You are on page 1of 18

I.

Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA TDTT


1.Khái niệm TDTT
Thể thao là một bộ môn của văn hóa thể chất, là một hoạt động động chuyên
biệt hướng tới sự thành đạt trong một dạng,loại bài tập thể chất nào đó ở mức độ
cao, được thể hiện trong quá trình thi đấu và hoạt động vui chơi,giải trí.

Thể thao là một hoạt động phục vụ cho lợi ích xã hội, thực hiện chức năng giáo
dục, huấn luyện và giao tiếp.

Chỉ số cơ bản của những thành tựu về thể thao là mức độ sức khỏe, mức độ phát
triển toàn diện các năng lực thể chất, mức độ nghệ thuật thể thao và mức độ
thâm nhập của những biện pháp giáo dục thể chất vào đời sống hàng ngày của
con người.

Thể thao là bộ phận cấu thành của văn hóa thể chất, một mặt quan trọng của quá
trình sư phạm, đồng thời là một bộ phận của giáo dục thể chất ở giai đoạn huấn
luyện cơ sở.

2.Khái niệm GDTC


Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học
vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác
và giáo dục các tố chất vận động.

Giáo dục thể chất kết hợp các mặt giáo dục khác như: đức,trí,thể,mĩ nhằm phát
triển con người cân đối toàn diện.Giáo dục thể chất là một hiện tượng xã
hội,xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và tuân theo sự phát
triển xã hội,cho nên nó mang tính lịch sử và tính giai cấp.

GDTC có chức năng chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động
do xã hội qui định.

1
3.Ý nghĩa và vai trò của thể dục thể thao:
Thể dục thể thao rất có ích và ý nghĩa đối với cơ thể chúng ta, TDTT mang lại
nhiều lợi ích mà ta không tưởng :

*Đối với bản thân

-Tăng cường chắc khỏe của xương và cơ bắp

Các bài tập vận động ở những cường độ khác nhau sẽ làm cho cơ bắp phát triển
toàn diện, giúp cho cơ thể linh hoạt và dẻo dai hơn, tăng cường khả năng chịu
đựng cho cơ thể của người tập luyện.
Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp hạn chế được các loại bệnh
liên quan đến viêm xương khớp, giảm thiểu khả năng tái phát các bệnh đau
nhức xương mỗi khi trời thay đổi thời tiết. 

-Cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy

Giúp trí não cải thiện được khả năng ghi nhớ cũng như có tư duy nhạy bén hơn.
Khi hoạt động thể dục thể thao, hoạt chất endorphin trong cơ thể sẽ được tiết ra
dần dần trong não. Lượng máu được bơm lên não với cường độ ổn định hạn chế
tình trạng đột quỵ, suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

-Tốt cho hệ tim mạch

Khi bạn tham gia tập luyện thể dục thể thao và vận động mạnh thì lúc này tim
cũng sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để có thể bơm đủ lượng máu cần thiết
tới các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra các oxy có trong máu cũng sẽ dễ dàng
tiếp cận được các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là não bộ, máu sẽ lưu thông
đến đó nhanh hơn những lúc bạn ngồi không. Nếu chăm chỉ luyện tập thể dục
thể thao thì tim mạch của bạn sẽ hoạt động rất tốt, máu cũng sẽ được lưu thông
đồng đều hơn.

2
-Giảm căng thẳng, stress,thúc đẩy sự tự tin

Có thể thấy thể thao mang đến niềm vui trong cuộc sống giúp mọi người có
mục tiêu hướng về phía trước.Thể dục, thể thao không cần tập luyện thường
xuyên nhưng bạn nên dành ra từ 30 phút – 1 giờ để giải tỏa cơ thể. Chắc chắn
tinh thần bạn trở nên phấn chấn, tràn đầy năng lượng sau ngày làm việc vất vả.
Ngoài ra khi vận động hệ thần kinh hoạt động thoải mái hơn giúp mọi người
chống mệt mỏi, buồn phiền.Chơi thể thao thì tinh thần trở nên mãnh liệt thúc
đẩy sự hưng phấn giúp mọi người tự tin hơn trong cuộc sống, giao tiếp hằng
ngày.

