You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

----

BÀI TẬP LÝ THUYẾT

ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Đề Tài: Câu hỏi lý thuyết 5.6.7.8.9.10

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thu Ngà

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2- Đấu thầu quốc tế (218)_3

1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh


2. Phạm Ngân Giang
3. Phạm Quang Minh
4. Trần Khánh Nam
5. Trần Thị Hiền

Hà Nội 1/2019

1
Câu hỏi lý thuyết

Câu 5: Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? Phân biê ̣t Đấu thầu rô ̣ng rãi và Đấu thầu hạn chế3
Câu 6: Đấu thầu rộng rãi là gì? Đấu thầu hạn chế là gì? Đấu thầu rộng rãi khác đấu thầu hạn
chế ở những điểm nào?............................................................................................................... 4
Câu 7: Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân , bạn
sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào? Phân biệt hình thức chỉ định thầu và
hình thức mua sắm trực tiếp........................................................................................................8
Câu 8: Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa là gì? Phân biệt hình thức chào hàng
cạnh tranh và hình thức đấu thầu rộng rãi.................................................................................13
Câu 9: Hình thức tự thực hiê ̣n trong đấu thầu là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiê ̣p tư nhân, bạn
sẽ áp dụng hình thức tự tổ chức trong trường hợp nào?............................................................16
Câu 10 : Đấu thầu một túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai giai đoạn là
gì? Phân biệt đấu thầu một túi hồ sơ với đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn........17

2
Bài làm
Câu 5: Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? Phân biêṭ Đấu thầu rô ̣ng rãi và Đấu
thầu hạn chế

Bài làm:

Có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến:

+ Đấu thầu rô ̣ng rãi

+ Đấu thầu hạn chế

+ Chỉ định thầu.

+ Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa.

+ Mua sắm trực tiếp.

+ Tự thực hiê ̣n.

+ Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đă ̣c biê ̣t.

1. Đấu thầu rộng rãi.

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên
mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện
thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ
yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh
tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường
xuyên nâng cao năng lực

2. Đấu thầu hạn chế.

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là
5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc
cấp có thẩm quyền chấp thuận. là đấu thầu công khai, phải minh bạch

3. Chỉ định thầu.

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương
thảo hợp đồng.
3
4. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa.

Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ
đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu
chào hàng của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực
tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình
thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị
thấp nhất, không thương thảo về giá.

5. Mua sắm trực tiếp.

Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm)
hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng
hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo
không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp
đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.

6. Tự thực hiện.

Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực
hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những
quy định riêng thì không thể đấu thầu được.

Câu 6: Đấu thầu rộng rãi là gì? Đấu thầu hạn chế là gì?Đấu thầu rộng rãi khác đấu
thầu hạn chế ở những điểm nào?

Bài làm:

1. Đấu thầu rộng rãi:

4
Là hình thức mà bên đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia (tức là chỉ có
một người mua và nhiều người bán).Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ các
điều kiện, thời gian dự thầu. (Theo điều 20 mục 1 chương II của Luật Đấu Thầu 2013)

Ví dụ:Tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện 9 dự án BT. Trong đó, có 4 dự án lựa chọn
nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Tỷ lệ dự án BT đấu thầu rộng rãi của Thanh Hóa
là lớn so với mặt bằng chung.

Về hình thức lựa chọn nhà đầu tư, 4 dự án giá trị dưới 100 tỷ đồng lựa chọn được nhà đầu
tư thông qua đấu thầu rộng rãi. Cụ thể, Dự án Đầu tư xây dựng mới Trường THPT Chu Văn
An và đầu tư hoàn chỉnh Trung tâm Thể dục thể thao huyện Nga Sơn (44,69 tỷ đồng); Dự án
Kiên cố hóa kênh Hưng Long thị trấn Nga Sơn (76,12 tỷ đồng); Dự án Cầu qua sông nhà Lê
thuộc tuyến đường vành đai Đông Tây, TP. Thanh Hóa (39,88 tỷ đồng); Dự án Đường từ
Quốc lộ 47 đi Tỉnh lộ 517, huyện Đông Sơn (57,2 tỷ đồng).

