You are on page 1of 14

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG PHỔ BIẾN MÔN HỌC GDTC

1. Chương trình môn học GDTC gồm bao nhiêu học phần?
A. 2 học phần
B. 3 học phần
C. 4 học phần
D. 5 học phần

2. Cấu trúc chương trình môn học GDTC gồm những học phần nào?
A. Học phần GDTC bắt buộc và học phần GDTC tự chọn
B. Học phần GDTC bắt buộc
C. Học phần GDTC tự chọn
D. 3 đáp án trên đều sai

3. Các lớp GDTC gồm những loại lớp như thế nào?
A. Lớp GDTC cơ bản
B. Lớp GDTC nâng cao
C. Lớp GDTC sức khỏe yếu
D. Cả 3 đáp án trên

4. Sinh viên đăng ký học phần GDTC ở đâu?


A. Tại Khoa GDTC – ĐHĐN
B. Tại các trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc ĐHĐN
C. Tại Ban đào tạo - ĐHĐN
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

5. Đánh giá kết quả học phần GDTC theo tỉ lệ như thế nào?
A. Điểm chuyên cần 30%, điểm thi giữa học phần 30%, điểm thi kết thúc học phần 40%
B. Điểm chuyên cần 20%, điểm thi giữa học phần 20%, điểm thi kết thúc học phần 60%
C. Điểm chuyên cần 30%, điểm thi giữa học phần 20%, điểm thi kết thúc học phần 50%
D. Điểm chuyên cần 10%, điểm thi giữa học phần 30%, điểm thi kết thúc học phần 60%
6. Điều kiện được công nhận hoàn thành môn học GDTC là gì?
A. Hoàn thành đầy đủ 4 học phần
B. Có điểm trung bình chung môn học đạt từ 2.0 điểm trở lên (theo thang điểm 4)
C. Đáp án A&B đúng
D. Đáp án A&B sai

7. Mục tiêu của môn học GDTC:


A. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể
thao để nâng cao sức khỏe.

B. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân
cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

C. Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể
thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng
học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện.

D. Cung cấp kiến thức, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học
tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện.

8. Trường hợp nào được miễn học môn Giáo dục thể chất?

A. Những sinh viên đã được công nhận hoàn thành môn học GDTC từ các trường đại học giảng
dạy theo Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình
độ đại học.

B. Những sinh viên bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật, khả năng vận động kém và những sinh viên
có chỉ định của bác sĩ về tình trạng sức khỏe không đảm bảo cho việc hoạt động thể dục thể
thao.
C. Cả A và B đều đúng.

D. cả A và B đều sai.

9. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên được ký bởi:

A. Trưởng Khoa GDTC (thừa ủy quyền của Giám đốc Đại học Đà Nẵng) ký giấy chứng nhận
hoàn thành chương trình môn học GDTC cho sinh viên có nhu cầu.

B. Hiệu trưởng các trường, các đơn vị thành viên Đại học Đà Nẵng ký giấy chứng nhận hoàn
thành chương trình môn học GDTC cho sinh viên có nhu cầu.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

10. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị:

A. Nhắc nhở với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và cảnh cáo với trường hợp vi phạm lần thứ
hai.

B. Cảnh cáo với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và đình chỉ học tập một năm đối với trường
hợp trường hợp vi phạm lần thứ hai.

C. Đình chỉ học tập một năm với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và đình chỉ học tập hai năm
đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

D. Đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với
trường hợp vi phạm lần thứ hai.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1


Câu 11. Khái niệm Văn hóa

a. Văn hóa là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất
của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác
định như một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến, nhân hoá qua nhiều thế hệ. Trong
quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể.
b. Văn hóa là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, không bao gồm
thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử,
được xác định như một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến, nhân hoá qua nhiều thế
hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể.
c. Văn hóa là tất cả tài sản của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá
trình phát triển lịch sử, được xác định như một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến,
nhân hoá qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách
thể.

Câu 12. Nguồn gốc của Thể dục Thể thao


a. TDTT ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Các cuộc
thi đấu thể thao là nguồn gốc cơ bản của TDTT.
b. TDTT ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc là nguồn gốc cơ bản của TDTT.
c. TDTT ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động
sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT.