3
-Kiểm soát cân nặng

Thông qua thể thao mỗi người tự khắc phục được nhược điểm cơ thể và có tự
tin hơn về bản thân của hiện tại. Chính thể dục thể thao mang đến tín hiệu tích
cực và tinh thần thoải mái cho bản thân mỗi người.

-Hạn chế nhiều bệnh tật

Lợi ích của thể dục thể thao đó chính là việc hạn chế được sự xâm nhập của
nhiều loại bệnh dễ gặp khi sức đề kháng của cơ thể không cao. Vậy nên khi tập
luyện thể dục thể thao bạn có thể sẽ phòng tránh được các bệnh như: đột quỵ,
trầm cảm, cao huyết áp, rối loạn thần kinh, viêm khớp, nhiều bệnh ung thư
khác,…

*Lợi ích của thể dục thể thao đối với xã hội

-Nâng cao tuổi thọ trung bình của toàn dân

4
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp sức khỏe của mọi người tăng
lên, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và tác nhân từ bên ngoài.

-Nâng cao chiều cao trung bình

Tập luyện thể dục thể thao còn giúp cho mọi người có thể cải thiện chiều cao,
vóc dáng

-Hướng đến lối sống lành mạnh

Thể dục thể thao là liều thuốc tuyệt vời giúp mọi người nâng cao sức khỏe, cải
thiện tinh thần làm việc tốt nhất. 

Để hưởng ứng và duy trì thói quen thường xuyên tập TDTT, con người phải có
lòng say mê và phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của việc
luyện tập. Sau đây là kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo sư, Bác sĩ về
một số thay đổi khi con người tham gia hoạt động TDTT:
 Đối với hệ tuần hoàn:
- Khi con người tập luyện TDTT thì hoạt động của các cơ tăng lên, cơ thể yêu
cầu phải cung cấp thêm chất dinh dưỡng và oxy nhiều hơn lúc bình thường ,

5
vì vậy bộ máy tuần hoàn tăng cường hoạt động để đáp ưng nhu cầu của cơ
thể.
- Người thường xuyên tập luyện thì cơ tim dày và chắc hơn, sức co bóp của
tim mạnh hơn và nhịp đập của tim trong mỗi phút ít hơn. Ngược lại, người ít
tập luyện khi lao động tim sẽ đập nhanh, người mau mệt, dễ xỉu…
- Tập luyện TDTT làm tăng tính đàn hồi của máu, toàn bộ mạch máu đều co
giãn tốt. Cho nên người tập TDTT thường xuyên khi về già ít bị chứng căng
mạch máu, là nguyên nhân sinh ra bệnh cao huyết áp.
- Tập luyện TDTT thì hồng cầu tăng lên từ 4 triệu lên 4 triệu rưỡi - 5 triệu,
bạch cầu tăng từ 6000 lên 10.000. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và
CO2, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Da thịt VĐV luôn thắm đỏ hơn người bình thường.
 Đối với hệ hô hấp:
- Khi tập luyện, cơ thể sản sinh ra nhiều axit láctic làm ảnh hưởng đến hoạt
động của cơ nên cần có khối lượng oxy lớn để oxy hóa nó. Khi tập luyện
càng nặng thì cơ thể yêu cầu oxy càng nhiều. Song lượng oxy hít vào chưa
đáp ứng đủ yêu cầu cơ thể nên axit lactic chưa được oxy hóa hết gây nên hiện
tượng mõi cơ và thở gấp.
- Các bạn thanh thiếu niên tập luyện thường xuyên thì lồng ngực sẽ nở, dung
tích sống được tăng lên, số lần hô hấp sẽ giảm đi, hiện tượng nợ dưỡng khí sẽ
giảm đi, do đó cơ thể hồi phục nhanh chóng trở về trạng thái bình thường,
phổi sẽ làm việc thong thả hơn.
- Người không tập luyện thì khi hoạt động sẽ thở gấp, nông, cảm thấy mau
mệt mỏi… Đối với hệ vận động (cơ, khớp, xương, dây chằng)
- Người tập luyện thường xuyên thì cốt mạc sẽ dày lên, xương to thêm, nặng
hơn. Tập luyện tốt sẽ kích thích sụn ở 2 đầu xương dài thêm, người cao lên.
- Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tủy xương luôn được kích thích cấu tạo
thêm nhiều hồng cầu, cho nên tủy đỏ (tủy của tuổi trẻ) lâu chuyển sang tủy
vàng (tủy của tuổi già) làm cho cơ thể khỏe mạnh, người trẻ lâu.
6
- Tập luyện TDTT làm cho cơ chắc, khỏe, nở nang, hoạt động lâu nhưng ít
mệt mỏi.
- Tập luyện tốt giúp màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, các dây chằng
chịu nhiều thử thách của các động tác trở nên vững chắc, dẻo dai nên khi lao
động, vận động các động tác không bị hạn chế và ít xảy ra chấn thương : sai
khớp - bong gân…
 Đối với hệ thần kinh
- Mọi môn tập đều có sự tham gia của hệ thống thần kinh, do đó tập luyện
đúng tạo điều kiện cho hệ thống thần kinh thêm khỏe mạnh, linh hoạt.
- Hệ thần kinh điều khiển cơ co hoặc duỗi, điều kiện cơ bắp cũng như các bộ
phận khác trong cơ thể hoạt động để hình thành động tác.
- Khi tập luyện TDTT bắt buộc hệ thần kinh phản ứng mau lẹ và chính xác,
để làm cho cơ thể thích ứng được với yêu cầu tập luyện. Do đó, hệ thần kinh
trở nên linh hoạt, nhạy bén, giúp con người trở nên kiên cường, dũng cảm,
mưu trí, nhanh nhẹn, tháo vát hơn.
“Có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người cuộc
sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt.”