Dự án Cầu qua sông nhà Lê thuộc tuyến đường vành đai Đông Tây, TP. Thanh Hóa

2. Đấu thầu hạn chế

5
Là hình thức chỉ có một số lượng  nhà thầu nhất định tham gia dự thầu ( ít nhất là năm nhà
thầu),  được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có
tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu ( Điều 21, khoản 1 ,
chương II của Luật Đấu Thầu 2013)

 Điều kiện áp dụng hình thức này :


- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn sử dụng cho gói thầu.
- Gói thầu có yêu cầu cao về kĩ thuật hoặc kĩ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất
nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
 Ví dụ về đấu thầu hạn chế:

Gói thầu mua sắm hệ thống CNTT-Dự án xây dựng SGD Chứng khoán TP HCM 6/2009.
Gói thầu trên yêu cầu kỹ thuật có tính đặc thù về công nghệ, do đó chỉ có một số nhà thầu
mới có khả năng đáp ứng được.

3. Điểm khác nhau giữa đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế:

Tiêu chí Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế
Số lượng nhà không hạn chế nhà thầu tham Chỉ có một số lượng nhà
thầu gia thầu nhất định có đủ kinh
nghiệm , năng lực tham dự do
nhà mời thầu mời ( ít nhất là
5 nhà thầu)

Gói thầu Được áp dụng hầu hết với các Được áp dụng trong
gói thầu trường hợp gói thầu có yêu
cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ
thuật có tính đặc thù mà chỉ
có một số nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của gói thầu

Hình thức Bên mời thầu phải thông báo Danh sách nhà thầu tham
tuyển chọn công khai về các điều kiện, thời dự phải được người có thẩm

6
gian dự thầu trên các phương tiện quyền hoặc cấp có thẩm
thông tin đại chúng trước khi phát quyền chấp thuận.
hành hồ sơ mời thầu. 
Ưu điểm --Bên mời thầu sẽ có nhiều cơ -Việc đánh giá và xét thầu
hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do nhanh chóng, ít tốn kém hơn
số lượng nhà thầu tham gia nhiều.
-Các nhà thầu tham gia
-Giúp công ty dễ dàng nhận biết đấu thầu là những người thực
được thông tin, vừa có thể dễ dàng sự có đủ năng lực về mọi
tham gia vào đấu thầu mặt, đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu của chủ đầu tư
-Tạo ra môi trường cạnh tranh
giữa các nhà thầu cao, hạn chế tiêu
cực trong đấu thầu, kích thích các
nhà thầu phải thường xuyên nâng
cao năng lực cạnh tranh, mang lại
hiệu quả cao cho dự án.
Nhược điểm -Phải quản lý số lượng lớn hồ -Do sự lựa chọn ít nên
sơ, chi phí cho hoạt động tổ chức trong nhiều trường hợp bên
đấu thầu cũng kéo theo thời gian mời thầu chưa chắc đã lựa
thực hiện công tác tổ chức cũng chọn được nhà thầu phù hợp
dài. Đồng thời có thể xảy ra trường nhất.
hợp nhà thầu liên kết với nhau để
- Hình thức này không tạo
đẩy giá trúng thầu.
ra được môi trường cạnh
-Do số lượng bên dự thầu không tranh tối đa giữa các bên dự
hạn chế => gây khó khan cho bên thầu,vì thế có thể giảm hiệu
mời thầu trong việc đánh giá, chấm quả của hoạt động đấu thầu.
thầu, xét thầu và nên cân nhắc trước mục
đích cần đạt được
-Mặt khác, chi phí đấu thẩu
cũng rất tốn kém. Nên để khắc
phục tình trạng này một số chủ thể
thường tiến hành sơ tuyển nhà thầu
trước khi đấu thẩu. Theo đó, những
7
nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện
sơ tuyển do bên mời thầu đặt ra
mới lọt vào danh sách mời thầu
chính thức.

Phân loại Chia thành 2 loại: đấu thầu rộng Đấu thầu hạn chế
rãi có sơ tuyển và đấu thầu rộng rãi
không sơ tuyển

Câu 7: Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư
nhân , bạn sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào? .Phân biệt hình
thức chỉ định thầu và hình thức mua sắm trực tiếp

Bài làm :

1. Chỉ định thầu là gì?

1.1. Khái niệm:

-Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu
thầu, có thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn.

1.2. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a. Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự
cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai
ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư
trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua
thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong
trường hợp cấp bách.

b. Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới
quốc gia, hải đảo.