Câu 13. Thành phần cơ bản của VHTC khi xem xét như một hoạt động đó là:
a. Bài tập thể chất
b. Hoạt động tổ chức thi đấu TDTT
c. Phương tiện GDTC
d. Cả a và c đúng

Câu 14. Khái niệm về Văn hóa thể chất:


a. Văn hoá thể chất chỉ tồn tại dưới hình thức hoạt động không chỉ là những gì
tồn tại bên ngoài mà còn cả sản phẩm bên trong con người thể hiện ở kỹ năng, kỹ sảo
và thể lực.
b. VHTC theo nghĩa hẹp ": VHTC là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã
hội , nội dung đặc thù của VHTC là sử dụng hợp lý các hoạt động vận động như một
nhân tố tích cực để chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá trạng thái thể chất và
phát triển thể chất.
c.Văn hóa thể chất theo nghĩa rộng: Là toàn bộ những thành tựu của xã hội
trong sự nghiệp sáng tạo ra những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm phát
triển khă năng thích nghi thể lực cho thế hệ trẻ và người trưởng thành .
d. b và c đúng.

Câu 15. Trình bày khái niệm về sức khỏe


a. Sức khỏe là một trạng thái tinh thần và xã hội không có bệnh hay thương tật,
cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ
được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả.
b. Sức khỏe là một trạng thái hài hoà về thể chất và xã hội, cho phép mỗi
người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả
năng lao động và lao động có kết quả.
c. Sức khỏe là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội mà không
có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh
chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao
động có kết quả.

Câu 16. Thể chất là gì?


a. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do
bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
b. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về tâm lý, sinh lý được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và
điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
c. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về các tố chất thể lực và chức năng của cơ thể được hình thành và phát
triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
Câu 17. Phát triển thể chất là gì?
a. Phát triển thể chất là quá trình biến đổi về các tố chất thể lực (sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khéo léo và khả năng phối hợp vận động) và chức năng của cơ
thể con người trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
b. Phát triển thể chất là quá trình biến đổi về chức năng của cơ thể con người
trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
c. Phát triển thể chất là quá trình biến đổi hình thái và chức năng của cơ thể
con người trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
Câu 18. Những yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất?
a. Điều kiện sống.
b. Điều kiện vệ sinh.
c. Điều kiện lao động và Giáo dục thể chất.
d. Tất cả những điều kiện trên.

Câu 19. Các phương tiện chủ yếu của GDTC bao gồm?
a. Bài tập thể chất (bài tập thể lực).
b. Các nhân tố môi trường tự nhiện.
c. Các yếu tố vệ sinh.
d. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 20. Những yếu tố nào dưới đây là phương tiện quan trọng nhất của GDTC?
a. Bài tập thể chất (bài tập thể lực).
b. Các nhân tố môi trường tự nhiện.
c. Các yếu tố vệ sinh.
d. Tất cả các yếu tố trên.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 2


Câu 21. Trong hoạt động thể lực gồm có những tố chất thể lực nào?
a. Sức nhanh, sức mạnh, khả năng phối hợp vận động và mềm dẽo.
b. Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẽo.X
c. Sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 3

Câu 22. Khái niệm môn Điền kinh?


a. Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động của con người như đi, nhảy, ném,
đẩy và nhiều môn phối hợp…Nó có lịch sử lâu đời, trong các ngày hội thể thao lớn luôn
là môn thi chính và có nhiều huy chương nhất.
b. Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động của con người gồm nhiều môn phối
hợp. Nó có lịch sử lâu đời, trong các ngày hội thể thao lớn luôn là môn thi chính và có
nhiều huy chương nhất.
c. Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động cơ bản của con người như đi, chạy,
nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp…Nó có lịch sử lâu đời, trong các ngày hội thể
thao lớn, luôn là môn thi chính và có nhiều huy chương nhất.
Câu 23. Ý nghĩa của tập luyện môn Điền kinh?
a. Điền kinh là cơ sở cho những môn vận động khác, nó giúp phát triển toàn diện
về tiềm năng và kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ thuật cho các VĐV.
b. Điền kinh là cơ sở cho các môn vận động khác, là khoa học tổng hợp của thể
thao, là sợi dây liên kết các môn thể thao với nhau.
c. Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể con người, từ hệ thống
thần kinh, các giác quan đến tim mạch, hô hấp. Từ đó có thể giúp VĐV nâng cao kỹ thuật
và thể lực. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho VĐV mà còn phổ biến trong cộng đồng.
d. Tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 24. Căn cứ theo nội dung và hình thức Điền kinh được phân thành?
a. Căn cứ theo nội dung và hình thức Điền kinh được phân thành 4 nhóm gồm: 1)
Nhóm Đi bộ; 2) Nhóm Chạy, 3) Nhóm các môn Nhảy, 4) Nhóm các môn Ném và đẩy.
b. Căn cứ theo nội dung và hình thức Điền kinh được phân thành 5 nhóm gồm: 1)
Nhóm Đi bộ; 2) Nhóm Chạy, 3) Nhóm các môn Nhảy, 4) Nhóm các môn Ném và đẩy,
5) Nhóm các môn phối hợp.
c. Căn cứ theo nội dung và hình thức Điền kinh được phân thành 3 nhóm gồm: 1)
Nhóm Đi bộ; 2) Nhóm Chạy, 3) Nhóm các môn Nhảy.
Câu 25. Chọn những câu đúng dưới đây?
a. Căn cứ theo tính chất hoạt động Điền kinh có thể phân chia thành các hoạt động
có chu kỳ bao gồm có đi bộ và chạy.
b. Căn cứ theo tính chất hoạt động Điền kinh có thể phân chia thành các hoạt động
không chu kỳ bao gồm các môn nhảy, các môn ném đẩy.
c. Căn cứ theo tính chất hoạt động Điền kinh có thể phân chia thành các hoạt động
vừa có chu kỳ vừa không có chu kỳ gồm những môn phối hợp.
d. a và b đúng
Câu 26. Đi bộ là gì?
a. Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm có chạy chậm, đi bộ
thường, đi đều, và đi bộ thể thao.
b. Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm có chạy đều, đi bộ
thường, đi đều, và đi bộ thể thao
c. Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm có đi bộ thường, đi
đều, và đi bộ thể thao.
d. Tất cả các ý trên.

Câu 27. Hiểu như thế nào về hoạt động Chạy?


a. Chạy: Là hình thức tổ chức thi đấu của con người, bao gồm nhiều hình thức, cự
ly tập luyện và thi đấu khác nhau. Gồm: Chạy ngắn, chạy TB – dài, chạy trên địa hình tự
nhiên, chạy vượt chướng ngại vật và chạy tiếp sức.
b. Chạy: Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao gồm nhiều hình thức,
cự ly tập luyện và thi đấu khác nhau. Gồm: Chạy ngắn, chạy TB – dài, chạy trên địa hình
tự nhiên, chạy vượt chướng ngại vật và chạy tiếp sức.
c. Chạy: Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao gồm nhiều môn ném
đẩy, cự ly tập luyện và thi đấu khác nhau. Gồm: Chạy ngắn, chạy TB – dài.
Câu 28. Nhảy là gì?
a. Nhảy: Là các hình thức hoạt động nhằm vượt qua một chướng ngại (khoảng
cách theo phương nằm ngang có nhảy xa, nhảy 3 bước; vượt qua độ cao theo phương
thẳng đứng có nhảy cao, nhảy sào), là những nội dung thi đấu chính thức trong Đại hội
Thể thao Olympic.
b. Nhảy: Là các hình thức hoạt động nhằm vượt tạo ra tốc độ nằm ngang (khoảng
cách theo phương nằm ngang có nhảy xa, nhảy 3 bước; vượt qua độ cao theo phương
thẳng đứng có nhảy cao, nhảy sào), là những nội dung thi đấu chính thức trong Đại hội
Thể thao Olympic.
c. Nhảy: Là các hình thức hoạt động nhằm tạo ra khoảng cách bay trên không
(khoảng cách theo phương nằm ngang có nhảy xa, nhảy 3 bước) là những nội dung thi
đấu chính thức trong Đại hội Thể thao Olympic.

