện
kộm sân bãikhông đáp ứng yêu cầu tập luyện, điều kiện về khớ hậu,…
* Liên quan tới đạo đức, tác phong và trạng thái tâm lý, tình trạng sức khỏe
người tập.
- Vận động viên lần đầu tham gia thi đấu.
- Người tập không giữ gìn nội quy, kỷ luật trật tự ở nơi tập luyện hoặc thi
đấu.
- Người tập không tuân thủ chế độ dinh dưỡng và có những thói quen có hại
như: uống rượu, hút thuốc…
- Do thiếu đạo đức và tinh thần thể thao.
3. Cách phòng ngừa chấn thương
- Tuân thủ nguyên tắc an toàn trong luyện tập TDTT
- Tiến hành tập luyện một cách khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe cho người tập và khuyến khích người tập lựa chọn môn
thể thao phù hợp.
- Trang bị những kiến thức cơ bản về TDTT cho bản thân hay người tập.
- Dự tập luyện ở bất kỳ hình thức nào khi bắt đầu buổi tập cũng phải khởi
động, giữ gìn vệ sinh sân bãi và phòng tập, sắp xếp địa điểm và thời gian tập hợp lý.

13
- Cần rèn luyện trạng thái tâm lý tốt: tự chủ, bình tĩnh…
- Luõn phiờn hợp lý giữa lượng vận động và quóng nghỉ.
4. Một số chấn thương thường gặp khi tập luyện TDTT và cách xử lý.
4.1 Về xây xước da:
Là sự tổn thương bề mặt da (do tập luyện bị ngã, da cọ sát vào vật cứng như
nền nhà, sàn tập, đường chạy....)
- Cách xử lý: Xử lý theo nguyên tắc chung là làm sạch vết xây sát (rửa bằng
dung dịch NaCl 9%o dùng bông gạc tẩm oxi già 3% lau chỗ bị thương, bôi xanh
mêtilen hoặc thuốc đỏ. Có thể hoà thêm dung dịch novocain 2%). Đối với các vết
xước lớn, trước khi băng vô trùng nên bôi mỡ kháng sinh và tiêm huyết thanh chống
uốn ván.
4.2 Vết đụng dập (chạm thương).
Đụng dập là những tổn thương phần mềm không gây sự phá huỷ toàn bộ giải
phẫu bề mặt của da. Thường thường, nó đi kèm với tổn thương mạch máu và gây ra
hiện tượng xuất huyết dưới da đây là một chấn thương rất hay gặp trong tập luyện
và thi đấu thể thao.
Phương pháp sơ cứu.
- Cho người tập ngừng vận động ngay, nếu tại chỗ đụng dập bị xây xước cần
rửa bằng dung dịch iôt(Betadin) hoặc dung dịch xanh metilen.
- Để làm giảm sự chảy máu da và để giảm đau, có thể xịt Chloretilamin.
- Chườm lạnh. Nếu không có túi nước đá chuyên dùng có thể dùng nước
lạnh, miếng nước đá được gói trong khăn hoặc gạch sạch chườm lên chỗ tổn thương
từ 15-20 phút. Sau đó tiến hành băng ép. Nếu bị đụng dập ở chân hoặc tay thì cần
băng ép chặt hơn một chút khi có xuất huyết dưới da nhiều và khi thấy vết bầm tím
không lan rộng ra nữa thì sau khi bị chấn thương từ 48-72 giờ có thể chườm nóng
để nhanh làm tan máu tụ. Sau khi sơ cấp cứu cần được khám và điều trị tại các cơ
sở y tế, đặc biệt là khi mất khả năng vận động của các chi. Không được chủ quan
coi đụng dập là chấn thương nhẹ.
Chú ý: Khi bị chạm thương mạch vào vùng bụng, cần chú ý đến tình trạng
của các cơ quan trong ổ bụng.
+ Có thể vỡ tạng rỗng, gây viêm phúc mạc.
+ Có thể vỡ tạng đặc (gan, lách) gây chảy máu trong ổ bụng. Khi đó có thể
thấy sắc mặt nạn nhân rất nhợt nhạt, đau nhiều vùng bụng, sờ thấy thành bụng cứng,
bắt mạch thấy mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp, nạn nhân ợ, buồn nôn.
Trường hợp này phải đưa gấp nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.
4.3 Bong gân.
Bong gân là những thương tổn bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng
khớp ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng như: dây chằng bị căng, dãn, đứt
một phần hay đứt toàn bộ. Những khớp hay bị bong gân là cổ chân, gối, bàn chân,
khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay.
14
Phương pháp xử lý.
- Ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn thương.
- Chườm lạnh (chườm đá) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp, xoa vào
vùng khớp bị bong gân (chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-
30 phút).
- Băng ép ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu, tránh phù nề,
đồng thời góp phần cố định khớp dùng băng thun là tốt nhất.
Sau khi sơ cứu những trường hợp nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà
nhưng những trường hợp nặng phải chuyển đến các bệnh viện để khám và điều trị
bằng các phương pháp chuyên khoa.
- Chú ý: nên bất động đủ thời gian cần thiết tuỳ theo mức độ tổn thương.
Không nên cho rằng hết đau là coi như bong gân đã khỏi mà vận động sớm trở lại,
vì bao khớp dây chằng chưa phục hồi sẽ dễ bong gân trở lại và trở thành bong gân
mãn tính, ảnh hưởng xấu đến cơ năng của khớp.
4.4 Sai khớp
Sai khớp là trạng thái diện khớp bị mất sự kết nối bình thường. Căn cứ vào
mức độ sai lệch khớp mà có thể phân thành 2 dạng trẹo khớp hoặc trật khớp. Trẹo
khớp là sai lệch một phần vị trí khớp, trật khớp là sự sai lệch toàn bộ vị trí so với vị
trí cũ của khớp.
Nguyên nhân: Sự phát sinh trật khớp trong thể thao chủ yếu do ngoại lực tác
động vào.Ví dụ khi bị ngã cánh tay duỗi thẳng, bàn tay chống xuống đất thường đẫn
tới trật khớp khuỷu hoặc khớp vai.
Phương pháp xử lý: Biện pháp lý tưởng nhất là lập tức tiến hành thủ pháp
phục khớp (kéo nắn đưa vào khớp) như vậy người bị chấn thương sẽ đau ít hơn và
tỷ lệ thành công cao. Nếu không nắm vững kỹ thuật phục khớp không được tuỳ tiện
nắn, kéo khớp tránh làm chấn thương nặng hơn mà cần cố định chỗ bị thương theo
tư thế đã hình thành khi chấn thương và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế
gần nhất.
4.5 Vết thương.
Vết thương là những thương tổn rách da, gân, cơ do các tác động cơ học gây
nên (tai nạn hoặc trong tập luyện và thi đấu thể thao). Vết thương có thương tổn
phần bao bọc (rách da, gân, cơ....) nên rất dễ nhiễm khuẩn. (Chấn thương không làm
rách da thì không gọi là vết thương).
Phương pháp xử lý.
Đối với các vết thương dù to hay nhỏ đều phải chú ý đến vấn đề chảy máu,
mất máu và nhiễm trùng.
Khi vận động viên hoặc nạn nhân bị thương cần tuân thủ các bước sơ cấp
cứu sau:
- Cầm máu;
- Băng bó;
15
- Giảm đau;
- Vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.
5. Một số bệnh lý thường gặp trong tập luyện TDTT.
5.1 Choáng trọng lực.
Choáng trọng lực theo định nghĩa của các bác sĩ y học thể thao thì đó là một
bệnh cấp tính xảy ra sau khi chạy xong ngã xuống, mất tri giác tạm thời trong thời
gian ngắn.
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.
Nguyên nhân của hiện tượng này là khi hoạt động vận động sức bền có đến
88% lượng máu tuần hoàn tập trung về các cơ tham gia vận động, cộng với tác dụng
trọng lực của máu làm cho máu dồn xuống chi dưới quá nhiều, song khi vận động
liên tục các cơ luôn co bóp (còn gọi là hiện tượng bơm cơ) làm máu lưu thông dễ
dàng và lượng máu cung cấp cho não vẫn được đảm bảo. Khi ngừng vận động đột
ngột, máu vẫn tập trung nhiều ở chi dưới, trong khi đó cơ chế "bơm cơ" không hoạt
động, hạn chế sự lưu thông của máu, lượng máu trở về tim ít hơn. Hơn nữa, lúc này
tim đã mệt mỏi, lực co bóp của tim yếu đi làm cho máu lên não gặp khó khăn, não
bị thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu oxi dẫn đến mất tri giác và gây nên hiện
