You are on page 1of 9

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

 Tình huống 4: Hồ sơ dự thầu nộp muộn


 Tình huống 6: Bạn bè/Đồng Nghiệp/Gia
đình giới thiệu nhà thầu tiềm năng

NHÓM 8
1. Lê Thị Yến ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Loan
3. Trịnh Ngọc Anh
4. Nguyễn Tiến
5. Phan Thị Kim Dịu
6. Đinh Thị Phương Hằng

Page 1 of 9
NỘI DUNG

Tình huống 4: Hồ sơ dự thầu nộp muộn


1. Hồ sơ dự thầu( HSDT)

2. Hồ sơ dự thầu bị coi là nộp muộn


3. Giải quyết tình huống HSDT nộp muộn
Trường hợp 1 :Nguyên nhân từ phía Nhà thầu nộp muộn HSDT
Trường hợp 2: Nguyên nhân là do lỗi sai xót của bên thứ 3

Tình huống 6: : Bạn bè/Đồng Nghiệp/Gia đình giới


thiệu nhà thầu tiềm năng
1. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư và bên mời thầu
2. Xác định tiềm năng của nhà thầu được giới thiệu: Ví dụ là bên mời thầu mở đấu
thầu 1 dự án xây dựng:
2.1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu
2.2. Kinh nghiệm đấu thầu
2.3. Năng lực kĩ thuật
2.4. Năng lực tài chính
3. Giải quyết tình huống trong trường hợp là chủ đầu tư hay bên mời thầu.

3.1. Trong trường hợp là chủ đầu tư.


3.2. Trong trường hợp là bên mời thầu.
***Các hành vi bị cấm về đấu thầu và xử lý vi phạm: Được quy định tại Điều 89
Luật Đấu thầu

Tình huống 4: Hồ sơ dự thầu nộp muộn


Page 2 of 9
1. Hồ sơ dự thầu( HSDT)
- Khoản 31, Điều 4, Luật Đấu thầu 2013 quy định: 
“Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho
bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Hồ sơ dự thầu bao gồm những thành phần sau:
o Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, giấy ủy quyền ký đơn dự thầu; bảo đảm dự thầu;
o Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;
o Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài
chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu.

2. Hồ sơ dự thầu bị coi là nộp muộn

 Khoản 6 , Điều 6, Nghị Định 30/2015/NĐ-CP quy định:


“Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với đấu thầu trong nước
và 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu
cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu trước
thời điểm đóng thầu.”
 Điểm e, Khoản 1, Điều 12, Luật Đấu Thầu 2013 quy định:
“Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước
và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát
hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời
điểm đóng thầu.”
 Hồ sơ dự thầu muộn tức là hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu. Khoản 41 Điều 4
Luật Đấu thầu quy định:
“Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ
tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”
3. Giải quyết tình huống HSDT nộp muộn
Lí do có thể là nguyên nhân do chủ quan của nhà thầu hoặc có thể là khách quan do
bên thứ 3( bộ phận văn thư của bên mời thầu sai xót)
Trường hợp 1:Lí do từ phía Nhà thầu nộp muộn HSDT
 Với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng
cạnh tranh: Có một số nhà thầu đến nộp hồ sơ muộn nhưng có báo trước ít phút với
bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
- Theo Khoản 4 Điều 117 Nghị định 30/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
hành một số Điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định:
“Trường hợp tại thời Điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu,
hồ sơ đề xuất thì phải xem xét giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ kể từ thời
Điểm đóng thầu” theo một trong hai cách sau đây:

Page 3 of 9
i. Cho phép gia hạn thời Điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp
HSDT và hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời Điểm đóng
thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ
sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới.
ii. Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.”
Trong trường hợp này tùy vào tình hình cụ thể mà nhà mở thầu nên chọn một
trong hai cách giải quyết trên. Nếu những nhà thầu nộp muộn không phải là
những nhà “thầu ruột” mà bên mở thầu đã nắm từ trước thì nên chọn mở thầu
ngay để tăng cơ hội trúng thầu cho “nhà thầu ruột” đó. Còn nếu bên mở thầu
muốn thu hút thêm hồ sơ dự thầu để tìm được những ứng cử viên sáng giá hơn
thì nên gia hạn thời Điểm đóng thầu.
 Các trường hợp còn lại : Sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu có quyền từ chối
không chấp nhận HSDT của nhà thầu đó. Trong trường hợp này tại thời điểm đóng
thầu nhà mời thầu thường đóng cửa phòng nộp hồ sơ và tránh gặp tiếp xúc với bất kì
nhà thầu nào đến sau bên ngoài
Trường hợp 2: Nguyên nhân là do lỗi sai xót của bên thứ 3
Cụ thể: Hồ sơ dự thầu đã chuyển đến bên mời thầu đúng thời gian quy định, tuy nhiên do
văn thư quên nên sau khi mở thầu mới phát hiện sự việc. Biên bản đóng mở thầu đã lập
xong trước đó.
Điểm c, Khoản 4, Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
“c. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu
tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu. Biên bản
mở thầu được đọc công khai tại lễ mở thầu”.
Trong nội dung biên bản mở thầu ghi rõ các thông tin: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản
chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu
lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
các thông tin khác liên quan.
Trường hợp 1: Nhà thầu nộp hồ sơ không tham dự lễ mở thầu, bên mời thầu sẽ phải gửi
biên bản mở thầu cho nhà thầu đã nộp hồ sơ.
Trường hợp 2: Nhà thầu nộp hồ sơ có tham dự lễ mở thầu, nhà thầu có mặt sẽ ký vào biên
bản mở thầu xác nhận những nội dung đã công bố. Tại thời điểm đọc công khai biên bản mở
thầu, khi không có thông tin của mình trong biên bản mở thầu, nhà thầu phải đề kiến nghị
ngay với bên mời thầu để được bổ sung thông tin trong biên bản.
Như vậy, ở cả hai trường hợp, bên mời thầu đều phải chịu trách nhiệm đối với trường hợp
để sót hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
Điều 75 Luật đấu thầu 2013 quy định trách nhiệm của bên mời thầu như sau:
“1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

Page 4 of 9
c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
trong quá trình đánh giá hồ sơ;
d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;
f) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó
do lỗi của mình gây ra;
g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu
cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động đấu thầu;
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm
a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 75 Luật đấu thầu 2013, bên mời thầu còn phải thực
hiện trách nhiệm sau đây:
a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;
d) Quyết định xử lý tình huống;
e) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
f) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật đấu thầu 2013;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà
thầu;
h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của
pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu
cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về
hoạt động đấu thầu;
k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.”
Như vậy, trường hợp bên mời thầu bỏ sót hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ có trách nhiệm trình
người có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định xử lý để đảm bảo quyền lợi của nhà thầu.

Page 5 of 9
Tình huống 6: Bạn bè /Đồng nghiệp/Gia đình giới
thiệu nhà thầu tiềm năng
Nếu đồng nghiệp/bạn bè/gia đình giới thiệu những nhà thầu tiềm năng thì bên mời thầu vẫn phải
bảo đảm tính trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Nhà thầu vẫn
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để có tư cách hợp lệ và bảo đảm cạnh
tranh trong đấu thầu. Cả bên mời thầu và bên đấu thầu không được vi phạm các hành vi cấm theo
quy định.

Với tình huống này nhóm sẽ chia làm 2 TH để giải quyết đứng trên từng vị trí là : nhà đầu tư và
bên mời thầu do trách nhiệm và quyền hạn khi ở 2 vị trí trên là khác nhau.

1. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư và bên mời thầu

1.1. Chủ đầu tư.

- Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ
chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

- Theo quy định ở Luật Đấu thầu năm 2013 :

Trách nhiệm của chủ đầu tư: Quyền hạn của chủ đầu tư :

- Chịu  trách nhiệm  về việc đưa - Quyết  định nội  dung sơ tuyển 
ra  yêu cầu đối với  gói thầu chỉ nhà thầu. 
định.
- Thành  lập tổ chuyên  gia đấu
- Chịu  trách nhiệm  về nội dung thầu thay  mình làm bên mời
hợp  đồng, ký kết hợp đồng  với thầu.
nhà thầu được lựa chọn  và
thực hiện đúng cam kết trong  - Phê  duyệt  danh sách  các nhà
hợp đồng. thầu  tham dự, đạt tiêu  chuẩn
kỹ thuật, danh  sách xếp hạng
- Chịu  trách nhiệm  trước pháp luật  nhà thầu  và kết quả chỉ định
về quá trình lựa  chọn nhà thầu. thầu.