Câu 29. Khái niệm ném đẩy trong Điền kinh?


a. Ném đẩy là những hình thức hoạt động nhằm lăn, đẩy những dụng cụ chuyên
môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một khoảng đường xa nhất.
b. Ném đẩy là những hình thức hoạt động nhằm ném, đẩy những dụng cụ chuyên
môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một khoảng đường xa nhất theo đúng luật
thi đấu.
c. Ném đẩy là những hình thức hoạt động nhằm mang, vác, đẩy những dụng cụ
chuyên môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một khoảng đường xa nhất.
Câu 30. Các môn ném đẩy được phân chia làm các dạng?
a. Căn cứ vào hình dạng của dụng cụ và đặc điểm khi dùng sức ném chúng đi,
người ta chia các môn ném đẩy thành 3 dạng: Dạng ném dụng cụ từ sau đầu (Lao và Lựu
đạn, ném bóng), Dạng ném quay vòng (Ném đĩa và Tạ xích), Dạng đẩy (Đẩy tạ).
b. Căn cứ vào hình dạng của dụng cụ và đặc điểm các cuộc thi đấu người ta chia
các môn ném đẩy thành 3 dạng: Dạng ném dụng cụ từ sau đầu (Lao và Lựu đạn, ném
bóng), Dạng ném quay vòng (Ném đĩa và Tạ xích), Dạng đẩy (Đẩy tạ).
c. Căn cứ theo luật thi đấu và đặc điểm khi dùng sức ném chúng đi, người ta chia
các môn ném đẩy thành 3 dạng: Dạng ném dụng cụ từ sau đầu (Lao và Lựu đạn, ném
bóng), Dạng ném quay vòng (Ném đĩa và Tạ xích), Dạng đẩy (Đẩy tạ).
Câu 31. Thể dục là gì?
a. Thể dục là hệ thống các bài tập đa dạng được chọn lọc và thực hiện với những
phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện, hoàn thiện khả năng vận động. Thể
dục là một phương pháp, phương tiện truyền thống của giáo dục thể chất. X
b. Thể dục là hệ thống các bài tập chạy, nhảy đa dạng được chọn lọc và thực hiện
với những phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện, hoàn thiện khả năng vận
động. Thể dục là một phương pháp, phương tiện truyền thống của giáo dục thể chất.
c. Thể dục là hệ thống các bài tập nhào lộn phong phú được chọn lọc và thực hiện
với những phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện, hoàn thiện khả năng vận
động. Thể dục là một phương pháp, phương tiện truyền thống của giáo dục thể chất.
Câu 32. Ý nghĩa của môn Thể dục?
a. Thể dục được xem như bộ phận cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong sự
nghiệp phát triển Thể dục Thể thao thành tích cao, chuẩn bị cho con người bước vào cuộc
sống, học tập, lao động và chiến đấu với hiệu quả cao
b. Thể dục được xem như bộ phận cơ bản của văn hóa thể chất, có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt trong sự phát triển và hoàn thiện về giáo dục thể chất, chuẩn bị cho con
người bước vào cuộc sống, học tập, lao động và chiến đấu với hiệu quả cao. X
c. Thể dục được xem như bộ phận cơ bản của lao động sản xuất, có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt trong sự phát triển và hoàn thiện về giáo dục thể chất, chuẩn bị cho con
người bước vào cuộc sống, học tập, lao động và chiến đấu với hiệu quả cao.
Câu 33. Nhiệm vụ của Thể dục là gì?
a. Phát triển cân đối về mặt hình thể, hoàn thiện các chức năng, các hệ thống cơ
quan, nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.
b. Giáo dục và rèn luyện con người về đạo đức, ý chí, tác phong nhân cách...
c. Giáo dục người học về phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật…
d. Tất cả ý trên.
Câu 34. Thể dục được phân ra làm mấy loại?
a. Gồm 3 loại: Thể dục phát triển chung,Thể dục thi đấu, Thể dục thực dụng.
b. Gồm 3 loại: thế dục cơ bản, thể dục vệ sinh, thể dục thể hình.
c. Gồm 3 loại: thể dục trong lao động, thể dục ngành nghề, thể dục chữa bệnh.
Câu 35. Thể dục phát triển chung gồm những loại nào?
a. Thế dục phát triển chung: bao gồm thể dục dụng cụ, thế dục nghệ thuật, thể dục