“Trong bất kể điều kiện, hoàn cảnh nào cũng cần phải tập luyện Thể dục Thể
thao để nâng cao sức khỏe”.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN VÕ


VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển môn võ Vovinam – Việt Võ Đạo
Vovinam – Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm
1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng
thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn
canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.Ông là trưởng nam
trong một gia đình có 5 anh, chị, em (Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Dần, Nguyễn
Ngọ và Nguyễn Thị Sinh)

7
Ông cất tiếng khóc chào đời tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, ngày mồng
tám, tháng tư, năm Nhâm Tý (24/5/1912). Ông Nguyễn Lộc trưởng thành trong
thảm cảnh quê hương Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ hơn nửa thế kỷ. Thanh
niên Việt Nam lúc bấy giờ đang bị chi phối bởi 2 khuynh hướng:“một bên là
hy sinh dấn thân vào con đường cách mạng cứu nước; còn một bên là buông
mình theo lớp vỏ văn minh hào nhoáng của phương Tây mà những thú vui sa
đọa, những phong trào thể thao của lớp thượng lưu trưởng giả được thực dân
Pháp khuyến khích để ru ngủ các tầng lớp thanh niên”. Là thanh niên, ông
rất đau lòng trước thực trạng quê hương.Vì thế, ông có ước vọng góp phần
nung đúc và cống hiến cho tổ quốc những người con yêu có đạo đức, ý chí
quyết thắng, đủ năng lực và sức khỏe để vượt thắng sự hèn yếu, bạc nhược về
tâm hồn và thể xác hầu vươn đến một lối sống tốt đẹp hơn: “Sống, giúp
người khác sống và sống vì người khác”.