tượng choáng trọng lực. Tóm lại choáng trọng lực là do thiếu máu não gây nên.
Triệu chứng: Vận động viên mất tri giác đột nhiên ngã xuống trước khi ngã
có cảm giác toàn thân vô thức, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt, tay chân lạnh, tim
đập chậm và yếu, thở chậm. Các triệu chứng này xuất hiện qua một thời gian ngắn,
cơ thể sẽ hồi phục. Tuy nhiên người vẫn còn cảm giác nặng nề, nhức đầu.
Cách đề phòng: Khi vận động viên chạy về tới đích vẫn phải tiếp tục vận
động nhẹ nhàng, hít thở sâu, nhịp nhàng trong một khoảng thời gian thích hợp sau
đó mới nghỉ.
Nếu vận động viên có biểu hiện sắp ngất thì không được xốc nách dìu đi tiếp
mà cho vận động viên nằm ngửa xuống, kê chân cao hơn đầu và tiến hành cấp cứu
ngay.
5.2 Say nắng.
Say nắng là hiện tượng rối loạn sinh lý điều hoà thân nhiệt của cơ thể do môi
trường nắng nóng gây ra.
Nguyên nhân.
Cảm nóng: Trong điều kiện môi trường nóng bức (nhiệt độ và độ ẩm không
khí cao), sự thải nhiệt bằng con đường bay hơi mồ hôi bị cản trở, nhất là trong
những ngày oi bức, đứng gió. Trong khi đó vận động viên vẫn phải tập luyện với
khối lượng lớn và cường độ cao, cơ thể sản sinh nhiều nhiệt. Nhiệt tích tụ lại trong
cơ thể cộng với mất nhiều muối và nước do ra mồ hôi làm rối loạn các chức năng
sinh lý bình thường của cơ thể dẫn đến hiện tượng say nóng ( cảm nóng).
Cảm nắng: Khi hoạt động vận động vào mùa hè không đội mũ để ánh nắng
trực tiếp chiếu vào đầu, vào gáy. Tia hồng ngoại của ánh nắng mặt trời làm cho
16
mạch máu bbị xung huyết căng lên gây cho cơ thể các phản ứng mạnh mẽ dẫn đến
cảm nắng.
Triệu chứng
- Có thể xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay, chân, sau đó là đến cơ lưng và
bụng (do muối trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ bị thiếu muối dẫn đến cơ bị co
cứng).
- Tự nhiên thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt ban đỏ, mệt mỏi, chân
tay rã rời, khó thở. Khi có các dấu hiệu này cần phải cấp cứu ngay.
Trường hợp say nóng nặng (say nóng điển hình):
+ Nhiệt độ cơ thể tăng cao 40-410C
+ Tần số hô hấp tăng đến 30 lần/phút.
+ Mạch tăng (120 - 150 lần/phút).
+ Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh nắng.
+ Có thể bị ngất, bị hôn mê hoặc nửa hôn mê. Nếu nghiêm trọng, lực co bóp
của tim yếu có thể dẫn đến tử vong.
Cách đề phòng: Những người chưa quen rèn luyện thì không nên tập luyện
lâu dưới trời oi bức. Về mùa nóng nên mặc quần áo, đội mũ nón sáng màu. Vào
những ngày nắng, oi bức không nên tập trung nhiều người ở các địa điểm chật hẹp.
Không nên tập luyện quá lâu, cứ tập 1 giờ nên nghỉ 5-15 phút.
Chú ý: chế độ dinh dưỡng vào mùa nóng nên ăn đủ các chất, đặc biệt là
muối, nước và vitamin.
5.3 Chuột rút
Nguyên nhân.
- Do bị lạnh kích thích: tập luyện trong những ngày trời rét khi chuẩn bị cho
vận động viên không tốt, khởi động không kỹ. Hay bị nhất là vận động viên các
môn bơi lội, điền kinh và các môn bóng.
- Khi hoạt động trong điều kiện thời tiết oi bức, nóng nực với khối lượng và
cường độ vận động lớn, mồ hôi ra nhiều, mất nhiều muối và nước, có thể bị thiếu
muối cũngg là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.
- Trong khi vận động, cơ co duỗi quá nhanh, trong khi cơ thể bị mệt mỏi, cơ
không thay nhau co duỗi được gây ra chuột rút.
- Do hoạt động với cường độ lớn, cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm
trao đổi chất bị giảm, một lượng lớn axit lactic bị tích tụ lại trong cơ bắp làm cho
cơ bắp bị co cứng, gây ra hiện tượng chuột rút.
Cách đề phòng: Chuẩn bị thể lực tốt, khởi động kỹ. Mùa đông tập ở dưới
nước thì trước khi xuống nước cần lấy khăn lạnh lau người để có thể thích ứng dần
với lạnh. Bổ sung đầy đủ khẩu phần muối và nước trong khẩu phần ăn.
5.4 Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu thể thao
Đau bụng là một loại chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình tập luyện.
Đặc biệt ở các môn sức bền như chạy cự ly trung bình, chạy cự li dài, maratong, đi
17
bộ thể thao, đua xe đạp, bóng rổ ...thường có số người bị nhiều hơn, xuất hiện các
chứng đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc vùng mạng sườn phải. Hiện tượng đau
bụng này có thể xuất hiện khi bắt đầu tập luyện, trong hoặc sau tập luyện. Vận động
viên bị đau nặng có khi phải ngừng tập luyện hoặc thi đấu.
Cơ chế sinh bệnh của hội chứng đau bụng trong hoạt động TDTT.
- Do trình độ tập luyện kém khi phải tập luyện với cường độ cao; do công
năng của tim kém, trong mỗi lần tâm thu không tống máu ra ngoài (động mạch) hết
được, một lượng máu bị ứ lại ở các buồng tim, do vậy máu ở tĩnh mạch lớn trở về
tim khó khăn. Máu ứ lại ở tĩnh mạch, tập trung nhiều ở gan, lách làm cho màng gan
và lách căng lên dẫn đến đau bụng.
- Do phương pháp thở không đúng, phá rối nhịp thở làm quan hệ tuần hoàn -
hô hấp bị rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch và nội tạng gây ra đau bụng. Một
yếu tố nữa là do thở quá gấp làm cho hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành
thiếu oxy bị co thắt gây nên đau.
- Do chuẩn bị tập luyện không tốt: ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi
tập, hoặc lúc bắt đầu chạy đã chạy quá nhanh làm cho hệ thống tiêu hoá không thích
nghi với hoạt động (ống tiêu hoá bị thiếu máu, thiếu oxy, rối loạn co thắt nhu động
ruột), làm cho thức ăn tụ lại ở dạ dày làm trướng bụng, làm màng ruột cũngg căng
lên dẫn đến đau bụng.
Cách đề phòng:
- Tăng cường huấn luyện toàn diện.
- Chuẩn bị cho việc tập luyện thật chu đáo; khi bắt đầu vận động không nên
tăng tốc độ ngay. Trước buổi tập không nên ăn no và uống nhiều nước, cần chú ý
thở sâu và nhịp nhàng.
- Tuân thủ mọi nguyên tắc và chế độ huấn luyện đặc biệt là nguyên tắc tăng
tiến.
5.5 Trạng thái hạ đường huyết
Trạng thái hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý cấp tính, liên quan tới việc
giảm lượng đường glucoza trong máu. Trạng thái này thường xuất hiện khi tham gia
các môn chạy cự ly dài, marathon, trượt tuyết, bơi cự ly dài hoặc rất dài.
Nguyên nhân
Trạng thái hạ đường huyết thường gặp ở những người tập có sự chuẩn bị
không tốt, hoặc chưa thích nghi với điều kiện tập luyện mới, ở những vận động
viên trình độ cao trạng thái hạ đường huyết đôi khi cũngg xuất hiện khi mà vận
động viên thi đấu trong tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là
chế độ dinh dưỡng trước và trong khi thi đấu .
Triệu chứng
Người tập trước tiên có cảm giác rất đói, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh. Trong
trường hợp nặng, khi quan sát người tập chúng ta nhận thấy da nhợt nhạt hoặc xanh
tái, mạch khó bắt và huyết áp giảm mạnh.
18
Cách đề phòng
Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu bệnh tật, hoặc đang bị đói
không nên tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường độ vận động lớn.
Trước các cuộc thi đấu lớn ở các cự ly dài, từ 10 – 15 phút có thể bổ sung
thêm lượng đường glucoza bằng cách cho vận động viên uống nước đường, hoặc là
ngậm đường viên hoặc sôcôla.