8
c. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ
nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà
không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản
quyền sở hữu trí tuệ.

d. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng
được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn
khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù
điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi
công công trình. 

e. Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp
quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn
bị mặt bằng thi công xây dựng công trình. 

f. Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được
áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ.

1.3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:

a. Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án.

b. Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

c. Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

d. Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC,
EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

e. Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký
kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90
ngày. 

f. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. 

1.3. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây: 

9
a. Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

b. Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật
thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn.

c. Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất
theo quy định của Chính phủ.

2. Mua sắm trực tiếp là gì?

2.1. Khái niệm:

- Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm)
hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng
hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo
không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.

- Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài
chính để thực hiện gói thầu.

2.2. Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng
một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

- Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp
đồng thực hiện gói thầu trước đó.

+ Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký
hợp đồng trước đó.

+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt
đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.

+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm
trực tiếp không quá 12 tháng.

- Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện
gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp

10
ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa
chọn nhà thầu trước đó.

3. Một chủ DN tư nhân sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trườnghợp:
a)Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ
quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực
hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài
sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định
trong thời hạn không quá mười lăm ngày kểtừngàychỉđịnhthầu;
b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn
năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết
bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và
không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo
đảmtínhtươngthíchcủathiếtbị,côngnghệ;
e) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng
hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường
xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

4. Phân biệt chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp

Để phù hợp hơn với xu hướng và cách đầu tư hiện nay năm 2013 Nhà nước đã Ban
hành Luật đầu thầu sửa đổi bổ sung. Trong luật có quy định về một số hình thức lựa chọn nhà
thầu trong đó có hình thức chỉ định thầu tại điều 22 và hình thức mua sắm trực tiếp tại điều
24 của Luật. Hai hình thức này có một số điểm khác nhau mà chúng ta có thể chỉ ra ở bảng
dưới đây:

Chỉ định thầu Mua sắm trực tiếp


Đối tượng - Nhà thấu - Nhà thầu

- Nhà đầu tư

Trường - Nhà thầu: Gói thầu mua sắm hàng

11
hợp áp dụng + Gói thầu cần thực hiện ngay hóa tương tự thuộc cùng hoặc
trường hợp bất khả kháng khác dự án dự toán mua sắm

+ Gói thầu nhằm bảo vệ an ninh


quốc gia bí mật quốc gia

+ Gói thầu do đơn vị chuyên ngành


quản lý…

- Nhà đầu tư:

+ Chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký thực


hiện

+Chỉ có 1 nhà đầu tư có khả năng


thực hiện

+ Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp


ứng cao nhất yêu cầu của Chính phủ

Điều kiện - Có quyết định phê duyệt đầu tư - Nhà thầu đã trúng thầu
áp dụng hoặc đã ký hợp đồng thực hiện
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu
gói thầu trước
được phê duyệt
- Gói thầu có nội dung tính
- Được bố trí vốn theo tiến độ gói
chất tương tự và quy mô nhỏ
thầu
hơn 130% gói thầu ký trước
- Thời gian chỉ định từ ngày phê đó
duyệt đến ngày ký hợp đồng không
- Đơn giá gói thầu không
quá 45 ngày và không quá 90 ngày với
được vượt đơn giá của phần
gói thầu quy mô lớn phức tạp
việc tương ứng thuộc gói thầu
tương tự đã ký trước

- Thời gian từ khi ký hợp


đồng đến ngày phê duyệt
không quá 12 tháng

12
Ít sự cạnh tranh, có thể
bỏ qua cơ hội với những nhà
Tiêu cực mất công bằng thiếu
thầu tốt hơn
minh bạch trong việc chọn nhà thầu

Câu 8: Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa là gì? Phân biệt hình thức
chào hàng cạnh tranh và hình thức đấu thầu rộng rãi.

1. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa

a. Khái niệm:Chào hàng cạnh tranh là chỉ là một trong các hình thức của đấu thầu, là
hình thức mời thầu phổ biến đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, mà khi đó bên mời thầu
gửi chào hàng cho bên nhà thầu, bên nhà thầu đưa ra giá cả hợp lý của gói thầu. Đơn vị trúng
thầu thầu thường là đưa ra giá thấp nhất.

b. Điều kiện áp dụng

- Theo Khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu 2013, Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với
gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường
hợp sau đây:

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật
được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Đặc thù của hình thức chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa là hàng hóa cần mua
phải “thông dụng, sẵn có, được tiêu chuẩn hóa về đặc tính kỹ thuật và tương đương nhau về
chất lượng”.Như vậy, với hình thức này, các nhà thầu tham gia chủ yếu cạnh tranh nhau về
giá

- Ngoài ra, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa được thực hiện khi đáp ứng đủ
các điều kiện sau:

13
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

c. Phạm vi áp dụng:

- Theo Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ - CP

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu mua sắm
hàng hóa có giá trị không quá 05 tỷ đồng

Ví dụ : Tập đoàn Hòa Phát mở gói thầu mua sắm nguyên vật liệu để sản xuất trị giá 2 tỷ
đồng

- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với :

o Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản có giá trị không quá 500 triệu đồng
o Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật
được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng: không quá 1 tỷ đồng
o Gói thầu xây dựng công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê
duyệt:không quá 1 tỷ đồng
o Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng

Ví dụ:

- Công ty Long Bình sắp tới có triển khai mua sắm máy móc có giá trị 200.000.000 đồng.
(Có áp dụng vì gói thầu có giá trị không quá 1 tỉ đồng, có mua sắm hàng hóa vì thế được
phép tiến hành chào hàng cạnh tranh rút gọn).

- Công ty Đại Nam thời gian tới triển khai gói thầu xây dựng văn phòng cho chi nhánh
mới ở tỉnh Hà Nam trị giá 800.000.000 đồng

2. Phân biệt hình thức chào hàng cạnh tranh và hình thức đấu thầu rộng rãi

Chào hàng cạnh tranh Đấu thầu rộng rãi


Phương thức mời Bên mời thầu gửi yêu Bên mời thầu công bố
thầu cầu chào hàng cho bên nhà thông tin, điều kiện và thời

14
thầu gian dự thầu công khai trên
các phương tiện đại chúng.

Đối tượng mời Giới hạn trong các nhà Không hạn chế số lượng
thầu thầu được gửi yêu cầu chào nhà thầu, nhà đầu tư tham
hàng. dự

Các gói thầu áp a) Gói thầu dịch vụ phi  Đấu thầu rộng rãi được
dụng tư vấn thông dụng, đơn áp dụng cho các gói thầu,
giản; dự án thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Đấu thầu
b) Gói thầu mua sắm
2013, trừ trường hợp áp
hàng hóa thông dụng, sẵn
dụng hình thức quy định tại
có trên thị trường với đặc
các điều 21, 22, 23, 24, 25,
tính kỹ thuật được tiêu
26 và 27 của Luật này
chuẩn hóa và tương đương
nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công


trình đơn giản đã có thiết kế
bản vẽ thi công được phê
duyệt.

Giá trị gói thầu Gói thầu có giá trị dưới Không quy định về hạn
5 tỷ đồng. mức mà chỉ tùy vào loại
mua sắm mà có quy trình
khác nhau
Lụa chọn nhà Nhà thầu được chọn là Nhà thầu được chọn là
thầu nhà thầu có hồ sơ đề xuất có nhà thầu có kinh nghiệm,
giá chào thấp nhất, không năng lực, đáp ứng được tiêu
quá khắt khe yêu cầu về chí của chủ đầu tư.
năng lực nhưng các yêu cầu

15
về kỹ thuật vẫn phải ở mức
“ đạt”

Câu 9. Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư
nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp nào?

9.1 Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là gì

a. Khái niệm:

- Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu là hình thức chủ đầu tư tự chổ chức một phần hoặc
toàn bộ công việc của dự án

b. Điều kiện áp dụng:

- Điều 25, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu
thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có
năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Điều 61 và Khoản 1, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện được áp
dụng hình thức tự thực hiện bao gồm:

 Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu
cầu của gói thầu.

 Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân
sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

 Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc
với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ
đồng.

Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực
hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu
không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về
thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
16
Theo đó, nếu chủ đầu tư không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì có thể thỏa thuận giao
việc cho đơn vị thuộc mình (các phòng, ban, tổ, nhóm) thực hiện mà không được giao cho
đơn vị trực thuộc về tổ chức nhưng hạch toán độc lập với chủ đầu tư.

Như vậy, đối với khối lượng công việc không thể tự thực hiện thì cần tách thành gói thầu
riêng và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu
cho phù hợp.