thể hình.
b. Thế dục phát triển chung: bao gồm thế dục cơ bản, thể dục vệ sinh, thể dục thể
hình.
c. Thế dục phát triển chung: bao gồm thể dục trong lao động, thể dục ngành nghề,
thể dục chữa bệnh.
Câu 36. Thể dục thực dụng gồm những loại nào?
a. Thế dục thực dụng: bao gồm thể dục dụng cụ, thế dục nghệ thuật, thể dục thể
hình.
b. Thế dục phát thực dụng: bao gồm thể dục cơ bản, thể dục vệ sinh, thể dục thể
hình.
c. Thể dục thực dụng: bao gồm thể dục bổ trợ cho các môn thể thao, thể dục bổ trợ
cho quân sự, thể dục trong lao động, thể dục ngành nghề, thể dục chữa bệnh.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 4
Câu 37. Sau khi ăn no?
a. Cần nghỉ từ 120 đến 150 phút mới được tập luyện TDTT.
b. Cần nghỉ từ 45 đến 60 phút mới được tập luyện TDTT.
c. Cần nghỉ từ 30 đến 40 phút mới được tập luyện TDTT.
Câu 38. Sau khi tập?
a. Phải tiến hành ăn ngay để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
b. Phải sau 30 – 60 phút cho cơ thể hồi phục rồi mới được ăn.
c. Phải sau 120 phút cho cơ thể hồi phục rồi mới được ăn.
Câu 39. Nước là thành phần cấu tạo?
a. Nước là thành phần cấu tạo của tất cả các tổ chức và tế bào của cơ thể. Cơ thể
người có 60% - 70% là nước.
b. Nước là thành phần cấu tạo của tất cả các tổ chức và tế bào của cơ thể. Cơ thể
người có 80% - 90% là nước.
c. Nước là thành phần cấu tạo của tất cả các tổ chức và tế bào của cơ thể. Cơ thể
người có 40% - 50% là nước.
Câu 40. Nhu cầu nước uống?
a. Nhu cầu nước uống của một người trung bình là 2 – 2,5 lít/ngày. Nhưng khi lao
động tập luyện dưới trời nóng nực có thể cần đến 4 – 6 lít/ngày.
b. Nhu cầu nước uống của một người trung bình là 1 – 1,5 lít/ngày. Nhưng khi lao
động tập luyện dưới trời nóng nực có thể cần đến 4 – 6 lít/ngày.
c. Nhu cầu nước uống của một người trung bình là 2 – 2,5 lít/ngày. Nhưng khi lao
động tập luyện dưới trời nóng nực có thể cần đến 2,5 – 3 lít/ngày.
Câu 41. Nếu uống nước không đúng cách?
a. Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng tải lượng cho tim và tuần hoàn, làm loãng
máu, bài tiết nhiều mồ hôi gây mất muối. Còn nếu uống quá ít nước sẽ gây tăng độ nhớt
của máu, gây khô mồm ,chuột ruốt các cơ.Uống quá ít hoặc quá nhiều nước đều gây rối
loạn cân bằng các ion điện giải, làm cho cơ thể rất mệt nhọc, tập luyện khó khăn.
b. Uống quá nhiều nước sẽ có lợi cho tim và tuần hoàn, làm loãng máu, bài tiết
nhiều mồ hôi gây mất muối. Còn nếu uống quá ít nước sẽ gây tăng độ nhớt của máu, gây
khô mồm ,chuột ruốt các cơ.Uống quá ít hoặc quá nhiều nước đều gây rối loạn cân bằng
các ion điện giải, làm cho cơ thể rất mệt nhọc, tập luyện khó khăn.
c. Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng tải lượng cho tim và tuần hoàn, làm loãng
máu, bài tiết nhiều mồ hôi gây mất muối. Còn nếu uống quá ít nước sẽ hạn chế được các
vấn đề về độ nhớt của máu, khô mồm, chuột ruốt các cơ. Uống quá ít hoặc quá nhiều
nước đều gây rối loạn cân bằng các ion điện giải, làm cho cơ thể rất mệt nhọc, tập luyện
khó khăn.
Câu 42. Những điều lưu ý khi uống nước?
a. Không thể chờ khi nào thấy khát mới uống nước, khi người ta cảm thấy khát cơ
thể đã bắt đầu có hiện tượng thiếu nước.
b. Không nên uống nước ngay sau bữa ăn, làm như vậy sẽ loãng dịch dạ dày ảnh
hưởng đến hấp thụ và tiêu hoá . Nên uống nước sau bữa ăn 30 phút.
c. Khi tắm và vận động, lượng mồ hôi ra nhiều hơn lúc bình thường .Vì vậy trước và
sau khi tắm, vận động cần kịp thời bổ sung lượng nước.
d. Tất cả những lưu ý trên.
Câu 43. Chấn thương học là gì?
a. Chấn thương học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về những tổn thương