19
NỘI DUNG LÝ THUYẾT MÔN BƠI

PHẦN I:

Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


1. Khái niệm về Bơi lội:
Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn
thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua
được những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Nhờ
những yếu tố cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên (lực nổi), lực cản,
lực nâng … nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía
trước bằng nhiều kiểu, cách bơi khác nhau. Nước là môi trường lỏng, do đó
vận động trong nước là vận động trong môi trường xa lạ đối với con người.
Khi bơi, thân người lại nằm ngang bằng trên mặt nước. Vì lẽ đó, bơi lội
khác với các môn thể thao trên cạn.
Tính chất cơ bản của bơi lội là loại vận động có chu kỳ (trừ xuất phát
và quay vòng), còn lại trên cự ly người bơi thực hiện lắp đi lắp lại động tác
tạo lực tiến đưa cơ thể về phía trước.
Bơi lội hình thành, phát sinh và phát triển do nguồn gốc lao động của
con người, do yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, sự khắc nghiệt trong
việc chông thiên tai, địch họa, bảo vệ cuộc sống mà con người phải biết
bơi. Từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hữu ích cho cuộc sống con
người.
Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người, ở mỗi thời đại và
mỗi giai cấp, con người sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau.
Giai cấp bóc lột dùng thể thao bơi lội để vui chơi, giải trí trong cảnh giầu
sang của mình, hoặc mưu đồ lôi cuốn tầng lớp thanh thiếu niên vào các tổ
chức bơi lội để tạo những mục đích chính trị.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bơi lội thực sự là một môn thể thao của
mọi người. Bơi lội thực sự là một môn thể thao của mọi người. Bơi lội
được vận dụng vào mục đích phát triển sức khỏe, vui chơi giải trí, nhằm
nâng cao khả năng sản xuất và chiến đấu của mọi người. Nhờ đó mà phong
trào bơi lội thể thao luôn luôn được phát triển rộng khắp.
2. Phân loại:
Nội dung của môn bơi lội ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Bơi, lặn thể thao
- Bơi thực dụng
- Bơi nghệ thuật
- Trò chơi giải trí trong nước
20
Các kỹ thuật Bơi phổ biến hiện nay:

- Bơi trườn sấp: hay còn được gọi là bơi sải hoặc bơi tự do.
- Bơi ếch
- Bơi ngửa
- Bơi bướm

3. Lịch sử phát triển môn bơi:

Lịch sử đã chứng minh, lao động chính yếu tố quyết định hình thành và
phát triển của xã hội loài người, quá trình lao động là quá trình đấu tranh sinh
tồn giữa con người với giới tự nhiên. Để tồn tại và phát triển, con người buộc
phải hiểu biết và thích nghi với điều kiện môi trường sống. Kiếm ăn dưới mặt
đất là hình thức lao động thô sơ nhất của con người, sau đó nguồn thức ăn đó
cạn dần đã buộc con người phải sử dụng những hình thức lao động đòi hỏi
sức khỏe tốt hơn như: chạy, nhảy, bơi…., và tạo ra những kỹ năng khó như:
leo trèo, bơi lặn…. Và họ phải sử dụng những công cụ lao động, do đó, bộ
não con người ngày càng phát triển, họ bắt đầu ý thức được mối quan hệ giữa
chẩn bị lao động với hiệu quả lao động; đây là bước phát triển quan trọng
trong tư duy trừu tượng của con người. Họ bắt đầu tái hiện lại những hoạt
động trong lao động như: chạy, nhảy,bơi, ném…..và làm lại những hoạt động
đó nhiều lần, việc lặp đi lặp lại nhiều lần động tác như thế chính là khởi đầu
của việc tập luyện. Quá trình tập luyện và truyền thụ những kinh nghiệm đã
có đó cho người khác chính là hình thức dạy học sơ khai đầu tiên. Quá trình
dạy và học các kỹ năng, rèn luyện thể chất khởi đầu từ đây (người cha hướng
dẫn con trai cách phóng lao diệt trừ thú dữ, người mẹ hưỡng dẫn con gái cách
gieo trồng hái lượm sao cho nhanh cho khéo…). Vì vậy, chúng ta khẳng định:
trong lịch sử của hoạt động dạy học thì dạy về phát triển thể chất cho con
người là hoạt động đầu tiên. Các hoạt động tập luyện cũng đa dạng và sát với
điền kiện thực tế của cuộc sống hơn như: chạy, nhảy, bơi lặn, ném đẩy, vượt

21
chướng ngại vật,vượt sông suối…đã đưa con người phát triển lên tầm cao mới
của cuộc sống. Không những thế, con người còn biết đưa các hoạt động tập
luyện thành những trò chơi sau giờ lao động, cùng nhau thi thố chọn ra những
người khỏe hơn, nhanh hơn, khéo hơn. Đây cũng chính là thời kì thúc đẩy các
môn thể thao nói chung và môn Bơi nói riêng ra đời rồi từng bước đi vào cuộc
sống sinh hoạt của loài người.

