You are on page 1of 2

3.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng


Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời cũng chứa đựng
những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản, mỗi quốc gia có những nguyên
nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên
nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới, mặc dù có điểm riêng
nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng, đó
là:
Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy
sinh, phát triển. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa
của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cá
nhân.
Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp
nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm
chí đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể,
những người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế
kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền
lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép,
lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó
chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự
tha hóa quyền lực”.
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội
lỏng lẻo, yếu kém. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý
công khai, minh bạch, văn minh, tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các quốc gia,
vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng
phức tạp hơn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật yếu kém cũng
là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa
đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những người có chức
vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính. Bên cạnh đó, phẩm
chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái
tư tưởng chính trị. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu
bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất là trong điều kiện khủng hoảng
chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức.
Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều kiện cho
những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh nhận
quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ. Thực tế ở các nước phát triển có trình
độ dân trí cao, tham nhũng ít xảy ra hơn so với những nước đang phát triển và kém
phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu
tranh chống tham nhũng.
Bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng
nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức Nhà nước sách nhiễu, nhận
hối lộ của người dân, doanh nghiệp; cơ chế “xin - cho” trở thành “mảnh đất màu mỡ”
của tham nhũng.
Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa
thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn dến tình trạng tham nhũng tràn lan. Một khi cán bộ,
công chức Nhà nước chưa thể sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu
họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà Nhà nước
giao cho mình kể cả tham nhũng.
Nhận diện các hình thức tham nhũng phổ biến hiện nay

You might also like