You are on page 1of 4

Khái niệm về các tố chất thể lực:

Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao:
Huấn luyện thể thao là quá trình huấn luyện có tổ chức và khoa học khai thác tối
đa tiềm năng về thể lực, trí lực của con người và cả VĐV giành được thành tích thể
thao cao trong thi đấu do đó là nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước hết
phải bắt nguồn từ các yêu cầu cụ thể trong thi đáu thể thao. Các nhiệm vụ chính
của huấn luyện thể thao bắt nguồn từ cấu trúc thành tích. Các yếu tố xác định thành
tích cá nhân được sắp xếp thành 5 nhóm như sau:
Các phẩm chất cá nhân VĐV:
Các tố chất thể lực;
Khả năng kỹ thuật, phối hợp vận động và kỹ xảo;
Khả năng chiến thuật và trí tuệ;
Sự hiểu biết của VĐV trong lĩnh vực khoa học TDTT;
Để đạt được thành tích cao người ta phải sử dụng các phương tiện khác nhau:
Các bài tập thể chất;
Các điều kiện tự nhiên ( môi trường, không khí, nước, ánh sáng,…);
Các yêu tố vệ sinh;
Trong đó, bài tập thể chất và nhóm phương tiện chính để huấn luyện thể thao, là
phương tiện quan trọng nhất dể nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập thể chất
phải phù hợp nhiệm vụ quá trính huấn luyện và không được sử dụng một cách bừa
bãi, không lựa chọn.
Thông qua việc lựa chọn hợp lý từng bài tập thể chất và thông qua việc phân chia
một cách tối ưu lượng vận động của từng bài tập và nhóm bài tập có thể đảm bảo
cho VĐV phát triển đầy đủ năng lực trong lứa tuổi đạt thành tích cao nhất.
Hiện nay, thể thao thành tích cao là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc
biệt không kém các lĩnh vực văn hóa xã hội, thể hiện khát vọng vươn lên cao nhất
của con người. Vì vậy, tiềm năng con người đã và đang được khai thác triệt để,
nhằm đạt thành tích cao trong các cuộc thi đấu. Các khả năng về kĩ – chiến thuật,
thể lực, hoạt động tâm lý, ý chí, tri thức của VĐV là những yếu tố quyết định nên
thành tích thể thao. Trong đó, năng lực hoạt động thể lực đặc biệt là thể lực
chung và thể lực chuyên môn là nhân tố quan trọng nhất điều đó đã được các
nhà khoa học, chuyên gia hàng đàu trong và ngoài nước nghiên cứu và các HLV
luôn quan tâm chú trọng trong quá trình huấn luyện. Trong tuyển chọn VĐV, khả
năng chịu đựng lượng vận động là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá.
Khả năng chịu lượng vận động lớn của con người nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó
có yếu tố quan trọng là sự phát triển thể lực.
Do đó, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để nâng
cao thành tích thể thao. Về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ
thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của cơ quan và hệ cơ trong cơ thể.
Theo Harre D 1996, Macximenco. G 1980, Novicop Matveep L.P 1990, Pankov
B.A 2002, Phomin H 1987, Philin V.P 1996,… thì cho rằng: “Dù bất kì giai đoạn
nào của quá trình đào tạo VĐV công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then
chốt, bởi thể lực chung cùng với thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc
đạt thành tích cao”.
Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh, cơ bắp. Đương nhiên, muốn có
thành tích xuất sắc trong bất kì môn thể thao nào, trước hết cần có tố chất thể lực
tốt phù hợp với yêu cầu chuyên môn. Song, không có nghĩa là coi nhẹ mặt khác
như kỹ - chiến thuật. Thông thường tố chất thể lực được chia làm 5 loại cơ bản:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động.
Đặc điểm các tố chất thể lực:
Sức nhanh: Khả năng thực hiện trong thời gian ngắn.
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng con người, nó qui định chủ yếu và
trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
Người ta phân biệt 3 hình thức đơn gian biểu hiện sức nhanh như sau: thời gian
tiềm tàn của phản ứng vận động, tốc độ động tác đơn và tần số động tác.
Năng lực tốc độ của con người mang tính chất đặc thù.
Trong hoạt động thể thao, tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau, mức
độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh.
Trong môn KVTT tốc độ nhanh chủ yếu thể thể hiện sự chuẩn xác, có nhịp điệu
động tác, tốc độ co duỗi của cơ bắp và thực hiện động tác với tốc độ nhanh.
Để phát triển tốc độ, ngoài việc tiến hành tập luyện các bài tập tốc độ thông thường
ở môn KVTT có thể áp dụng các bài tập phản xạ, t ập theo phương pháp lập đi lập
lại và phương pháp phân giải.
Sức mạnh: là khả năng khắc phục một lực cản hoặc trọng tải nào đó bằng sự nỗ lực
của cơ bắp. Có bốn loại sức mạnh: Sức mạnh bền, sức mạnh bộc phát, sức mạnh
tương đối và sức mạnh tuyệt đối. Sức mạnh của cơ phát ra phụ thuộc vào số lượng
đơn vị vận động tham gia vào sự co cơ, chế độ co của đơn vị vận động, chiều dài
ban đầu của sợi cơ trước lúc co.