Những bức họa thời kì đồ đá đã cho chúng ta biết được môn bơi xuất
hiện từ thời tiền sử cách đây 7000 năm. Khoảng năm 1800, bơi lôi đã chính
thức đưa vào thi đấu tại châu Âu chủ yếu là bơi ếch.

Bơi lội là môn thi đấu có nhiều nội dung tranh huy chương thứ 2 sau
môn Điền kinh và đã có mặt ngay tại đại hội Olympic đầu tiên tại Athens (Hy
Lạp) – năm 1896.

Đến năm 1902, bơi lội được phổ biến tại phương Tây với kiểu bơi
trườn sấp được giới thiệu bởi Richard Cavill. Liên đoàn bơi lội thế giới
(FINA) chính thức được thành lập vào năm 1908. Đến năm 1930, bơi bướm
được phổ biến và coi như một biến thể của loại hình bơi ếch, sau này được
xác nhận là kiểu bơi độc lập vào năm 1952.

Trong những năm đầu, bơi ếch là kiểu bơi duy nhất được áp dụng tại
các cuộc tranh tài. Năm 1902, vận động viên bơi lội người Úc Richard Cavill
là người đầu tiên thực hiện kiểu bơi với động tác đập chân lên xuống xen kẽ
với quạt tay quá đầu. Kiểu bơi này được gọi là “kiểu trườn của người Úc” và
là nền tảng cho kiểu bơi tự do sau này.

* Tại Việt Nam:

Lịch sử phát triển TDTT ở Việt Nam được ghi dấu rõ nét nhất qua hình
ảnh Trống đồng với hoa văn khắc trên mặt trống là các hoạt động văn hóa, lao
động chiến đấu của nhân dân, những đoàn người nhảy múa, bắn cung, phóng
lao, bơi thuyền, đó chính là hình ảnh hoạt động văn hóa thể thao của dân tộc.

22
Môn Bơi tại Việt Nam cũng phát triển theo dòng chảy của lịch sử loài người,
nó gắn liền với đời sống sinh hoat hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là dân
vùng sông nước.Lịch sử hình thành và phát triển môn Bơi gắn liền với lịch sự
dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt; một dân tộc được hình thành trên nền
tảng của hai dòng sông lớn: sông Cửu Long và sông Hồng; với những con
người như Yết Kiêu, Ngô Quyền…. đã dựa vào tài thao lược sông nước để
giữ nước….

Trong bất kì thời kì phát triển nào của dân tộc, Bơi vẫn cùng tồn tại
song hành với các thời kì đó. Những trận thủy chiến nối tiếng như: Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng đại thắng quân Nam Hán; Lê Đại Hành cũng trên
sông Bạch Đằng đại thắng quân Tống; trên dòng sông Nhật Lệ, vua Lý Thánh
Tông và danh tướng Lý Thường Kiết đại thắng quân Chiêm;… hay như trận
chiến thắng trên dòng sông Nhật Tảo của tướng Nguyễn Trung Trực đã là một
đòn chí mang vào thực dân Pháp… Ngay trong thời kì chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, môn Bơi là một trong những hoạt động thể lực không thể
thiếu của các chiến sỹ. Ngày nay, môn Bơi đã được phổ biến khắp nơi, đây
được coi là 1 kỹ năng sống cần thiết của con người trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày.

* Liên đoàn bơi quốc tế: FINA hay Fédération internationale de


natation (tiếng Việt: Liên đoàn bơi quốc tế) là một liên đoàn quốc tế được
công nhận bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) quản lý các giải đấu quốc tế
các môn thể thao dưới nước. Đây là một trong những liên đoàn quốc tế đưa ra
quy định về môn/phân môn cho IOC và/hoặc cộng đồng quốc tế. Liên đoàn có
trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ.

* Ngày 19 tháng 2 hàng năm là ngày Bơi lội Việt Nam (Ngày 19 tháng
2 năm 1963, Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra quyết định số
23 – NV cho phép Hội Bơi lội Việt Nam thành lập và hoạt động trong phạm
vi luật hiện hành và Điều lệ của Hội đã được duyệt). Đây là ngày tôn vinh và

23
ghi công những cá nhân và tập thể đã đóng góp cho sự phát triển của Bơi lội
Việt Nam

4. Vì sao bơi lội tốt cho sức khỏe?

Tất cả các bộ môn thể thao đều mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu
tập luyện đúng cách, đều đặn. Chính vì vậy, bơi lội cũng là một bộ môn thể
thao dưới nước tốt mang tới nhiều tác dụng tốt, cụ thể như sau:

*Bơi lội tốt cho hệ tim mạch:

Khi bơi lội, nhịp tim sẽ được tăng cao và máu lưu thông tốt hơn tới tất
cả các bộ phận trên cơ thể.

Bơi lội giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu và tăng cường sự hoạt động
của cơ tim. Theo bác sĩ Jousselin, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia, khi
cơ thể duỗi thẳng trong nước, máu sẽ lưu thông về tim, não hiệu quả
hơn. Nhờ đó, hệ tim mạch và cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người bơi lội thường xuyên có
tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao cũng như nguy cơ đột quỵ thấp
hơn so với những người ít vận động.

Đặc biệt, theo tờ The Health Site, bơi lội là hình thức vận động giúp
giảm chứng viêm - một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xơ vữa động
mạch.

Khi vận động chân liên tục trong nước, huyết dịch trong cơ thể được
vận động nhiều hơn, giảm sự ứ động máu, nhờ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh về
tĩnh mạch.

* Bơi lội tốt cho xương khớp

• Khi bơi lội, các khớp xương được vận động và xương
khớp trở nên linh hoạt hơn, cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.
24
• Bơi lội giúp giảm nguy cơ viêm khớp, đặc biệt là ở những
người lớn tuổi.
• Bơi lội giúp giảm đau lưng, đau cột sống hiệu quả.
• Hơn thế nữa, các hoạt động duỗi thẳng tay và chân dưới
lực cản của nước giúp các khớp xương được kéo giãn hết cỡ. Từ đó,
giúp trẻ đang trong độ tuổi phát triển tăng chiều cao nhanh chóng.

* Bơi lội giúp giảm cân

Hoạt động bơi lội trong nước là một hoạt động tiêu tốn rất nhiều calo.

• Theo thống kê của các nhà khoa học, cứ 30 phút bơi tự do


dưới nước giúp bạn đốt cháy tới 250 - 400 calo. Một con số khá cao
so với nhiều bộ môn khác.
• Bơi lội trong nước ít nhất 2-3 buổi/ tuần được đánh giá là
có hiệu quả giảm cân, săn chắc cơ thể tương đương với khi bạn tập
luyện thể hình với máy chạy bộ đa năng.

* Bơi lội giúp tinh thần trở nên thoải mái

Bơi lội là một cách giải trí và thư giãn tuyệt vời cho mọi người.

• Khi bạn bơi, cơ thể sẽ sản sinh chất hóa học thần kinh giúp
bạn thấy khỏe hơn.
• Đồng thời, bơi trong nước là một phương pháp có tác dụng
tương đương với massage cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy
dễ chịu hơn, giảm căng thẳng, stress.