Mang hoài bão ấy, ngoài việc tu dưỡng


đạo đức, trau dồi học vấn, ông còn dành
thời gian sưu tầm, nghiên cứu nhiều
môn võ khác.Ông Nguyễn Lộc đã lấy
môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm
nền tảng, khai thác mọi tinh hoa võ
thuật đã có trên thế giới để sáng tạo
thành môn phái riêng đặt tên là Vovinam(VVN). Khoảng mùa thu năm 1938,

8
khi công trình nghiên cứu hoàn thành, ông huấn luyện thể nghiệm cho một số
thân hữu cùng lứa tuổi. Trong thời gian này, VVN lại được ông tiếp tục
sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật. Ngót một năm sau, ông đem lớp môn
sinh đầu tiên ra mắt quần chúng tại nhà Hát Lớn Hà Nội.Trong khoảng gần 15
năm (1940 – 1954), VVN đã được quảng bá rộng rải ở Hà Nội và lan dần sang
các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Thanh Hóa… 

Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất.Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức
Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi
Vovinam ra toàn thế giới.Võ sư Lê Sáng (1920-2010),nguyên quán ở tỉnh
Thanh Hóa.

Chưởng môn dày công vun đắp hệ thống kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo
ngày thêm đa dạng và phong phú. Ngay cả khi ở tuổi ngoại "thất thập cổ lai
hy",Chưởng môn vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù
hợp với nhiều đối tượng trong giai đoạn mới - giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo
phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất
Pháp hồi năm 1973.Những đóng góp hết sức quan trọng đó của Chưởng môn Lê
Sáng chính là tiền đề để phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng phát triển,
thăng hoa và dần dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng
định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
Nam.

9
Sau khi Chưởng môn Lê Sáng qua đời võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bầu
làm Chánh chưởng quản Hội đồng võ sư môn phái Vovinam – Việt Võ
Đạo.Ông sinh 4/ 11/ 1949 mất 4/ 2/ 2020.Nguyên quán của Nguyễn Văn Chiếu
là huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhưng ông được sinh ra tại Sài Gòn. Ông
còn có một người em. Gia đình ông là gia đình lao động nghèo.

Nguyễn Văn Chiếu cũng có công lớn trong việc đưa Vovinam ra thế giới.Sau
chuyến biểu diễn thành công tại Nga năm 1990, đến năm 1997, theo lời mời của
các võ sinh tại Tây Ban Nha, ông bắt đầu ra nước ngoài dạy Vovinam.Chuyến
đi lần ấy của võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã mở đường cho hành trình chinh phục
thế giới của Vovinam.

Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF)
diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra
tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới
(WVVF)

Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn
ra tại Tehran.

Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu
(EVVF) diễn ra tại Paris

10
Sau trên 30 năm trải qua không ít gập ghềnh, được sự quan tâm của ngành
TDTT các cấp, sự cố vấn, hỗ trợ của võ sư Chưởng môn cùng sự tận tụy, hy
sinh của tất cả võ sư, HLV và môn sinh; hiện nay VVN-VVĐ thu hút khoảng
trên 30.000 môn sinh thường xuyên luyện tập tại hầu hết các tỉnh phía Nam và
một số tỉnh ở phía Bắc như :Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Lai
Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tây, Lào Cai… Nhiều tỉnh, thành đã
thành lập Hội Vovinam địa phương, tổ chức các giải vô địch, trẻ, thiếu niên nhi
đồng, Hội Khỏe Phù Đổng… hàng năm cũng như đầu tư đào tạo lực lượng
VĐV, HLV… Nhờ vậy, chất lượng chuyên môn đang từng bước tăng tiến, trong
đó có một số đơn vị phát triển khá mạnh như: TP.HCM, Khánh Hòa, Cần Thơ,
Đồng Nai, Vĩnh Long…