Đặc điểm cơ chế sinh lý của các bài tập với lực đối kháng khác nhau cho thấy:
muốn phát triển sức mạnh thì nhất thiết phải tạo được sự co cơ tối đa. Nhiệm vụ cụ
thể của rèn luyện sức mạnh là:
Tiếp thu và hoàn thiện khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản: sức
mạnh dộng lực và tĩnh lực, sức mạnh dơn thuần và sức mạnh tốc độ, sức mạnh
khắc phục và sức mạnh nhượng bộ.
Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động.
Về sức mạnh trong môn KVTT: Đa phần chỉ sử dụng nhiều ở nam như nâng đỡ nữ,
xoay chuyển dung sức mạnh tĩnh lực và sức mạnh tốc độ thương ở nhóm cơ chi
trên, chi dưới,cơ bụng và cơ lưng.
Sức bền: là khả năng chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động trong thời gian dài
của VĐV. Đối với VĐV KVTT thì sức bền đóng vai trò rất quan trọng trong từng
giai đoạn tập luyện cũng như thi đấu của VĐV được các huấn luyện viên đề ra kế
hoạch tập luyện thích hợp cho từng VĐV để đạt được kết quả thi đấu tốt nhất. Một
bài thi đấu KVTT thường kéo dài từ 1 phút 30 đến 2 phút với sự phối hợp vận
động liên tục giữa các cơ quan của cơ thể. Một giải đấu kéo dài khoảng 4 ngày, vì
vậy để dễ dang chịu đựng được lượng vận động lớn bắt buộc các VĐV phải tập
luyện liên tục các bài tập phát triển các tố chất thể lực. Mặt khác, để thực hiện các
bài tập với thời gian dài dồi hỏi các hệ thống cơ quan trong co thể cần có sự phối
hợp hoạt động đồng bộ, nhất là cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn.
Sức bền của VĐV KVTT được phát triển dưới tác đông của hai yếu tố:
Phát triển sức bền chung: cũng như các môn thể thao khác thì KVTT cũng đòi hỏi
VĐV có một sức bền chung để có năng lực thực hiện các bài tập có chu kỳ trong
thời gian dài như: đi bộ, bơi, chạy,…
Phát triển sức bền chuyên môn: là năng lực thực hiện các bài tập trên sàn khiêu vũ,
bào gồm các bài tập các bước di chuyển đặc trưng của từng vũ điệu khác nhau cần
có sự phối hợp đồng nhất giữa chân, hông, bung, lưng và ngay cả sự biểu cảm nét
mặt của VĐV. Các bài tập này yêu cầu VĐV thực hiện trong thời gian dài mà vẫn
giữ được chất ;ượng tập luyện.
Khả năng mềm dẻo: đóng vai trò quan trọng trong nhiều môn thể thao, đặc biệt là
môn KVTT . Vì năng lực mềm dẻo là tiền đề để đạt được thành tích cao trong môn
thể thao này. Vì mềm dẻo giúp cho VĐV thực hiện được nhiều đọng tác khó trong
khiêu vũ, giúp cgo VĐV thực hiện được hết biên độ động tác.
Trong quá trình tập luyện KVTT nếu thiếu khả năng mềm dẻo người tập rất khó
khăn trong quá trình tập luyện: tiếp thu kỹ thuật châm, thực hiện sai kỹ thuật, hạn
chế sự phát triển của tố chất thể lực và các khả năng phối hợp, không thể sử dụng
hết trình độ bản thân.
Năng lực mềm dẻo được chia thành hai loại: mềm dẻo thụ động và mềm dẻo tích
cực.
Mềm dẻo thụ động: là năng lực thực hiện động tác nhờ tác dụng của ngoại lực (
như lực ấn, ép của huấn luyện viên, người cùng tập,…) và của trọng lượng riêng
của cơ thể.
Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn, được tạo bởi sự
gắng sức, sự nỗ lực của chính cơ bắp người tập.
Khả năng mềm dẻo rất cần thiết cho VĐV KVTT nói riêng và người tập thể thao
nói chung bời vì một trong những tiêu chuẩn của môn KVTT là động tác thực hiện
với biên độ lớn… Mềm dẻo thụ động là nền tảng cơ sở để phát triển mềm dẻo tích
cực, mềm dẻo tích cực được đánh giá qua biên độ thực hiện đông tác. Như vậy,
nếu năng lực mềm dẻo phát triển không đầy đủ sẽ làm hạn chế kết quả tập luyện,
thời gian tập luyện kéo dài, kỹ thuật động tác không hoàn thiện được.
Các khớp mềm dẻo chủ yếu:
Mềm dẻo của khớp vai
Mềm dẻo của cột sống
Mềm dẻo của khớp hông
Mềm dẻo của khớp cổ tay, cổ chân
Khả năng phối hợp vận động: là một trong những tố chất không thể thiếu trong
việc tập luyện thể thao và đặc biệt hơn trong môn KVTT. Trong tập luyện và thi
đấu, VĐV KVTT phải kết hợp tất cả các giác quan của cơ thể như thính giác phải
nghe nhạc và thực hiện động tác theo nhạc sao cho phù hợp, thị giác phải quan sát
vị trí trên sân để di chuyển sao cho hợp lý, xúc giác cần cảm nhận tốt để tạo sự kết
hợp hoàn hảo trong mỗi đôi nhảy. Trong một bài thi đấu KVTT, cả thân hình và
nét mặt của VĐV phải tạo nét biểu cảm phối hợp đồng điệu với bạn nhảy và cả với
tiết tấu bài hát cũng như động tác nhảy.
Phối hợp vận động là khả năng của cơ thể hoàn thành một cách chính xac các động
tác kỹ thuật trong thể thao và trong vận động từ đơn giản đến phức tạp…
Tóm lại, KVTT là môn thể thao mang tính vận động phức tạp, hoạt động không có
tính chu kyfm việc tập luyện môn này với mục đích giao lưu giải trí không gặp
nhiều khó khăn nhưng muốn đạt được thành tích cao trong thể thao thì VĐV sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc chuẩn bị thể lực cho VĐV là điều kiện nhất thiết
để đạt được thành tích cao trong thể thao.

You might also like