* Bơi lội giúp trẻ phát triển tốt hơn

Theo một nghiên cứu công bố trên The Health Site, những đứa trẻ
thường xuyên bơi lội phát triển kỹ năng vận động, khả năng ngôn ngữ, sự tự
tin trong giao tiếp và cuộc sống tốt hơn những trẻ không bơi lội. Như vậy, bơi
lội là một bộ môn vừa phát triển thể chất vừa phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.

25
PHẦN II: GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI ẾCH

1. Tư thế thân người:

Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trong nước và giữ ở tư thế
lướt nước tốt nhất để giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay
và chân.

Tư thế thân người trong bơi ếch không ổn định mà biến động theo
động tác của tay và chân. Khi kết thúc đạp nước, hai tay khép sát duỗi
thẳng phía trước, hai chân duỗi thẳng phía sau: lúc này cơ thể ở tư thế lướt
nước, thân người tương đối ngang bằng, đầu hơi ngẩng, cơ thể tạo với mặt
nước một góc từ 5 đến 10 độ (hình 1)

Hình 1 - Tư thế thân người kỹ thuật bơi ếch

Để thân người có hình dáng lướt nước tốt, ngực cần hơi ưỡn, bụng
hơi hóp, dướn lưng, hai chân khép lại, hai tay duỗi thẳng vươn về phía
trước, gáy hơi căng, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước hơi chếch
xuống dưới. Khi hít vào, cằm nhô khỏi mặt nước, hai bả vai nâng lên. Lúc
này cơ thể tạo với mặt nước có góc độ lớn nhất khoảng 15 độ. Khi đạp
nước, mặt chìm vào trong nước, một bộ phận đầu di chuyển trên mặt nước.
Khi hít vào nếu ngẩng đầu cao quá hoặc ưỡn ngực nhiều thân người sẽ
chìm sâu, làm tăng thêm lực cản.

2. Kỹ thuật động tác chân

Động tác chân là động lực chủ yếu tạo ra lực tiến cho cơ thể. Để
phân tích kỹ thuật, có thể chia động tác chân thành các giai đoạn sau: co

26
chân, xoay bàn chân, đạp chân và lướt nước. Trên thực tế cả bốn giai đoạn
đó là một chuỗi động tác liên tục và gắn bó chặt chẽ với nhau.

2.1. Giai đoạn co chân:

Co chân là động tác đưa chân từ vị trí duỗi thẳng lên phía bụng đến
vị trí thuận lợi cho bẻ chân, động tác co chân đúng phải tạo ra lực cản nhỏ
nhất, đồng thời phối hợp hợp lý với động tác tay.

Khi bắt đầu co chân, cùng với động tác hít vào, hai chân chìm xuống
một cách tự nhiên, hai gối tách dần ra, cẳng chân co về phía trước. Khi co
cẳng chân, bàn chân thả lỏng, gót chân đưa sát vào mông, vừa co vừa tách.
Khi co chân nên dùng sức nhỏ (co chậm) đồng thời cẳng chân nấp sau hình
chiếu của đùi để giảm lực cản.

Trong kĩ thuật bơi ếch hiện đại, có một số VĐV sử dụng kĩ thuật co
chân nhanh. Mặc dầu kĩ thuật co chân nhanh sẽ làm tăng lực cản nhưng
cũng sẽ tăng nhanh được tần số động tác phối hợp, từ đó tạo thuận lợi cho
nâng cao tốc độ bơi.

Sau khi kết thúc co chân, đùi tạo với thân người một góc khoảng 120
đến 140 độ (hình 2). Hai mép trong của gối rộng bằng hông. Góc giữa hai
đùi khoảng 40-45 độ. Đồng thời làm cho cẳng chân ở tư thế vuông góc
thẳng đứng so với mặt nước để chuẩn bị tốt cho động tác bẻ chân.

Hiện nay do tốc độ bơi ếch không ngừng nâng cao, do vậy, tần số
cũng tăng nhanh. Để thích ứng với sự thay đổi mới này của kĩ thuật, rất
nhiều VĐV bơi ếch đã tăng thêm góc độ giữa thân và đùi lên 150 độ (giảm
bớt co đùi), cẳng chân càng sát với mông hơn. Nếu co chân chậm sẽ bị loạn
nhịp.

27
Hình 2 - Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn co chân)

2.2. Xoay bàn chân:

Trong kĩ thuật bơi ếch, động tác xoay bàn chân rất quan trọng vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đạp nước, vì xoay bàn chân sẽ tạo ra diện
tích đạp nước lớn hơn. Xoay bàn chân tốt hay xấu phụ thuộc vào độ mềm
dẻo, linh hoạt của khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông.

Nhìn chung những VĐV có độ linh hoạt khớp gối kém có thể sử
dụng kĩ thuật co chân rộng một chút. Còn đối với những VĐV khớp gối
linh hoạt tốt có thể co chân hẹp một chút.

Khi co chân kết thúc, bàn chân vẫn tiếp tục đưa vào sát mông. Lúc
này hai đầu gối hơi ép vào nhau, đồng thời hai bàn chân xoay mũi chân ra
ngoài làm cho phía trong cẳng chân và bàn chân vuông góc với hướng tiến
lên của cơ thể. Như vậy diện tích đạp nước sẽ lớn hơn (hình 3)

Co chân, xoay bàn chân, đạp chân là một quá trình liên tục. Động tác
xoay bàn chân chính xác phải được bắt đầu trước khi co chân kết thúc và
kết thúc khi bắt đầu động tác đạp chân.

28
Hình 3 - Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn xoay chân)

29
Nếu sau khi xoay chân mà có một khoảnh khắc dừng lại sẽ lập tức
phá vỡ tính liên tục và nhịp điệu động tác, đồng thời tăng thêm lực cản.

2.3. Đạp chân:

Hiệu quả động tác chân tốt hay xấu quyết định chủ yếu ở giai đoạn
đạp chân. Kỹ thuật động tác chân bơi ếch hiện nay đang ngày càng chú ý
tới tác dụng của giai đoạn đạp chân. Giai đoạn đạp chân là động tác dùng
sức mạnh phát ra từ mông, đùi, đạp hết sức ra phía sau. Thực tế động tác
đạp chân bao gồm cả đạp chân và khép chân (tức là đạp nước ra sau và kẹp
ép nước vào trong). Động tác khép chân sẽ hạn chế động tác động tác đạp
chân không được chuyển động quá ra phía ngoài và tạo ra phương hướng
đạp chân ra sau. Động tác khép chân trong đạp chân xem xét từ sự phát
triển kĩ thuật bơi ếch hiện đại ta thấy: do đạp chân hẹp khi hai chân khép
sát sẽ tạo ra động tác ép xuống dưới. Bởi vậy, lực tác dụng của động tác ép
xuống dưới sẽ làm cho cơ thể được nâng lên có lợi cho lướt về phía trước.

Hiệu lực giai đoạn đạp chân phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

Yếu tố thứ 1: đường chuyển động và phương hướng chuyển động


của các khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông. Khi đạp nước ra sau, sẽ tạo
thành một lợi thế để sinh ra lực tác dụng lớn nhất đẩy cơ thể về phía trước.