1.2. Bên mời thầu

_ Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt
động đấu thầu, bao gồm:
Page 6 of 9
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
- Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
- Đơn vị mua sắm tập trung;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền lựa chọn.
Trách nhiệm của bên mời thầu :
- Chuẩn  bị đấu thầu,  tổ chức đấu thầu, 
Tổ chức  thực hiện  các bước trong  quy đánh giá hồ sơ dự thầu,  thương thảo
trình đấu thầu  1 cách bài bản, đúng  hợp đồng và chuẩn  bị hợp đồng.
luật, đảm bảo các nguyên  tắc trong - Báo cáo kết  quả sơ tuyển,  lựa chọn
đấu thầu, lựa chọn  được nhà thầu phù nhà thầu  và trình hợp đồng cho  chủ
hợp nhất với  gói thầu nhằm tối ưu đầu tư xem xét.
hóa việc sử  dụng vốn cho gói thầu.
Quyền hạn của bên mời thầu: 
2. Xác định tiềm năng của nhà thầu được giới thiệu: Ví dụ là bên mời thầu mở
đấu thầu 1 dự án xây dựng

Để đánh giá tiềm năng của nhà thầu cần đánh giá các tiêu chí:

2.1 Tư cách hợp lệ của nhà thầu


Theo quy định tại Điều 1 khoản 5 Luật đấu thầu 2013 về tư cách hợp lệ của nhà thầu:
Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà
đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng
phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với
nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước
không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu
2.2 Kinh nghiệm đấu thầu:
- Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu
phụ tại Việt Nam và nước ngoài
- Số lượng các hợp đồng tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh của các
thành viên trong liên danh.
Page 7 of 9
- Số năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp Dịch vụ kỹ thuật.

2.3. Năng lực kĩ thuật:


- Khối lượng sản phẩm chính thực hiện trong thời gian gần đây
- Cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Tổng số lao động, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hiện có.
2.4. Năng lực tài chính:
- Doanh thu nhà thầu qua các năm
- Tình hình tài chính lành mạnh:
 Giá trị tài sản ròng (bằng tổng tài sản trừ tổng nợ) mỗi năm phải dương (> 0).
 Lợi nhuận mỗi năm phải dương (> 0).
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (bằng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ
ngắn hạn) mỗi năm phải lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1).
 Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ thuế (có xác nhận của cơ quan thuế).
 Số dư khoản tiền gửi trong trước thời điểm đóng thầu (có xác nhận của ngân hàng).
 Nhà thầu hoàn thành đóng BHXH có xác nhận của cơ quan BHXH
3. Giải quyết tình huống trong trường hợp là chủ đầu tư hay bên mời thầu.

3.1. Trong trường hợp là chủ đầu tư.


Trong trường hợp là chủ đầu tư, mà nhà thầu lại do gia đình/bạn bè/đồng nghiệp giới thiệu, sau
khi xác định được nhà thầu đó đáp ứng được những quy định của pháp luật, cũng như nhà thầu đó
đáp ứng được mục tiêu, nhu cầu, yêu cầu của nhà đầu tư cũng như dự án đó thì nhà đầu tư có thể
chỉ định thầu trong trường hợp này.
Tuy nhiên khi chỉ định thầu có thể nhà đầu tư sẽ bỏ qua cơ hội tìm được những nhà thầu tiềm
năng hơn nhà thầu được giới thiệu.
3.2. Trong trường hợp là bên mời thầu.
Trong trường hợp này, nhóm làm theo trường hợp bên mời thầu không đồng thời là chủ đầu tư
của dự án. Như vậy, dù là do gia đình bạn bè giới thiệu thì bên mời thầu phải đảm bảo được tính
cạnh tranh công bằng, minh bạch.
Những nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
1. Nhà thầu nộp HSQT phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên
mời thầu như sau:
 Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
 Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.
b. Nhà thầu nộp HSQT, HSDT phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà
thầu tư vấn lập HSMQT; đánh giá HSQT; thẩm định kết quả mời quan tâm và các nhà thầu
khác như sau:
 Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với sự nghiệp;

Page 8 of 9
 Không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20%
của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
Tuỳ theo tính chất tư vấn của gói thầu này để quy định về bảo đảm cạnh tranh cho phù hợp
trên cơ sở Điều 6 Luật Đấu thầu và Điều 2 Nghị định 63/CP.
Các hành vi bị cấm về đấu thầu và xử lý vi phạm: Được quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu.
Các hành vi có thể xảy ra trong tình huống này:
a) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
b) Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu;
c) Gian lận, tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu.
Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định có liên quan thì sẽ tuỳ theo
mức độ, tính chất mà bị xử lý theo các khoản trong Điều 90 Luật Đấu thầu. Trường hợp này cũng
hoàn toàn khả thi đối với phiên đấu thầu diễn ra ở thị trường quốc tế từ chủ thầu nước ngoài.

Page 9 of 9

You might also like