9.2Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức tự thực hiện
trong trường hợp nào?

Nếu là chủ doanh nghiệp tư nhân, áp dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp:

 Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt cùng với bộ phận có đủ năng lực về kỹ thuật và
kinh nghiệm

Câu 10 : Đấu thầu một túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì? Đấu thầu hai giai
đoạn là gì? Phân biệt đấu thầu một túi hồ sơ với đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai
giai đoạn

10.1 Đấu thầu một túi hồ sơ là gì?

a. Khái niệm: Làphương thức đầu thầu mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong cùng một túi hồ sơ.

b. Đặc điểm:Theo Khoản 2, Điều 26 - Luật đấu thầu 2013

- Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế
cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

- Việc mở thầu chỉ được tiến hành một lần.

c. Ví dụ: Công ty LG mở thầu mua sắm màn hình để sản xuất điện thoại theo hình thức
đấu thầu một túi hồ sơ

10.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ là gì?

17
a. Khái niệm:là phương thức đấu thầu mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về
tài chính riêng biệt làm 2 túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu,

b. Đặc điểm:

- Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn..

- Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để
đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp
ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao
thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét,
thương thảo.

c. Ví dụ : NEU mở gói thầu xây dựng tòa nhà thế kỷ theo hình thức đấu thầu 2 túi hồ sơ.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh
giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng
yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp.

10.3. Đấu thầu hai giai đoạn là gì?

a. Khái niệm:là phương thức đấu thầu mà việc đánh giá hồ sơ dự thầu được diễn ra làm
hai giai đoạn, chủ yếu là do các gói thầu có giá trị lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao

b. Đặc điểm: Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:

- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên;

- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức
tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp;

- Dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay.

c. Trình tự thực hiện:

Giai đoạn1: Sơ tuyển lựa chọn nhà thầu

- Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện
thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà
thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung
chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo
18
bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu.
Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm:

 Năng lực kỹ thuật

 Năng lực tài chính

 Kinh nghiệm

Giai đoạn 2: đấu thầu

- Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn
đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu
nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức
bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm:

 Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ


 Tiến độ thực hiện
 Giá dự thầu
 Các điều kiện khác của nhà thầu đề xuất nhằm đạt mục tiêu đầu tư và hiệu quả cho dự
án.

- Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất
cho dự án.

10.4Phân biệt đấu thầu một túi hồ sơ với đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai
đoạn.

Đấu thầu một túi Đấu thầu hai túi Đấu thầu hai
hồ sơ hồ sơ giai đoạn

Khái Là hình thức đấu Là hình thức đấu Là hình thức


niệm thầu mà nhà thầu nộp thầu nhà thầu nộp đề đấu thầu được
đề xuất kỹ thuật và đề xuất kỹ thuật và đề thực hiện theo hai
xuất tài chính trong xuất tài chính trong giai đoạn

19
cùng một túi hồ sơ. hai túi hồ sơ riêng
biệt.

Túi một hai Một hoặc hai


hồ sơ

Đối Phương thức đấu Phương thức đấu Phương thức


tượng áp thầu một túi hồ sơ thầu hai túi hồ sơ đấu thầu hai giai
dụng được áp dụng đối với được áp dụng đối với đoạn được áp
hình thức đấu thầu đấu thầu rộng rãi và dụng đối với hình
rộng rãi và đấu thầu đấu thầu hạn chế thức đấu thầu rộng
hạn chế cho gói thầu trong đấu thầu cung rãi, đấu thầu hạn
mua sắm hàng hóa, cấp dịch vụ tư vấn. chế cho gói thầu
xây lắp, hỗn hợp có mua sắm hàng
quy mô nhỏ, gói thầu hóa, xây lắp, lớn
EPC. ( từ 500 tỷ đồng
trở lên) gói thầu
EPC có kỹ thuật,
công nghệ mới,
phức tạp, đa dạng.

Việc Việc mở thầu Việc mở thầu Việc mở thầu


mở thầu được tiến hành một được tiến hành hai một hoặc hai lần,
lần. lần mở để xem xét, nếu hai lần thì: lần
thương thảo. một được tiến
hành khi mở thầu
giai đoạn một , lần
hai được tiến hành
mở thầu giai đoạn
hai.

20
21

You might also like