Khi đạp nước cần chú ý thứ tự duỗi khớp và tư thế dùng sức của các
bộ phận ở chân. Khi đạp chân bộ phận phát lực đầu tiên là đùi để duỗi
khớp hông, chỉ có như vậy mới làm cho cẳng chân luôn giữ vuông góc với
hướng tiến, tiếp đó là duỗi khớp gối và cuối cùng là khớp cổ chân (hình 4)

30
Hình 4 - Kỹ thuật động tác chân bơi ếch (giai đoạn đạp chân)

Yếu tố thứ 2: quyết định hiệu quả đạp nước là diện tích đạp nước.
Diện tích đạp nước lớn thì hiệu quả lớn, song diện tích này lớn hay nhỏ là
do bàn chân có xoay hết ra ngoài hay không, cẳng chân có thẳng đứng so
với mặt nước hay không . Do vậy đòi hỏi người bơi trước khi kết thúc đạp
chân, bàn chân vẫn ở vị trí xoay ra ngoài, nếu quá vội duỗi thẳng cổ chân
sẽ làm nhỏ diện tích đạp nước vô tình giảm hiệu quả đạp chân.

Yếu tố thứ 3: Là tốc độ đạp nước, vì lực cản tỉ lệ với bình phương
tốc độ, do vậy tốc độ đạp nước phải nhanh, khi đạp nước cần phát huy đầy
đủ sức mạnh của cơ đùi, cẳng chân, đồng thời phải tăng gia tốc vút nước
làm cho lực đạp mạnh hơn.

Hai chân sau khi đạp khép sẽ khép lại và duỗi thẳng tự nhiên.

2.4. Lướt nước:

Sau khi kết thúc đạp nước , hai chân ở vị trí tương đối thấp, gót chân
cách mặt nước khoảng 30 đến 40cm. Lúc này thân người dựa vào lực đạp
đưa người về phía trước nên lướt rất nhanh. Nếu vị trí chân quá thấp sẽ tạo
ra lực cản lớn. Bởi vậy, sau khi đạp chân nên nâng chân lên vị trí cao hơn
để giảm lực cản và chuẩn bị cho chu kỳ động tác sau.

31
3. Kĩ thuật động tác tay:

Động tác quạt tay bơi ếch nhằm tạo ra lực tiến cho cơ thể, vì vậy
nắm vững kĩ thuật quạt tay và sự phối hợp nhịp nhàng tay chân và thở sẽ
nâng cao hiệu quả trình độ kĩ thuật bơi ếch.

Động tác quạt tay thường gồm 2 loại :

- Quạt tay với đường quạt hẹp, co khuỷu nhiều, khuỷu tay cao, bàn
tay sâu.

- Đường quạt nước tương đối rộng, khuỷu tay co ít, hơi cao, bàn tay
nông hơn.

Kĩ thuật động tác tay có thể chia thành các giai đoạn sau: tư thế ban
đầu, ôm nước (tì nước), quạt nước và duỗi tay. Các giai đoạn động tác này
liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành sự hoàn chỉnh của động tác.

3.1. Tư thế ban đầu:

Khi kết thúc động tác đạp nước, 2 tay duỗi thẳng tự nhiên, có căng
cơ nhất định, 2 tay song song với mặt nước, lòng bàn tay úp xuống, các
ngón tay khép tự nhiên tạo ra hình dạng lướt nước tốt.

3.2. Tỳ nước:

Từ tư thế ban đầu (tay vươn ra trước vai) hai bàn tay xoay ra ngoài,
chếch xuống dưới, cổ tay hơi gập. Hai cánh tay tách dần sang hai bên
xuống dưới ép nước. Khi lòng bàn tay và cẳng tay cảm thấy có áp lực sẽ
bắt đầu quạt nước.

Khi tỳ nước, chuyển động của bàn tay theo 3 hướng: về trước, xuống
dưới, ra ngoài. Hợp lực của 3 lực thành phần theo 3 hướng đó là đường
chéo của hình lập phương. Do cẳng tay xoay vào trong làm cho lòng bàn

32
tay xoay ra phía ngoài và phía sau. Động tác tỳ nước tạo điều kiện có lợi
cho quạt nước và làm nổi đẩy cơ thể tiến về phía trước.

3.3. Quạt nước:

Khi 2 tay đã tỳ nước thì cổ tay gập dần, lúc này hai cổ tay và bàn tay
tăng dần tốc độ quạt sang bên, xuống dưới và ra sau (hình 5). Khi quạt tay,
chuyển động của bàn tay chia làm hai phần: Phần đầu bàn tay xoay ra
ngoài, xuống dưới và ra sau. Phần sau bàn tay xoay vào trong, xuống dưới
và ra sau. Từ tỳ nước chuyển sang quạt nước, cẳng tay từ xoay trong
chuyển sang xoay ngoài . Do vậy, lòng bàn tay từ hướng quay ra ngoài ra
sau quay dần hướng vào trong và ra sau.

Hình 5 - Kỹ thuật động tác tay bơi ếch (quạt nước)

Trong quá trình quạt nước, khuỷu tay cần giữ ở vị trí tương đối cao,
chỉ có như vậy mới phát huy sức mạnh của các nhóm cơ lớn, nâng cao hiệu
quả quạt nước. Khi quạt tay góc độ giữa hai cánh tay đạt khoảng 120 độ thì
chuyển sang giai đoạn thu tay vào phía trong. Khi quạt nước và thu tay

33
không nên vượt quá mặt phẳng trục vai (hình 6), quạt nước có tốc độ cao,
thân người cũng từ đó nổi cao trên mặt nước, cánh tay và khuỷu tay gần
như đồng thời quạt nước. Điều đó thể hiện sự hợp lý của kỹ thuật.

Hình 6 - Kỹ thuật động tác tay bơi ếch (quạt nước)


34
3.4. Thu tay:

Khi thu tay không nên hạ thấp tốc độ quạt nước, ngược lại càng tích
cực tăng thêm tốc độ khép cánh tay và cẳng tay vào cẳng tay vào phía dưới
để chuyển sang duỗi tay về trước.

Phần đầu động tác thu tay phải lấy động tác ép khuỷu và bàn tay vào
phía trong, lên trên và ra sau làm chính. Phần sau động tác thu tay, khuỷu
tay cánh tay phải chuyển động vào trong, lên trên và ra trước

Trong giai đoạn thu tay, lực đẩy cơ thể ít, chủ yếu tạo ra lực nổi. Khi
thu tay không nên quá chú trọng động tác ép hai khuỷu vào trong, vì như
vậy làm giảm sức mạnh quat nước, đồng thời làm cho biên độ động tác quá
lớn. Động tác thu tay phải có lợi cho động tác duỗi tay ra phía trước, đồng
thời không làm ảnh hưởng đến nhịp điệu của động tác phối hợp.

Khi thu tay đến phía dưới cằm, hai lòng bàn tay từ hướng quay ra
sau chuyển sang hướng vào trong và lên trên. Lúc này cánh tay không vượt
quá trục ngang vai. Trong quá trình thu tay, động tác nên thực hiện nhanh,
tích cực và gọn, kết thúc thu tay, khuỷu tay thấp hơn bàn tay, cẳng tay góc
khuỷu tạo thành góc nhọn.