Trong quan hệ quốc tế, VVN-VVĐ Việt Nam từng biểu diễn tại các Lễ hội
võ thuật truyền thống khu vực và thế giới ở Thái Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Pháp… và được nhiệt liệt hoan nghênh. Nhiều lớp tập VVN-VVĐ đã
được mở ra ở khắp năm châu như: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Anh, Tây Ban
Nha, Hà Lan, Italia, Nga, Belarussia, Ucraina, Ba Lan, Canada, Mỹ, Peru,
Morocco, Burkina Faso, Senegal, Bờ Biển Ngà, Tunysie, Algerie, Cambodia,
Philippines, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Australia, Iran, Ấn Độ… và sắp tới
có thêm Lào, Brunei… Hằng năm, các nước Pháp, Ý, Thụy Sĩ… thường tổ
chức giải thi đấu quốc tế với sự hiện diện của võ sĩ các nước lân cận. Trên
tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhiều đoàn võ sư, HLV, môn sinh nước
ngoài đã về đất tổ viếng cố võ sư Sáng tổ, chào võ sư Chưởng môn Lê Sáng,
tập huấn kỹ thuật, thi thăng cấp và biểu diễn tại TPHCM, Nha Trang, Bình
Định, Cần Thơ, Hà Nội…
Kể từ mùa thu năm 1938, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, từ một môn
phái manh nha tại thủ đô Hà Nội, VVN-VVĐ đang phát triển vượt bậc và mở
rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè
khắp năm châu hâm mộ và xem đó là một triết lý sống mang tinh thần nhân văn

11
và thượng võ. Song song đó, VVV-VVĐ cũng đã trở thành một môn thể thao
được nhiều quốc gia công nhận đồng thời được Ủy ban Olympic châu Á đồng ý
đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Asian Indoor Games lần 3 năm
2009. Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu
chính thức tại SEA Games 26. Đạt được những thành quả trên là cả một quá
trình phấn đấu, chung vai đấu cật của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh theo
bước chân mở đường của cố võ sư Sáng tổ. Điều đáng quý là tuy có những giai
đoạn phải đối mặt với rất nhiều thách thức do những tác động khách quan lẫn
chủ quan, nhưng với tấm lòng thiết tha, tận tụy phục vụ môn phái, đội ngũ võ
sư, HLV và môn sinh VVN-VVĐ đã khắc phục không ít khó khăn trong cuộc
sống để vững tâm xây dựng, duy trì và phát triển phong trào ở từng nơi, từng
thời điểm.Đến nay, VVF trải qua 3 nhiệm kỳ: nhiệm kỳ I (2007 - 2011), nhiệm
kỳ II (2012-2016) và nhiệm kỳ III (2017 – 2022). Chủ tịch VVF hiện tại là ông
Mai Hữu Tín.Sau đó Đại hội Liên đoàn vovinam thế giới nhiệm kỳ 3 (2017-
2022) diễn ra ngày 2/8/2017 tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) với sự tham dự của
60 đại biểu đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên
đoàn vovinam Việt Nam được bầu vào chức Chủ tịch Liên đoàn vovinam Thế
giới.

Chào mừng kỷ niệm 84 năm thành lập Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1938 –
2022); Chào mừng sự kiện môn Vovinam được đưa vào chương trình thi đấu
chính thức tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 sẽ được
tổ chức vào tháng 5/2022 tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam; Chào mừng sự kiện
môn Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại
hội Thể thao Học sinh Đông Nam Á sẽ được tổ chức vào tháng 6/2023 tại
Thành phố Đà Nẵng; đồng thời khích lệ tinh thần rèn luyện sức khỏe, khơi gợi
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc Việt Nam trong học sinh phổ thông khi
tham gia tập luyện, thi đấu môn Vovinam “Học Võ Việt – Yêu nước Việt”
nhằm phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