do các tác động bên ngoài hoặc bên trong tới sự toàn vẹn của cơ thể, làm ảnh hưởng đến
cấu tạo giải phẫu và chức năng cơ thể.
b. Chấn thương học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về những tổn thương
do các tác động lao động hàng ngày tới sự toàn vẹn của cơ thể, làm ảnh hưởng đến cấu
tạo giải phẫu và chức năng cơ thể.
c. Chấn thương học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về những tổn thương
do các tác động bài tập thể chất tới sự toàn vẹn của cơ thể, làm ảnh hưởng đến cấu tạo
giải phẫu và chức năng cơ thể.
Câu 44. Chấn thương thể thao là gì?
a. Chấn thương thể dục thể thao là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng
do tập luyện và thi đấu gây nên.
b. Chấn thương thể dục thể thao là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng
do các hoạt động sống hàng ngày tạo ra.
c. Chấn thương thể dục thể thao là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng
do các hoạt động vui chơi hàng ngày tạo ra.
Câu 45. Đặc điểm của chấn thương TDTT?
a. Đặc điểm trong chấn thương TDTT chủ yếu nhất là chấn thương các hệ cơ bắp.
Ngoài ra còn có các chấn thương khác như chấn thương thần kinh, chấn thương cơ quan
nội tạng…
b. Đặc điểm trong chấn thương TDTT chủ yếu nhất là chấn thương các hệ thống
xương. Ngoài ra còn có các chấn thương khác như chấn thương thần kinh, chấn thương
cơ quan nội tạng…
c. Đặc điểm trong chấn thương TDTT chủ yếu nhất là chấn thương các cơ quan
vận động. Ngoài ra còn có các chấn thương khác như chấn thương thần kinh, chấn
thương cơ quan nội tạng…
Câu 46. Căn cứ vào mức độ tổn thương và ảnh hưởng của chúng đến tập luyện và thi đấu
có loại chấn thương nào?
a. Loại nhẹ: không làm ảnh hưởng đến tập luyện, học tập và thi đấu (chiếm 75-80%).
b. Loại trung bình: chấn thương gây những biến đổi nhỏ trong cơ thể. (chiếm 10-
15%).
c. Loại nặng: chấn thương gây những biến đổi lớn trong cơ thể. (chiếm 2-5%).
d. Tất cả các loại trên.
Câu 47. Liệu pháp vật lý trong điều trị cơ bản của chấn thương thể thao?
a. Chườm lạnh: chủ yếu chấn thương trong giai đoạn cấp tính (từ 24-48 giờ đầu sau
chấn thương)
b. Chườm nóng: chủ yếu trong giai đoạn hồi phục chấn thương (sau 48 giờ)
c. Kết hợp cả hai liệu pháp trên.
Câu 48. Phương pháp phòng ngừa chấn thương?
a. Tăng cường công tác giảng dạy, huấn luyện một cách có khoa học nhằm pháp
triển toàn diện cho người tập.
b. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, ý chí và ý thức phòng ngừa chấn thương
cho người học và VĐV.
c. Đảm bảo các điều kiện cho tập luyện và thi đấu đúng tiêu chuẩn, thường xuyên
kiểm tra trang thiết bị tập luyện.Trước khi tập luyện và thi đấu cần được kiểm tra y học
cho VĐV.Luân phiên một cách hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.
d. Tất cả phương pháp trên.
Câu 49. Những tác nhân bên ngoài nào dưới đây gây ra chấn thương?
a. Do phương pháp giảng dạy của huấn luyện viên, giảng viên, giáo viên thiếu
khoa học, do các thiếu sót trong việc tổ chức tập luyện và thi đấu
b. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất, kỹ thuật trong tập luyện
c. Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh…
Do các hành vi không đúng đắn của VĐV. Do không tuân thủ những yêu cầu về y tế.
d. Tất cả những tác nhân trên.
Câu 50. Những tác nhân bên trong nào gây ra chấn thương?
a. Những rối loạn về khả năng định hình trong không gian và sự giảm sút các phản
xạ bảo vệ, sức tập trung chú ý của người tập và VĐV.
b. Những biến đổi xấu về trạng thái chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.
c. Do cấu trúc giải phẫu của cơ thể không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật động tác.
d. Tất cả các tác nhân trên.

You might also like