3.5. Duỗi tay:

Duỗi tay là duỗi thẳng khớp khuỷu và khớp vai, lòng bàn tay từ
hướng lên trên xoay dần xoay dần úp xuống và duỗi ra trước.

Động tác duỗi tay ra phía trước nhanh là một trong những đặc điểm
của bơi ếch hiện đại. Động tác này được phối hợp chặt chẽ với động tác
chân. Vì vậy đồng thời với động tác duỗi tay với vươn vai về trước và cúi
đầu tạo ra động tác ép, tạo ra sóng tự nhiên, chú ý động tác duỗi tay không
được dừng.

35
4. Kỹ thuật phối hợp tay, thở và phối hợp hoàn chỉnh:

Kỹ thuật phối hợp bơi ếch phức tạp hơn phối hợp các kiểu bơi khác.
Thở vào trong bơi ếch bằng mồm, thở ra bằng mồm hoặc cả mũi, và kết
hợp chặt chẽ với động tác quạt tay. Hiện nay có 2 loại ngẩng đầu lên thở:

- Chỉ vươn cổ và cằm ra trước, đưa miệng lên mặt nước thở vào.

- Dựa vào hiệu lực quạt tay làm cho đầu và vai nhô cao khỏi mặt
nước mà thở vào.

Người mới học bơi ếch nên sử sụng cách thở sớm, khi tay mới bắt
đầu quạt nước sẽ nhanh biết thở hơn. Trong kỹ thuật bơi ếch, phối hợp tay
chân là một khâu rất quan trọng, nó phức tạp hơn nhiều so với bơi trườn và
bơi ngửa. Nếu phối hợp không nhịp điệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả của động tác tay chân và tính đồng đều của tốc độ khi bơi.

Những lưu ý về tư thế trong kỹ thuật bơi ếch chuẩn

Để thực hiện được các kỹ thuật bơi ếch đúng cách, bạn cần chú ý một
số điều sau về tư thế thân người:

• Thân người hoàn toàn nằm trên mặt nước, giữ ngực và hai vai
luôn trên một đường thẳng và ngang với mặt nước.
• Mực nước phù hợp là khi chúng nằm ngang với chân tóc, chú ý
không để đầu chìm quá sâu.
• Không chủ động nhấc đầu lên trong khi bơi, đây là một điều cần
được đặc biệt chú ý trong hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch.
• Đầu sẽ luôn nằm dưới cánh tay trong khi tay chụm lại. Điều này
sẽ giúp giảm bớt lực cản của nước

36
PHẦN III: LUẬT BƠI

Điều 1: Xuất phát


1.1. Xuất phát các kiểu trong thi đấu bơi tự do, bơi ếch và bơi bướm được
thực hiện với động tác nhảy xuống nước. Khi có tiếng còi dài của Tổng trọng
tài, các đấu thủ phải bước lên đứng trên bục xuất phát, hai bàn chân cách mép
bục một khoảng cách bằng nhau và đứng yên tại đó. Khi có khẩu lệnh chuẩn
bị của trọng tài xuất phát, các đấu thủ phải nhanh chóng đứng vào tư thế xuất
phát, ít nhất một bàn chân phải đặt trước mép của bục xuất phát. Khi tất cả
các đấu thủ đã đứng yên, trọng tài xuất phát sẽ phát lệnh (bằng súng, kèn, còi
hoặc khẩu lệnh).
1.2. Trọng tài xuất phát phải gọi các đấu thủ quay trở lại khi có lỗi xuất phát
lần thứ nhất và nhắc nhở họ không được xuất phát trước tín hiệu xuất phát.
Sau lỗi xuất phát lần thứ nhất, ở lần xuất phát lại nếu bất kì đấu thủ nào xuất
phát trước tín hiệu xuất phát thì sẽ bị loại. Nếu tín hiệu xuất phát được phát ra
trước khi phát hiện có đấu thủ phạm qui thì cuộc đua vẫn được tiếp tục và đấu
thủ hoặc các đấu thủ có lỗi xuất phát sẽ bị loại vào lúc hoàn thành đợt bơi.
Nếu việc phạm qui được phát hiện trước khi có tín hiệu xuất phát thì tín hiệu
đó sẽ không phát nữa, nhưng các đấu thủ còn lại sẽ được gọi quay trở lại để
trọng tài xuất phát nhắc nhở về hình phạt và cho xuất phát lại.
Điều 2: Bơi tự do
2.1. Bơi tự do có nghĩa là trong thi đấu môn này đấu thủ có thể bơi bất kỳ
kiểu gì. Trừ trường hợp trong môn bơi hỗn hợp cá nhân hoặc tiếp sức hỗn
hợp, bơi tự do có nghĩa là tất cả các kiểu bơi khác với bơi ngửa, bới ếch, bơi
bướm.
2.2. Một bộ phận nào đó của cơ thể đấu thủ phải chạm vào thành bể mỗi lần
bơi hết chiều dài bể bơi và khi về đích.
Điều 3: Bơi ếch
3.1. Từ lúc bắt đầu động tác quay tay đầu tiên sau xuất phát và sau mỗi lần
quay vòng, thân người phải giữ ở tư thế nằm sấp và hai vai phải song song
với bề mặt nước bình thường.