12
Có thể nói, chặng đường hình thành và phát triển của VVN-VVĐ là chặng
đường rất ngắn so với lịch sử xã hội, nhưng VVN-VVĐ đã có những đóng góp
nhất định vào phong trào TDTT của đất nước và thế giới. Tuy nhiên, để có thể
sớm sánh vai cùng các môn võ khác, môn phái cần nghiêm khắc nhìn lại các
hạn chế của mình. Trên tinh thần VVN-VVĐ là một đại gia đình, tất cả võ sư
và HLV cần đoàn kết, thống nhất tư tưởng, ý chí và hành độngï, nhằm góp
phần đào tạo những thanh thiếu niên có lòng yêu nước, tri thức, sức khỏe, đức
dũng, lòng nhân, tinh thần hào hiệp và nếp sống văn minh, lành mạnh. Trong
quá trình thể thao hóa môn võ, cần tích cực và khẩn trương đào tạo đội ngũ
HLV, Trọng tài, nhất là lực lượng trẻ (có trình độ tri thức, ngoại ngữ, vi tính…),
chú trọng giáo dục tinh thần thượng võ, tôn sư trọng đạo; sắp xếp chương trình
huấn luyện hợp lý và biên soạn chương trình riêng cho một số đối tượng như:
thiếu nhi, lực lượng vũ trang…; tiếp tục biên soạn và ấn hành sách kỹ thuật;
nghiên cứu, cải tiến luật thi đấu theo tinh thần Olympic, nhất là phương pháp thi
đấu đối kháng và hội thi kỹ thuật để tăng thêm tính hấp dẫn; chấn chỉnh kỷ
cương nội bộ, xây dựng phong cách làm việc dân chủ và khoa học…

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển trên, từng môn sinh, HLV, võ sư
có quyền tự hào về những thành quả tốt đẹp môn phái đã giành được nhưng
không thể mải mê với “ánh hào quang” mà phải nghiêm túc tự soi rọi lại các
ưu, khuyết điểm của bản thân để tiếp tục tu dưỡng đạo đức, rèn luyện chuyên
môn, khiêm tốn, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về mọi mặt; yêu
thương, giúp đỡ, tôn trọng, hòa hợp cùng đồng môn nhưng mạnh dạn đấu tranh
với những trì trệ hầu đưa môn phái vững vàng tiến bước cũng như thực hiện
ngày một tốt hơn lời dạy của cố võ sư Sáng tổ môn phái: phục vụ dân tộc và
nhân loại.

Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để
phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể
cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm

13
hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản
theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác
sống, sống cho mọi người".

Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý
làm người.Điều đó được đúc kết trong 10 điều tâm niệm. Đối với võ sinh khi
tham gia tập luyện môn võ này thì có lẽ ai cũng đều nắm rõ.

10 điều tâm niệm

1.Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và
nhân loại.

2.Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh
niên dấn thân hiến ích.

3.Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.

4.Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.

5.Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực
lẽ phải.

6.Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.

7.Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.

8.Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.

9.Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.

10.Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm để
tiến bộ.

2.2. Sự phát triển của môn võ Vovinam tại Trường Đại học FPT

14
Từ 6 đến 8/6, ĐH FPT sẽ tổ chức giải Vô địch Vovinam sinh viên khu vực phía
Bắc lần thứ nhất tại cơ sở Hòa Lạc.

Tại giải đấu, các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở hai nội dung: Đối kháng
và hội diễn. Giải sẽ trao 19 bộ huy chương dành cho thể thức đối kháng và 6 bộ
huy chương hội diễn.

Giải Vô địch Vovinam được ĐH FPT tổ chức hằng năm với tên gọi “Việt Võ
tranh hùng đoạt Cóc vương”. Năm nay, lần đầu ĐH FPT tổ chức giải đấu lớn
toàn miền Bắc nhằm tạo sân chơi thể thao lành mạnh, ý nghĩa, hướng tới mục
đích nhân rộng mô hình dạy, học và tập luyện Vovinam tại các trường.

Việt võ đạo hay Vovinam là bộ môn võ đặc trưng, do người Việt Nam sáng tạo,
xây dựng và phát triển. Tại ĐH FPT, Vovinam được xem là một môn giáo dục
thể chất bắt buộc đối với tất cả sinh viên. Đây cũng là võ đường Vovinam lớn
nhất Việt Nam với hơn 10.000 môn sinh thường trực.

Vovinam
Tại ĐH FPT, Vovinam là môn giáo dục thể chất mà 100% sinh viên cần hoàn
thành. Bước vào năm nhất, sinh viên khoác lên mình bộ võ phục xanh hoà bình
truyền thống của bộ môn, làm lễ nhập môn Vovinam và bước vào luyện tập

15
những đường quyền cơ bản nhất. Những sinh viên có tố chất được các thầy bộ
môn và câu lạc bộ Vovinam bồi dưỡng, phát triển những kỹ thuật khó hơn như
đối kháng, biểu diễn với đao hoặc côn.