37
3.2. Tất cả các cử động của hai tay phải đồng thời và trên cung một mặt
phẳng ngang, không được phép làm các cử động luân phiên nhau.
3.3. Hai bàn tay phải cùng đưa từ ngực về phía trước ở ngang, ở dưới, hoặc ở
trên mặt nước. Hai khuỷu tay phải ở dưới mặt nước, ngoại trừ trong động tác
cuối cùng. Hai tay phải quạt về phía sau ở ngang hoặc dưới bề mặt của nước.
Hai bàn tay không đươc quạt ra sau quá đường trục ngang của hông, không kể
động tác quạt nước thứ nhất sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng.
3.4. Tất cả các cử động của hai chân phải đồng thời và ở trên cùng mặt phẳng
nằm ngang, không được phép làm các động tác luân phiên.
3.5. Hai bàn chân phải hướng ra ngoài trong lúc làm động tác đạp ra sau.
Không được làm động tác cắt kéo, đập hoặc vẫy xuống kiểu đôphanh. Hai
chân có thể nhô trên mặt nước, nhưng sau đó không được đập xuống kiểu
đôphanh.
3.6. Tại mỗi lần quay vòng và trong lúc về đích, hai bàn tay phải chạm thành
bể cùng một lúc ở trên, dưới, hoặc ngang mặt nước. Hai vai phải giữ ở trên
một mặt phẳng nằm ngang cho đến khi chạm tay vào thành bể. Đầu có thể
ngụp dưới nước sau động tác quạt tay cuối cùng trước khi chạm thành bể,
miễn là đầu có nhô lên mặt nước tại một thời điểm nào đó của chu kỳ động
tác hoàn chỉnh cuối cùng trước khi chạm tay thành bể.
3.7. Trong mỗi chu kỳ hoàn chỉnh gồm một lần quạt tay và một lần quạt chân,
một phần nào đó của đầu đối thủ nhô trên mặt nước, trừ trường hợp sau xuất
phát và sau mỗi lần quay vòng, đấu thủ có thể làm một động tác quạt tay kéo
dài ra sau đến mức chạm hai đùi và một động tác đạp chân, trong lúc thân
người đang chìm hoàn toàn trong nước. Đầu phải nhô lên mặt nước trước khi
hai tay hướng vào trong, tại thời điểm hai tay mở rộng ra nhất để quạt nước
lần thứ hai.
Điều 4: Bơi trên đường bơi
4.1. Đấu thủ phải vượt qua toàn bộ đoạn đường bơi mới được coi là đã bơi hết
cự ly thi đấu.
4.2. Đấu thủ phải về đích trên cùng đường bơi mà mình đã xuất phát.
4.3.Trong tất cả các môn thi, khi quay vòng sau lúc đấu thủ phải chạm hợp lệ
38
vào thành bể bơi. Động tác quay vòng phải được thực hiện từ thành bể, không
được bước hoặc đạp từ đáy bể bơi.
4.4. Đấu thủ đứng xuống đáy bể bơi trong khi thi bơi tự do hoặc trong đoạn
bơi tự do của môn bơi hỗn hợp sẽ không bị loại, nhưng không được bước đi
dưới đáy bể.
4.5. Đấu thủ gây trở ngại cho đấu thủ khác bằng cách bơi sang đường bơi
khác hoặc băng hành vi cản trở khác sẽ bị loại. Nếu đó là lỗi cố ý thì Tổng
trọng tài phải báo sự việc đó cho Liên đoàn thành viên đăng cai tổ chức cuộc
đua và cho Liên đoàn thành viên của đấu thủ vi phạm.
4.6. Không đấu thủ nào được phép sử dụng hoặc mang bất kỳ dụng cụ nào có
thể hỗ trợ cho tốc độ, độ nổi hoặc sức bền trong lúc thi đấu (ví dụ như: áo nổi,
bao tay, màng bơi, chân vịt….). Có thể đeo kính bơi.
4.7. Đấu thủ nào không tham gia đợt bơi mà nhảy xuống bể bơi trong lúc
đang diễn ra cuộc đua, trước khi tất cả các đấu thủ hoàn thành cự ly, thì sẽ bị
loại khỏi lần bơi sắp tới có trong chương trình cuộc thi.
4.8. Mỗi đội bơi tiếp sức phải có bốn đấu thủ.
4.9. Trong môn thi tiếp sức, đội nào có đấu thủ rời chân khỏi bục xuất phát
khi đồng đội bơi trước chạm thành bể thì sẽ bị loại, trừ khi đấu thủ mắc lỗi trở
lại điểm xuất phát tại thành bể, nhưng không cần phải trở lại bục xuất phát.
4.10. Một đội tiếp sức sẽ bị loại khỏi cuộc thi nếu thành viên của đội đó
không phải lượt của mình mà nhảy xuống nước, khi cuộc đua đang tiến hành,
trước khi tất cả các đấu thủ của tất cả các đội chưa kết thúc cự ly thi đấu.
4.11. Các thành viên của đội tiếp sức và trình tự thi đấu của họ phải được chỉ
định trước cuộc đua. Mỗi thành viên của đội tiếp sức chỉ được bơi một lần
trong cuộc đua. Thành phần của đội tiếp sức có thể được thay đổi giữa lúc thi
đấu loại và thi chung kết, với điều kiện là thay đổi trong số danh sách đấu thủ
mà Liên đoàn thành viên đã đăng ký chính thức cho môn thi này.
4.12. Các đấu thủ đã về đích hoặc hoàn thành đoạn cự ly của mình trong bơi
tiếp sức phải nhanh chóng rời khỏi bể bơi, không gây trở ngại cho các đấu thủ
khác còn chưa kết thúc cuộc đua. Nếu không, đấu thủ mắc lỗi hoặc đội tiếp
sức của đấu thủ này sẽ bị loại.
39
4.13. Nếu có sự vi phạm gây tác hại đến thành tích của một đấu thủ thì Tổng
trọng tài có quyền cho phép đấu thủ này thi đấu ở đợt bơi tiếp sau đó hoặc,
nếu vi phạm xảy ra trong thi chung kết hoặc trong đợt bơi loại cuối cùng, thì
có thể cho thi đấu thủ này bơi lại.
Điều 5: Bấm giờ
5.1. Việc điều hành thiết bị bấm giờ tự động phải có sự giám sát của các viên
chức được chỉ định. Thời gian mà các thiết bị đó ghi sẽ được sử dụng để xác
định người về nhất, tất cả thứ hạng và thời gian ứng với mỗi đường bơi. Các
thứ hạng và thời gian được xác định đó sẽ có giá trị cao hơn những quyết định
của các trọng tài và những người bấm giờ. Trong trường hợp thiết bị tự động
bị hư hỏng, hoặc có bằng chứng rõ ràng về sự hỏng hóc của thiết bị, hoặc đấu
thủ đã không tác động cho thiết bị hoạt động được thì quyết định của trọng
tài đích và trọng tài bấm giờ sẽ được coi là chính thức.
5.2. Khi có sử dụng thiết bị tự động, các thành tích sẽ chỉ được ghi đến 1/100
giây. Khi có thể bấm giờ được 1/1000 giây thì con số thứ ba không cần ghi
hoặc sử dụng để xác định thời gian hoặc thứ hạng. Trong trường hợp thời gian
bằng nhau , thì tất cả các đấu thủ có thời gian ghi được như nhau đến 1/100
giây sẽ được xếp ở cùng một thứ hạng. Thời gian trên bảng số điện tử chỉ thể
hiện đến 1/100 giây.
5.3. Mọi dụng cụ do thời gian trọng tài bấm tay đều được coi là đồng hồ. Thời
gian đo bằng cách thủ công đó phải do ba trọng tài bấm giờ được chỉ định
hoặc được liên đoàn của nước liên quan tán thành, thực hiện. Tất cả đồng hồ
bấm giờ đều phải được chứng nhận là chính xác phù hợp với yêu cầu của cơ
quan lãnh đạo liên quan. Bấm giờ tay sẽ ghi tới 1/10 giây hoặc, nếu đồng hồ
có ba con số có thể đọc được tới 1/100 giây, thì ghi tới 1/100 giây. Nơi nào
không sử dụng thiết bị tự động, thời gian ghi được bằng đồng hồ bấm tay sẽ
được xác định như sau:
5.3.1. Nếu hai trong ba đồng hồ ghi được một thời gian như nhau và đồng hồ
thứ ba không giống như vậy, thì hai thời gian giống nhau đó sẽ là thời gian
chính thức.
5.3.2. Nếu cả ba đồng hồ đều khác nhau, thì đồng hồ ghi được thời gian ở
40
giữa sẽ là thời gian chính thức.
5.3.3. Nếu một đấu thủ bị loại trong hoặc sau cuộc thi, thì việc loại đó phải
được ghi vào bảng kết quả chính thức, nhưng không phải ghi hoặc công bố
thời gian hoặc thứ hạng.
5.3.4. Trong trường hợp bơi tiếp sức bị loại, thì thời gian các đoạn bơi hợp lệ
trước khi phạm quy của lần bơi tiếp sức bị loại đó sẽ được ghi vào bảng kết
quả chính thức.
5.3.5. Thành tích tất cả các đoạn 50 mét và 100 mét của người bơi đầu tiên
trong các môn tiếp sức đều được ghi lại và công bố trong bảng kết quả chính
thức.

41

You might also like