Hàng nghìn sinh viên ĐH FPT cùng hợp luyện Vovinam.

Đạt lam đai 2 và qua môn là hoàn thành, nhưng với nhiều sinh viên ĐH FPT,
khoác lên mình bộ võ phục xanh hoà bình còn là đam mê. Tập ở võ đường chưa
đủ, các bạn tự mở câu lạc bộ Vovinam, luyện tập sau giờ học trên những thảm
cỏ đồi thông mướt mắt hay tầng thượng toà nhà 7 tầng lộng gió. Trường cũng tổ
chức giải thi đấu Vovinam mang tên “Võ Việt tranh hùng đoạt cóc vương”.
Nhiều sinh viên đại diện trường thi đấu đã đạt giải cao tại “Giải vô địch
Vovinam học sinh – sinh viên toàn quốc”.

Năm 2018, hơn 8.000 sinh viên cùng đồng diễn Vovinam, thiết lập kỷ lục “Võ
đường Vovinam lớn nhất Việt Nam” tại các cơ sở ĐH FPT toàn quốc. Học tập
tại trường, mỗi ngày sinh viên được đi quyền, luyện võ tại “Võ đường lớn nhất
Việt Nam”.

16
2.3. Cảm nhận của sinh viên khi trải qua quá trình học tập môn học
GDTC

Sau khi trải qua quá trình học tập môn học GDTC chúng em cảm thấy môn
học góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc phù hợp với độ
tuổi, giới tính và đặc điểm sức khỏe cá nhân của từng học sinh. Tạo dựng cơ sở
cho sự phát triển năng lực thể chất toàn diện, hoàn thiện hình thái, củng cố sức
khỏe và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo.
Phát triển thể lực toàn diện, các kỹ năng vận động cơ bản và các năng lực
vận động cốt lõi: Năng lực tự động, sáng tạo; năng lực giao tiếp ứng xử; năng
lực thể lực (sức nhanh, sức bền, sự khéo léo); năng lực phối hợp vận động; năng
lực vượt chướng ngại vật; năng lực thích ứng với môi trường xã hội...Trên cơ sở
đó giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí, hình thành văn hóa thể chất cá nhân
và xây dựng lối sống lành mạnh.

GDTC là khái niệm mới đối với sinh viên đại học năm nhất như chúng em.
Môn học giúp em cải thiện về thể chất khi hàng ngày được rèn luyện các bài tập
theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Bên cạnh việc rèn luyện thể chất em được trải
nghiệm nhiều điều thú vị khi học offline. Trong giờ học giáo viên tận tình chỉ
bảo các động tác và dạy các bài học về cuộc sống giúp em có kiến thức rộng về
thực tế. Em được hòa mình với mọi người cùng hát , cùng kể chuyện tạo nên
những kỷ niệm đẹp. GDTC khác với các môn học trên lớp là được vận động.
Sau thời gian học tập căng thẳng với sách vở thì môn học cũng giúp em giải tỏa
căng thẳng. Môi trường học tập tốt với thầy cô, bạn bè sẵn sàng lắng nghe và
giúp đỡ. Em cảm thấy hạnh phúc khi được trải nghiệm và tiếp thu môn học này.

Trong quá trình học và sau 2 lần học võ kì trước thì bản thân em thấy rất
hữu ích, em cảm nhận được sự thay đổi của bản thân, về ngoại hình, sức khỏe
và cả tinh thần, luôn có một trạng thái tốt để làm việc và học tập. Ngoài giờ học
trên trường ra em còn tập thêm tại nhà mỗi ngày.
17
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHẤM THI
3.1. Nhận xét:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3.2. Điểm đánh giá lý thuyết:
Điểm đánh giá Chữ ký GVHD (Ghi đầy đủ họ và tên)

3.3 Điểm đánh giá thực hành:


Điểm đánh giá Chữ ký giám thị (Ghi đầy đủ họ và tên)

18

You might also like